Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Phan Châu Trinh và Giải Pháp cho Việt Nam

Năm rồi blog "tếu táo" là hội "học trò" chỉ thấy hội họp ăn uống không thấy nói gì tới xây dựng đất nước, dĩ nhiên đó là tôi nói vớ vẩn thế thôi, chứ có những cựu học sinh họ vẫn đã và đang làm nhiều việc âm thầm cho xã hội Việt Nam, chỉ chưa tập hợp lại làm chuyện chi lớn, mà tôi được biết đó thôi. Chả hiểu mấy anh chị PCT có nghe tôi nói tầm phào hay không, nhưng năm nay thấy có chủ đề hẳn hòi. Nghe rất hấp dẫn, là cựu học sinh tôi cũng tò mò muốn biết ra sao, chỉ tiếc là bữa đó tôi sẽ ở nước ngoài.  Thật là xấu hổ, ăn rồi chỉ được cái nói vương nói tướng, đến khi có chuyện thì mình lại vắng mặt, hy vọng các bạn cựu học sinh khác sẽ tham dự.:-). Mà cũng tại hội, làm chi thì phải thông báo cả năm, cứ đợi đến gần ngày mới thông báo thế thì làm sao gọi là "kế hoạch".

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Ôi ta buồn

MT hát "Ôi ta buồn ta đi tu" và nàng còn hỏi có ai muốn theo nàng không đây.
Nhìn nàng, ai sao không biết chứ tại hạ thì rất muốn theo nàng! Tu mà được như nàng thì tu chín kiếp tớ cũng tu.
Người đâu mà đẹp đẽ như bông bưởi thế không biết
(hu hu)

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

Happy Valentine

Katie Melua - The Closest Thing to Crazy

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Xa lắm tuổi học trò

Định viết vài dòng cho cái blog này sau khi xem đoạn trích sau. Nhưng gõ ra thì mất hay, để cho người xem đoán thử tại sao mình post cái blog này thì mới là ... bí mật chứ.

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Khi nhìn trường cũ chỉ trơ sân

Nhìn những tấm hình trường PCT trước khi bị đập thấy sao thảm thương quá, thảo nào trường bị đập, ba mươi mấy năm, không một lần sơn phết, trường mốc meo đến sợ. Trong khi đó nếu ai đi khắp đất nước Việt cũng có thể thấy cái toà nhà nào đẹp nhất, to nhất xây có khi ở ngay giữa nơi đồng trống thì cũng biết đó là cơ quan của chính quyền (hay của đảng).  Ở VN hai nơi trông thảm hại nhất là trường học và bệnh viện.

Hai câu thơ của Thầy cũ nghe buồn xao xuyến, học trò nay đã muôn phương, mấy ai còn ngồi với Thầy cũ để tang cho một ngôi trường.

Trường cũ trò xưa mất hết rồi
Còn ta với nỗi nhớ khôn vơi
Đêm nay có kẻ ngồi ôm mặt
Dưới gốc sao già để lệ rơi !

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

Thuyền Nhân và Biển Đông

Hai tuần trước tôi nhờ con mua dùm trên net cuốn Boat People của Carina Hoàng, mục đích để cho con tôi hiểu đoạn đường ra đi của chúng ra sao. Nhìn những tấm hình và câu chuyện được thu gọn trong một hay hai trang rất xúc tích và cảm động.  Tôi đã mua bộ truyện Thuyền Nhân gồm  nhiều câu truyện của nhiều người viết do ông Ngụy Vũ tập hợp bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, nhưng tôi cũng chưa đọc, vì đọc thì buồn quá, để dành đó cho thế hệ sau đọc mà thôi. Nhưng cuốn sách Boat People đáng để trên bàn, ở phòng khách cho bất cứ ai ngồi buồn tò mò dở ra đọc, họ không phải đọc lâu, chỉ cần nhìn vài tấm hình, đọc thoáng qua cũng có thể hiểu một giai đoạn đau thương của một lớp người vì sao phải bỏ nước ra đi và họ đã ra đi như thế nào.  Một cuốn sách lịch sử di dân thu gọn cho thế hệ sau. Dù rằng hầu hết câu chuyện của những người hiện nay định cư tai Úc .

Hình ảnh của một ngôi trường

Tin tức trường Phan Châu Trinh ở Đà Nẵng sẽ bị phá để xây đường chia lô bán, được phổ biến từ năm ngoái.  Chắc chắn bao nhiêu thế hệ học sinh đã từng cắn bút ngồi trong lớp học từ một trong những ngôi trường nổi tiếng của miền Trung mang tên của cụ Phan, sẽ không khỏi ngậm ngùi. Đây có lẽ là ngôi trường cuối cùng trong những ngôi trường trung học ở trung tâm thành phố đã bị xoá bỏ. Trường ở một vị trí trung tâm mà xung quanh có các trường Nữ Hồng Đức, Phan Thanh Giản, Bán Công, Bồ Đề và Nam Tiểu học. Những giờ tựu/tan trường là những hình ảnh sinh động (tưởng như bình an) của thành phố dù cho thành phố luôn phải sống trong giờ khắc bất ổn của chiến tranh. 

À mà có ai hiểu nghiã Trung học phổ thông (Thpt) và Phổ Thông Trung Học (PTTH) nó khác nhau ở chỗ nào, viết hoa hay không hoa, chữ nào đúng, hay cả hai đều đúng? Tôi mới khám phá ra là trường bị đập là (Thpt) còn trường mới (PTTH), rõ là có ý nghĩa gì đó, kỳ thị trường cũ và mới ? Không tin cứ vào bản đồ Đà Nẵng xem thì rõ.



Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

TRƯƠNG LƯƠNG KHÓC HÀN TÍN

Lang thang trên mạng thấy có bài thơ của người Thầy dậy toán ở Phan Châu Trinh ngày xưa, Thầy thường làm thơ tình học trò, lần đầu thấy bài thơ này không ở trong thể loại trên và kể chuyện xưa.

Thứ Năm, 3 tháng 2, 2011

Chiều


Đọc blog quê choa có câu tác giả Nguyễn Quang Lập viết Thi Hoàng có câu thơ "Có những buổi chiều không biết cất vào đâu", tôi chợt nhớ, Giao Thừa của tôi ra sao. Buổi chiều trước Giao Thừa, hỏi cô bạn ngồi bên cạnh trên chuyến xe về nhà sau khi chúc nhau để nhớ tối là Giao Thừa, hỏi cô sẽ làm gì, cô bảo "ngủ" và cô quay ra hỏi tôi làm gì? Tôi cũng ớ ra biết làm gì, thì cũng ngủ thôi và bắt đầu ngủ từ bây giờ, cũng là Giao Thừa ở VN, nghĩa là xe bắt đầu chuyển bánh là ngủ và về nhà ngủ tiếp tới Giao Thừa nơi tôi đang sống. Cô bảo cô ăn Tết cuối tuần rồi nên giờ chẳng làm gì vì chồng cô cũng đi vắng. Tôi thì có khác gì cô đâu, cũng ăn Tết cuối tuần, có điều tôi mua sẵn trái cây để bề bộn ở trên bàn, định bụng tối nay sắp ra rồi để đó.

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011

Chúc Xuân AVT

Tết Nơi Xứ Lạ

Tết Nơi Xứ Lạ

Tết về Tết đến rồi tết lại đi
Gây chi mong nhớ, nhớ chi Tết về
Xa quê rồi, mới thấy nhớ quê hương
Tết nơi xứ lạ, nhớ quê vô cùng

Nơi đây chẳng có mai vàng nở
Làm sao biết xuân về hay chưa
Giao thừa mà chẳng nghe pháo nổ
Làm sao biết để đón giao thừa

Nơi này thì chẳng có lịch ta
Làm sao mà biết Táo chầu hăm ba
Nơi đây không có chợ Tết, chợ hoa
Làm sao đi chợ sắm Tết, đón Xuân

Bao nhiêu năm xa xứ rồi nhỉ
Là bấy nhiêu Tết nơi xứ lạ
Bao giờ mới trở về quê hương
Để tìm lại hương vị Tết ngày xưa.

Thiên Hữu

Thứ Ba, 1 tháng 2, 2011

Thương quá xuân về


Nguyễn Việt Hà

- Sao giờ này còn lọ mọ ở đây? Một đồng hương chung sở, có việc đi ngang qua, thấy tôi bước ra từ phòng làm việc, bèn hỏi toáng.

Ngỡ anh hỏi về chuyện giảm biên chế trong hãng, tôi vội đáp.

- Giờ này mà tôi và ông còn nhìn thấy nhau ở đây là mừng lắm rồi.

- Dĩ nhiên rồi! Người đồng hương đáp. – Nhưng tôi hỏi ông tại sao không về ăn Tết mà còn lọ mọ ở đây làm gì?

- Ăn Tết à? – Tôi nói nhỏ, rồi chợt ngẩn người. Một luồng điện vụt nhanh qua tim, buốt nhói. Mấy chục năm ăn Tết nơi đất khách, mặc dù đã tự nhủ: Sống đâu thì âu đấy. Nghĩa là ăn Tết tây là đủ, còn Tết ta, thôi thì làm theo đúng “thủ tục hành chính”, vào siêu thị Châu Á, mua một cặp bánh chưng gói, luộc kiểu “tàu nhanh”, cùng một ít bánh, mứt, hoa quả… Rồi giây phút giao thừa cả nhà thắp hương tổ tiên, cùng phóng tâm hướng về cố quốc… Rồi lại cùng nhau tống tiễn một năm cũ. Hết.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog