Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Viết cho ai?

Nguyễn Hưng Quốc

Người cầm bút viết cho ai? Thì cho người đọc! Câu trả lời thật đơn giản. Tưởng không ai có thể nói điều gì khác hơn được. Nhưng vấn đề sẽ trở thành vô cùng phức tạp nếu chúng ta hỏi tiếp: Người đọc là ai?
Phức tạp vì thật ra không có cái gọi là người đọc chung chung và muôn thuở. Khái niệm "người đọc" chỉ là một cái gì rất mới, một sản phẩm của xã hội hiện đại, hơn nữa, ngay trong xã hội hiện đại, khái niệm "người đọc" cũng chỉ là một khái niệm hàm hồ, và vì tính chất hàm hồ ấy, nhiều người đã lợi dụng nó cho những trò chơi đầy gian lận.
Xin đừng quên là ở Việt Nam, trước thế kỷ 20, do sự kiểm soát của vua chúa quá nghiêm ngặt, do điều kiện kỹ thuật lạc hậu, do nền kinh tế nghèo nàn và cũng do nhiều yếu tố tâm lý và văn hoá khác, số lượng tác phẩm được khắc in rất hiếm. Có, nhưng hiếm. Cũng có cả trường hợp người ta mang tận sang Trung Quốc để thuê in nhưng trường hợp ấy lại càng hiếm. Hình thức tồn tại phổ biến nhất của các tác phẩm văn học, dù bằng chữ Nôm hay chữ Hán, là dưới dạng viết tay. Tất cả tác phẩm của những cây bút được xem là đại thụ của văn học Việt Nam thời trung đại, từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Du, từ Đoàn Thị Điểm đến Hồ Xuân Hương, đều được viết tay. Những bản khắc in mà chúng ta sưu tầm được hiện nay thường xuất hiện rất muộn sau khi tác giả đã mất. Muộn có khi đến cả mấy thế kỷ.

Sân bay VN nói tệ nhất là không đủ

Góc nhỏ:  Là người yêu thích những chuyến đi xa, có lẽ ngày xưa nhà tôi ở cạnh phi trường, hàng ngày nghe tiếng máy bay lên xuống ầm ầm thành quen, bây giờ sáng sáng lội bộ đi làm ngang qua phi trường, nhìn những chuyến bay lên xuống lại nghĩ về một chuyến đi. Có những người ngán, sợ những chuyến bay, còn tôi thì không, tôi cứ thích lang thang nhìn thiên hạ tất tả ở phi trường và đợi chuyến bay của mình.  Nhưng đọc bài viết của người trong nước (Việt) nói về sân máy bay của họ, nghĩ có lẽ cũng còn lâu lắm tôi mới quay về VN, thôi cứ đi đến những phi trường khác trước khi trở về Nội Bài hay Tân Sơn Nhất. Về lại buồn lòng!
Mạnh Quân
Một cảnh ở sân bay Nội Bài. Ảnh tinmoi.vn

Một cảnh ở sân bay Nội Bài. Ảnh tinmoi.vn

Giờ rảnh tay chút rồi, nhân vẫn có ý kiến này kia về sân bay VN, nói lại mấy câu nhé:

Theo tôi thì sân bay VN nói tệ nhất là không đủ. Từ đó nó không diễn tả đúng thực trạng hiện nay ở cả Nội Bài và TSN. Mà phải nói, những sân bay này là “khốn nạn” nhất thế giới.

Nó không chỉ ồn ào, chật chội, bẩn…mà đi kèm theo nó là quá nhiều thứ tệ hại. Làm mất hình ảnh quốc gia nhất thì Sân Bay Nội Bài là có đóng góp quan trọng
Thứ nhất là tình trạng mất cắp đồ. Tôi đi cùng với nhiều đoàn, đã thấy tình trạng mất cắp đồ hành lý vô cùng nhiều. Hồi đi Anh về, đoàn có rất nhiều người mất đến nửa đồ trong hành lý, toàn thứ quý giá dù đã khóa nhé. Có ông trong đoàn, nay làm Chánh văn phòng Tổng cục Hải quan, anh Cẩn, mất nhiều nhất. Đại khái cứ có 2 cái thì nó lấy 1: 2 đồng hồ thì mất 1…

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Ba giờ sáng ngày 28 tháng Chín, hai mẹ con thức dậy ra LAX đón chuyến bay Air Canada bay sang Istanbul, dừng chân tại Toronto để đổi chuyến bay.  Đi mà hơi run khi tin tức quân nhà nước Hồi Giáo ISIS đang tấn công đẩy người dân Kurd tràn qua biên giới phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ giáp ranh với Syria và Iraq.  Nửa đêm hôm trước ông con còn gửi link tin tức ISIS chặt đầu các nhà báo phương Tây.  Phải trấn an con là mình không đi tới phía Nam, chỉ đến miền Tây và Trung Tây rồi dọt sang Hy Lạp thôi.  Ra tới phi trường gặp đoàn, bảo nhau ai hỏi từ đâu tới thì nói từ Việt Nam, khỏi nói từ US cho chắc ăn, thế là bao nhiêu năm rời xa VN, bây giờ cái tên VN trở thành "bùa hộ mệnh" cho đoàn người da vàng, tóc đen.  Tới nơi vào ngày hôm sau, bước xuống phi trường, gặp tour guide là môt ông Hồi giáo nói tiếng Anh rõ ràng, chỉ phải hơi bảo thủ một tí. Tên của ông nghe như "At tuk", tôi không dám gọi tên ông ta vì sợ đọc sai. 

Suốt cuộc hành trình ở Thổ tới nơi nào có di tích lịch sử của hệ phái Thiên Chúa Giáo thì ông ta giải thích xong rồi bảo đoàn tự đi, ông ta chỉ đứng ngoài mà không vào, ông ta cho biết ông theo đạo Hồi, có lẽ vì thế ông ta tránh không vào như các hướng dẫn viên khác.  

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Ai muốn đánh cắp “Nỗi Lòng Người Đi” của Anh Bằng?

Phạm Trần

Vấn đề suy thoái đạo đức, ăn gian nói dối, mua bán bằng cấp và chạy chức chạy quyền trong xã hội thời Cộng sản không còn ngạc nhiên mà là thói quen của một bộ phận cán bộ, đảng viên, ngay cả trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Lãnh đạo đảng và nhà nước đã nhiều lần nhìn nhận như thế nhưng không sao cải thiện được.

Giáo sư Hoàng Tụy, nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam từng nói: “Giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối. Thế nhưng đã có hơn một nhà khoa học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông ta cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở các tầng nấc.” (trích Phỏng vấn của báo Dân Trí)

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

10 quyển sách phải đọc trước tuổi 30

Nguyễn Văn Thương

Featured image: Thegoodvybe
Trong công việc và cuộc sống, tôi thường được nghe câu hỏi: “Đâu là quyển sách gối đầu giường của bạn?” Tôi mỉm cười và trả lời, tôi gối khá nhiều quyển vì ngày xưa không có tiền mua gối nên phải dùng sách để gối. Đây là câu trả lời vui nhưng nó là sự thật, bởi ngày trước tôi thường ngủ chung với sách và dùng nó gối đầu. Nhưng thời nay tôi thấy đa số các bạn trẻ không mấy ai còn mặn mà “ngủ” với sách nữa, thay vào đó là những chiếc Smartphone hay các thiết bị công nghệ.
Tôi nhớ, có lần Anh Nguyễn Cảnh Bình – CEO của Alpha Book đã từng bộc bạch: “Tôi luôn “dành được” cảm giác THƯƠNG HẠI và MUỐI MẶT khi phát biểu với những đồng nghiệp quốc tế rằng, ‘Những cuốn sách Best Seller ở đất nước chúng tôi có doanh số khoảng mười ngàn bản.’ Còn ở nước họ, Hàn, Nhật, Pháp… Thì con số từ một đến ba triệu bản là chuyện bình thường, trong khi dân số của ta chẳng thua kém nước bạn, thậm chí là còn áp đảo.”

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog