Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Cẩm nang chống cướp ở VN?

Ở đâu thì cũng có tê nạn xã hội nhưng xã hội và con người ở nơi đó đối phó với tệ nạn và hỗ tương nhau ra sao nói lên văn hoá và văn minh của xã hội đó.  Ngày nay đọc bài blog của ai đó tổng hợp lại trên net như một "cẩm nang" giúp người dân tự đối phó khi gặp cướp đủ biết xã hội VN "kinh khủng" biết dường nào, trong khi xã hội có đủ các loại dân phòng, công an, cảnh sát, nội an, nghĩa là đủ các hệ thống bảo vệ cho người dân xã hội cho ổn định, thế nhưng cướp xảy ra nhan nhản thì họ không hề "thấy" nhưng họ có thể tốn kém đồng thuế của nhân dân để ngồi cả đám canh chừng một ai đó chả làm gì có hại cho xã hội nhưng có thể không có lợi cho nhà cầm quyền. 

Tìm hiểu nguyên nhân tàn hại đời Kiều

Nguyễn Thanh Giang
Ở trong nước, số lần ấn hành và tái bản Truyện Kiều của Nguyễn Du với nhiều dị bản, nhiều tên gọi khác nhau đã có hàng trăm. Ở ngoài nước Truyện Kiều đã được dịch ra tiếng Pháp 7 lần, tiếng Anh 4 lần. Ngoài ra còn tiếng Nga, tiếng Ba Lan, tiếng Đức, tiếng Hàn… Rõ ràng đây là một kiệt tác văn chương không chỉ của Việt Nam mà của nhân loại. Theo nhà văn Pháp R. Crayssac: “Kiều có thể so sánh mà không thua kém bất cứ kiệt tác nào của bất kỳ thời đại nào, bất kỳ xứ sở nào!” .
Gần hai trăm bài khảo cứu, đánh giá Truyện Kiều của các tác giả cổ kim đông tây đã được công bố.
- Cùng thời với Nguyễn Du, năm 1820, Mộng Liên Đường đã bình luận: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột”

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Thế-hệ bánh mì kẹp

Yên Hà
Tôi ra đời giữa hai cuộc chiến, giữa một trăm năm đô-hộ giặc Tây và hai mươi năm nội-chiến từng ngày. Sau đó, tôi được đi du-học và tôi đã sống “vô tư lự” bên trời Âu sung-túc trong khi khói lửa vẫn ngập trời nơi quê nhà.
Giờ đây, bom đạn đã ngừng tiếng nhưng một lần nữa, gia-đình tôi đã phải cuốn gói rời bỏ quê-hương và mấy triệu người Việt-Nam bỗng nhiên phải sống tản mác trên toàn thế-giới như những cây bị bật rễ, ở những chốn dung-thân như Mỹ, Gia-Nã-Đại, Pháp, Úc…
Phần mất mát vần còn đó, nguyên vẹn, ít ra đối với bố mẹ chúng tôi và chúng tôi, thế-hệ đầu của những người di-dân. Một thế-hệ “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”, lơ lửng giữa không-gian quê hương, chơi vơi giữa thời-gian thế-hệ, lạc lõng trong tâm-tư văn hoá.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Miền Nam

Đầu thế kỷ 21, tôi trở về VN, được cậu em xách chiếc xe hai bánh mà tôi cũng không rõ là xe loại gì, có lẽ giống như chiếc Honda thời xưa thôi. Hai chị em làm một chuyến hành hương đi từ Sàigòn về tới Hà Tiên.  Là người miền Nam nên cậu rành từng thành phố ở miền Nam. Chỉ với chiếc xe hai bánh ấy, chúng tôi đi và trời mùa tháng Năm đổ lửa cùng với những cơn mưa vội vàng, cho nên dù chẳng có aó mưa và nóng nên chúng tôi cứ thấm mưa mà đi, chẳng bao lâu thì quần aó lại khô. Thủa nhỏ tôi may mắn được đến nhiều vùng ở miền Trung, nhưng miền Nam thì tôi chỉ biết đến Sàigòn là hết. Mãi đến ngày ấy mới là lần thứ Hai tôi được nhìn thấy miền Nam, sau lần đầu nhìn thấy rồi đi thằng ra biển.  Cho nên ngồi sau xe hai bánh, tôi có dịp chú ý đến sinh hoạt của các thành phố, dĩ nhiên tôi thấy đời sống ở miền Nam trù phú hơn, những ngôi nhà lá ở bên đường cũng có cột antena, bên cạnh những con sông là những ngôi nhà dọc theo con đường, tuy có nhỏ nhưng cũng được tráng nhựa tương đối tốt. 

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Cưỡng chế ngôn ngữ

Nguyễn Hưng Quốc

Ở Việt Nam, mấy năm gần đây, có một chữ khá thịnh hành và thường gây xôn xao dư luận: “cưỡng chế đất đai.” Nhưng việc cưỡng chế ấy không phải chỉ giới hạn ở chuyện đất đai. Từ lâu, chính quyền đã có một hình thức khác: cưỡng chế ngôn ngữ.
Hình thức cưỡng chế ấy có nhiều biểu hiện.
Thứ nhất, nhà cầm quyền cộng sản sử dụng ngôn ngữ như những nhãn hiệu để phạm trù hóa kẻ thù. Ngày xưa, thời kháng chiến chống Pháp, đó là những chữ “thực dân,” “Việt gian,” “địa chủ,” “cường hào” và “tư sản”; sau, thời chiến tranh Nam Bắc, đó là những chữ “đế quốc,” “chủ nghĩa thực dân mới,” “Mỹ ngụy,” “bù nhìn,” “tay sai,” “ác ôn,” “phản quốc” và “phản động”; sau năm 1975, “chủ nghĩa bá quyền,” “chủ nghĩa bành trướng,” “tư sản mại bản,” “tàn dư của chủ nghĩa thực dân” và “phản động”; gần đây, thêm hai khái niệm mới: “diễn tiến hòa bình” và “âm mưu của các thế lực thù địch quốc tế.” Ði đôi với các từ ngữ ấy ấy là vô số các ẩn dụ nhằm phi nhân hóa kẻ thù: “sài lang,” “lang sói,” “ác thú,” “quỷ dữ,” v.v...

Bức ảnh trong ngày

[]
Bạn thấy gì trong giấc mơ của chú bé này
Bạn có ước được một giấc ngủ ngắn với nụ cười như chú tiểu này không?

TẠ TRÍ HẢI - NGHỆ SĨ CỦA ĐƯỜNG PHỐ


 
Bút kí của Trần Vũ Long
Ông là một người con của Hà Nội, một nghệ sĩ đường phố, không gia đình, không nhà cửa, sống cuộc đời nay đây mai đó cùng với những cây đàn. Cuộc đời ông đã phải trả nhiều giá đắt khi cố sống là một người trung thực, đấu tranh với cái xấu và cái ác. Thật cay đắng, nhưng suốt đời ông không tự đánh mất mình. Ông chính là một sứ giả của âm nhạc bởi đã đem lại niềm tin yêu vào cuộc sống vào con người cho tất cả những ai đã từng nghe ông chơi đàn theo cách giản dị và chân thật nhất. Ông đã làm nên một nét văn hoá của Hà Nội.


Quan hệ giữa người với người: Tham lam ích kỷ cạnh tranh nhỏ nhặt

Vương Trí Nhàn biên soạn

Không ai hết lòng với ai
Tôi xem trong xứ ta tính người đổi nhiều lắm, tục tốt ít ưa, tục quấy hay thích. Tục tốt là thương yêu nhau, thấy ai mạnh thì vui, thấy ai khổ thì thương. Còn quấy là ganh hiền ghét nhỏ, dèm phải đua quấy (1), thấy ai giỏi hơn, giàu hơn sang hơn thì không ưa, thấy ai dở hơn, nghèo hơn, hèn hơn mình thì khinh bạc chê bai; những điều quấy như vậy xem ra tiệm (2) đủ gần hết.
Coi ra cho kỹ thì ai lo phận nấy, ai chẳng cần ai, sang với nghèo đãi nhau không hậu tình.
Tệ nạn mỗi ngày mỗi thêm, làm sao cho khỏi bị người các nước khác khinh khi. Cũng bởi vì mình ở với nhau còn không phải không tốt thay, hà huống gì với nước khác, bảo người vì mình sao đặng?

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Hiện tượng phản-ngôn ngữ ở Việt Nam

Góc nhỏ: Tuần trước tôi đọc một tựa bài báo được đăng trong nước "Thủ tướng lệnh xử lý thông tin chống Đảng" mà không hiểu bây giờ ngôn ngữ Việt Nam thay đổi đến mức như vậy. Đọc mà không hiểu là người ta có viết thiếu chữ không? Cả những trang báo lớn như BBC cũng ghi y như thế, chỉ có mấy tờ báo ở hải ngoại mới có thêm một chữ "Thủ tướng ra lệnh xử lý thông tin chống Đảng". Đọc bài báo của tác giả Hiện tượng phản ngôn ngữ ở VN thì mới hiểu, ngôn ngữ VN đã thay đổi cho chiều hướng ngắn, ngắn rất nhiều.

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Người Tràng An

Góc nhỏ:  Một bạn đọc bài Sàigon Hànội của người Viết Khương Hà, tôi post lại chứ không phải tôi viết bài ấy, bạn đọc cũng cho tôi đường link cho bài viết sau, như để phản biện lại bài Sàigòn Hànội.  Đúng là người Tràng An xưa có nếp sống khác, nhưng sau các biến cố 45, 54, người Hà nội nếu không ra đi thì cũng bị đày ải tận miền núi. Xin mời đọc thêm để hiểu thêm văn hoá Hànội xưa và nay.


DẪU KHÔNG THANH LỊCH CŨNG NGƯỜI TRÀNG AN
Lao quang Thau
Thưa các Bạn ! Gần đây trên các trang mạng xã hội và các báo, nơi nào cũng nói về người Hà Nội cùng cách hành xử kém văn hóa của nó. Có nhiều bài nói giọng bài xích thiếu thiện chí, cũng có bài mổ xẻ nguyên nhân sâu xa của nó. Lão cũng đọc được một số bài phân tích tương đối lo gich và có hệ thống của một số nhà báo có tâm . Còn đại đa số là rêu rao và chê bai, dè bỉu Hà Nội với cái nhìn thiếu thiện cảm.

NHÂN BẢN, DÂN TỘC VÀ KHAI PHÓNG

Huỳnh Ngọc Chênh: Té ra tôi được đào tạo trong hệ thống giáo dục như thế này mà không hề biết tới. Thật ra qua 5 năm tiểu học, 6 năm trung học, 3 năm đại học và 1 năm cao học là một quãng đường dài 15 năm (với đa số HS khác là 17 năm) nằm trong hệ thống giáo dục nầy nhưng tôi chưa có dịp suy nghĩ về nó. Trước 75 còn bé và lo dồn dập chuyện học, sau 75 thì bị xoáy vào thời bao cấp và liên tục học chính trị nhồi nhét cái mới nên không còn đầu óc đâu để suy nghĩ về chuyện cũ. Nay đọc lại tư liệu này trên trang Phạm Viết Đào, bỗng dưng thấy …xúc động.
Có nhiều chuyện cần bổ sung vào bài viết nầy, nhưng đó là việc lâu dài, còn trước mắt, tôi xin bổ sung tức thì về một số trường trung học danh tiếng trong hệ thống trường trung học tuyệt vời thời đó theo như ký ức của tôi. Đó là các trường: Quốc Học, Đồng Khánh (Huế), Phan Chu Trinh, Hồng Đức (Đà Nẵng), Trần Quý Cáp (Hội An), Trần Cao Vân (Tam Kỳ), Trần Quốc Tuấn (Quảng Ngãi)….Gia Long, Petrus Ký, Trưng Vương (Sài Gòn)… Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ)...
Hôm nay trường Phan Chu Trinh Đà Nẵng kỉ niệm 60 năm ngày thành lập.

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Tiêu rồi, những người đàn ông

Tôi có cô bạn Mỹ, phải nói cô có khuynh hướng "feminism", những người luôn cổ động sự bình quyền cho phụ nữ.  Xã hội cũng cần có tiếng nói của họ, tuy đôi lúc tôi không đồng ý với mọi sự đòi hỏi của họ, không biết có phải vì vốn được nuôi dưỡng trong một xã hội Á châu hay không? Nhưng tôi cứ nghĩ đơn giản chuyện gì phụ nữ cũng đòi hỏi như đàn ông thế thì xã hội cần gì tới đàn ông và đàn bà.  Dĩ nhiên từ lâu xã hội vẫn cho là đàn ông thông minh hơn phụ nữ, nhưng ở thế kỷ 21 phụ nữ đã chứng minh IQ của họ không có thấp hơn đàn ông, có lẽ trong quá khứ, hoặc là họ bị đè bẹp hay họ nhường thế thôi. 

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Chú chó trung thành

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Những toa thuốc dân gian


Một trong những vấn đề người dân nước Mỹ quan tâm ngoài công ăn việc làm, thì đó là bảo hiểm y tế khi mà đối tượng cần dùng đến Medicare càng ngày càng cao, thế hệ "baby boomer" càng tiến gần đến ngưỡng cửa mỏi gôí chân chồn, đó cũng là mục tiêu của hãng sở tôi nhắm đến thị trường phục vụ cho thế hệ này càng cao, vì họ là thế hệ có tiền và muốn trẻ mãi .... không già.  :-) 
Bời thế cứ lâu lâu tôi lại nhận được một toa thuốc nếu không trị một thứ bệnh ngặt nghèo nào đó thì cũng trị vô số bệnh khác.  Cho nên hôm trước nhận một toa chỉ ngâm đậu bắp uống để trị bệnh tiểu đường Chả có bệnh gì nhưng cái tính tò mò nên tôi tìm trên mạng xem cái thư ấy tồn tại từ bao lâu rồi, hoá ra cũng khá lâu rồi, chỉ không biết đã có bao nhiêu người trị dứt hay giảm thì không rõ.  Đậu bắp là rau quả thì ăn cũng tốt thôi, chỉ cái vụ ngâm nước uống thì không rõVà cũng nhờ cái "toa" ấy tôi tìm ra một loạt "toa",  copy về để ai muốn nghiên cứu thử thì xin tuỳ.  Nếu chữa được gì thì cũng cho biết nhé :-) 

Hoài niệm Vũ Hoàng Chương

vhc
Vũ Hoàng Chương năm 24 tuổi
Hoài niệm
Vũ Hoàng Chương
(1915-1976)


Đặng Tiến
Ngày 6/9 dương lịch là ngày giỗ Vũ Hoàng Chương, mất tại Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 1976 ; sau mấy tháng bị chính quyền bắt giam vào khám Chí Hoà anh bị trọng bệnh, đưa về nhà một thời gian ngắn thì qua đời, vì ho suyễn, thọ 62 tuổi.
Vũ Hoàng Chương sinh tại thành phố Nam Định năm 1915 (giấy tờ ghi 1916) trong một gia đình khoa bảng giàu có ; tác giả của khoảng hai mươi tác phẩm, chủ yếu là thơ, rồi đến kịch thơ, hồi ký, bài nói chuyện. Vũ Hoàng Chương là nhà thơ lớn của đất nước, bắt đầu từ phong trào Thơ Mới, với các tập Thơ Say (1940), Mây (1943), qua những truân chuyên của dân tộc với Thơ Lửa (1948), Hoa Đăng (1959), Lửa Từ Bi (1963), và những biến chuyển trong thi ca hiện đại. Vũ Hoàng Chương là một tác gia lớn lao và quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà, chiếm một địa vị riêng biệt trong các trào lưu thi ca. Giữa những trầm luân của đất nước, tác phẩm của anh chưa được tìm hiểu toàn bộ và đánh giá đúng mức, ở miền Bắc cũng như miền Nam, trước 1975, và trong nước cũng như ngoài nước những năm gần đây.

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Chuyện Quảng

Tuần trước có người lầm lẫn gửi email giới thiệu bài hát Mưa chiều kỷ niệm được hát bằng một giọng Quảng Nam đến nhóm làm việc truyền thanh của chúng tôi. Sau đó ông xin lỗi đã gửi nhầm.  Tôi tò mò mở ra nghe và ngạc nhiên là người hát có giọng hát điêu luyện tuy với âm hưởng điạ phương của một miền đất Quảng.  Mấy hôm sau người quen cũng giới thiệu cho tôi nghe, ông là nguời Quảng nên ông rất tự hào với giọng của người hát, ông nói giọng ấy làm ông nhớ đến quê hương tuổi nhỏ, và ông nói bạn bè ông thì lại cho là ai đó đã hát nhái và họ rất tức giận cho là "chửi cha không bằng nhái giọng".  

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Ngân hàng và nhân dân

Sáng đọc hai bản tin mà ngậm ngùi, dân thì rất nghèo nhưng nhà bank lại rất nhiều, bây giờ mới biết cái đất nước bé tí teo có khi có nhiều ngân hàng hơn cả các quốc gia tân tiến khác trên thế giới.  Quả là nhà nước ấy biết quan tâm tạo điều kiện cho dân mượn tiền?
Ngoài ra sự liên hệ chồng chéo quan hệ chặt chẽ giúp đỡ nhau theo tính cách của XHCN trong tinh thần "đồng chí, đồng rận" có khi nào một ngân hàng bị sụp kéo theo cả hàng loạt sụp đổ không nhỉ. 
Tôi không rành hoạt động tài chính ngân hàng, không dám bàn loạn, chỉ thắc mắc vớ vẩn vì sự nghịch chiều của một quốc gia, xem ra rất buồn cười.

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

"đảng viên"

Góc nhỏ: Nhân đọc bài "Không thích nói chuyện chính trị" chợt nhớ câu chuyện cuối tuần khi đi trên xe với cô em, chúng tôi nghe đài phát thanh đang phát buổi hội luận của một phụ nữ có giọng nói khá cuốn hút lẫn đề tài mà bà nói đến là một đề tài thường được các ông đề cập hơn là phụ nữ.  Tôi nói với cô em, bà là đảng viên của đảng Việt Tân, tôi thường hay để ý đến những cuộc nói chuyện về chính trị của các phụ nữ, như một thời tôi không bỏ sót bài nói chuyện nào của bà Hillary R. Clinton hay Condoleezza Rice, những bà ngoại trưởng Mỹ mà theo tôi, họ rất lưu loát trong cách nói chuyện và sử dụng từ ngữ của họ.  Và người phụ nữ đang nói cho chúng tôi nghe lúc đó cũng lưu loát trong vấn đề mà bà đang nói.  Cô em tôi nghe tôi giới thiệu cô giãy nảy lên bảo tôi, như thể tôi đã dùng sai chữ khi nói về người phụ nữ Việt ấy "Gì mà ghê vậy, sao chị lại gọi là đảng viên, nghe cứ như cộng sản vậy".

Cả đời vẫn phải học

Tôi học được

Tôi học được rằng:
Có những điều dù ta chỉ làm trong khoảnh khắc nhưng lại làm ta đau lòng cả đời.

Tôi học được rằng:
Mỗi khi xa rời người thân yêu, hãy luôn nói lời thương yêu nhất, bởi có thể đó là lần cuối ta gặp họ.

Tôi học được rằng:
Đã là bạn thân, dù không làm gì cả, ta vẫn có những phút giây tuyệt vời khi bên nhau.

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

2/9 - Lối xưa xe ngựa “Sài Gòn cũ”


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...” - Dương Thu Hương.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog