Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Làm người chứ làm gì?

Đốp Catherine
Bạn hỏi tui: mi qua xứ văn minh tư bản giãy chết có gì vui, kể tau nghe. Ừ, để tui kể cho nghe.

Nhà quê lên Paris

Bữa tui mới đến Paris, bạn tui mua cho tui cái vé tàu từ ngoại ô về trung tâm Paris, chỉ đường cho tui tự đi mà ngó nghiêng cái kinh đô nổi tiếng lãng mạn này. Tui lang thang khắp nơi, tới khi quay về lại ngoại ô, cũng đúng gare bắt RER (*), tui ung dung ngồi chờ gare đến. Vậy mà tới La Defense, tàu dừng, tui ngồi cả 10 phút mà không thấy tàu chạy. Tui nghĩ bụng chắc là tàu tránh nhau hay gì đây chứ ở VN mình, tàu nó trễ 30 phút cũng là chuyện thường đó mà, tới máy bay còn trễ cả mấy tiếng.
Thế rồi bỗng dưng có một người đàn ông tay xách cặp tiến đến trước mặt tui, ngồi xuống, nhìn tui đắm đuối. Ai da, ở VN tui toàn bị mấy cha già dê ra đàng ngó tui chằm chằm, ăn nói tục tĩu rồi, cho nên tự dưng thấy ông này đến là máu tự vệ trong người tui trỗi dậy nghen. Tui ngó xung quanh, chết mẹ, sao không có ai cả vậy nè, vậy thì có chuyện gì mình sẽ chạy lòng vòng từ toa này tới toa kia, từ tầng trên tới tầng dưới, không dễ gì hiếp được ngoại đâu nhen con. Nghĩ rứa nên tui ngó thẳng mặt ổng. Cái rồi ổng nói tui: “Quý cô thân mến, quý cô về đâu đới?” “Tui về Cergy. Ông muốn gì?” “Oh, về Cergy à, cô hãy đi theo tôi.” Rồi ông ta bước ra ngoài. Trời ơi, cái đường hầm tối thui, có một cái hành lang bằng tấm đanh bê tông kẹp sát thân tàu. Giờ làm sao? Tự dưng đi theo chả ra ngoài tối thui vậy trời. Nhứt định lão âm mưu gì đây rồi. Ông ta ngoắt tay, tui lắc đầu. “Không, ông đi mình ông đi, tui chờ tàu chạy.” “Nhưng cái tàu này nó không về Cergy, cô ạ! Nó sẽ quay lại Paris.” “Ơ, thế về lại Paris rồi tui đổi tàu về Cergy. Tui không đi với ông đâu.”

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Thế nào là TRUNG QUỐC !

Mặc Giao
Tôi viết những giòng này tại thành phố Thẩm Quyến, miền Nam Trung Hoa, sau khi đã đi thăm Hồng Kông, Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu và Quế Lâm (Guilin). 
Con rể út của chúng tôi được phái đi làm việc cho hãng dầu Husky Canada ở Thẩm Quyến (Shenzhen) trong vòng một năm và vợ con cũng đi theo. Vì thế chúng tôi đi thăm con cháu và tiện thể làm một vòng du lịch Trung Hoa từ 21 tháng 3 đến 23-4-2012.
Chúng tôi bay từ Vancouver đến Hồng Kông và ở chơi tại thành phố cảng này vài ngày. Lần cuối tôi thăm Hồng Kông cách đây 40 năm. Thành phố có thay đổi nhưng không nhiều. Vẫn người đông như kiến, bây giờ có vẻ đông hơn. Vẫn những tiệm ăn đầy thực khách ăn uống nói cười ồn ào. Các món ăn vẫn ngon, đặc biệt món ngỗng quay (síu ngộ) sau 40 năm tôi mới được thưởng thức lại. Vẫn những cao ốc treo đầy sào và dây phơi quần áo ngoài mặt tiền. Cái khác của Hồng Kông là có nhiều nhà cao tầng hơn. Khách sạn chúng tôi cư ngụ cao trên 70 tầng. Chúng tôi ở tầng 53, cách mặt đất trên 200 thước tây, nhìn xuống thấy eo biển, tầu bè, xe cộ nhỏ li ti như đồ chơi. Một điều khác nữa là dân Hồng Kông bây giờ có vẻ giầu hơn, ăn mặc đẹp đẽ hơn. Nhiều tiệm quần áo, mỹ phẩm, vật dụng sang trọng đắt tiền của các công ty nổi tiếng quốc tế, Gucci, Vuitton, Calvin Klein, Channel, Christian Dior… được mở tại nhiều khu phố và thương xá. 

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Tiếng Việt ...vui

 From email
Tìm thấy trong sổ tay một Du khách Mỹ đánh rơi trên bãi biển ở VN
- Ăn đi : Không có nghĩa là vừa ăn vừa đi mà chỉ nhắc nhở ai đó Ăn mạnh vào.
- Ăn mặc : Không có ăn chi cả mà chỉ có mặc không thôi
- Ăn nói: Cũng không ăn chi cả mà chỉ nói không thôi
- Buồn cười : Không có buồn gì cả mà chỉ có cười không mà thôi
- Cà lăm, Cà nhắc, Cà chớn, Cà khịa, Cà rịch, Cà tang : Không phải những loại Cà để ăn,mà những tật không hay của người ta.
- Đánh Giày : Không phải là Phang, Đánh, đập, đá vào Giày mà là "o bế ", làm đẹp cho Giày.
- Đánh Răng : Không phải là Đánh, Đập. . cho Răng đau, mà dùng bàn chải và kem làm cho sạch răng mà thôi.
- Đi Cầu : Là đi vô toilet chứ không phải lái xe hay chạy qua cầu đâu.

Bao giờ cho đến...

Đã nghe người phụ nữ nói tiếng Bắc dễ nghe dể hiểu về những vấn đề chính trị xã hội một cách chuẩn xác, một lần rồi, nhưng hôm nay mới nghe toàn bài nói chuyện của bà, có lẽ hơn mấy ông nghị đang ngồi đọc những bản văn với những từ ngữ mà người dân nghe mà không hiểu họ nói tiếng gì.  Phải như đảng viên nào cũng như vi phụ nữ này thì có lẽ đất nước đã không bị “lủng củng”,  thắc mắc sao đảng họ không bầu cho bà là tổng bí thư, thủ tướng nhỉ.




Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Tiếng hát Lộc Vàng

Trần Trung Đạo
Theo blog Trần Trung Đạo

Boston, nơi tôi ở, trời đã cuối thu. Những cơn mưa đêm tuốt đi những chiếc lá cuối cùng. Lá rơi đầy trên những con đường trong xóm, trên mặt hồ và hàng cây trước mặt nhà chỉ còn những cành trơ trụi. Sáng thức dậy là nghe tiếng chổi vọng về từ phía sân thiền viện bên kia đường. Những cánh chim Cardinal màu đỏ thắm, Blue jay màu xanh mới hôm nào nhộn nhịp đã không về nữa. Bầy ngỗng không còn kêu trên mặt hồ lạnh giá. Khu vườn chỉ còn là một thảm lá dày. Cô con gái út lặng lẽ đem cất bình đựng thức ăn dành cho chim vào trong kho đựng đồ đạc góc vườn và bảo chúng đã di cư về miền nam, hy vọng sang mùa nắng ấm chúng sẽ nhớ đường về.
Hôm trước, ngồi nghe ca sĩ Ánh Tuyết hát Lá Đổ Muôn Chiều của Đoàn Chuẩn lòng chợt nghĩ về một nghệ sĩ khác có lần đã hát bài hát đó mà tôi nghe qua youtube. Bỗng dưng muốn viết về anh.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Những từ dùng sai trong ngôn ngữ tiếng Việt

Bài này ai viết không tìm ra tên ngưòi viết. Ghi lại đây để ai quan tâm và là cơ hội cho riêng tôi học lại tiếng Việt, muốn biết thêm nên đọc thêm ở đây.

Theo book Hunter
*Book Hunter:  Trong ngôn ngữ giao tiếp và hành chính của người Việt chúng ta hiện nay, nhiều từ đã bị sử dụng không chính xác, bị biến nghĩa hoặc ghép từ một cách kệch cỡm. Điều này thể hiện tư duy tạm bợ và tinh thần thiếu trách nhiệm trong sử dụng ngôn từ. Việc đưa ra những khái niệm không chính xác này tạo thành một thói quen chấp nhận sự mù mờ trong định nghĩa từ, dễ gây hiểu lầm và tranh cãi, khiến cho văn bản kém tính chính xác. Đây là một bài chúng tôi sưu tầm, liệt kê các trường hợp sử dụng từ sai trong tiếng Việt hiện nay.
1.- Sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt.
CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt ví tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ chung Hán việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn.

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Gone With The Wind - Cuốn Theo Chiều Gió

Hoàng Nhất Phương




Năm 1936 khi "Gone With The Wind," của nữ văn hào Margaret Mitchell (8-11-1900 * 16-08-1949) được ông David O. Selznick - giám đốc hãng phim Selznick International Pictures - xuất bản, không chỉ người Mỹ mà toàn thể độc giả trên thế giới đều yêu thích quyển tiểu thuyết sử thi lãng mạn này. Sau đó "Cuốn Theo Chiều Gió" chuyển thể thành phim, trình chiếu đầu tiên tại Atlanta ngày 15-12-1939, đã được khán giả toàn thế giới cuồng nhiệt bày tỏ lòng yêu thích. Thời gian đi không đợi; đã 77 năm trôi qua nhưng cho đến nay sức sống mãnh liệt và tình yêu vĩnh hằng của các nhân vật Scarlett O’ Hara, Melanie Hamitton, Rhett Buttler, Ashley Wikes…vẫn khiến nhân loại phải nao lòng. Không chỉ người đồng thời với Margaret Mitchell mà cả những thế hệ sau này, vẫn nhận ra nỗi niềm bi thiết, những điều thăng trầm được mất, khi xem "Gone With The Wind." Nữ tài tử Vivien Leigh trong vai Scarlett O'Hara, và nam tài tử Clark Gable trong vai Rhett Butler, đã để lại dấu ấn tuyệt đẹp đến nỗi người ta cho rằng Vivien Leigh chính thật là Scarlett ngoài đời, và không một ai thể hiện xuất sắc tâm tánh và phong cách của Rhett cho bằng Clark Gable.

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

NHẬT KÝ VUI VẺ (cái dại) của CHÂU ÂU (tiếp)


Ts. Nguyễn Đình Cống

Chuyện số 5- Dân châu Âu quá kém về những việc thông thường. Dân Việt ta rất quan tâm đến thờ cúng tổ tiên, thể hiện tấm lòng nhớ đến cội nguồn, hàng năm lo giỗ các cụ. Ai không làm tròn việc đó sẽ mang tiếng bất hiếu. Chỗ trang trọng nhất trong mỗi nhà là bàn thờ. Tôi vào nhiều nhà ở Pháp, Ý, Hà lan chẳng thấy bàn thờ gia tiên đâu cả. Thế thì chúng nó là một lũ mất gốc, bất hiếu. Chúng nó chẳng chịu sang ta mà học tập. Tôi tâm sự với các con, lại được chúng nó phê phán cho một trận. Chúng nó bảo tại sao ba lại hay dùng thói quen của mình để đánh giá người khác. Người ta không có phong tục lập bàn thờ nhưng có phải vì thế mà bảo người ta quên tổ tiên đâu. Tôi cãi, hàng năm không cúng giỗ, không đốt vàng mã, quần áo giấy thì vong linh các cụ bị đói, bị rách, làm sao các cụ phù trì bảo hộ cho con cháu. Lúc này thằng rể người Hà lan lên tiếng, nó nói lơ lớ nhưng cố mà nghe thì cũng hiểu, nó nói :

TỪ GWANGJU ĐẾN HAWAII

ĐẶNG NHẬT MINH

GWANGJU – Cái nôi của phong trào Dân chủ

Thành phố Gwangju là thành phố lớn thứ 6 của Hàn Quốc, nhưng là một trung tâm chính trị-kinh tế văn hóa lớn. Khi nói đến Gwangju không thể không nhắc đến cuộc nổi dậy của thanh niên sinh viên và nhân dân ở thành phố  này từ ngày 18 đến 27 tháng 5 năm 1980 chống lại nền độc tài của tướng Chun Doo-hwan. Họ đã nắm quyền kiểm soát thành phố trong 9 ngày đêm, chiến đấu để tự bảo vệ mình và cuối cùng thì bị dẹp tan bởi quân đội Hàn Quốc. Sự kiện trên được người Hàn Quốc gọi một cách ngắn gọn là sự kiện “18 tháng 5“. Trong suốt thời kỳ Chun Doo-hwan cầm quyền, sự kiện “18 tháng 5” bị gán cho là cuộc bạo loạn của những người thân Cộng sản. Chỉ sau khi chính quyền dân sự được tái lập, sự kiện này mới được coi là một nỗ lực phục hồi dân chủ trước quyền lực quân sự. Chính phủ đã chính thức gửi lời xin lỗi và xây dựng một nghĩa trang quốc gia dành cho các nạn nhân.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Một thoáng Moscow

Châu Quang

Đầu tháng 11, một công ty bạn ở Florida nhờ mình đi gấp sang Moscow để điều đình một hợp đồng với một công ty khác. Thủ tục xin visa vào Nga thật rắc rối, khai báo online mất cả tiếng đồng hồ, hỏi đủ thứ, gần bằng lý lịch trích ngang trong nhà tù cộng sản. Giá cả cho một visa cao ngất.
Nghe nói bên Việt Nam cũng có nhiều người du lịch Nga theo tour, cứ như cái kiểu xin visa thế này thì người bên Việt Nam giải quyết ra sao? Thử gú-gồn một phát có ngay câu trả lời. Có những văn phòng ở Hà Nội và Moscow chuyên xin visa cho người Việt.
Mỹ cũng không khác. Các văn phòng dịch vụ xin visa đi Nga tập trung ở thành phố New York, nơi có nhiều “Nga kiều,” kể cả Mafia Nga. Mình đưa tiền cho họ thì họ lo tất.
Sau một chuyến FedEx gửi passport của mình cho họ thì vài hôm đã nhận được một phong thư FedEx khác, bên trong là passport có dán visa. Lạ một điều là cái bìa passport Mỹ của mình có dán một nhãn ghi tên và địa chỉ của văn phòng dịch vụ xin visa. Sau một lúc suy nghĩ, mình đoán có lẽ là dấu hiệu giúp quan chức lãnh sự quán Nga ở New York nhận ra “phe ta” để chiếu cố và xử lý nhanh, chắc là có bồi dưỡng? Điều lạ thứ nhì là chỉ cho nhập cảnh 8 ngày, tức là hai ngày sau ngày mình khai định rời Nga, chứ không tự động 30 ngày hoặc 3 tháng như nhiều nước khác. Hình như Nga vẫn quan tâm đến an ninh hơn là phát triển ngành du lịch?

Đôi điều suy nghĩ

Hôm qua người ta gửi cho tôi xem cái clip sau, vể một câu chuyện của lịch sử cận đại.  Khiến tôi suy nghĩ, ở nơi xa quê hương, lâu lâu vẫn có những tiếng nói báo động về sự "nằm vùng của cộng sản" hay biểu tình chống đối những người thân cộng, dĩ nhiên nghe thì nghe, rồi cũng chẳng để ý, cứ nghĩ mình không ở xứ cộng sản là được rồi. Nhưng xem cái clip xong, mới thấy những người có mưu đồ, nhất là mưu đồ chính trị, thì họ có thể làm bất cứ chuyện gì, và họ có thể lặn sâu để hoàn thành công việc nào đó mà họ theo đuổi, kể cả giết người.  Đáng sợ thật. 
Cho nên nếu ở một cộng đồng không quan tâm đến những lời cảnh báo ảnh hưởng tới tự do của họ, tới con em của họ sau này thì rất là nguy hiểm phải chăng? Thí dụ, sau này con cháu của người Mỹ, người Anh, người Đức gốc Việt, vv.. tự do lại được học lịch sử đảng CSVN thì có nguy không cơ chứ, rồi con cháu về hạch tội tổ tiên nó sao bỏ nước ra đi, thì lúc đó biết ăn nói ra làm sao nhỉ?  

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Bão Haiyan, một cơ hội để đền ơn đất nước Philippines

haiyenbao
Bataan là thành phố chính của đảo Luzon, Philippines, dân số khoảng trên 600 ngàn người. Lịch sử của thành phố chỉ hai biến cố được thế giới biết đến nhiều, một lần trong đệ nhị thế chiến và lần thứ hai trong làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản vùng Đông Nam Á. Trong chiến tranh, trận phòng thủ Bataan là trận đánh cuối cùng trước khi liên quân Mỹ-Phi rút lui và trong làn sóng tỵ nạn, Bataan là nơi dừng chân của 300 ngàn người tỵ nạn, nhiều nhất đến từ Việt Nam. Ngoài ra, đảo Palawan với Làng Việt Nam nhiều huyền thoại cũng là nơi dừng chân của nhiều chục ngàn người Việt.
Đất nước chúng ta đang trải qua thời đen tối. Một thời, từ những cửa biển Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang sau cơn bão lửa Cộng Sản 1975, hàng triệu người Việt Nam đã phải bỏ lại sau lưng những gì trân quý nhất để ra đi tìm tự do trên những chiếc thuyền gỗ nhỏ. Vùng biển Đông mênh mông trở thành một nấm mồ nước sâu thăm thẳm. Nơi đó, mẹ lạc cha, vợ xa chồng, anh mất em. Nơi đó, tiếng niệm Phật, lời cầu kinh cũng chẳng còn ai nghe thấy. Nơi đó, chỉ còn lại những thân thể trần truồng, máu me nhầy nhụa, chỉ có tiếng rên của những con chim nhỏ Việt Nam bất hạnh trước bầy điêu tặc. Nơi đó, chỉ có đói khát và lo âu, chỉ có những đứa bé hấp hối trong vòng tay thương yêu nhưng tuyệt vọng của mẹ.

TINH YÊU VÀ HÔN NHÂN


Nguyễn Đình Cống
Theo Facebook

Xin chú ý : Tôi chỉ trình bày một số suy nghĩ , quan điểm của bản thân mình để các bạn tham khảo, suy ngẫm, đối chiếu, liên hệ… chứ đây chưa phải là “ bài giảng”…các bạn thấy hay hay, đồng ý cũng được mà tìm cách phản bác lại sẽ tốt hơn, đừng vội xem lời viết ra là khuôn, là thước….


Khi nói A yêu B thì phải hiểu theo 2 cách. 1- là trạng thái tình cảm, 2- là một hành động.
1-Với trạng thái tình cảm, đó là sự rung động của con tim, lý trí ít hoặc không can thiệp mà mang tính bị động. Có nhiều mức độ : thích, mến, yêu, say đắm ( mê )…, nói chung là yêu. Thích là khi mới cảm nhận vẻ hình thức bên ngoài . Mến là khi đã có những hiểu biết về nhau, cảm phục nhau vì một vài tính cách nào đó. Yêu là khi đã có cảm nhận sâu sắc, đã hiểu biết về con người đó, thấy được ở B những điều đáng quý, đáng yêu, đáng tôn trọng. Say đắm đến mê muội là trạng thái của những người không biết tự chủ, quá yếu đuối, bị hớp hồn…( không nên để rơi vào tình trạng này ). Khi nói tình yêu sét đánh là mới chỉ ở mức thích vẻ bên ngoài chứ chưa có gì sâu sắc.( thích một cách sét đánh )

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Dale Carnegie – Đắc nhân tâm

Hoàng Nhất Phương



"How To Win Friends And Influence People - 1936" của nhà văn và cũng là diễn giả Dale Carnegiedo Simon & Schuster xuất bản tính đến nay đã 77 năm, nhưng vẫn được xem là "túi khôn" của nhân loại, và là một trong số những quyển sách nổi tiếng nhất thế giới được tờ New York Times bình chọn suốt 10 năm. Ngay khi vừa ra đời, chỉ trong vòng vài tháng "How To Win Friends And Influence People" đã tái bản 17 lần, được dịch sang hầu như tất cả mọi ngôn ngữ trên thế giới. Tại Việt Nam tác phẩm này do học giả Nguyễn Hiến Lê chuyển dịch thành "Đắc Nhân Tâm," nhà xuất bản Phạm Văn Tươi ấn hành năm 1951, cũng được tái bản nhiều lần và là quyển sách gối đầu giường của nhiều thế hệ.

Sự thăng tiến của người Đàn Ông ngày nay

Nguyễn thị Cỏ May

Nói theo ý của nữ triết gia Simone de Beauvoir «Người được gọi là Đàn Ông không phải sanh ra là Đàn Ông mà vai trò nhân xã đã làm cho họ trở thành Đàn Ông». Vai trò đã qui định cho người Đàn Ông được mọi người nhìn nhận là Đàn Ông ngày nay đã thay đổi sâu xa. Thay đổi gần như tận gốc rễ do diển tiến xã hội.
Nội tướng tài ba
Về mặt dạy dỗ con cái lúc nhỏ trong gia đình, vai trò đàn ông ngày nay giữ phần quan trọng hơn. «Con hư » không còn «tại mẹ» nữa. Việc nhà, thường quen gọi là việc «nội trợ » và người đảm trách việc «nội trợ» gọi là «người nội trợ» được hiểu gần như một cách đưong nhiên là người phụ nữ thì ngày nay có không ít người đàn ông nhận lảnh vai trò này.
Chẳng riêng trong gia đình mà đã trở thành một việc làm lãnh lương bình thường như những việc làm khác. Việc «nội trợ » được đăng báo trên mục «mướn người và cần việc làm». Cả việc đi làm nuôi sống gia đình ngày nay cũng không còn độc quyền trong tay người đàn ông nữa.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Cờ Vàng Bay Trên Đỉnh Fansipa – VN

Eve 2013/11/11

Việt Nam- 6 tháng- một mình một ngựa- một trái tim
Đây là bài viết của chị Eve, một người Việt định cử ở Mỹ. Chị đã đi “phượt” ở Việt Nam 6 tháng và viết một bài thật thú vị.
Fansipan Lá cờ… và một cái tát…
Tôi thường bảo sức lực mình không biết có còn nhiều để trèo lên nóc nhà Đông Dương không?… câu hỏi ấy hiện lên trong khi nhiều bạn trẻ tôi quen ở Việt Nam khuyên tôi nên leo Fan một lần cho biết…
Fansipan không phải là một ngọn núi cao mà tôi chưa vượt qua được khi còn trẻ… ngày trẻ tôi rất thích núi và thích leo núi nên cũng đã từng leo núi bằng tay, bằng dây, bằng đôi chân khỏe của mình nhưng bây giờ với số tuổi này leo ngọn núi 3120 mét thì quả không phải là một chuyện dễ… nói như thế ko có nghĩa là sức khỏe của mình không leo nổi nhưng cái ý chí, nhiệt huyết của mình không còn như ngày xưa nữa… chứ thật ra với nhiều người hơn tuổi tôi, nhất là những người ngoại quốc thì đó là chuyện thường ( nếu họ thích leo)… nhiệt huyết và ý chí của tôi thường không còn như ngày xưa nữa, qua năm tháng đã tàn lụi đi nhiều rồi… nhưng lần này với một ý nghĩ được thấy lá cờ “ Việt Nam cộng hòa” bay trên một ngọn núi cao nhất Đông Dương ( nói cho oai chứ Đông Dương thì chỉ có 3 nước là Việt Nam, Lào và Campuchia mà thôi)… Tôi có nhiều hứng phấn.

Tản mạn bên bát phở

Trần Thu Dung 

Một lần anh bạn Việt kiều Mỹ qua Paris chơi, rủ nhau đi ăn tiệm. Tôi hỏi anh thích nếm hương vị quê hương hay hương vị Pháp. Anh bạn đề nghị ăn đồ Tây với lý do đến đâu phải nếm đặc sản nước đó, đặc sản Việt Nam: nem, phở, bún, bánh cuốn... bên Mỹ bán đầy khắp. Hóa ra đặc sản Việt Nam bây giờ du lịch khắp thế giới, đặc biệt là ở Pháp và Mỹ - hai nước có lịch sử liên quan đến Việt Nam. Nhiều người nước ngoài biết đến nem, phở. Điều ngạc nhiên phở là món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam không nằm trên mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Tết Việt Nam gắn liền với bánh chưng, nem, măng hầm, bóng xào chứ không phải phở.


Phở là món đặc sản truyền thống của Việt Nam. Truyền thống, theo từ điển Pháp định nghĩa là những vật thể và phi vật thể được truyền từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Bánh chưng, nem là những món ăn truyền thống đã có từ nhiều thế kỷ. Phở cũng là món ăn truyền thống, vì nó đã được nhắc đến trong tùy bút, văn của một số nhà văn thời tiền chiến, như Nguyễn Công Hoan nhắc đến phở từ 1913 *. Nếu tính đến năm nay Phở Việt Nam đã có trên 100 năm, truyền từ đầu thế kỷ 20 sang đến thế kỷ 21. Những món ăn có ghi vào trong từ điển là những món ăn đã nổi tiếng và quen thuộc với dân tộc đó. Phở đã có mặt trong từ điển.

Bàn về phở người ta thường nói đến phở bò Bắc Kỳ. Tên gọi chứng minh thịt bò là nguyên liệu chính.

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

THÁI HẬU Ỷ LAN: NỮ CHÍNH TRỊ GIA KIỆT XUẤT VIỆT NAM


Lê Phước - Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có rất ít phụ nữ nổi bật trên chính trường. Đấy không phải là bởi vì phụ nữ nước ta không có tài làm chính trị, mà bởi vì ngày xưa phụ nữ luôn bị kềm kẹp trong cái câu “tam tòng tứ đức”, luôn sống trong cái cảnh “khuê môn bất xuất”.

Chính vì thế, nhân vật nữ nào được nổi bật thì ất phải là kiệt xuất lắm. Và cách đây hơn 800 năm, lịch sử Đại Việt đã biết đến một phụ nữ kiệt xuất có tài kinh bang tế thế : Thái Hậu Ỷ Lan. Về nhân thân của bà Ỷ Lan, còn nhiều điểm chưa rõ. Xem xét các bộ sử liên quan, đại khái bà sinh vào khoảng năm 1044 và mất năm 1117. Tên của bà sử cũ cũng không thống nhất, có thuyết cho rằng bà tên là Lê Khiết Nương, có thuyết thì bảo là Lê Thị Khiết, cũng có thuyết nói là Lê Thị Yến Loan.
Cô Gái Tựa Gốc Lan
Lúc chưa vào cung, bà là một cô gái hái dâu, chăn tằm ở làng Thổ Lỗi (còn có tên là làng Sủi, nay là xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Câu chuyện tiến cung của bà khá lãng mạn, và cũng là nguồn gốc của tên Ỷ Lan, cái tên nổi tiếng đến mức mà đời sau không ai còn chú ý đến tên thật của bà nữa. Sử cũ chép về câu chuyện này đại để như sau :

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Nhật ký vui vẻ, "cái dại" của châu Âu (I)

GS Nguyễn Đình Cống
Giới thiệu Vừa qua, trong 1 tháng tôi đã đi chơi qua 9 nước châu Âu (Pháp, Bỉ, Hà lan, Đức, Áo, Ý, Ba lan, Latvia, Lestôni), vừa kết hợp du lịch với thăm con cháu và thông gia. Chẳng là tôi có 1 con gái lấy chồng Hà lan, 1 đứa khác lấy chồng người Ý nhưng lại làm việc ở Pháp. Tôi tự thấy mình già rồi, chẳng muốn đi đâu xa cả, thế nhưng con và thông gia mời mọc nhiếu quá, bà vợ rất thích đi nhưng không thể đi một mình nên tôi đành tháp tùng. Đi một ngày đàng học 1 sàng khôn. Tôi đi 1 tháng qua 9 nước nên cũng học được nhiều thứ. Nhưng điều vui vẻ mà tôi muốn chia sẻ là thấy “cái dại” của thiên hạ.Tôi cứ lấy “cái hay, cái khôn” của dân ta ra mà xét, mà so sánh thì mới thấy thiên hạ có nhiều điều quá dại khờ, dân ta mới thật khôn ngoan, đảng ta mới thật sáng suốt. Tôi muốn được trẻ lại để sang châu Âu tuyên truyền nền văn hóa, phong tục tốt đẹp của chúng ta, sự tiên tiến của chế độ chính trị của chúng ta để cho thế giới phải ca ngợi chúng ta là số 1, không những dẫn đầu về cách mạng giải phóng dân tộc mà còn dẫn đầu thế giới nhiều thứ (chỉ hơi bị kém một chút về phát triển kinh tế, nhưng đó là do lỗi của bọn đế quốc ). Tôi xin ghi lại một phần sự thật (làm sao có thể ghi được toàn bộ, mà như người ta nói, nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, còn một nửa của sự thật thì có khi là dối trá). Tôi chỉ nhằm mục tiêu vui vẻ thôi, còn dối trá đến đâu xin tùy các bạn phân xử.

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Sự nghiệp của bà Doris Payne: một kẻ cắp tài danh

Trần Bình Nam
(thuật theo bài viết: “A Polished Act” của Kate Mather, Marisa Gerber và Richard Winton, đăng trên tờ Los Angeles Times số ngày 1/11/2013 – Trn Bình Nam)
Bà Doris Payne. Ảnh likethemermaid.com
Bà Doris Payne. Ảnh likethemermaid.com

Bà Doris Payne 83 tuổi. Sinh trưởng tại bang West Virginia, cha làm mỏ than đá, mẹ làm nghề thợ may. Mộng của Doris Payne là trở thành vũ công ballet. Nhưng vào thập niên 1930, không một cô gái da đen nào dù đẹp và nhảy giỏi đến đâu được nhận làm vũ công ballet. Doris thất vọng vì kỳ vọng một ngày kia nổi danh và giàu sang sung sướng không thực hiện được.
Năm 15 tuổi, Doris cùng mẹ đi Chicago thăm thân nhân. Cô vào một tiệm đồng hồ định mua một chiếc hợp với túi tiền mẹ vừa cho.Trong lúc chọn, thừa lúc chủ tiệm không để ý bà bỏ một chiếc vào túi. Sau vụ lấy cắp thành công Doris nghĩ tại sao không dùng tài mọn đó để đánh  cắp những món nữ trang đắt tiền. Và ý nghĩ đó đã biến Doris thành một tay đánh cắp nữ trang chuyên nghiệp.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Nguyễn Quý Đại – ĐƯỜNG VỀ LA MÃ (Phần III)

image001Lịch sử 300 năm đầu của Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô, xét về phương diện bên ngoài, thật là thê thảm: tiếp theo Đấng Sáng Lập, Các Tông Đồ, Môn Đệ và những kẻ tin theo Người đã bị cấm đạo và bách hại, nghĩa là mất quyền công dân, bị tước đoạt tài sản, bị bỏ tù, tra tấn dả man và bị hành quyết, thậm chí sau khi chết không còn được chôn cất trong mộ lộ thiên, mà phải xuống hầm sâu, do đó có các hang toại đạo Catacombe. Nhưng sau nhiều đời mà các Hoàng Đế Roma hết sức tàn ác với Đạo Công Giáo như thế, thì từ năm 313 Hoàng đế Constantin I, ký một sắc lệnh „chiếu chỉ“ ở Milano (Mailänder Vereinbarung/ Edit of Mailan) chính thức tha đạo. Đây là một trong những thay đổi lớn nhất trong lịch sử nhân loại, thay đổi hẳn bộ mặt của nền văn minh La Mã lâu đời.
Hoàng đế Constantin I sinh năm 280, năm 306 trị vì Đế quốc La Mã cho đến khi mất †22.5.337 được tôn vinh là một Đại Đế. Năm 313-318 ngài cho xây Đền Thánh đầu tiên cho
Đức Giáo Hoàng (Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan) ở Điện Laterano để dâng kính Chúa Cứu Thế,  (Basilica di San Giovanni in Laterano), là Nhà Thờ Chính Tòa của Roma. Thánh Đường nầy được ĐGH Sylvester (triều đại 314-†335) thánh hiến năm 324 và từng mang danh hiệu là „OMNIUM URBIS ET ORBIS ECCLESIARUM MATER ET CAPUT“, Mẹ và Đầu của tất cả các thánh đường ở Roma và trên thế giới.

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Vụ bé 3 tuổi bị bạo hành và những điều không thể hiểu

GN: Sáng qua, chia tay cháu, ra phố mua tô hủ tiếu mang về, ông chủ tiệm bảo có báo mới để xem. Tôi cầm tờ báo ra ngoài parking đọc. Bản tin cháu bé mới ba tuổi bị cậu đốt thuốc lá vào chân bắt đi ăn xin làm tôi vừa buồn vừa giận cho một xã hội, chính quyền địa phương đã làm gì để bảo vệ cho những đứa trẻ như thế.  Tôi không đọc hết tờ báo nữa, đem trả lại tờ báo. Thế mà nửa đêm thức giấc nghĩ tới cháu bé ấy mà cảm thương, có bao nhiêu những đưá bé như thế đang lang thang trong đêm tối trần truồng đói rét, như bài báo lúc sáng tôi đọc, có những lúc cháu không dám về nhà vị sợ cậu đánh. Trời hỡi, đưá bé ba tuổi làm sao nó phải sợ hãi tới như thế, đến nỗi đêm đen, đói lạnh cũng không làm cho cháu sợ.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog