Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Cái Cò


Cao-Đắc Tuấn (Danlambao) - Nhạc sĩ Nguyệt Ánh viết ca khúc "Cái Cò" nói về sự hy sinh và nỗi cực nhọc của những người vợ chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) sau khi chồng bị bắt đi tù cải tạo hoặc khi chồng tuẫn tiết trong trận chiến khi quân cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam Việt Nam vào năm 1975. "Cái Cò" là một tác phẩm có giá trị văn chương và lịch sử cao. Là một tác phẩm văn chương, "Cái Cò" gói ghém những tinh hoa của các kỹ thuật thi ca và văn học truyền thống Việt Nam như ca dao và thành ngữ, nói lên những đức tính hy sinh, cần cù, can đảm, tháo vát, và chịu đựng của phụ nữ Việt Nam. Là một tác phẩm lịch sử, "Cái Cò" ghi nhận cuộc sống đen tối của dân miền Nam sau năm 1975, nhất là vào cuối thập niên 1970 cho tới suốt thập niên 1980, và sự tàn bạo của cộng sản Bắc Việt đối với quân cán chính VNCH và thân nhân họ sau ngày cộng sản chiếm đóng miền Nam Việt Nam vào năm 1975.


Nguyệt Ánh biểu lộ một tài năng khác thường trong "Cái Cò" qua kỹ thuật xếp đặt giai điệu nhẹ nhàng với những thay đổi lên xuống thích hợp cho những hành động hy sinh và cần cù của người vợ, và cách dùng các kỹ thuật mô tả dung hòa việc tạo sống động và gây cảm xúc cho người nghe. Ngoài việc dùng những ẩn dụ tuyệt vời, Nguyệt Ánh phối hợp cách dùng từ ngữ theo kiểu thành ngữ truyền thống Việt Nam với những từ ngữ mô tả mạnh mẽ rất hiệu quả. Qua những kỹ thuật tinh vi, câu chuyện của những người vợ chiến sĩ VNCH được kể trung thực rất cảm động và tạo tác dụng mạnh trên người nghe.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sỹ Kim Chi

KIM CHI
Diễn viên điện ảnh KIM CHI (người quấn khăn rằn)
Trước đây mỗi năm tới ngày 30/4 tôi rất vui nên hay tổ chức gặp gỡ bạn bè. Nhiều lần tôi bay vào SG cùng đồng đội về thăm căn cứ cũ ở miền Đông, miền Tây Nam bộ. Chúng tôi thắp hương cho bè bạn đã hi sinh để bày tỏ lòng tri ân với những người đã để lại tuổi xuân ở chiến trường. Rồi chúng tôi quây quần bên nhau cùng ôn lại bao kỉ niệm buồn, vui những năm chiến tranh ác liệt. Trong lòng chúng tôi tràn ngập niềm vui và tự hào vì nghĩ rằng mình đã dâng hiến cả tuổi trẻ để góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Những lần gặp gỡ truyền thống như thế, chúng tôi thường ngồi bên sông Sài Gòn hát bài “Mùa xuân trên TP HCNM” của Nhạc sĩ Xuân Hồng: …”Ôi đẹp biết bao biết mấy tự hào/Sài gòn ơi cả nước vẫy chào/Cờ sao đang tung bay cao,qua hết rồi những năm thương đau…/Mà niềm vui như đến bất ngờ/Ngày đi như trong đêm mơ tuổi lớn rồi mà như ngây thơ”…

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Tin được không 'Không có ngược đãi sau 30/4'

Định post mấy tấm hình hoa đào bên Nhật trong chuyến đi đầu tháng Tư, thế nhưng tình cờ đọc bài viết ở BBC và bài của bác sĩ Hồ Hải.  Chán ơi là chán sao có một ông "sử gia" Hànội lại nói như ông bị mù bị điếc.  Có thể ông nói không có tắm máu tràn lan ở VN, chỉ có dân chạy trối chết, chết tràn lan trên quốc lộ từ Banmêthuột, Pleiku, trên biển từ miền Trung vào Nam, có lẽ chưa đủ để ông gọi là "máu".  
Không có đủ nhà tù nên nhốt hàng trăm ngàn người trong rừng sâu nước độc để họ tự xây nhà tù cho chính họ.  Chả hiểu BBC nghĩ sao mà phỏng vấn một ông "sử gia" nói chuyện như ông đang ở trên mây... đen nên chả thấy gì, chỉ "tôi nghĩ, tôi cảm thấy" . Cứ cái kiểu này mỗi năm vào ngày 30/4 người ta càng kêu gọi hoà hợp hoà giải, nhưng lại cứ có mấy cái ông trả lời phỏng vấn đâm sâu vào vết thương của những nạn nhân, thân nhân của những người đã chịu nhiều mất mát trong cuộc nội chiến đã tàn 40 năm. 
Và cũng không hiểu BBC tại sao chỉ phỏng vấn ông "sử gia" này trong khi nhân chứng, nạn nhân, tù nhân còn sống cả đấy không phỏng vấn, họ đã "khuất" hết cả đâu cơ chứ.   

Xem thêm Chuyện tù cải tạo
Chuyện buồn vui cải tạo 

Đó chỉ là những câu chuyện nho nhỏ, nếu có thì giờ đọc thêm Đại học Máu, câu chuyện vể đởi sống người tù dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam, có lẽ đó là cuốn sách đầy đủ nhất trong những cuốn sách hồi ký đời tù mà tôi được đọc. 

Nghe ông Vũ Quang Hiển 

'Không có ngược đãi sau 30/4'


18 tháng 4 2015 Cập nhật lúc 22:56 ICT


Sau chiến tranh chấm dứt ngày 30/4/1975, ở Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người, trong đó với các lực lượng cựu quân, cán, chính của chính quyền Sài Gòn, theo ý kiến một sử gia từ Hà Nội.

Trao đổi với BBC về 30/4 và hậu cuộc chiến Việt Nam trong một tư liệu từ trước, Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói:

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog