Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Thanh Tịnh, cuộc đời ngậm ngải tìm trầm

Vưong Trí Nhàn

Năm sớm năm muộn xê xích ít chút nhưng nói chung hàng năm cứ đến khoảng cuối tháng mười một, đầu tháng chạp dương lịch, khi những chiếc lá bàng chuyển dần từ màu xanh sang màu đồng điếu, thời tiết bắt đầu ngả hẳn sang mùa đông, trời đất thấm lạnh đôi khi có thể giá rét thấu xương - thứ rét ngọt như người ta vẫn nói - thì cũng là lúc dân làm báo Hà Nội chúng tôi bắt tay vào một công việc thuộc loại vất vả trong năm là chuẩn bị những số báo tết.
Đời làm báo những năm chống Mỹ, dù không tất bật và lúc nào cũng bị ám ảnh bởi một cuộc cạnh tranh sôi động như thời kinh tế thị trường hiện nay, song so với nhiều nghề khác trong guồng máy làm các ấn phẩm có liên quan đến chữ nghĩa, thì cũng đã là bận rộn hơn hẳn. Lo làm dâu thiên hạ mà! Tháng nào tuần nào cũng phải tự trình diện trước dư luận và cấp trên tất cả phong độ của một kẻ đứng đắn và thành thạo trong làm nghề, kể cũng đã mệt lắm chứ. Nữa đây lại là báo tết!
Ở tạp chí Văn nghệ Quân đội nơi tôi công tác những năm ấy, có lệ mỗi lần Tết đến, mọi phóng viên trong toà soạn phải góp một bài để số báo có chất lượng. Thơ thẩn còn không ngại, chứ đến truyện ngắn và các mục râu ria như giai thoại, thơ vui, câu đố, cùng nhiều thể tài gọi là tạp nhạp khác, thì quả thật viết đã khó, mà chạy ra bài lấp đầy các số báo cũng không dễ.

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Nói lại chuyện phim Xích Lô

Thái Kế Toại (Đại tá Nguyên Giám đốc ĐACAND)



Đúng là phim Xích lô là một chuyện buồn của ngành điện ảnh Việt Nam. Một bài học điển hình về cách đối xử với tài năng nghệ thuật và các tác phẩm đỉnh cao của bộ máy quản lý nghệ thuật một nước tiểu nông. Nhưng vụ phim Xích lô không chỉ liên quan đến vài ba cá nhân trong cuộc. Nó ảnh hưởng đến những vấn đề lớn hơn đối với nền điện ảnh của chúng ta. Tác hại lâu dài của nó vẫn còn đang ám ảnh đời sống điện ảnh với những cách hành xử vô lối tùy tiện. Và cũng không ít chuyện buồn đã diễn ra như thế trong mấy chục năm qua. Nhiều số phận nghệ sĩ phải trả giá, nhiều tác phẩm bị chìm nổi. Những con người ấy, những tác phẩm ấy đang đợi chúng ta nói lại về họ… Đó cũng là điều tâm huyết của tôi muốn nói với các đồng nghiệp


Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Phê bình văn học thời bao cấp

Nguyễn Văn Tuấn
Thỉnh thoảng đọc lại sách báo thời "bao cấp" tôi thấy cũng vui vui. Chẳng hạn như đoạn sưu tầm dưới đây là trích từ cuốn sách "Văn học Giải phóng Miền Nam" xuất bản năm 1976. Trích đoạn viết về Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Nhạc sĩ Phạm Duy, và Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang. Lời lẽ thì khỏi nói các bạn cũng có thể đoán được: xuyên tạc. Viết về Thầy Nhất Hạnh thì tác giả cho rằng "nhân danh con người trừu tượng, tình thương chung chung, tung hoả mù làm lẫn lộn bạo lực cách mạng với bạo lực phản cách mạng, xoá bỏ ranh giới giữa kẻ xâm lược và người bị xâm lược".
Còn viết về Phạm Duy thì "tung ra những bài tâm ca lời ai oán, nhạc rên rỉ. […] Tâm ca ra vẻ phủ nhận chiến tranh, bất kể chiến tranh chính nghĩa hay phi chính nghĩa, phủ nhận lập trường cả hai bên, đi vào cái gọi là 'tự tình dân tộc'. Tâm ca giả vờ đi tìm một lối thoát, một sự lẩn trốn của người văn nghệ trước thời cuộc, mà thực chất là một thái độ đầu hàng nguỵ trang. […] Phạm Duy bày chuyện 'nước mắt mẹ' để biện hộ khéo léo cho bọn xâm lược tàn bạo. Vì vậy, nhiều giáo sư và học sinh ở Sài Gòn, ở Huế đã gọi Phạm Duy là 'tên phù thuỷ âm thanh' và đã chỉ ra bộ mặt thực của tên bồi bút tâm lý chiến trâng tráo …"

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Văn Cao, một phiến tài tình giữa cô đơn

Quỳnh Giao
(Người Việt)

Nếu sinh vào thời khác, hoặc ở một xứ khác, có lẽ Văn Cao đã là một nghệ sĩ lớn của nhân loại. Nhưng, ông đã không là Văn Cao của Việt Nam.
Nỗi thiệt thòi của ông cũng là một may mắn lớn cho chúng ta, và hôm nay, ta nhớ tới ông với lòng tri ân và nỗi ái ngại cho một phiến tài tình đã sống một đời cô đơn, với nghệ thuật chưa được đi tới tuyệt đỉnh đáng lẽ phải tới của ông...
http://donghuongkontum.files.wordpress.com/2013/05/van-cao.png
NS. Văn Cao
Văn Cao sinh năm 1923, tại bến Bính bên dòng sông Cấm và từ thiếu thời đi học tại Hải Phòng đã là người có nhiều năng khiếu nghệ thuật. Sau này, Văn Cao vẽ tranh, làm thơ, viết văn, vẽ phông, dựng kịch, và soạn nhạc, bộ môn nào ông cũng có nét tài hoa. Sinh sau Phạm Duy nhưng đi trước vào tân nhạc, Văn Cao đã sớm thổi vào nhạc thanh niên hướng đạo đầu thập niên 40 cả chất thơ lẫn hào khí lịch sử, cho nên đã mở ra một kích thước mới cho loại này, và báo trước các tác phẩm lớn về thể tài yêu nước như Thăng Long Hành Khúc, Gò Ðống Ða, Chiến Sĩ Việt Nam, Bắc Sơn, và bản Trường Ca Sông Lô bất hủ.
Nhưng, cùng với nhạc hùng, Văn Cao đã viết Trào Lòng, Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu và Cung Ðàn Xưa, các tình khúc lãng mạn sẽ báo hiệu Suối Mơ, Bến Xuân và Thiên Thai cùng Trương Chi, là bốn tác phẩm trác tuyệt của tình ca Việt Nam...

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

40 câu thành ngữ thời hiện đại về đạo lý ăn, ở do một cụ già ở Thái Nguyên đúc kết :

1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu
2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi; Con cái  thích vòi mà không biết trả
3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao; Con cái  hỗn hào đứt mười khúc ruột
4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời, bước chân vào  đời ngớ nga ngớ ngẩn
5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường, bước chân ra đường phi trộm thì cướp
6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng
7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi
8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ
9. Gọi cha: ông khốt, gọi mẹ: bà bô; Ăn nói xô bồ thành người vô đạo 10. Mỗi cây mỗi hoa, đừng trách mẹ cha nghèo tiền nghèo của
11. Cái gì cũng cho con tất cả, coi chừng ra mả mà cười…
12. Đồng tiền trên nghĩa, trên tình, mái ấm gia đình trở thành mái lạnh
13. Gian nhà, hòn đất, mất cả anh em; Mái ấm bỗng nhiên trở thành mái nóng
14. Bố mẹ không có của ăn của để, con rể khinh luôn
15. Coi khinh bên ngoại, chớ mong có rể hiền       
16. Ăn ở mất cả họ hàng, chớ mơ có nàng dâu thảo

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

"Hot Balloon drive" ở công viên quốc gia Gerome

Upload hình từ lâu mà mãi hôm nay mới có thì giờ "phụ đề" cho mấy tấm hình.  Sau hai ngày ở Istanbul, đoàn chúng tôi đáp chuyến bay từ phi trường Kayseri đi Cappadocia.  Chỉ hơn một giờ bay ngắn ngủi, chúng tôi đến miền Trung của Thổ, chúng tôi đi viếng thành phố dưới lòng đất Kaymaklı Underground City, nơi đã từng có cả ngàn người sinh sống để trốn tránh sự bách hại của sự xung đột về tôn giáo của đế chế La Mã đối với những Christian thời ấy.  Thành phố này có đủ hệ thống thông hơi, nơi chăn nuôi và các hầm rượu, các nhà bếp cộng đồng cũng như các nhà nguyện của tôn giáo.  Có những đoạn đi vào hầm chỉ có thể ngồi gập từng người một đi xuống bậc thang, không khí trong hầm khô ráo không ẩm ướt như các hang động nơi khác.  Do đó tôi chỉ có thể chụp hình bằng iphone cho tiện, nhưng tới giờ này vẫn chưa chuyển hình vào máy nên tạm thời copy hình từ net.
Có lẽ con ngươi thời xưa thấp bé, họ mới có thể sống trong các hang động thấp bé như thế. Có một điều thật lạ khi tới vùng đất này, tôi có cảm tưởng nó đã hiện trong một giấc mơ, tôi đã đến nơi này.  Có khi nào như thế không nhỉ, hoặc mình đã sống từ tiền kiếp hay là giấc mơ báo trước nơi mình sắp đến.

Hình từ net

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Vì sao không nên đăng ảnh con cái lên mạng xã hội?

Amy Webb, Slate
Athena chuyển ngữ

Tôi nhớ khá rõ cái post đó trên Facebook. Đó là Kate, cô con gái 5 tuổi của bạn tôi, đang đứng bên ngoài căn nhà trong bộ đồ bơi màu vàng, và tên con phố có thể nhìn thấy một cách rõ ràng trên cánh cửa ra vào phía sau lưng cô bé.
Phía dưới bức ảnh là dòng chú thích “Đi biển vào ngày Lễ Lao động cuối tuần,” và hơn 50 lượt likes và bình luận từ bạn bè – bao gồm cả những “người bạn” mà mẹ của Kate không hề biết rõ.
Bức ảnh đó được tải lên Facebook rồi xếp vào một album mà ở đó đã có sẵn 114 ảnh chụp Kate: Kate được tắm táp sạch sẽ và quấn khăn kín người khi mới sinh, Kate hôn chú chó Labradoodle của cô bé, Kate chơi xích đu… Bên cạnh đó cũng có vô số bức ảnh chụp Kate trong bồn tắm hoặc những tình huống “khó đỡ” như khi cô bé mặc áo bra bằng ren màu hồng của mẹ.

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Những viên kim cương trong nghệ thuật ẩm thực

Nguyễn thị Cỏ May
truffes-1
Ở Pháp ngày nay, dân chúng vẫn còn gìn giử những sanh hoạt truyền thống tốt đẹp tuy phần lón sanh hoạt từ nông thôn cũng đều đã được cơ giới hóa và điện tử hóa . Hằng năm, vào cuối tháng 8, ở nhiều nơi, nông dân tổ chức lễ mùa gặt.
Cuối tháng 9, vùng làm rượu nho, có lễ hái nho và làm rượu. Ngày xưa, khi chưa có kỷ nghệ cơ khí, các ngành sản xuất đều theo nếp thủ công, các cô đầm trẻ đẹp xăng cao bùng rềnh, lội vào đóng trái nho, đạp cho bể ra để đưa vào lò cất rượu. Chân không rửa, các cô đạp trong chốc lát, gót chơn cô nào cũng đỏ như son và sạch bóng, thơm phức. Mà nhờ vậy, rượu ngon hơn rượu ngày nay, những trái nho giập bể bằng máy. Tiếp theo là lễ khai giảng mùa săn bắn. Người chủ lễ diện y phục cổ truyền như vua chúa thời xưa, cỡi ngựa vào rừng cùng với đoàn người thợ săn, với kèn, với bầy chó săn, lưới bắt thú, … Ngày nay, Pháp còn giữ nhiều rừng . Trước kia, có những khu rừng là đất của nhà vua để dành cho dân nghèo tới mùa lạnh vào lấy củi đem về đốt và sưởi . Giống như công điền dưới thời quân chủ ở Việt nam . Ngày nay, những cánh rừng này còn giữ và thuộc tài sản của Thị xã, tức chánh quyền địa phương.
Thu là mùa thu hoạch – Thu thâu – nên vào mùa Thu, người dân còn giử cái thú vui, cùng nhau vào rừng hái nấm. Có nhiều loại nấm hiếm quí rất đắt tiền.

Sẽ còn bao nhiêu Nguyễn Tuấn?

Vũ Phương Anh
 
Mò mẫm trên facebook, tôi tình cờ tìm thấy link bài viết "Có ai biết Nguyễn Tuấn không?" của tác giả Ngô Nhân Dụng trên trang SBTN. Tò mò click vào link bài viết (ở đây: http://www.sbtn.tv/vi/blog/co-ai-biet-nguyen-tuan-khong-ngo-nhan-dung.html), tôi đọc, và sững sờ lặng đi. Câu chuyện có thật, và quá sức cảm động.
Đó là câu chuyện về một người vô gia cư gốc Việt vừa qua đời vì tai nạn, đến hôm nay 22/11 là được 49 ngày. Một người có tên là Tuấn, họ Nguyễn, sinh năm 1961, thua tôi 1 tuổi, và thuộc về cái thế hệ đau đớn của chúng tôi.

Một bài viết mà tôi nghĩ bất cứ ai là người VN, dù ở đâu trên thế giới này, cũng cần phải đọc!

Bài viết này khiến tôi nhớ lại một người bạn mà tôi đã gặp và trở thành thân thiết thời tôi còn học ở Úc. Đó là anh Tươi, hơn tôi 15 tuổi (sinh năm 1945, năm Ất Dậu), đã trải qua loạn lạc ở miền Bắc, rồi cuộc di cư vào Nam, là sĩ quan chế độ cũ, đi học tập cải tạo, ra tù tự mình tổ chức đi vượt biên, tự lái tàu đưa gia đình và người thân sang Úc.

Anh rất dễ thương, rất hay giúp đỡ mọi người, và thích tìm gặp người Việt để nói chuyện, đặc biệt là những người mới từ VN sang như bọn tôi lúc ấy. Thế nhưng, dù được anh giúp đỡ tận tình nhưng bọn tôi đều sợ gặp anh, chỉ vì một lý do: Anh suốt ngày nói về chuyện vượt biên, và nói rất nhiều mỗi khi nhắc đến những ký ức đen tối ấy. Như một nỗi ám ảnh không bao giờ quên được. Phụ nữ bị hãm hiếp. Trẻ con chết vì khát, vì đói. Nắng, gió, bão táp, nỗi tuyệt vọng, những ngày dài lê thê ở trên đảo .... Anh không quên một chi tiết nào. Anh nói, như để tự giải thoát.

Có ai biết Nguyễn Tuấn không?


Ngô Nhân Dụng

Chắc quý vị không ai biết Nguyễn Tuấn. Anh qua đời khi đang ngồi trong quán bánh ngọt tên là Jolly Donuts nằm ở góc Đại lộ Roscoe và Đường De Soto trong thành phố Los Angeles, nước Mỹ. Một chiếc xe hơi SUV cao và lớn đâm thẳng vào tiệm bánh lúc anh đang uống cà phê, khoảng 10 giờ đêm ngày 4 tháng Mười năm 2014.

Khi chết đi, trong túi Nguyễn Tuấn chỉ có mấy tấm vé sổ số cũ, 350 đô la tiền mặt, và một điện thoại di động. Thi hài anh được đưa vào nhà xác thành phố, tạm ghi tên là John Doe No. 278. John Doe là cái tên chung đặt cho những người không biết rõ họ, tên. Giống như lối người Việt gọi những người không rõ họ tên Nguyễn Văn Mỗ. Anh là tên Nguyễn Văn Mỗ thứ 278, trong số mấy trăm di hài vô thừa nhận trong nhà xác Los Angeles, một thành phố dân số gần 10 triệu.
Sở giảo nghiệm (Coroner) chắc đã nhờ cảnh sát hỏi nhân viên làm trong quán cà phê mà đêm nào anh cũng tới, biết người ta gọi anh là “Tuan,” họ “Nguyen.” Vậy chắc tên anh là Nguyễn Tuân hay Nguyễn Tuấn. Nhưng vì anh không mang giấy tờ nào, cũng không thấy thân nhân nào đến nhận diện, cho nên họ vẫn ghi cái tên John Doe No. 278. Dấu tay anh được đưa cho cảnh sát tìm thêm, nhưng họ tìm không thấy trong các hồ sơ lưu trữ. Cả đời anh chưa bao giờ bị bắt vì phạm tội. Có người cho biết tuổi anh, chắc sinh vào năm 1961. Sở Xe tự động (DMV) cho chạy tên Tuan Nguyen 1961 trong máy vi tính, hy vọng tìm ra các chi tiết khác. Máy cho biết có 623 người họ, tên tương tự. Nếu tìm trong hồ sơ của Sở Di trú chính phủ Mỹ, chắc có thể thấy những dấu tay giống của anh; vì khi một di dân vào nước Mỹ thế nào cũng được lấy dấu tay. Nhưng trước đây gần 40 năm chưa có máy vi tính để chứa được nhiều dữ kiện trong hồ sơ các di dân như vậy. Cuối cùng, trước pháp luật, anh chỉ là John Doe No. 278, vô danh.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ (2)

Theo Vòng Quanh Thé Giới
exterior vew of Hagia Sophia

Istanbul, ngay từ năm 660 trước Công lịch với tên gọi Byzantium, đã là một trong những thành đô huy hoàng nhất trong lịch sử nhân loại thời đó. Đó là nhờ ở vị trí chuyển tiếp hài hòa 2 nền văn minh cổ kim và Đông –Tây, như chúng tôi đã minh họa ở Kỳ 1 qua một số địa chỉ du lịch đặc sắc.
Tiếp theo, mời quý bạn thăm viếng 3 danh thắng tuyệt diệu khác tiêu biểu cho 3 lãnh vực của Istanbul; đó là Thánh đường Hagia Sophia, Cầu GalataChợ Istanbul.

Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ (1)

Góc Nhỏ: Cuối tháng chín vừa qua, tôi có dịp ghé qua Turkey và Greek, về tới hôm nay cũng chưa xem hết hình của mình cũng như của các anh chị đi chung đoàn chụp, cho nên cảm xúc chưa thành lời.  Nhưng VQTG đã có bài post về những nơi chúng tôi đã đi qua, xin post lại.  Rảnh sẽ post thêm hình ảnh.

Theo Vòng Quanh Thế Giới 
Istanbul, Turkey (I)
Nơi Hội Tụ Đẹp Nhất Của  Nền Văn Minh Âu – Á

Nói đến Thổ Nhĩ Kỳ là người ta nghĩ ngay đến một trong những số ít những quốc gia có nền văn hóa pha trộn Tây phương và Đông phương. Đó cũng là xứ sở của các điều kỳ diệu, trong đó Istanbul là thành phố duy nhất trên thế giới nằm giữa hai châu lục Âu và Á.

Từng vang danh toàn cầu với hơn 2700 năm lịch sử, với nhiều địa danh lịch sử, nơi có các thánh đường Hồi giáo và cung điện nguy nga. Năm 1985 Istanbul được UNESCO công nhận là Di Sản Văn Hóa Thế Giới.

Interior of Blue Mosque
Blue Mosque

AV Travel  xin giới thiệu tới quý vị một địa chỉ du lịch tuyệt đó là thành phố Instabul với Cung điện Topkapi, Thánh đường Blue Mosque, Pháo đài European và  Sông Bosphorus.

Nhìn về lịch sử, Istanbul từng là kinh đô của 3 đế quốc khác nhau là Đế quốc La Mã (từ năm 330 đến năm 395), Đế quốc Byzantine (từ năm 395 đến năm 1453) và Đế quốc Ottoman (từ năm 1453 đến năm 1923).

Kể từ năm 1923, sau khi tuyên bố độc lập, Thổ Nhĩ Kỳ đã rời đô từ Instabul về Ankara, song cố đô lịch sử Istanbul vẫn là trung tâm về văn hoá, kinh tế và tài chánh quan trọng nhất của đất nước.

Là thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ với dân số 13,5 triệu người, Istanbul cũng là một trong những đại đô thị đông dân nhất thế giới.

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975)


Phỏng vấn nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc 
Đinh Quang Anh Thái/Người Việt (thực hiện)
LTS: Vào hai ngày, 6 và 7 Tháng Mười Hai, sắp tới, hội thảo Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) sẽ được tổ chức tại nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo ở Westminster. Gần 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và nghiên cứu văn học tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc sẽ trình bày và phân tích những đặc điểm, thành tựu và ảnh hưởng của văn học miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975. Ban tổ chức gồm nhật báo Người Việt, nhật báo Việt Báo, báo mạng Tiền Vệ và báo mạng Da Mầu. Nhân dịp này, nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, trưởng ban tổ chức hội thảo, dành cho nhật báo Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây, do nhà báo Đinh Quang Anh Thái thực hiện.


Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc. (Hình: Trần Triết)
Đinh Quang Anh Thái (NV): Trước hết, anh có thể cho biết tại sao lại phải tổ chức một cuộc hội thảo về văn học Miền Nam thời kỳ 1954-1975?

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Tiến hóa làm phụ nữ thích đàn ông vui tính

Theo Business Insider
Một nghiên cứu mới đây của trường đại học Y Dược Stanford đưa ra các lập luận chứng minh rằng, phụ nữ yêu thích các quý ông có thể làm họ cười, vì những sự khác biệt mà quá trình tiến hóa gây ra trong não bộ loài người.
(Hình minh họa: Getty Images)
Các khoa học gia nhận thấy bộ não của phụ nữ được kích thích mạnh hơn nam giới tại những vùng não có phản ứng với sự hài hước.
Kết quả nghiên cứu này trùng hợp với những nhận xét trước đây của giới khoa học, cho rằng đàn ông là phía tạo niềm vui trong khi phụ nữ là phía thưởng thức.
Theo những người có lập luận này, phụ nữ xem khả năng gây cười của đàn ông là một dấu hiệu của một bộ nhiễm sắc thể phù hợp để làm bạn đời cho mình và làm cha cho những đứa con trong tương lai.
Nghiên cứu của đại học Y Dược Stanford theo dõi 22 bộ não của bé trai và bé gái trong độ tuổi từ sáu đến mười ba khi các em này xem những thước phim hài, như người ta có các hành động ngớ ngẩn hay những thú cưng làm trò nghịch ngợm.

Nỗi lòng người xa Hà Nội, người ở Hà Nội

Jason Gibbs

Theo truyền thông trong nước, gần đây một người ở Hà Nội tự nhận là tác giả ca khúc Nỗi lòng người đi, vốn lâu nay được biết đến với tác giả là nhạc sĩ Anh Bằng.

Ông Khúc Ngọc Chân, nguyên nhạc công cello Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, nói với báo trong nước rằng ông mới là tác giả bài hát.

Nhân tranh cãi này, nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam, Jason Gibbs, có bài viết cho BBC.

Một tác phẩm nghệ thuật thuộc về quyền sở hữu của ai? Trả lại cho đơn giản là nó thuộc về tác giả.
Song cái đơn giản không hẳn là đúng. Các tác phẩm cũng phu thuộc vào một thời, một bối cảnh xã hội, một nước, một dân tộc. Các tác giả cũng nhờ vào các tác giả và tác phẩm đi trước, nhờ vào những hoàn cảnh nằm ở trong đời sống ngoài mình.

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Le Pont Mirabeau

Hoàng Nhất Phương


Khi bụi thời gian theo sóng nước trôi, tưởng chừng không còn gì để thương để nhớ. Nhưng thật không ngờ dù nhiều năm tháng đã qua đi, lữ khách vẫn không quên giòng sông xưa cũ, vẫn không quên những chiều dạo bước trên cầu. Đường qua hư vô nẻo về dĩ vãng, chừng như mưa bay lất phất ở giữa màn sương. Sông Seine bây giờ sông Seine ngày xưa, vẫn êm đềm trôi về tới nơi đâu. Sông về đâu nước về đâu, soi nghiêng kỷ niệm mái lầu vàng trăng. Nhẹ đi từng bước chân vang, lữ khách nghe tình yêu rơi giữa đàng. Nghe Mirabeau cười lên tiếng hát. Tiếng hát đêm rằm hay tiếng thời gian. Không biết. Chỉ thấy lòng ngát hương dĩ vãng, chuyện cũ mười điều vẫn không tàn phai. Lạ thật, ngần ấy phút giây ngần ấy tháng năm. Chẳng nhớ chẳng quên chẳng chờ chẳng đợi. Mà Mirabeau vẫn như hôm nào.

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Ăn chay, ăn mặn

Ăn chay
Ăn chay
Ăn chay có nhiều cách và nhiều lý do. Ăn chay chỉ ăn thực vật như rau quả, ngũ cốc. Có người ăn chay ăn thêm trứng, sữa. Quân đội Cao Đài ở Nam kỳ trước kia ăn chay vì tín đồ Cao Đài nhưng được phép ăn cua, tôm, trứng để có sức chiến đấu. Họ giải thích « tôm, cua không có máu nên được phép ăn ».Việt Nam nghèo nên người dân phần đông đều ăn uống kham khổ . Ăn chay lại càng kham khổ hơn.
Ăn chay giữ hạnh Phật tử tránh sát sanh để tránh nghiệp luân hồi. Tuy nhiên Phật tử Tiểu Thừa vẫn ăn thịt, cá khi dân chúng cúng dường. Phật tử Tây tạng khó ăn chay vì hoàn cảnh địa lý khắc nghiệt.
Vả lại Ông Phật không chủ trương ăn chay, tức chấp chay/mặn mà chỉ dạy rỏ nghiệp quả, luân hồi.
Ngày nay, nhiều người ăn chay, nhứt là giới trẻ, vì tôn trọng môi trường: bảo vệ thú vật, tránh ô nhiễm. Có nhiều thanh niên ăn chay vì thương thú vật bị giết đau đớn.
Sau cùng ăn chay để chữa bịnh hoặc ngừa bịnh.
Còn ăn mặn, người Phật tử có thể quảng bá được lòng Từ Bi hay không? Không thiếu Thầy chùa trấn an Phật tử khi bắt gặp Thầy ăn Phở: « Ồ . Thầy ăn (ăn mặn trong nhà hàng) như không ăn »!

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Một Cái Nhìn Về Người Cuba

VARADERO, Cuba - Những khi đi dạo trên phố cổ La Habana, tôi có cảm giác như được xem đoạn phim đen trắng quay chậm, đưa mình về thế giới xa xưa của gần cả thế kỷ trước. Kiến trúc Cuba mang phong cách Châu Âu với những tòa nhà cổ đặc trưng trường phái Tây Ban Nha thuộc địa xen lẫn với những tòa nhà đúc bê tông vuông vức hình khối mang đậm dấu ấn thời Liên Xô. Rồi những chiếc xe hơi cũ kỹ, những cửa hàng “mậu dịch quốc doanh” trống trơn, những hàng người xếp hàng mua thịt ở những “chợ nông trường...” làm tôi liên tưởng đến thời “bao cấp” xa xưa ở Việt Nam hay giai đoạn “trì trệ” trước Perestroika (tái kiến trúc) ở Liên Xô cuối những năm 80 của thế kỷ trước.
Người dân bắt đầu làm quen với trung tâm thương mại. Quá khứ một chính sách của nhà nước hòng ngăn chặn bớt sự tiếp cận thông tin đa chiều của người dân trong thời đại “thế giới phẳng” ngày này. Tôi cảm nhận một điều nữa, dù cuộc sống bề ngoài của dân Cuba lạc quan và sôi động, vẫn còn rõ ràng một trạng thái tù túng vô hình nào ngự trị đâu đây.  Nhưng mặt khác, cũng phải thừa nhận sự cởi mở về chính trị tại Cuba so với một số nước còn mang danh Xã Hội Chủ Nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.

Trò chuyện với Nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn: Cứ kiên trì, rồi mùa hoa trái sẽ tới!

Sau khi kinh tế xã hội rơi vào vòng khó khăn, chúng ta cần nhìn lại để biết đâu là “gót chân Achilles” của chính mình. Sự phát triển và trưởng thành của một dân tộc luôn từ những cuộc tự vấn. Qua câu chuyện với nhà báo Lê Ngọc Sơn, nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn có những tâm sự đầu năm với các bạn sinh viên, theo ông, có nhìn lại bản thân mình thì mới sinh tồn được qua những khó khăn phía trước.

CHUYỆN “HẠ TẦNG KIẾN THỨC”

Lê Ngọc Sơn: Thưa ông, vì sao ông đi dịch những cuốn sách triết học đồ sộ và kinh điển của thế giới?!

Bùi Văn Nam Sơn: Thực ra tôi già rồi, thời gian của tôi không còn nhiều nữa, tôi chỉ cố gắng làm cái gì trong khả năng của tôi thôi. Tôi tự đặt ra cho mình nhiệm vụ chính bây giờ là dịch một số các tác phẩm kinh điển sang tiếng Việt. Vì lẽ, thứ nhất, những quyển sách dạng này khô khan chẳng ai thèm dịch; thứ hai, nếu không dịch những quyển này thì không biết bao giờ người ta mới dịch… trong khi đó là những nền tảng cho các anh em trong chuyên ngành. Nhìn vào thư viện của Việt Nam mình, chưa thấy có mấy sách kinh điển của nhân loại, tôi thấy buồn lắm. Thành thực mà nói, không thể đòi một bạn sinh viên đọc tiếng Anh hay các ngoại ngữ khác vèo vèo như đọc tiếng Việt được. Vả lại, quả là không công bằng! Một người cùng trang lứa với các bạn sinh viên của ta, như những sinh viên ở Pháp, Mỹ, Đức, Nhật… thì họ dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, họ đỡ vất vả hơn nhiều lắm. Bây giờ đòi hỏi những bạn cử nhân mới 23 tuổi ngồi đọc một cuốn sách kinh điển dày cộp bằng tiếng Anh, thậm chí bằng tiếng Đức… làm sao mà đọc nổi… Đâu phải sinh viên Mỹ nào cũng đọc được tiếng Đức, hay sinh viên Pháp nào cũng đọc được tiếng Anh thông thạo… Thế mà họ vẫn thành công, vì họ sử dụng các bản dịch có chất lượng, và các công trình nghiên cứu của họ vẫn đạt được trình độ quốc tế.

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Du lịch VN: tại sao "một đi không trở lại"?

Nguyễn Văn Tuấn
   
Khi đọc xong bản tin này ("Chỉ 6% khách quốc tế quay lại Việt Nam", 1), phản ứng của tôi là nói thầm: "Đáng đời". Gieo giống nào thì gặt quả đó. Dịch vụ nghèo nàn và văn hoá ứng xử tồi tệ, thì dĩ nhiên khách chỉ đi một lần và không hẹn ngày quay lại là đúng rồi. Thật ra, con số 6% có lẽ còn cao, chứ trong thực tế có thể thấp hơn nữa. Cần nói thêm rằng thống kê cho thấy 55% du khách đến Thái Lan là những người đã từng đi du lịch Thái Lan trước đây. Con số của Thái Lan chắc phải làm cho nhiều người trong kĩ nghệ du lịch VN xấu hổ.
Tôi là người Việt, cũng thương cái đất nước đó lắm, mà khi đi du lịch thì cũng "một đi không trở lại". Người Việt mà còn thế, thì chuyện người nước ngoài đến VN chỉ để biết 1 lần duy nhất cũng không phải là điều quá ngạc nhiên. Việt Nam có đủ những yếu tố để xua đuổi khách du lịch, và để họ có lí do để không quay trở lại.
Có những nơi tôi đi qua và rất muốn quay trở lại, nhưng có những nơi mình thậm chí nghĩ thà đừng đến đó lần đầu làm gì. Một trong những nơi tôi lúc nào cũng muốn quay lại là Thái Lan. Số liệu thống kê nói rằng 55% các du khách đến Thái Lan là những người "returnees" (tức đã từng ghé thăm Thái Lan trước đây). Còn có nơi tôi không muốn quay lại là các nơi ngoài Bắc, đặc biệt là Vịnh Hạ Long, và một số địa điểm trong Nam như Hà Tiên, Vũng Tàu, Mũi Né. Đó là những nơi nguy hiểm cho du khách, những nơi mà đến đó chỉ chuốc lấy phiền phức và sự bất tiện.

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Viết cho ai?

Nguyễn Hưng Quốc

Người cầm bút viết cho ai? Thì cho người đọc! Câu trả lời thật đơn giản. Tưởng không ai có thể nói điều gì khác hơn được. Nhưng vấn đề sẽ trở thành vô cùng phức tạp nếu chúng ta hỏi tiếp: Người đọc là ai?
Phức tạp vì thật ra không có cái gọi là người đọc chung chung và muôn thuở. Khái niệm "người đọc" chỉ là một cái gì rất mới, một sản phẩm của xã hội hiện đại, hơn nữa, ngay trong xã hội hiện đại, khái niệm "người đọc" cũng chỉ là một khái niệm hàm hồ, và vì tính chất hàm hồ ấy, nhiều người đã lợi dụng nó cho những trò chơi đầy gian lận.
Xin đừng quên là ở Việt Nam, trước thế kỷ 20, do sự kiểm soát của vua chúa quá nghiêm ngặt, do điều kiện kỹ thuật lạc hậu, do nền kinh tế nghèo nàn và cũng do nhiều yếu tố tâm lý và văn hoá khác, số lượng tác phẩm được khắc in rất hiếm. Có, nhưng hiếm. Cũng có cả trường hợp người ta mang tận sang Trung Quốc để thuê in nhưng trường hợp ấy lại càng hiếm. Hình thức tồn tại phổ biến nhất của các tác phẩm văn học, dù bằng chữ Nôm hay chữ Hán, là dưới dạng viết tay. Tất cả tác phẩm của những cây bút được xem là đại thụ của văn học Việt Nam thời trung đại, từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Du, từ Đoàn Thị Điểm đến Hồ Xuân Hương, đều được viết tay. Những bản khắc in mà chúng ta sưu tầm được hiện nay thường xuất hiện rất muộn sau khi tác giả đã mất. Muộn có khi đến cả mấy thế kỷ.

Sân bay VN nói tệ nhất là không đủ

Góc nhỏ:  Là người yêu thích những chuyến đi xa, có lẽ ngày xưa nhà tôi ở cạnh phi trường, hàng ngày nghe tiếng máy bay lên xuống ầm ầm thành quen, bây giờ sáng sáng lội bộ đi làm ngang qua phi trường, nhìn những chuyến bay lên xuống lại nghĩ về một chuyến đi. Có những người ngán, sợ những chuyến bay, còn tôi thì không, tôi cứ thích lang thang nhìn thiên hạ tất tả ở phi trường và đợi chuyến bay của mình.  Nhưng đọc bài viết của người trong nước (Việt) nói về sân máy bay của họ, nghĩ có lẽ cũng còn lâu lắm tôi mới quay về VN, thôi cứ đi đến những phi trường khác trước khi trở về Nội Bài hay Tân Sơn Nhất. Về lại buồn lòng!
Mạnh Quân
Một cảnh ở sân bay Nội Bài. Ảnh tinmoi.vn

Một cảnh ở sân bay Nội Bài. Ảnh tinmoi.vn

Giờ rảnh tay chút rồi, nhân vẫn có ý kiến này kia về sân bay VN, nói lại mấy câu nhé:

Theo tôi thì sân bay VN nói tệ nhất là không đủ. Từ đó nó không diễn tả đúng thực trạng hiện nay ở cả Nội Bài và TSN. Mà phải nói, những sân bay này là “khốn nạn” nhất thế giới.

Nó không chỉ ồn ào, chật chội, bẩn…mà đi kèm theo nó là quá nhiều thứ tệ hại. Làm mất hình ảnh quốc gia nhất thì Sân Bay Nội Bài là có đóng góp quan trọng
Thứ nhất là tình trạng mất cắp đồ. Tôi đi cùng với nhiều đoàn, đã thấy tình trạng mất cắp đồ hành lý vô cùng nhiều. Hồi đi Anh về, đoàn có rất nhiều người mất đến nửa đồ trong hành lý, toàn thứ quý giá dù đã khóa nhé. Có ông trong đoàn, nay làm Chánh văn phòng Tổng cục Hải quan, anh Cẩn, mất nhiều nhất. Đại khái cứ có 2 cái thì nó lấy 1: 2 đồng hồ thì mất 1…

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Ba giờ sáng ngày 28 tháng Chín, hai mẹ con thức dậy ra LAX đón chuyến bay Air Canada bay sang Istanbul, dừng chân tại Toronto để đổi chuyến bay.  Đi mà hơi run khi tin tức quân nhà nước Hồi Giáo ISIS đang tấn công đẩy người dân Kurd tràn qua biên giới phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ giáp ranh với Syria và Iraq.  Nửa đêm hôm trước ông con còn gửi link tin tức ISIS chặt đầu các nhà báo phương Tây.  Phải trấn an con là mình không đi tới phía Nam, chỉ đến miền Tây và Trung Tây rồi dọt sang Hy Lạp thôi.  Ra tới phi trường gặp đoàn, bảo nhau ai hỏi từ đâu tới thì nói từ Việt Nam, khỏi nói từ US cho chắc ăn, thế là bao nhiêu năm rời xa VN, bây giờ cái tên VN trở thành "bùa hộ mệnh" cho đoàn người da vàng, tóc đen.  Tới nơi vào ngày hôm sau, bước xuống phi trường, gặp tour guide là môt ông Hồi giáo nói tiếng Anh rõ ràng, chỉ phải hơi bảo thủ một tí. Tên của ông nghe như "At tuk", tôi không dám gọi tên ông ta vì sợ đọc sai. 

Suốt cuộc hành trình ở Thổ tới nơi nào có di tích lịch sử của hệ phái Thiên Chúa Giáo thì ông ta giải thích xong rồi bảo đoàn tự đi, ông ta chỉ đứng ngoài mà không vào, ông ta cho biết ông theo đạo Hồi, có lẽ vì thế ông ta tránh không vào như các hướng dẫn viên khác.  

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Ai muốn đánh cắp “Nỗi Lòng Người Đi” của Anh Bằng?

Phạm Trần

Vấn đề suy thoái đạo đức, ăn gian nói dối, mua bán bằng cấp và chạy chức chạy quyền trong xã hội thời Cộng sản không còn ngạc nhiên mà là thói quen của một bộ phận cán bộ, đảng viên, ngay cả trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Lãnh đạo đảng và nhà nước đã nhiều lần nhìn nhận như thế nhưng không sao cải thiện được.

Giáo sư Hoàng Tụy, nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam từng nói: “Giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối. Thế nhưng đã có hơn một nhà khoa học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông ta cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở các tầng nấc.” (trích Phỏng vấn của báo Dân Trí)

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

10 quyển sách phải đọc trước tuổi 30

Nguyễn Văn Thương

Featured image: Thegoodvybe
Trong công việc và cuộc sống, tôi thường được nghe câu hỏi: “Đâu là quyển sách gối đầu giường của bạn?” Tôi mỉm cười và trả lời, tôi gối khá nhiều quyển vì ngày xưa không có tiền mua gối nên phải dùng sách để gối. Đây là câu trả lời vui nhưng nó là sự thật, bởi ngày trước tôi thường ngủ chung với sách và dùng nó gối đầu. Nhưng thời nay tôi thấy đa số các bạn trẻ không mấy ai còn mặn mà “ngủ” với sách nữa, thay vào đó là những chiếc Smartphone hay các thiết bị công nghệ.
Tôi nhớ, có lần Anh Nguyễn Cảnh Bình – CEO của Alpha Book đã từng bộc bạch: “Tôi luôn “dành được” cảm giác THƯƠNG HẠI và MUỐI MẶT khi phát biểu với những đồng nghiệp quốc tế rằng, ‘Những cuốn sách Best Seller ở đất nước chúng tôi có doanh số khoảng mười ngàn bản.’ Còn ở nước họ, Hàn, Nhật, Pháp… Thì con số từ một đến ba triệu bản là chuyện bình thường, trong khi dân số của ta chẳng thua kém nước bạn, thậm chí là còn áp đảo.”

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Tô bún bò Huế giữa lòng Seoul xa lạ

Thiên An/Người Việt
Seoul, Nam Hàn (NV) - Một tuần lễ ở Seoul nhanh chóng trôi qua với lịch làm việc từ sáng đến tối, tôi quyết định tự ra ngoài tìm thức ăn Việt khi chỉ còn ở đây một tối cuối cùng. 
Quang cảnh Seoul nhìn từ quận Dongdaemun. (Hình: Thiên An/Người Việt)
Từ lúc mới đến đây vào đầu tuần, tôi đã muốn tìm ghé thử vào một quán ăn do chính tay đầu bếp Việt nấu nhưng đến bây giờ mới có thời gian. Sau chuyến taxi suýt bị lừa $72 và một tiếng đồng hồ lang thang giữa Seoul, mong muốn cuối cùng rồi cũng thực hiện được.
Tại một quán ăn Việt có tên Little Vietnam ở phía Đông thành phố, tôi có dịp thưởng thức một tô bún bò đậm đà hương vị ruốc Huế trong thành phố Seoul xa lạ. Một người khách dễ mến tại đây không chỉ bỏ cả tối hôm đó đưa tôi đi thăm khắp Seoul, mà còn  kể tôi nghe về những tâm sự rất riêng của người Việt tạm cư tại Nam Hàn...

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Tí Hớn đi học.

Người Buôn Gió


Tí Hớn đi học lớp 1, được hai tháng một chiều bố đón về. Cậu buồn rầu nói.

- Bố xin con sang lớp khác học được không.?

Bố hỏi sao, cậu bảo cô giáo không thích con bố ạ.

Bố bảo để bố xem thế nào. Bố biết Tí Hớn rất nghịch, nếu không nhất thì cũng nhì lớp. Bố cũng biết Tí Hớn dám làm, dám chịu. Nếu có bị đánh hay phạt vì nghịch thì cũng không vì thế mà nghĩ cô giáo không thích cậu. Chuyện cậu cảm giác cô giáo không thích mình là một câu chuyện mà bố cậu đáng phải suy nghĩ. Việc xin cậu sang lớp khác với lý do gần bạn A, bạn C nào đó không có gì khó. Nhưng nếu làm thế không phải cách mà bố cậu muốn. 

Hôm sau bố cậu đến lớp đón Tí Hớn, bố cầm một cuốn sách bìa màu vàng. Bố gặp cô giáo nói.

- Anh có viết cuốn sách tặng em.

Ba ngày sau, mẹ Tí Hớn hốt hoảng gọi điện.

- Anh có gặp cô giáo Tí Hớn làm gì không.?

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

HỒI KÝ: NGƯỜI TÀU SANG VIỆT NAM!

SGĐT: Đọc để thư giãn.



Vì vốn không phụ thuộc vào sách vở, tôi sẽ viết bài này theo trình tự cảm nhận một cách tự nhiên - những câu chuyện mà tôi 'gom' được khi ngồi uống cà phê/ngắm cảnh vật thiên nhiên, hay khi đi (ô-tô, xe đò) trên khắp mọi miền đất nước (kể cả nước ngoài), và với việc mang theo gói 'hành trang tư tưởng' là Phật, Chúa, Thượng Đế, Nietzsche, Hemingway, Aitmatov, Kim Dung, Bùi Giáng, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Đỗ Long Vân, Phạm Duy/Trịnh Công Sơn... cùng với phong cách 'nói lên từ hiện thực bằng cảm nhận của trái tim' (mà không dùng tư liệu - việc này để dành cho các... học giả), tôi sẽ kể cho các bạn nghe là người dân đã nói/tâm sự những gì?, và tôi đã nghĩ hay suy nghiệm ra những gì?, về: người Tàu 'tốt' ở chỗ nào?, tập đoàn 'ma giáo' Tàu có âm mưu hiểm độc như thế nào?, người Việt có những hạn chế/'tính xấu' gì mà không thể đưa đất nước ta trở thành một cường quốc?, v..v...

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Dạ, cháu là Khổng Tử

Theo blog Nhà gom lá Bàng
  
Tối hôm qua tôi nằm mơ...
Tôi đang nằm trong võng, ở trong nhà. Bỗng có một anh chàng thư sinh, đi xe đạp, ghé lại nhà tôi. Tôi còn nhớ mang máng là trên xe cậu ta có treo một cái lồng, trong đó có một đôi chim cu gáy. Tôi mới bước ra tiếp khách và hỏi ra thì mới biết là cậu ta đến để xin học. Tôi mới hỏi:
-Cháu tên gì?
-Dạ, cháu là Khổng Tử.
Tôi mới nhìn kỹ lại, cậu ta khoảng 25-26t, dáng dấp rất là... hai lúa (xem chú thích bên dưới), tay chân hơi thô, khuôn mặt nếu ráng nhìn thì trông cũng... tàm tạm, khá thông minh, nhưng có nước da mặt hơi xanh. Với kinh nghiệm của mình, tôi biết đây không phải là... người. 
Tôi mới dòm xoáy vào đôi mắt và bộ óc của cậu ta. Té ra 'cậu bé' sinh năm 551 TCN (ngày 27/8 ÂL), tại nước Lỗ (thời Xuân Thu, nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), lấy vợ năm 19t, đến năm 22t thì bắt đầu mở lớp dạy tại nhà, rồi đi lang thang đây đó... Rồi không biết tại sao, 5 năm sau, cậu bé đi theo chiều không gian nào của không gian n chiều, mà đến được thế-giới-@ này vào năm 2014...

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Lương Tâm Giá Bao Nhiêu?

VRNs (10.9.2014) – Sài Gòn – Hà Tam là lái xe chở hàng hóa. Hôm nay, xe đang bon bon chạy trên đường bỗng nhiên “khực” một cái rồi dừng lại. Hỏng rồi! Hà Tam xuống xe đến bên vệ đường vác hai hòn đá to chặn bánh sau lại rồi chui vào gầm sửa xe. Khoảng hơn hai tiếng đồng hồ thì xong. Hà Tam lên xe nổ máy chuẩn bị đi tiếp.

Đúng lúc đó có một ông lão chăn bò bên cạnh đường chạy đến đập đập tay vào cửa xe, nói rất to: “Này anh lái xe, anh đánh rơi đồ kìa!”. Ông lão vừa nói vừa chỉ chỉ về phía sau xe. Hà Tam đoán ông lão nhắc đến hai hòn đá chặn bánh sau xe mà mình vác ra lúc nãy. Hà Tam toét miệng cười, nói do vội đi nên quên mất. Nói vậy song anh ta vẫn cố ý nhấn ga cho xe chạy.

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Đà Lạt Xưa và Nay


 

Trần Ngọc Toàn 

Ðà Lạt Ngày Xưa: 

"Khi mới lớn lên, tôi nghe ông Chú của tôi kể lại ông và tất cả học sinh của thành phố Ðà Lạt được chính quyền vận động đi trồng những cây thông quanh bờ Hồ Lớn, sau này được đặt tên là Hồ Xuân Hương". 
Lúc bấy giờ người Pháp đã xây đập chặn nước của dòng suối lớn Ðà Lạt chảy từ hướng Bắc về, qua các ghềnh thác lớn nhỏ rồi đổ xuống tận sông Ðà Rằng ở vùng Bảo Lộc, Ðịnh quán. Trong khi đó, ho cũng ngăn đập ở thượng nguồn làm hồ nước Suối Vàng với đập Thủy Ðiện Ðan Kia bên dãy núi Bà ở phía Bắc thành phố. Trên đường mở vòng quanh thành phố, họ đã chặn nước tạo nên hồ Than Thở và hồ Saint Benoit, sau này được đổi tên là Chi Lăng. Xa hơn, về hướng chính Bắc là hồ nước nhân tạo ở ấp Ða Thiện với dòng nước chảy về Thác Cam Ly. Riêng với Hồ lớn, họ đã phải dùng cốt mìn để khoét sâu thêm trước khi làm đập ngăn dòng nước trên đoạn đường từ hướng Nhà Thờ Con Gà qua dốc lên phố chính thương mại được mang tên là Khu Hòa Bình. Chiếc cầu trên đập nước được gọi là cầu Ông Ðạo. Sau này, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tức cảnh qua cầu nên thơ với tà áo trắng học sinh tung bay viết nên bản nhạc "Có một Dòng Sông". Khi ghé thăm Ðà Lạt, nhạc sĩ Lam Phương cũng viết bản nhạc "Thành Phố Buồn" góp mặt với một số bài ca của các nhạc sĩ khác như "Chiều Vàng", " Xứ Hoa Ðào" , "Ðà Lạt sương mờ" v.v... 

60 năm Sài Gòn trong tôi

Văn Quang – viết từ Sài Gòn
Theo Vi
ễn Đông Daily

Tượng đài Thủy Quân Lục Chiến giữa công viên Sài Gòn trước năm 1975 nay đã không còn. Văn Quang viết: “Tôi đứng trước Nhà Hát Thành Phố nhìn cảnh “vườn không nhà trống” đó mà ngậm ngùi nhớ tới pho tượng Thủy Quân Lục Chiến sừng sững đứng bảo vệ thành phố ngày nào, và nhớ tới những đồng đội TQLC đã ngã xuống hoặc giờ này đã ở khắp phương trời xa.
 
‘Nhưng với tôi, Sài Gòn vẫn là Sài Gòn từ trong tâm thức mình, từ trong tận cùng tim óc mình. Thế là đủ và tôi lại phải sống cũng như những người Sài Gòn khác, bất chấp gian khổ.’
Hai tuần nay người Sài Gòn xôn xao về một số công trình xưa cũ sẽ bị phá bỏ lấy đất làm tàu điện ngầm. Rầm rộ nhất là khu thương xá Tax* đã bị “bao vây” bởi những hàng rào chắn chạy dài và tất cả các cửa hàng trong thương xá này phải dời đi vào tháng 10 này để làm một siêu thị 40 tầng văn minh hơn. Hầu như cả thành phố xôn xao, người ta kéo đến mua hàng giảm giá đông như hội. Và cũng có nhiều người đến để nhìn lại chút kỷ niệm xưa với một công trình kiến trúc được xây dựng từ xa xưa khiến bất cứ ai dù chỉ sống ở thành phố này ít năm cũng cảm thấy tiếc nuối. Lứa tuổi già đã có từng hơn nửa thế kỷ với Sài Gòn bỗng nhận ra cái khu thương xá đó không chỉ gắn liền với thành phố mà còn gắn liền với cả gia đình mình.

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

KỶ NIỆM VỀ VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

Mai Thái Lĩnh
Cuối năm 1967, tôi vào học tại Viện Đại học Đà Lạt, sau khi đã hoàn tất năm Dự bị Văn khoa (nhiệm ý Triết học) tại Sài Gòn.
Viện Đại học Đà Lạt lúc đó, theo thống kê, có gần 2 ngàn rưởi sinh viên ghi danh theo học; trong đó trường Chính trị Kinh doanh đã chiếm non một nửa số sinh viên. Trong ba trường còn lại (Văn khoa, Khoa học và Sư phạm), Văn khoa là trường đông hơn cả, với 952 sinh viên ghi danh.
Trường Đại học Văn khoa Đà Lạt thời đó còn thực hiện chế độ chứng chỉ, sinh viên có thể ghi danh học đến hai chứng chỉ trong mỗi năm học. Vì vậy tôi nuôi quyết tâm học xong Cử nhân trong vòng hai năm nữa, mỗi năm học hai chứng chỉ, để rút  ngắn phần nào sự chậm trễ trong những năm 1964-66, khi học Đại học Khoa học Sài Gòn không có kết quả.
Ấn tượng đầu tiên của tôi là ngôi trường rất đẹp. Nhìn từ mặt tiền, những giảng đường một tầng lầu được xây dựng với mái chữ A trông rất gọn gàng, xinh xắn, được bố trí một cách hài hoà giữa những bãi cỏ, bồn hoa và những hàng thông. Riêng cánh trái của khu đồi là cả một rừng thông nhỏ chạy dài từ toà Viện trưởng mang tên Hoà Lạc đến tận dòng suối dưới chân đồi. Phong cảnh mỹ lệ đó, cộng với khí hậu trong lành, mát lạnh của thành phố cao nguyên, quả là môi trường lý tưởng cho việc học tập, và cũng là khung cảnh của biết bao chuyện tình trong giới sinh viên.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog