Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Ra đi

Hôm nay vác túi lên đường, lần này đi không mang theo laptop, chỉ mang Ipad để giữ hình, hai cuốn sách dầy cộm, hy vọng là đọc hết trên đường bay, đường trường, những lúc ngồi bơ phờ ở sân bay.  Và cũng hy vọng không ai móc túi mình để còn bình yên trở lại với blog, không ai tước mất cái máy ảnh để còn mang hình ảnh về, bởi vì lần này đi chỉ mỗi một thân một mình.  Sẽ không ai rộng tay chi tiền internet cho mình, cho nên thì giờ để đọc sách. :-) Bạn sẽ hỏi tôi đi đâu mà lo lắng quá vậy phải không? Tôi sẽ đi đến nơi mà ai cũng bảo với tôi "nhớ đừng mang bóp, đeo tất cả vào trong bụng, ở đó có dân chuyên nghiệp móc túi" nhưng ai cũng bảo đó là nơi nên đi vì nền văn hoá và những kiến trúc lạ lùng của Antoni Gaudi.

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Sắc Xuân Phù Tang Cổ Tự - Nghệ Thuật Kết Hoa

Biên tập: Thích Minh Thông
(chuaminhthanh.com) Sự phát triển lên đến đỉnh cao của nghệ thuật kết hoa Nhật Bản, cành cây, lá, cỏ, hoa tươi thường được sử dụng, làm trung tâm vẻ đẹp cho không gian thiền. Có nguồn gốc từ nghi lễ dâng hoa cho Đức Phật, rồi phát triển thành một hình thức nghệ thuật đặc biệt từ thế kỷ 15, với nhiều phong cách và trường phái. Nghi thức dâng hoa trong Phật Giáo, trở thành một môn nghệ thuật đặc trưng của tôn giáo, cho dù nó vẫn tiếp tục giữ lại được tính tượng trưng và ý nghĩa triết học.


Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Bông Hồng và tác giả Nguyễn Đình Toàn

Hôm nọ đọc lời giới thiệu Bông Hồng Tạ Ơn của nhà văn/nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn từ blog Học Trò,
Đọc được điạ chỉ mua sách của ông là tôi email xin điạ chỉ để tới nhận sách của ông trước khi không còn cuốn nào, vì lần ông có chương trình nhạc thính phòng tôi đã không có dịp đến.  Tìm địa chỉ nhà ông, vào Google nhìn cho rõ nơi ông ở rồi nhắn tin từ xa cho cô em đến mua hai cuốn sách ngay lập tức.   Khi ông nổi tiếng thì chị em tôi còn con nít, nên cô em tôi có biết ông là ai đâu.   Tôi nhờ đọc sách đôi chút nên biết tới tiếng tăm của ông và ngày ấy cũng nghe được đôi lần những chương trình nhạc thính phòng với giọng đầm ấm và những câu văn giới thiệu bài hát rất đẹp làm tăng cho sự truyền cảm của ca khúc đến người nghe. Cho nên sau này khi nghe ai giới thiệu trong CD, tôi cũng "chê" chưa ai bằng như ông Nguyễn Đình Toàn được. 

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Trái Dứa, Sỏi Thận, Phèn Chua

Hôm rồi tôi có nhận một email trong đó có lá thư của ai đó kể câu chuyện thân nhân  bị sạn thận nhưng sau đó uống dứa với phèn chua (y chang cái thư bác sĩ nêu trong bài viết của ông ở dưới đây).  Tôi băn khoăn không biết có nên post bài "thuốc" đó không vì tôi nhớ có lần em tôi chỉ mua phèn chua dùng cho một việc gì đó.  Tôi ra chợ tìm chả biết phèn chua bán ở chợ ra sao, ở chỗ nào, hỏi người ta chỉ cho đó là một bọc bột hơi cứng màu trắng, có ghi là chất độc phải để xa thức ăn.  Cho nên nghe cái vụ uống cho mềm sỏi, bán tín bán nghi, cuối tuần rồi lại thấy đau đau sau lưng, nghĩ bụng không lẽ liều chế bài thuốc đó ra uống thử.  Do còn nghi ngờ nên không làm, may quá hôm nay có bài viết của bác sĩ Đức khuyên không nên.  Cho nên hai trái dứa mua rẻ ở chợ, cắt ra ăn tráng miệng sau bữa ăn, ăn dứa không cũng tốt rồi. Đâu cần phèn chua, uống tơ lơ mơ sỏi đâu không thấy vỡ, lại tan luôn xương ống chân thì nguy, hết lội bộ đi du lịch. Xin đọc bài viết của bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Cách Sử Dụng "I" và "Y" và Nguyên Tắc Đánh Dấu trong Tiếng Việt

Cách Sử Dụng "I" và "Y" và Nguyên Tắc Đánh Dấu trong Tiếng Việt
(Bài dành cho các bạn trẻ và các thầy cô giáo dạy lớp Việt Ngữ ở hải ngoại)

Khải Chính Phạm Kim Thư

Nhiều bạn trẻ ta thán rằng khi viết văn, một số người có khuynh hướng đổi "y" thành "i" trong các trường hợp như "Bắc Mỹ" thành ra "Bắc Mĩ," "Quý Mùi" thành ra "Quí Mùi," và "thế kỷ" thành ra "thế kỉ,"v.v. Họ yêu cầu tôi viết bài để giúp họ hiểu rõ tại sao lại có những trường hợp như thế. Chính vì thế, chúng tôi mới có động lực để viết bài "Cách Sử Dụng 'i' và 'y' trong Tiếng Việt." Muốn hiểu rõ về cách ghép vần với nguyên âm "i" hay "y" và phương pháp đánh dấu trong tiếng Việt, trước hết chúng ta cần ôn lại về các chữ cái (tự mẫu) cũng như các nguyên âm và phụ âm.

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Tại sao cần học tiếng Việt?

Nguyễn Hưng Quốc 


Hình: istockphoto 

Để duy trì tiếng Việt ở hải ngoại, một trong những câu hỏi quan trọng nhất cần được trả lời là: Tại sao trẻ em Việt Nam cần học tiếng Việt?

Câu hỏi ấy không những chỉ nảy sinh ra từ các em học sinh mà còn từ chính các bậc phụ huynh, tức những người thuộc thế hệ thứ nhất, sinh ở Việt Nam và chỉ ra sống ở nước ngoài khi đã trưởng thành hẳn.

Trẻ em (ví dụ trẻ em ở Úc/Mỹ) thường lý luận: Con sinh ở Úc/Mỹ, con sẽ sống suốt đời ở Úc/Mỹ. Ngôn ngữ thứ nhất của con là tiếng Anh. Mà tiếng Anh lại là ngôn ngữ quốc tế; ở đâu cũng sử dụng được. Con đâu cần phải học thêm tiếng Việt làm gì nữa?

Dấu "Hỏi Ngã" trong văn chương Việt Nam

Cao Chánh Cương

Văn hóa Việt Nam của chúng ta vô cùng phong phú. Một trong những nguồn phong phú vô ngàn mà trên thế giới không ai có, đó là ý nghĩa về dấu hỏi ngã Thật thế, dấu hỏi ngã trong tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng. Viết sai dấu hỏi ngã sẽ làm đảo ngược và có khi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hóa Việt Nam.

Chúng tôi xin đơn cử một vài trường hợp như sau. Danh từ nhân sĩ, chữ sĩ phải được viết bằng dấu ngã để mô tả một vị chính khách có kiến thức văn hóa chính trị..., nhưng nếu vô tình chúng ta viết nhân sỉ, chữ sỉ với dấu hỏi thì ý nghĩa của danh từ nhân sĩ sẽ bị đảo ngược lại, vì chữ sĩ với dấu hỏi có nghĩa là nhục sĩ và như vậy sẽ bị trái nghĩa hoàn toàn. Một chữ thông thường khác như là hai chữ sửa chữa, nếu bỏ đi dấu hỏi ngã sẽ có nhiều ý khác nhau: sửa chữa (sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã) tức là chúng ta sửa lại một cái gì bị hư hỏng, thí dụ sửa chữa xe hơi. Nhưng nếu cho dấu ngã vào thành chữ sữa và dấu hỏi trên chữ chửa tức có nghĩa là sữa của những người đàn bà có thai nghén.
Thí dụ:

Vì sao tôi chấp nhận gian nan

LTS: Tác giả Ngô Mai Hương là phu nhân của Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân, nhà hoạt động dân chủ bất bạo động vừa bị nhà nước CSVN bắt ngày 17/4/2012 khi tới phi trường Tân Sơn Nhất và sẽ bị khởi tố vì “khủng bố.” TS Quân cũng vừa được 6 Dân Biểu Mỹ ký tên chung, kêu gọi CSVN trả tự do tức khắc cho  Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân vì chủ trương hoạt động bất bạo động chứ không có gì bạo lực.
Trong bài  tùy bút của mình, Mai Hương viết:  "Anh Quân không phải là người làm chính trị, và anh sẽ không bao giờ trở thành một người làm chính trị. Anh chỉ là một thầy giáo, một người thầy rất thương học trò". Lời tâm sự của ngưòi vợ hiền có chồng bị tù đày, đang thay chồng giáo dục các con thơ, thật là cảm động; nó thể hiện cái đẹp văn hóa sâu sắc của truyền thống Đông Phương.
Trân trọng cảm ơn tác giả Ngô Mai Hương đã chia sẻ những cảm xúc trong bài tùy bút sau.
-Việt Đại Kỷ Nguyên Thời Báo

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Xưng hô bằng tiếng Việt áp dụng trong gia đình

Khải Chính Phạm Kim Thư

Có người cho rằng việc xưng hô trong tiếng Việt rất phức tạp và gây phiền phức trong khi giao thiệp. Cứ " you, me" hay " toi, moi" ráo trọi như trong tiếng Anh tiếng Pháp có phải tiện hơn không? Thực ra, cách xưng hô trong tiếng Việt không phức tạp và không phiền phức. Nó rất phong phú, rõ ràng, có tôn ti trật tự, và rất văn minh. Cách xưng hô trong tiếng Việt tự nó không gây phiền phức. Nếu có phiền phức chăng nữa, đó là do người sử dụng nó không biết cách mà thôi.

Các loại kem chống nắng không nên dùng

Mùa Hè sắp tới, chúng ta nên cẩn thận chọn các loại sun screen mà theo bản báo cáo của Environmental Working Group (EWG) thì các loại kem chống nắng có chất retiny palmitate hay oxybenzone, có thể sẽ gây ra bướu hay thương tổn da phát triển nhanh chóng khi tiếp xúc với ánh nắng. 

Một ngày làm bồi thẩm viên

Tuần rồi tự thấy số giờ nghỉ phép của tôi "thặng dư" quá chừng, nếu không nghỉ thì sẽ không được hưởng nữa, như thế thì sẽ bị thiệt thòi, cho nên tôi tự cho phép mình nằm nghỉ ở nhà một hôm để chuẩn bị cho ngày hôm sau đi ... hầu toà, nghĩ cách làm sao chỉ cần đi một ngày thôi.  Ôi, không phải tôi đạp phải bánh tráng của ai mà phải ra toà, chẳng qua làm công dân Mỹ thì nhiệm vụ "cao quí" nhất là cứ cỡ chừng 18 tháng là bị gọi đi làm bồi thẩm viên (juror), không rõ tiếng Việt dịch như thế có đúng không nữa. Nhưng để tôi kể trình tự thì bạn đọc sẽ hiểu "jury duty" là gì. 

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

BÀ CON VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC QUA SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT CHÚ Ý

Thứ Bảy, ngày 12 tháng 5 năm 2012
Kính gởi TS.Nguyễn Xuân Diện,

Lúc 8g40 sáng nay tôi chụp tấm hình này ở công viên Hoàng Văn Thụ quận Tân Bình TP.HCM (không xa sân bay Tân Sơn Nhất). Người trong ảnh đã kéo cái va-ly này từ phía sân bay đi vào công viên và ngồi cưa khóa. Trên chiếc va-ly này còn nguyên tem kiểm tra an ninh và tem ký gởi hàng hóa. Vệt đen nhỏ dưới đất bên phải đùi hắn là một lưỡi cưa nhỏ.  Hắn đã vứt một cái nón lá rách vào bụi cây. Vì hắn có cái gậy to quá nên tôi chụp hình hắn từ phía sau. Cũng có nhiều người khác nhìn thấy hắn nhưng họ không tỏ thái độ gì, kể cả bảo vệ công viên. Lúc tôi đang nhìn vào điện thoại hắn đã đứng lên và bỏ đi mất hút.

Tôi đề nghị tiến sĩ đăng giúp hình này lên blog để cảnh báo bà con việt kiều về VN khi qua sân bay Tân Sơn Nhất phải cẩn thận kẻo mất mát tài sản. Cám ơn tiến sĩ.

Lee.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Genji - Chuyện Tình Ngàn Năm

Hoàng Nhất Phương
ay1.jpg
"I think it's good to be free and to have sex with any one. Tôi nghĩ là rất tốt nếu được tự do và tư tình với bất cứ ai." Lời phát biểu đầy tính luyến ái lãng mạn này không phải là tuyên ngôn của những người theo chủ thuyết phong tình, cũng không phải là cách nói của những ai yêu cuồng sống vội, mà chính là tư duy của ni sư Jakucho Setouchi, một nữ tu Phật Giáo đã ở vào tuổi thấp thập cổ lai hy. Thật khó tưởng tượng người đã cúng dường Tam Bảo thệ phát quy y lại có những tâm tình đầy hệ lụy, đầy thất tình lục dục như ni sư Setouchi…Nếu đặt câu nói trên dưới cái nhìn hạn hẹp đầy thành kiến khắt khe, có vẻ như vị nữ tu này lòng trần chưa dứt, vẫn trầm luân trong dây oan của chữ Ái. Nào phải đâu là lụy tình chưa dứt, ni sư Setouchi muốn lấy quán tưởng thiền định, để trình bày cảm quan riêng của bà về tác phẩm văn học cổ điển lừng danh của Nhật Bản Tale of Genji.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Hoa tháng Năm

Tiếng Anh có câu April Showers, May flowers (Mưa tháng Tư, Hoa thắng Năm) ngụ ý tháng Tư mà còn mưa thì hoa sẽ nở nhiều vào tháng Năm, năm nay quả thời tiết có vài cơn mưa đột ngột vào tháng Tư và không khí khá ẩm ướt, có lẽ vì thế hoa nở nhiều hơn và tui cũng hắt hơi nhiều hơn.  

Hôm nay ở nhà không đi làm, đi lang thang ... trong nhà, chụp hình mấy cái hoa mới nở rộ trong một tuần,

Chậu hoa được đưa về nhà từ chợ trời Golden West, nghĩa là "thỉnh" ở một nơi cách nhà gần 200 cây số. 

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Nhà thơ - bình luận gia

Hôm nay bạn tôi gọi cho tôi, chúng tôi nói chuyện trên trời dưới đất như thường lệ, trong đó lại nhắc tới ông Ngô Nhân Dụng, một bình luận gia về những vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội kể cả Việt Nam và thế giới mà cả hai chúng tôi vẫn thường xuyên đọc ông, phải nói chúng tôi khâm phục sự uyên bác của ông, đôi lúc tôi cứ nghĩ chắc ông phải có một đội ngũ đọc các tài liệu hàng ngày để cung cấp các dữ kiện cho ông, chứ làm sao ông cập nhật được hết tất cả các vấn để  nóng hổi của thế giới để viết bài đều đặn cho báo Người Việt, chưa kể trả lời phỏng vấn cho các chương trình radio. 

Tôi nói với bạn, phải khâm phục thế hệ trước những người được giáo dục bởi "thực dân" Pháp. Họ đúng là trí thức và họ cũng là những người luôn quan tâm đến đất nước hơn chúng tôi.  Họ dấn thân cho xã hội nhiều hơn các thế hệ sau này.  Cứ bàn về ông, rồi bạn tôi bảo tên thật ông là Đỗ Quý Toàn, tôi cãi chầy cãi cố, ông ĐQT là nhà thơ cơ mà, lâu lâu tôi cũng đọc những bài báo có tính cách mô phạm của ông Đỗ Quý Toàn, nên cứ chắc thế, bạn tôi bảo không cứ tìm đi, và tôi google ngay lập tức có bài sau đây của nhà thơ Luân Hoán nói về ông nhà thơ Đỗ Qúy Toàn, và ngạc nhiên ông cũng chính là Ngô Nhân Dụng, với  nhiều bút hiệu khác.  Đọc bài giới thiệu về ông, thì không thể nghi ngờ về sự uyên bác của ông.  Dĩ nhiên tôi gõ cái blog này không phải để gìới thiệu ông, vì ông không cần đến một blogger vô danh nói vớ va vớ vẩn, chỉ xin mời bạn đọc bài viết nói về ông.  Và cũng cám ơn bạn tôi lại một lần nữa giúp mở trí khôn cho tôi. :-)



Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Người ở lại Hồng Kông

07/05/2012
Hongkong
Lê Thanh Hải
-
Khi nói đến Việt kiều, hay rõ hơn là Việt kiều Tây Âu, người ta chỉ thường nghĩ đến chuyện thuyền nhân vượt biển sang nhiều nhất là Malaysia rồi đến Hồng Kông và các nước đông nam Á rồi sau một thời gian là đậu phỏng vấn, được tiếp nhận sang nước thứ ba, hoặc rớt thanh lọc và bị trả về Việt Nam. Tất cả hầu như đều lãng quên về thân phận của những con người bị mắc kẹt ở lại đó cả chục năm, đủ để những đứa trẻ kịp sinh ra và lớn lên đến tuổi trưởng thành. Hàng chục hay hàng trăm người như vậy ở Thái Lan, hàng ngàn người ở Philippines, và có thể lên đến hàng chục ngàn ở Hồng Kông, như trong các nghiên cứu mới nhất được trình bày trong tập sách của PGS Chan Yuk Wah từ ĐH City của Hồng Kông, do NXB Routledge ở London phát hành năm 2011 [1].

“Vì Nước Mình còn Nghèo”

Nguyễn Nhân Trí

Tôi có một đám bạn khoảng 10 người từ hồi trung học hiện đang sống ở Sài Gòn.
Lúc Việt Cộng mới vào, anh em tứ tán mỗi người mỗi nơi vì ai cũng quá bận bịu cho sự sống còn của chính mình. Mấy năm sau đó tôi vượt biên thành công. Bẵng đi một thời gian đến sau nầy khi Việt Nam “mở cửa” ra lại, và nhất là khi internet trở thành phương tiện truyền thông phổ biến thì tôi dần dần bắt được liên lạc lại với những người nầy.
Cứ vài ba năm mỗi khi tôi trở lại Việt Nam vì lý do gia đình tôi đều ghé thăm những người bạn của tôi ít nhất một lần. Chúng tôi thường làm những buổi tiệc họp bạn thân mật nho nhỏ. Thường cũng chẳng có gì, vài ba dĩa thức nhắm và một hai thùng bia là đủ để cả bọn hàn huyên tâm sự chuyện cũ mới đến khuya.

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Việt Nam dưới nét cọ tài hoa của Direk Kingnok


Một góc phố của ThànhPhố Sài Gòn

Trên 50 bức tranh về Việt Nam do họa sĩ Direk Kingnok người Thái Lan vẽ được đăng trên Facebook và được nhiều người Việt Nam chia sẻ cho nhau trên mạng xã hội này.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog