Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Vì sao không nên đăng ảnh con cái lên mạng xã hội?

Amy Webb, Slate
Athena chuyển ngữ

Tôi nhớ khá rõ cái post đó trên Facebook. Đó là Kate, cô con gái 5 tuổi của bạn tôi, đang đứng bên ngoài căn nhà trong bộ đồ bơi màu vàng, và tên con phố có thể nhìn thấy một cách rõ ràng trên cánh cửa ra vào phía sau lưng cô bé.
Phía dưới bức ảnh là dòng chú thích “Đi biển vào ngày Lễ Lao động cuối tuần,” và hơn 50 lượt likes và bình luận từ bạn bè – bao gồm cả những “người bạn” mà mẹ của Kate không hề biết rõ.
Bức ảnh đó được tải lên Facebook rồi xếp vào một album mà ở đó đã có sẵn 114 ảnh chụp Kate: Kate được tắm táp sạch sẽ và quấn khăn kín người khi mới sinh, Kate hôn chú chó Labradoodle của cô bé, Kate chơi xích đu… Bên cạnh đó cũng có vô số bức ảnh chụp Kate trong bồn tắm hoặc những tình huống “khó đỡ” như khi cô bé mặc áo bra bằng ren màu hồng của mẹ.

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Những viên kim cương trong nghệ thuật ẩm thực

Nguyễn thị Cỏ May
truffes-1
Ở Pháp ngày nay, dân chúng vẫn còn gìn giử những sanh hoạt truyền thống tốt đẹp tuy phần lón sanh hoạt từ nông thôn cũng đều đã được cơ giới hóa và điện tử hóa . Hằng năm, vào cuối tháng 8, ở nhiều nơi, nông dân tổ chức lễ mùa gặt.
Cuối tháng 9, vùng làm rượu nho, có lễ hái nho và làm rượu. Ngày xưa, khi chưa có kỷ nghệ cơ khí, các ngành sản xuất đều theo nếp thủ công, các cô đầm trẻ đẹp xăng cao bùng rềnh, lội vào đóng trái nho, đạp cho bể ra để đưa vào lò cất rượu. Chân không rửa, các cô đạp trong chốc lát, gót chơn cô nào cũng đỏ như son và sạch bóng, thơm phức. Mà nhờ vậy, rượu ngon hơn rượu ngày nay, những trái nho giập bể bằng máy. Tiếp theo là lễ khai giảng mùa săn bắn. Người chủ lễ diện y phục cổ truyền như vua chúa thời xưa, cỡi ngựa vào rừng cùng với đoàn người thợ săn, với kèn, với bầy chó săn, lưới bắt thú, … Ngày nay, Pháp còn giữ nhiều rừng . Trước kia, có những khu rừng là đất của nhà vua để dành cho dân nghèo tới mùa lạnh vào lấy củi đem về đốt và sưởi . Giống như công điền dưới thời quân chủ ở Việt nam . Ngày nay, những cánh rừng này còn giữ và thuộc tài sản của Thị xã, tức chánh quyền địa phương.
Thu là mùa thu hoạch – Thu thâu – nên vào mùa Thu, người dân còn giử cái thú vui, cùng nhau vào rừng hái nấm. Có nhiều loại nấm hiếm quí rất đắt tiền.

Sẽ còn bao nhiêu Nguyễn Tuấn?

Vũ Phương Anh
 
Mò mẫm trên facebook, tôi tình cờ tìm thấy link bài viết "Có ai biết Nguyễn Tuấn không?" của tác giả Ngô Nhân Dụng trên trang SBTN. Tò mò click vào link bài viết (ở đây: http://www.sbtn.tv/vi/blog/co-ai-biet-nguyen-tuan-khong-ngo-nhan-dung.html), tôi đọc, và sững sờ lặng đi. Câu chuyện có thật, và quá sức cảm động.
Đó là câu chuyện về một người vô gia cư gốc Việt vừa qua đời vì tai nạn, đến hôm nay 22/11 là được 49 ngày. Một người có tên là Tuấn, họ Nguyễn, sinh năm 1961, thua tôi 1 tuổi, và thuộc về cái thế hệ đau đớn của chúng tôi.

Một bài viết mà tôi nghĩ bất cứ ai là người VN, dù ở đâu trên thế giới này, cũng cần phải đọc!

Bài viết này khiến tôi nhớ lại một người bạn mà tôi đã gặp và trở thành thân thiết thời tôi còn học ở Úc. Đó là anh Tươi, hơn tôi 15 tuổi (sinh năm 1945, năm Ất Dậu), đã trải qua loạn lạc ở miền Bắc, rồi cuộc di cư vào Nam, là sĩ quan chế độ cũ, đi học tập cải tạo, ra tù tự mình tổ chức đi vượt biên, tự lái tàu đưa gia đình và người thân sang Úc.

Anh rất dễ thương, rất hay giúp đỡ mọi người, và thích tìm gặp người Việt để nói chuyện, đặc biệt là những người mới từ VN sang như bọn tôi lúc ấy. Thế nhưng, dù được anh giúp đỡ tận tình nhưng bọn tôi đều sợ gặp anh, chỉ vì một lý do: Anh suốt ngày nói về chuyện vượt biên, và nói rất nhiều mỗi khi nhắc đến những ký ức đen tối ấy. Như một nỗi ám ảnh không bao giờ quên được. Phụ nữ bị hãm hiếp. Trẻ con chết vì khát, vì đói. Nắng, gió, bão táp, nỗi tuyệt vọng, những ngày dài lê thê ở trên đảo .... Anh không quên một chi tiết nào. Anh nói, như để tự giải thoát.

Có ai biết Nguyễn Tuấn không?


Ngô Nhân Dụng

Chắc quý vị không ai biết Nguyễn Tuấn. Anh qua đời khi đang ngồi trong quán bánh ngọt tên là Jolly Donuts nằm ở góc Đại lộ Roscoe và Đường De Soto trong thành phố Los Angeles, nước Mỹ. Một chiếc xe hơi SUV cao và lớn đâm thẳng vào tiệm bánh lúc anh đang uống cà phê, khoảng 10 giờ đêm ngày 4 tháng Mười năm 2014.

Khi chết đi, trong túi Nguyễn Tuấn chỉ có mấy tấm vé sổ số cũ, 350 đô la tiền mặt, và một điện thoại di động. Thi hài anh được đưa vào nhà xác thành phố, tạm ghi tên là John Doe No. 278. John Doe là cái tên chung đặt cho những người không biết rõ họ, tên. Giống như lối người Việt gọi những người không rõ họ tên Nguyễn Văn Mỗ. Anh là tên Nguyễn Văn Mỗ thứ 278, trong số mấy trăm di hài vô thừa nhận trong nhà xác Los Angeles, một thành phố dân số gần 10 triệu.
Sở giảo nghiệm (Coroner) chắc đã nhờ cảnh sát hỏi nhân viên làm trong quán cà phê mà đêm nào anh cũng tới, biết người ta gọi anh là “Tuan,” họ “Nguyen.” Vậy chắc tên anh là Nguyễn Tuân hay Nguyễn Tuấn. Nhưng vì anh không mang giấy tờ nào, cũng không thấy thân nhân nào đến nhận diện, cho nên họ vẫn ghi cái tên John Doe No. 278. Dấu tay anh được đưa cho cảnh sát tìm thêm, nhưng họ tìm không thấy trong các hồ sơ lưu trữ. Cả đời anh chưa bao giờ bị bắt vì phạm tội. Có người cho biết tuổi anh, chắc sinh vào năm 1961. Sở Xe tự động (DMV) cho chạy tên Tuan Nguyen 1961 trong máy vi tính, hy vọng tìm ra các chi tiết khác. Máy cho biết có 623 người họ, tên tương tự. Nếu tìm trong hồ sơ của Sở Di trú chính phủ Mỹ, chắc có thể thấy những dấu tay giống của anh; vì khi một di dân vào nước Mỹ thế nào cũng được lấy dấu tay. Nhưng trước đây gần 40 năm chưa có máy vi tính để chứa được nhiều dữ kiện trong hồ sơ các di dân như vậy. Cuối cùng, trước pháp luật, anh chỉ là John Doe No. 278, vô danh.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ (2)

Theo Vòng Quanh Thé Giới
exterior vew of Hagia Sophia

Istanbul, ngay từ năm 660 trước Công lịch với tên gọi Byzantium, đã là một trong những thành đô huy hoàng nhất trong lịch sử nhân loại thời đó. Đó là nhờ ở vị trí chuyển tiếp hài hòa 2 nền văn minh cổ kim và Đông –Tây, như chúng tôi đã minh họa ở Kỳ 1 qua một số địa chỉ du lịch đặc sắc.
Tiếp theo, mời quý bạn thăm viếng 3 danh thắng tuyệt diệu khác tiêu biểu cho 3 lãnh vực của Istanbul; đó là Thánh đường Hagia Sophia, Cầu GalataChợ Istanbul.

Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ (1)

Góc Nhỏ: Cuối tháng chín vừa qua, tôi có dịp ghé qua Turkey và Greek, về tới hôm nay cũng chưa xem hết hình của mình cũng như của các anh chị đi chung đoàn chụp, cho nên cảm xúc chưa thành lời.  Nhưng VQTG đã có bài post về những nơi chúng tôi đã đi qua, xin post lại.  Rảnh sẽ post thêm hình ảnh.

Theo Vòng Quanh Thế Giới 
Istanbul, Turkey (I)
Nơi Hội Tụ Đẹp Nhất Của  Nền Văn Minh Âu – Á

Nói đến Thổ Nhĩ Kỳ là người ta nghĩ ngay đến một trong những số ít những quốc gia có nền văn hóa pha trộn Tây phương và Đông phương. Đó cũng là xứ sở của các điều kỳ diệu, trong đó Istanbul là thành phố duy nhất trên thế giới nằm giữa hai châu lục Âu và Á.

Từng vang danh toàn cầu với hơn 2700 năm lịch sử, với nhiều địa danh lịch sử, nơi có các thánh đường Hồi giáo và cung điện nguy nga. Năm 1985 Istanbul được UNESCO công nhận là Di Sản Văn Hóa Thế Giới.

Interior of Blue Mosque
Blue Mosque

AV Travel  xin giới thiệu tới quý vị một địa chỉ du lịch tuyệt đó là thành phố Instabul với Cung điện Topkapi, Thánh đường Blue Mosque, Pháo đài European và  Sông Bosphorus.

Nhìn về lịch sử, Istanbul từng là kinh đô của 3 đế quốc khác nhau là Đế quốc La Mã (từ năm 330 đến năm 395), Đế quốc Byzantine (từ năm 395 đến năm 1453) và Đế quốc Ottoman (từ năm 1453 đến năm 1923).

Kể từ năm 1923, sau khi tuyên bố độc lập, Thổ Nhĩ Kỳ đã rời đô từ Instabul về Ankara, song cố đô lịch sử Istanbul vẫn là trung tâm về văn hoá, kinh tế và tài chánh quan trọng nhất của đất nước.

Là thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ với dân số 13,5 triệu người, Istanbul cũng là một trong những đại đô thị đông dân nhất thế giới.

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975)


Phỏng vấn nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc 
Đinh Quang Anh Thái/Người Việt (thực hiện)
LTS: Vào hai ngày, 6 và 7 Tháng Mười Hai, sắp tới, hội thảo Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) sẽ được tổ chức tại nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo ở Westminster. Gần 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và nghiên cứu văn học tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc sẽ trình bày và phân tích những đặc điểm, thành tựu và ảnh hưởng của văn học miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975. Ban tổ chức gồm nhật báo Người Việt, nhật báo Việt Báo, báo mạng Tiền Vệ và báo mạng Da Mầu. Nhân dịp này, nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, trưởng ban tổ chức hội thảo, dành cho nhật báo Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây, do nhà báo Đinh Quang Anh Thái thực hiện.


Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc. (Hình: Trần Triết)
Đinh Quang Anh Thái (NV): Trước hết, anh có thể cho biết tại sao lại phải tổ chức một cuộc hội thảo về văn học Miền Nam thời kỳ 1954-1975?

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Tiến hóa làm phụ nữ thích đàn ông vui tính

Theo Business Insider
Một nghiên cứu mới đây của trường đại học Y Dược Stanford đưa ra các lập luận chứng minh rằng, phụ nữ yêu thích các quý ông có thể làm họ cười, vì những sự khác biệt mà quá trình tiến hóa gây ra trong não bộ loài người.
(Hình minh họa: Getty Images)
Các khoa học gia nhận thấy bộ não của phụ nữ được kích thích mạnh hơn nam giới tại những vùng não có phản ứng với sự hài hước.
Kết quả nghiên cứu này trùng hợp với những nhận xét trước đây của giới khoa học, cho rằng đàn ông là phía tạo niềm vui trong khi phụ nữ là phía thưởng thức.
Theo những người có lập luận này, phụ nữ xem khả năng gây cười của đàn ông là một dấu hiệu của một bộ nhiễm sắc thể phù hợp để làm bạn đời cho mình và làm cha cho những đứa con trong tương lai.
Nghiên cứu của đại học Y Dược Stanford theo dõi 22 bộ não của bé trai và bé gái trong độ tuổi từ sáu đến mười ba khi các em này xem những thước phim hài, như người ta có các hành động ngớ ngẩn hay những thú cưng làm trò nghịch ngợm.

Nỗi lòng người xa Hà Nội, người ở Hà Nội

Jason Gibbs

Theo truyền thông trong nước, gần đây một người ở Hà Nội tự nhận là tác giả ca khúc Nỗi lòng người đi, vốn lâu nay được biết đến với tác giả là nhạc sĩ Anh Bằng.

Ông Khúc Ngọc Chân, nguyên nhạc công cello Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, nói với báo trong nước rằng ông mới là tác giả bài hát.

Nhân tranh cãi này, nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam, Jason Gibbs, có bài viết cho BBC.

Một tác phẩm nghệ thuật thuộc về quyền sở hữu của ai? Trả lại cho đơn giản là nó thuộc về tác giả.
Song cái đơn giản không hẳn là đúng. Các tác phẩm cũng phu thuộc vào một thời, một bối cảnh xã hội, một nước, một dân tộc. Các tác giả cũng nhờ vào các tác giả và tác phẩm đi trước, nhờ vào những hoàn cảnh nằm ở trong đời sống ngoài mình.

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Le Pont Mirabeau

Hoàng Nhất Phương


Khi bụi thời gian theo sóng nước trôi, tưởng chừng không còn gì để thương để nhớ. Nhưng thật không ngờ dù nhiều năm tháng đã qua đi, lữ khách vẫn không quên giòng sông xưa cũ, vẫn không quên những chiều dạo bước trên cầu. Đường qua hư vô nẻo về dĩ vãng, chừng như mưa bay lất phất ở giữa màn sương. Sông Seine bây giờ sông Seine ngày xưa, vẫn êm đềm trôi về tới nơi đâu. Sông về đâu nước về đâu, soi nghiêng kỷ niệm mái lầu vàng trăng. Nhẹ đi từng bước chân vang, lữ khách nghe tình yêu rơi giữa đàng. Nghe Mirabeau cười lên tiếng hát. Tiếng hát đêm rằm hay tiếng thời gian. Không biết. Chỉ thấy lòng ngát hương dĩ vãng, chuyện cũ mười điều vẫn không tàn phai. Lạ thật, ngần ấy phút giây ngần ấy tháng năm. Chẳng nhớ chẳng quên chẳng chờ chẳng đợi. Mà Mirabeau vẫn như hôm nào.

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Ăn chay, ăn mặn

Ăn chay
Ăn chay
Ăn chay có nhiều cách và nhiều lý do. Ăn chay chỉ ăn thực vật như rau quả, ngũ cốc. Có người ăn chay ăn thêm trứng, sữa. Quân đội Cao Đài ở Nam kỳ trước kia ăn chay vì tín đồ Cao Đài nhưng được phép ăn cua, tôm, trứng để có sức chiến đấu. Họ giải thích « tôm, cua không có máu nên được phép ăn ».Việt Nam nghèo nên người dân phần đông đều ăn uống kham khổ . Ăn chay lại càng kham khổ hơn.
Ăn chay giữ hạnh Phật tử tránh sát sanh để tránh nghiệp luân hồi. Tuy nhiên Phật tử Tiểu Thừa vẫn ăn thịt, cá khi dân chúng cúng dường. Phật tử Tây tạng khó ăn chay vì hoàn cảnh địa lý khắc nghiệt.
Vả lại Ông Phật không chủ trương ăn chay, tức chấp chay/mặn mà chỉ dạy rỏ nghiệp quả, luân hồi.
Ngày nay, nhiều người ăn chay, nhứt là giới trẻ, vì tôn trọng môi trường: bảo vệ thú vật, tránh ô nhiễm. Có nhiều thanh niên ăn chay vì thương thú vật bị giết đau đớn.
Sau cùng ăn chay để chữa bịnh hoặc ngừa bịnh.
Còn ăn mặn, người Phật tử có thể quảng bá được lòng Từ Bi hay không? Không thiếu Thầy chùa trấn an Phật tử khi bắt gặp Thầy ăn Phở: « Ồ . Thầy ăn (ăn mặn trong nhà hàng) như không ăn »!

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Một Cái Nhìn Về Người Cuba

VARADERO, Cuba - Những khi đi dạo trên phố cổ La Habana, tôi có cảm giác như được xem đoạn phim đen trắng quay chậm, đưa mình về thế giới xa xưa của gần cả thế kỷ trước. Kiến trúc Cuba mang phong cách Châu Âu với những tòa nhà cổ đặc trưng trường phái Tây Ban Nha thuộc địa xen lẫn với những tòa nhà đúc bê tông vuông vức hình khối mang đậm dấu ấn thời Liên Xô. Rồi những chiếc xe hơi cũ kỹ, những cửa hàng “mậu dịch quốc doanh” trống trơn, những hàng người xếp hàng mua thịt ở những “chợ nông trường...” làm tôi liên tưởng đến thời “bao cấp” xa xưa ở Việt Nam hay giai đoạn “trì trệ” trước Perestroika (tái kiến trúc) ở Liên Xô cuối những năm 80 của thế kỷ trước.
Người dân bắt đầu làm quen với trung tâm thương mại. Quá khứ một chính sách của nhà nước hòng ngăn chặn bớt sự tiếp cận thông tin đa chiều của người dân trong thời đại “thế giới phẳng” ngày này. Tôi cảm nhận một điều nữa, dù cuộc sống bề ngoài của dân Cuba lạc quan và sôi động, vẫn còn rõ ràng một trạng thái tù túng vô hình nào ngự trị đâu đây.  Nhưng mặt khác, cũng phải thừa nhận sự cởi mở về chính trị tại Cuba so với một số nước còn mang danh Xã Hội Chủ Nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.

Trò chuyện với Nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn: Cứ kiên trì, rồi mùa hoa trái sẽ tới!

Sau khi kinh tế xã hội rơi vào vòng khó khăn, chúng ta cần nhìn lại để biết đâu là “gót chân Achilles” của chính mình. Sự phát triển và trưởng thành của một dân tộc luôn từ những cuộc tự vấn. Qua câu chuyện với nhà báo Lê Ngọc Sơn, nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn có những tâm sự đầu năm với các bạn sinh viên, theo ông, có nhìn lại bản thân mình thì mới sinh tồn được qua những khó khăn phía trước.

CHUYỆN “HẠ TẦNG KIẾN THỨC”

Lê Ngọc Sơn: Thưa ông, vì sao ông đi dịch những cuốn sách triết học đồ sộ và kinh điển của thế giới?!

Bùi Văn Nam Sơn: Thực ra tôi già rồi, thời gian của tôi không còn nhiều nữa, tôi chỉ cố gắng làm cái gì trong khả năng của tôi thôi. Tôi tự đặt ra cho mình nhiệm vụ chính bây giờ là dịch một số các tác phẩm kinh điển sang tiếng Việt. Vì lẽ, thứ nhất, những quyển sách dạng này khô khan chẳng ai thèm dịch; thứ hai, nếu không dịch những quyển này thì không biết bao giờ người ta mới dịch… trong khi đó là những nền tảng cho các anh em trong chuyên ngành. Nhìn vào thư viện của Việt Nam mình, chưa thấy có mấy sách kinh điển của nhân loại, tôi thấy buồn lắm. Thành thực mà nói, không thể đòi một bạn sinh viên đọc tiếng Anh hay các ngoại ngữ khác vèo vèo như đọc tiếng Việt được. Vả lại, quả là không công bằng! Một người cùng trang lứa với các bạn sinh viên của ta, như những sinh viên ở Pháp, Mỹ, Đức, Nhật… thì họ dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, họ đỡ vất vả hơn nhiều lắm. Bây giờ đòi hỏi những bạn cử nhân mới 23 tuổi ngồi đọc một cuốn sách kinh điển dày cộp bằng tiếng Anh, thậm chí bằng tiếng Đức… làm sao mà đọc nổi… Đâu phải sinh viên Mỹ nào cũng đọc được tiếng Đức, hay sinh viên Pháp nào cũng đọc được tiếng Anh thông thạo… Thế mà họ vẫn thành công, vì họ sử dụng các bản dịch có chất lượng, và các công trình nghiên cứu của họ vẫn đạt được trình độ quốc tế.

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Du lịch VN: tại sao "một đi không trở lại"?

Nguyễn Văn Tuấn
   
Khi đọc xong bản tin này ("Chỉ 6% khách quốc tế quay lại Việt Nam", 1), phản ứng của tôi là nói thầm: "Đáng đời". Gieo giống nào thì gặt quả đó. Dịch vụ nghèo nàn và văn hoá ứng xử tồi tệ, thì dĩ nhiên khách chỉ đi một lần và không hẹn ngày quay lại là đúng rồi. Thật ra, con số 6% có lẽ còn cao, chứ trong thực tế có thể thấp hơn nữa. Cần nói thêm rằng thống kê cho thấy 55% du khách đến Thái Lan là những người đã từng đi du lịch Thái Lan trước đây. Con số của Thái Lan chắc phải làm cho nhiều người trong kĩ nghệ du lịch VN xấu hổ.
Tôi là người Việt, cũng thương cái đất nước đó lắm, mà khi đi du lịch thì cũng "một đi không trở lại". Người Việt mà còn thế, thì chuyện người nước ngoài đến VN chỉ để biết 1 lần duy nhất cũng không phải là điều quá ngạc nhiên. Việt Nam có đủ những yếu tố để xua đuổi khách du lịch, và để họ có lí do để không quay trở lại.
Có những nơi tôi đi qua và rất muốn quay trở lại, nhưng có những nơi mình thậm chí nghĩ thà đừng đến đó lần đầu làm gì. Một trong những nơi tôi lúc nào cũng muốn quay lại là Thái Lan. Số liệu thống kê nói rằng 55% các du khách đến Thái Lan là những người "returnees" (tức đã từng ghé thăm Thái Lan trước đây). Còn có nơi tôi không muốn quay lại là các nơi ngoài Bắc, đặc biệt là Vịnh Hạ Long, và một số địa điểm trong Nam như Hà Tiên, Vũng Tàu, Mũi Né. Đó là những nơi nguy hiểm cho du khách, những nơi mà đến đó chỉ chuốc lấy phiền phức và sự bất tiện.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog