Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Chia tay Thương xá Tax

Nguyễn Ngọc Chính

les-mosaiques-du-sol 
“Nếu anh bắn vào quá khứ bằng khẩu súng lục,
tương lai sẽ bắn lại anh bằng một khẩu đại bác.” 
- Abutalib(*)
Khiến trúc mái vòm của thế kỷ trước bên trong thương xá Tax.  Nguồn: vietnamwiki.net
Khiến trúc mái vòm của thế kỷ trước bên trong thương xá Tax. Nguồn: vietnamwiki.net
Bất cứ cuộc chia tay nào cũng mang theo nhiều luyến tiếc. Chia tay giữa người và người thường mang những kỷ niệm riêng tư, những giây phút bên nhau bỗng chốc trở thành kỷ niệm. Nếu như có cơ hội gặp lại nhau thì người xưa đã trở thành “cố nhân” trong muôn vàn khuôn mặt.
Không phải chuyện chia tay chỉ xảy ra giữa người và người. Có những cuộc chia tay ngoài ý muốn và mang tính cách rộng lớn hơn của nhiều người với nơi mình đã sinh sống, thậm chí còn chia tay với cả một đất nước khi phải bỏ xứ ra đi.
Trong bài viết này, tác giả không nói đến những cuộc chia tay như vậy mà chỉ bàn đến sự chia tay Thương xá Tax của những người Sài Gòn đã từng, không ít thì nhiều, gắn bó với một địa điểm thường lui tới tại trung tâm thành phố có tên gọi “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Người Việt Không Xấu…

Alan Phan
nghèo và xấu
14 Aug 2014
Gần đây tự phát một phong trào đánh hội đồng về người Việt xấu xí, từ dân đen trong nước đến Việt Kiều hải ngoại, từ các mạng lề trái đến báo lề phải.  Bị nhiều phóng viên và BCA quay hỏi về đề tài này, ông già Alan xin xác định rõ ràng: chúng ta không xấu.
Trước hết, xấu xí là một tĩnh từ chung chung, nhất là khi nói về con người. Người này có ngoại hình xấu, cô này nhiều tật xấu, anh này thích chơi xấu, thằng bé này xấu ăn, bà lão kia đang  “làm” xấu…và tất cả điều đó cũng không bầy tỏ điều gì rõ ràng lắm.

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Đàn bà xứ này thật kỳ lạ

Khải Đơn

Họ kỳ lạ hơn khi khi cứ lớn lên như hoa dại, đẹp trong sáng, tinh khôi khắp đất miền Tây. Rồi họ phải đem cái xinh đẹp vô ngần ấy ra tận xứ người, tít Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Campuchi, đánh đổi tuổi trẻ để làm con người xứ lạ, lấy miếng cơm gạo về nuôi cha mẹ già, có khi nuôi cả những ông anh trai, cậu em trai ở quê hương nên người. Sau khi nên người, những anh đàn ông hùng hồn ấy gọi họ ngon- ngoan – ngu. Các anh đã quên mất cơm trắng các anh ăn lấy từ da thịt và sự xinh đẹp của người chị, người mẹ tận quê nhà.

Đàn bà xứ này kỳ lạ vô cùng. Họ phải đi làm gái ở nhiều nơi, ở Campuchia, ở Singapore, trên quốc lộ, giữa phố biển xa. Đàn ông xứ này ra đó hưởng thụ, vui vầy, chùi mép, xong đi khắp nơi gọi họ là đĩ, hùng hồn như một bậc quân tử thứ thiệt thời xưa - vừa kịp mặc quần.

Nhạc cuối tuần - Đoá hoa vô thường

VĂN HÓA Ở SÀI GÒN và HÀ NỘI

phuong1 
SỰ KHÁC NHAU TRONG VĂN  HÓA ỨNG XỬ GIỮA SÀI GÒN và HÀ NỘI
Từ nhiều năm qua báo chí thường xuyên nhắc nhở tới cách ứng xử của người dân qua những hành xử thông thường nơi công cộng hoặc các hành động mang tính văn hóa giữa cộng đồng.
Những bài viết này luôn nhận được phản hồi tích cực từ người đọc nhất là nơi bị chỉ trích tuy nhiên sau khi tờ báo được cất hay cũ đi, tất cả mọi thứ trở về với trạng thái cũ, tức là cảnh gấu ó ngoài đường, tranh giành nhau một chỗ đứng, sẵn sàng buông ra lời tục tĩu nếu một người nào đó vô ý đụng chạm tới thân thể hay tài sản của mình. Tất cả những thứ ấy được gói gọn vào bốn chữ văn hóa ứng xử, cụm từ mà trước đây vài chục năm không ai cảm thấy cần phải bàn tới.
Một nếp gấp lớn
Giáo Sư Nguyễn Đăng Hưng một Việt kiều Bỉ không ngạc nhiên khi báo chí đặt vấn đề sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài Gòn và Hà Nội. Có một nếp gấp rất lớn giữa hai thành phố mặc dù cùng là người Việt như nhau:

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Con gái Đại tướng Cao Văn Viên nói về cuộc chiến Việt Nam

* “Cần phải nói về cuộc chiến theo cái nhìn của người Việt!”
Hà Giang/Người Việt

LTS: Tác giả Lan Cao là một trong số những người Mỹ gốc Việt viết sách tiếng Anh hiếm hoi được những nhà xuất bản có tiếng của Hoa Kỳ chọn in. Bà tên thật là Cao Thị Phương Lan, ái nữ của cố đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Tác giả Lan Cao vừa được Viking Penguin phát hành cuốn sách thứ hai, có tên ‘The Lotus and the Storm’ (Hoa Sen và Bão Tố) sau khi xuất bản cuốn ‘Monkey Bridge’ (Cầu Khỉ) rất thành công vào năm 1997. Tuy là một nhà văn, Lan Cao lại theo đuổi ngành luật. Tốt nghiệp Yale Law School, và sau một thời gian hành nghề luật tại New York, bà chuyển qua dạy học và hiện nay là giáo sư giảng dạy môn luật kinh tế quốc tế tại Chapman University. Trong một lần đến thăm nhật báo Người Việt, tác giả Lan Cao dành cho ký giả Hà Giang một cuộc phỏng vấn về tác phẩm “The Lotus and the Storm,” trong đó đề cập đến chiến tranh Việt Nam.
***
Bìa trước của tác phẩm The Lotus and the Storm của tác giả Lan Cao, sắp được ra mắt ở Barnes & Noble, ngày 24 tháng Tám. (Hình: Tác giả cung cấp)

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

ĐGH Phanxicô Thăm Hàn Quốc

GN: Bao giờ VN mới có sự kiện ĐGH viếng thăm giáo dân VN, nhìn nước người mà buồn cho nước Việt.  Đấy, nước mình cứ "tự hào" là thông minh chăm chỉ mà chưa có sản phẩm nào chiếm lĩnh thị trường như Hàn, về ngoại giao thi hỡi ơi, tối ngày chửi đế quốc này nọ, nhưng con cái thì vẫn gửi sang nước đế quốc để học, mới đây còn có cán bộ gửi sang Mỹ, thì xin ở lại luôn.  Nước người sau khi bị "đế quốc" tấn công thì lại được đế quốc hỗ trợ xây dựng đất nước và họ hợp tác với "đế quốc" để cùng trở thành cường quốc.   (what is wrong with this country?) Chả hiểu nổi.  

Phóng Sự Ảnh ĐGH Phanxicô Thăm Hàn Quốc 2 Ngày Đầu Tiên
Phóng sự ảnh ĐGH Phanxicô thăm Hàn Quốc ngày 1 

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Vespa & Tình Yêu

Theo Việt Thức 2014 AUG 9 VACANCES ROMAINES BLK 300
Tuần qua, tuần báo Paris Match nổi tiếng đăng hình cựu Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy chở bà vợ Carla Bruni du ngoạn, đầu trần, trên chiếc Vespa !Hình ảnh đẹp, tình tứ, trẻ trung, nhứt là với hình ảnh rất hiếm có của ngày nay là đầu trần, không có mũ an toàn Chả bù, đầu năm, hình ảnh ông đương kim Tổng Thống François Hollande, cũng đi scooter, cũng cùng hiệu Piaggo, nhưng là xe ba bánh, không phải Vespa và đội mũ an toàn. Xem nó “quê mùa” làm sao! Cũng cùng chịu chơi, cũng cùng mê “em” dân tài tử, cũng cùng tuổi…Nhưng… Nhưng anh Sarkozy dám xã láng, còn anh Hollande rụt rè hơn.

Đúng là nước Pháp của chúng tôi, hồi xưa “rô-măn-tíc-cồ”, xã láng bao nhiêu, thì bây giờ lại tính toán, lại “táo bón” bấy nhiếu. Ngày nay, ăn chơi, phải thật giàu có, phải có tiền, phải xế sang trọng, nào Porch, nào Lamborghini…Ngày xưa, một chiếc Vespa, đèo nhau, trong thành phố, như ở thành phố Roma, Ý đại Lợi, là đủ một hình ảnh « rô măn tíc cồ » rồi ! Ngày xưa Roma là Fontaine Trevi, ngày xưa Paris chúng tôi là phố Saint Michel, là bờ sông Seine. Ngày nay, Rome là Vatican, là Via Veneto, Paris là Notre-Dame là Champs- Élysée…Cái gì khác nhau ? Là cái «mà thuở nhỏ chúng tôi mê là cái Rô Măn Tíc Cồ” ! Không thề tả được. Sài gòn mình là đường Lê Lợi, là tiệm kem Givral…chở em đi chơi, nếu nghèo, phải là xe Solex, khá hơn phải là Vespa. Ôi, mơ Vespa, nhớ cả một thời! Nostalgie!

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Cải cách giáo dục: Đầu tư tâm hồn.

BS. Đặng Phương Lan, từ Budapest
“Âm nhạc tạo cho con người cảm giác thoải mãi thư giãn hoàn toàn và không có ranh giới về đẳng cấp, tuổi tác, giầu nghèo”.
1407626428.nv_.jpg
Tình yêu âm nhạc - Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trong cuộc sống hiện nay, rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu lo cho con cái chuyện “ăn - học”, trang bị kiến thức cho con. Nào trường chuyên, lớp chọn, thầy kèm, học thêm… ước mong con mình thi cử đỗ đạt, có bằng cấp, địa vị trong xã hội.
Cũng đúng thôi, nhưng như vậy liệu đã đủ điều kiện để con mình có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hay chưa? Tại sao nhiều người “có học” mà trong xử sự nhiều khi vẫn rất tệ hại? Và tại sao stress, căn bệnh của thế kỷ ngày càng tăng mạnh, không chừa một ai, thậm chí còn hoành hành nhiều hơn trong giới trí thức, văn phòng, thương gia, luật sư…?
Câu hỏi được đặt ra: chúng ta cần đầu tư cho trẻ điều gì nữa?

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Ngày ấy

Thỉnh thoàng tôi cứ phải nói với thân nhân hay những người đến sau để họ hiểu những ngày chân ướt chân ráo đặt chân lên đất Mỹ ra sao đại khái bằng những câu "Ngày ấy không có tôm cá để ăn, Mỹ chưa có seafood, xuơng bò không có để nấu phở, chỉ có xương bò cho chó.  Ngày ấy, gà rất rẻ. Ngày ấy hàng tuần cứ phải đi hai ba trăm dặm để mua ít thức ăn khô Á Châu. , ngày ấy sống chen chúc trong căn phòng nho nhỏ để lúc dọn đi thì lôi ra không biết bao nhiêu thứ đồ mua từ chợ trời mang về, bao nhiêu báo cũ có tiếng Việt để dành ,vì sợ có ngày không còn tiếng Việt để đọc.  Ngày ấy phải tự lo mọi việc kể cả điền đơn xin việc, xin bảo lãnh gia đình không như bây giờ ở chợ không thiếu gì, bao nhiêu dịch vụ giúp đỡ cho người Việt.  Ngày ấy chẳng có ai giúp đỡ chỉ có nhà nước và nhà thờ."

Ngày ấy nhờ thế mà đứng lên bằng hai chân vậy mà nhanh nhẹn hơn, không như ngày nay xương tha hồ mua, phở tha hồ ăn, báo tiếng Việt trên net tràn lan. Tôm cá bán khắp nơi, nên những người đến sau hình như khó đứng dậy một mình (?).  Phải chăng?

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

CƯỚI VỢ TRẺ

Theo email

(Nhân một chuyến đi. Mới có ý tưởng, tạm dừng "Tôi đi Mỹ" để viết kẻo bay mất!
Hôm lễ July Fourth (Lễ Quốc Khánh hay còn gọi là Lễ Độc Lập) của Mỹ, mình có tới nhà một sĩ quan lớn tuổi chơi. Thế là có câu chuyện...)
ĐNH 
********

Vợ ông Thuận sau cơn bạo bệnh đã mất cách nay hơn 10 năm. Các con trai và gái của ông bà đều lớn cả và có gia đình nên ông ở chỉ có một mình. Từ ngày vợ mất, ông đã ngoài 65 nhưng vẫn còn tráng kiện và khoẻ mạnh.

Cái tin ông về VN mấy lần, khá tốn kém để cưới vợ qua Mỹ làm chấn động cả một thị trấn nhỏ,  hơi có tin lành dữ gì là ai cũng biết. Dĩ nhiên đâu có ai có thiện cảm với một ông lão 75 tuổi về VN cưới 1 cô gái trẻ đẹp mới ngoài 20 chỉ đáng tuổi con cháu chắt. Đúng là trâu già thích gặm cỏ non!

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

từ thiên tai đến tâm dung

Nguyễn Lương Vy
Da Màu
nguyen-tat-nhien-portrait
Nguyễn Tất Nhiên trong thập niên 1970
Xế trưa ngày 06.11. 2012, nhà thơ Võ Chân Cửu (vừa mới có chuyến du lịch từ Việt Nam sang Hoa Kỳ) và tôi, đã đến khu nghĩa trang Peek Family, thành phố Wesminster, Nam California, viếng mộ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên (tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Hải.) Hướng dẫn hai chúng tôi, là người em ruột của Nhiên – Nguyễn Hoàng Nam, cũng là nhà thơ.
Mộ của Nguyễn Tất Nhiên nằm khá sâu phía trong nghĩa trang, yên ắng, râm mát vì có nhiều bóng cây. Chúng tôi thắp nhang, cắm lên phía đầu mộ, khấn chào Nhiên sau hơn 40 năm xa cách rồi cùng ngồi xuống, xoa tay lên tấm bia xi-măng nằm ngang mặt đất, có ghi 8 câu thơ của Nhiên, như là lời nhắn gửi tâm tình của thi sĩ:

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Hãy để chúng tôi hoài vọng về những điều chúng tôi đã mất

Chiêu Anh Nguyễn
Nhà thơ Chiêu Anh Nguyễn

Vụ tiền bản quyền của đêm nhạc Khánh Ly vừa rồi ở HN, với mình là giọt nước tràn ly.
Họ quyết phá cho bằng sạch những giá trị đẹp đẽ cuối cùng, dù là mơ hồ còn sót lại.
Hình ảnh của Sài Gòn xưa, những góc phố, những con đường có hàng cây dài bóng mát, những bàn tình ca dịu dàng, giờ đã bị họ dẫm đạp lên kg thương tiếc.

Có thể chế nào biến con người ta thành sâu bọ nhanh hơn nữa không ? có chế độ nào khiến chúng ta sống trong sự uất ức nuối tiếc khủng khiếp hơn bây giờ nữa không?

Một sáng chúa nhật quá buồn !
Không định nói thêm việc Khánh Ly về hát tại Hà Nội đêm 2 tháng 8 vừa qua. Nhưng dường như đã có nhiều comment ngộ nhận, không đúng với điều tôi than thở .

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog