Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Nhưng chim đã gãy cánh



Người Buôn Gió
Tôi định không viết gì về anh, mặc dù những ca từ Chút Quà Cho Quê Hương, Lời Kinh Đêm hay Mời Em Về của anh đọng sâu sắc trong tôi lúc tôi chỉ mười mấy tuổi. Lúc tôi không ý thức nhiều về chính trị, nhưng thân phận con người trong lời ca của những nhạc phẩm mà anh sáng tác thật khủng khiếp. Có lẽ tôi chưa thấy một nhạc sĩ nào vẽ những nét vẽ về thân phận con người mà sự ám ảnh ghê gớm như Lời Kinh Đêm.

Nhất là câu hỏi da diết với trời xanh, biển cả đang làm giống tố quăng quật những con thuyền mong manh giữa trùng khơi.

Biển ngây ngô hay biển man rợ
Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ.

Sở dĩ tôi định không viết bởi tôi hèn. Tuy rằng trong thâm tâm tôi nếu có dịp sang Mỹ, kiểu gì tôi cũng tìm gặp để chào anh một cái bắt tay. Tôi hèn chẳng phải tôi sợ những người cộng sản đối nghịch với anh, họ làm gì tôi. Tôi hèn vì tôi sợ '' một số người ''  những người đấu tranh dân chủ.

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Một chút quà cho quê hương - Việt Dũng

Tang lễ Việt Dũng sáng ngày thứ Hai 12/30/13


Sáng thứ Sáu 12/20, là ngày cuối tuần gần lễ, cuối năm, thảnh thơi, tôi ngồi đọc báo. Bản tin Việt Dũng qua đời làm tôi thảng thốt không tin được, tưởng đâu là cá tháng Tư, nhưng không ai lại đuà dai kiểu đó.  Nỗi bàng hoàng của tôi có lẽ cũng như rất nhiều người tỵ nạn, nhất là những người đã từng vượt biển cuối thập niên 70, đầu 80. 
Bài hát Một chút quà cho quê hương của ông đã là dấu ấn và lấy nhiều nước mắt dùm cho chúng tôi ngày ấy, ngày mà tôi không muốn nghe nhạc Việt ngoài lắng nghe những câu hát của Việt Dũng và Nam Lộc, với tôi mỗi khi nghe câu hát "
Con gởi về cho cha vài viên thuốc ngủ.  Cha chôn cuộc đời trong trong xứ tù chung thân", tôi đã khóc bao lần.

Những năm tháng đầu tiên nơi xứ người, nghĩ về người thân còn ở lại trong tù, còn ở quê hương, bài hát của ông đã nói hết tâm sự của người con, ngươì chị, những người phải bỏ nước ra đi tìm tự do, không phải như ngày nay những người ra đi với cái passport như đi chợ. Cho nên tin ông ra đi như thể chôn đi một phần đời của chính mình vậy.

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Những ‘con Rồng con’ ở Ba Lan


Tường Vi
Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang tên “Wietnam – Ba Lan” thực hiện cuối tuần qua để lại nhiều ấn tượng. Sau 3 tháng tập luyện, trẻ em Việt Nam đã ra mắt vở kịch đặc sắc mang tên “Con của Rồng”, cùng bộ phim tài liệu về người Việt tại Ba Lan. Sự kiện văn hóa diễn ra hôm thứ Bẩy vừa qua còn có thêm chương trình ẩm thực và hòa nhạc phối hợp Việt Nam – Ba Lan.
Cơ sở chịu trách nhiệm cho sự kiện văn hóa này là nhà văn hóa tư lập Scena Lubelska 30/32 do đạo diễn và nhà thiết kế sân khấu Dariusz Kunowski sáng lập.
Ông cũng là người đưa ra sáng kiến và chỉ đạo thực hiện chương trình, với sự hỗ trợ của Agata Brzozowicz – giáo viên sư phạm và Andrzej Marat – nhiếp ảnh gia. Phía Ba Lan đã liên hệ và đề nghị Tôn Vân Anh làm cố vấn, liên lạc viên trong một số công việc liên quan tới cộng đồng. Và sau đó Vân Anh đã nhận lời làm một phim tài liệu ngắn về người Việt tại Ba Lan.
Theo như lời giới thiệu về chương trình được in và phân phát trong buổi diễn, thì dự án có mục đích “thể hiện những khía cạnh rất đặc biệt của mình bằng ngôn ngữ nghệ thuật và tài năng riêng”.
Chương trình trọng điểm của dự án là mục diễn kịch do các em thiếu nhi Việt Nam và Ba Lan tham dự. “Con của Rồng” tổng hợp nhiều sự tích Việt Nam những chi tiết rất bất ngờ, và “happy end” diễn ra 2 lần trong cùng một vở kịch, khi Mị Nương đem lòng yêu người không chân không tay là sọ dừa; với Lục Xương và các cô chị hay ganh tị của công chúa; với vua và hoàng hậu biết hỏi ý kiến con gái khi gả chồng, đòi lá diêu bông và tre làm quà cưới.v.v.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Thư giãn: 16 điều khác biệt thú vị của hai nền văn hóa Đông - Tây

Theo Freely
Hình ảnh đơn giản, những đúc kết ngắn gọn dựa trên kinh nghiệm của chính bản thân, bộ ảnh về sự khác biệc của hai nền văn hóa đã nhận được khá nhiều sự yêu thích của giới trẻ.
Nghệ sĩ chuyên thiết kế hình ảnh Yang Liu sinh ra và lớn lên ởTrung Quốc, nhưng đến năm 14 tuổi, cô đã chuyển đến sinh sống tại Đức. Trưởng thành ở cả hai nơi có những truyền thống văn hóa rất khác nhau đã giúp cho Yang Liu trải nghiệm được rõ ràng sự khác biệt của hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây.
Với màu xanh đại diện cho nước Đức – nơi cô đang sinh sống, cũng là đại diện cho nền văn hóa của các nước Tây phương, và màu đỏ đại diện cho Trung Quốc – quê hương của Yang Liu, đại diện cho nền văn hóa của các nước phương Đông. Hình ảnh đơn giản, những đúc kết ngắn gọn dựa trên kinh nghiệm của chính bản thân, bộ ảnh về sự khác biệc của hai nền văn hóa đã nhận được khá nhiều sự yêu thích của giới trẻ.
Cùng Freely Team trải nghiệm sự khác biệt của truyền thống và văn hóa của hai nền văn hóa Đông – Tây nhé!

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Chúc mừng Giáng Sinh

Chúc mừng Giáng Sinh đến tất cả mọi gia đình bạn bè và người đọc blog





Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

"4000 NĂM RÒNG RÃ BUỒN VUI"


Bác Sĩ Nguyễn Hy Vọng
Theo Gió O

Ta thường nói "cây có cội, nước có nguồn".
Nguồn gốc của chúng ta là ông bà tổ tiên, nguồn gốc của ông bà tổ tiên là nòi giống.
Nòi giống thì một phần khác nhau ở tiếng nói.
Tiếng nói là một trong những điều rõ ràng nhất làm cho ta biết đuợc giòng giõi của ta. Nhung có thật là ta biết được nguồn gốc tiếng Việt qua những sự kiện khách quan hay là do thành kiến thông thuờng mà vì quen nghe rồi đâm ra tin là thật?
Từ lâu, ta thường nghe nói là nòi giống ta bắt nguồn bên Tàu, là một nhánh của nòi giống Tàu, tiếng nói của ta là biến thể của tiếng Tàu, v.v. Ta không chối cãi là có nhiều điểm làm cho ta phải tin nhu vậy vì địa thế, quá khứ lịch sử và văn hóa có nhiều dính dáng ràng buôc với nước Tàu.
Tuy nhiên, những sai lạc về suy diễn đã là mây mờ che phủ cái quá khứ thật sự của ông bà ta mấy ngàn năm nay.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Thương vay khóc mượn

Trần Văn Giang

Lời rào trước:
Đây không phải là một bài phê bình văn học hay tranh luận nghệ thuật.  Đây chỉ là một bài phiếm luận “bỏ túi” đọc để cho vui cuối tuần.
 * 
Tôi không hiểu tại sao phe ta cứ nhắm mắt nhắm mũi ca ngợi một số thi ca nhạc cận đại loại khơi khơi trích dẫn điển tích Tàu, rồi lại cất công công kênh các bài này lên thành “thi / nhạc phẩm bất hủ" của dân Mít.  Vấn đề thương vay khóc mượn được thể hiện qua sự vô tình hay cố ý sử dụng các chữ xúc phạm (derogative wordings) đến cả danh dự dân tộc mình gồm những chữ Hán, điển tích Tàu, địa danh Tàu, nhân vật Tàu.  Nói cách khác là tự mình chửi bố mình – self-humiliation!

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Mùa Xuân tỉnh nhỏ


Spring-in-a-Small-Town
Mùa Xuân Tỉnh Nhỏ là tên  cuốn phim cổ điển bất hủ của nền điện ảnh  Trung Hoa Dân Quốc quay năm 1948,  một năm trước khi bị mất nước vào tay Cộng Sản, tên Hán tự Tiểu Thành Chi Xuân 小 城 之 春, dịch sang tiếng Anh là Spring in a Small Town. Một truyện tình buồn và một bi kịch thời hậu chiến. Năm 2002 được Hoa Lục thực hiện lại (remake), tên tiếng Anh có đổi khác Springtime in a Small Town nhưng tên Tầu vẫn như cũ. Trên thế giới có nhiều phim hay được quay lại nhưng thường thì phim remake không bằng phim gốc (original).

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Tuổi phong sương ta vẫn gắng đi tìm.

Bùi Thanh Hiếu
Bố tôi có một có một cái hòm gỗ dài chừng 80cm, rộng hơn 50 và cao chừng 25 cm. Đó là hòm đồ nghề kiếm sống nuôi một gia đình gồm 6 đứa con khi ông ra tù. Khi mở nắp ngửa ra thì cái nắp treo những chiếc kính, bút máy. Còn trong hòm có ngăn trên và ngăn dưới, ngăn trên bày phụ tùng của kính, bút như gọng kính, mắt kính, ruột bút, vỏ bút, ngòi, nắp bút.


Chỗ ông hành nghề là vỉa hè đường Nam  Bộ, hồi ấy là năm 1976, ga Hà Nội chỗ đường Nam Bộ ( nay đổi là Lê Duẩn ) gần ra đầu Khâm Thiên. Hàng ngày ông chất cái hòm lên đằng sau chiếc xe đạp nam gióng ngang, tôi ngồi ngất ngưởng trên cái hòm. Hai bố con ra vỉa hè quen thuộc, bố tôi mở hòm và ngồi đợi khách. Tôi tha thẩn chơi trong ngõ Vũ Lợi gần đó, giữa ngõ có cái cầu thang tụt cho trẻ con và một cái đu quay. Lúc bé tôi hiền và nhát, bố tôi gọi trêu tôi là thằng đồng cô. Mặc dù khi mẹ tôi sinh tôi ra, ông và bà xem tử vi bảo tôi lớn lên làm tướng cướp, bất trị lắm. Vì thế ông bà đặt tên tôi là Thanh Hiếu cho nữ tính. Bố mẹ tôi hy vọng lớn lên cái tên sẽ làm thay đổi tính cách mà tử vi của tôi nói.

Tiếng Việt thời XHCN

Theo email
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, một cựu Sĩ Quan VNCH, cựu tù chính trị, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Với nhiều bài viết sống động và xúc động, ông đã  hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ:  2006, với bài "Học Tiếng Anh" và 2007 với bài "Con ơi, Bây giờ con ở đâu.” Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***
        
-  Anh ơi, dọn dùm em cái ga-ra này coi, đồ đạc lộn xộn quá hà*.(*một đọan quảng cáo trên radio v/v lắp ráp garage)
- Đã bảo vất bớt đi thì không chịu, lại còn đem đồ bán ở ngoài lề đường về nhà! Nhiều rác quá thì biết cất đi đâu bây giờ?
- Cái gì? Ông bảo ai mang rác về? Đồ ..của tôi còn tốt mà, thấy ga-ra-seo, tôi mua về, lúc nào cần sờ đến là có ngay, còn ông cứ đi "suốt" thì biết cái gì?
Đang ngọt ngào hạnh phúc anh-anh em-em, bỗng dưng thấy vợ nổi giận rồi nổi đóa, đổi tông "ông tôi", lão gàn Bát-Sách cũng bốc hỏa theo.
- Cái gì? Tại sao bà rủa tôi "đi tàu suốt"! Ý bà muốn rủa tôi chết đi cho rồi chứ gì? Phải mà, bây giờ tôi già rồi, là xấu như Chung Vô Diệm . ..
- Này này, tôi rủa ông hồi nào?Cứ nghe mấy ông bạn già dịch xúi đi uống những thứ thuốc linh tinh, dược thảo với quả trám, đã chẳng được việc gì, lại còn bị sai-ép-phếch làm cho ù tai, hoa mắt!Tôi nói ông đi "suốt" tức là đi suốt cả ngày, chứ "đi tàu suốt" hồi nào? Rõ là già nghễnh ngãng lãng tai!
- À ra thế! Thà rằng bà rủa tôi đi tàu suốt còn hơn là bà nói tiếng "suốt" VC trước mặt tôi. "Suốt" là cái khỉ gì? Phải nói cho rõ là suốt ngày, suốt tháng, suốt năm, suốt cả đời v.v..Cái tật ưa nói tắt, xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ ..

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Túi xách của phụ nữ

Từ lâu tôi cũng có ý định viết một bài về mấy cái xách tay của phụ nữ so với đàn ông, tại sao phụ nữ lúc nào cũng mang thập cẩm hầm bà làng trong túi, trong khi đàn ông thì họ rất nhẹ nhàng, ngay cả cái chìa khóa xe cũng không muốn mang nốt, như trường hợp của tôi, bước xuống xe là ông chồng giao chiếc chià khóa cho mình cầm, thật là lạ, chả lẽ họ làm biếng tới mức ấy? Nhưng năm tháng trôi qua, mình chả lên tiếng thì các ông vẫn cứ ung dung hai tay bỏ túi, trong khi phụ nữ cứ "tay nách xách mang", và cũng đúng như tác giả bài viết sau đã viết, trong đó đủ thứ "không thể thiếu" mà lắm lúc tôi cũng giận mình sao cứ phải mang đủ thứ, nhưng bỏ ra thứ nào cũng không được, nhất là đi làm xa như tôi, hàng ngày đi về cả trăm dặm thì lại càng không thể thiếu thứ gì, từ cái khăn giấy tới thuốc bôi phỏng tay (mà chả biết mấy khi bị bỏng nếu không ở trong bếp) tới thuốc nhỏ mắt (dù tôi chả bao giờ cần), chìa khóa thì mang cả chùm, dù chẳng biết cái chià nào cho cái cửa nào, hay tủ nào. 


Những Bài Đồng Dao Xưa

Hoàng Nhất Phương

Cuối Tháng Mười Một. Thành phố Santa Ana chìm trong giá lạnh. Chẳng thấy mây bay chẳng nghe gió thổi, nhưng rét buốt vẫn thấm vào đến tận linh hồn người ta. Nắng thủy tinh rạng rỡ lẩn khuất giữa hư vô, nhường chỗ cho mưa rơi từng giọt nhẹ. Không gian mênh mông phủ trùm vạn vật trong màu khói, mở sẵn con đường dẫn đưa lòng tôi trở về kỷ niệm. Quá khứ là thơ, đem thơ phổ thành ca khúc, hát lên niềm vui dung dị của thời lên năm lên bảy: 
"- Cái mốt, cái mai. Con trai, con hến. Con nhện giăng tơ. Quả mơ, quả mận. Cái cận, lên bàn đôi. Đôi chúng tôi. Đôi chúng nó. Đôi con chó. Đôi con mèo. Hai chèo ba. Ba đi xa. Ba về gần. Ba luống cần. Một lên tư. Tư củ từ. Tư củ tỏi. Hai hỏi năm. Năm em nằm. Năm lên sáu. Sáu lẻ tư. Tư lên bảy. Bảy lẻ ba. Ba lên tám. Tám lẻ đôi. Đôi lên chín. Chín lẻ một. Mốt lên mười. Ngả năm mươi. Mười vơ cả. Ngả xuống đất. Cất lên tay. Xoay ống nhổ. Đổ tay chuyền. Chuyền chuyền một, một đôi tay…"

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Hành trình di cư của những chú cua

Theo Yahoo
Lại đến muà di cư của những chú cua ở đảo Christmas, Úc. Hàng năm nhân viên ở công viên tại đảo này phải làm việc cật lực để tạo ra những lối đi cho những chú cua di tản từ giữa đảo ra biển Indian để sinh nở. Những chú cua đực đi trước đào bới những hang nhỏ cho cua cái đến đó chừng một tuần sau và ở đó hai tuần để sinh và nuôi  trứng sau đó đợi cho nước biển dâng lên thì thả trứng ra biển,  Khi trứng nở ra một bầy cua con. Và những chú cua con ở ngoài biển độ một tháng sau đó lại dạt vào bờ và tìm đường trở về "quê hương". 
Ở xứ người thì như thế, đời sống sinh hoạt của những con cua cũng được tôn trọng và bảo tồn.  Trong khi con người, có những nơi con người, trẻ em thì bỏ lây lất chưa kể bị đánh đập. Ôi, kiếp sau xin làm con cua ở xứ Úc!

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog