Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

30-4 ngày ấy và bây giờ

Sáng nay người bạn học ở quê nhà thư hỏi tôi nghĩ gì ngày 30-4, bạn viết ngắn ngủi "buồn!", dĩ nhiên tôi biết vì sao bạn buồn, nhưng muốn biết rõ hơn ngày ấy bạn đang ở đâu làm gì, thì bạn không nói rõ. Bạn chỉ viết "bạn đang ăn chiếc kẹo ngọt, có đưá ỷ mạnh tới bợp tai bạn rồi giựt chiếc kẹo bạn đang ăn" bạn hỏi lại tôi như thế có vui không?" Tôi hỏi "thì mình chia, hay là bạn ấy muốn cùng ăn".  Bạn lại viết, "viên kẹo rớt xuống đất có muốn lượm lại không?" Tôi hiểu ý bạn viết, nhưng vẫn ngậm ngùi hỏi lại "vẫn có những người lượm chiếc kẹo ấy bạn ạ.".  
Đó là buổi sáng đầu ngày 30-4-2014, đã 39 năm.  Đã đủ dài cho người Việt trẻ trong nước tự đứng lên tìm lấy hạnh phúc tự do dân chủ cho chính họ.  Ngày tôi ra đi tìm tự do tôi còn nhỏ hơn cái con số ấy rất nhiều.  Bây giờ thì tôi chuẩn bị khăn gói cho hành trình của riêng tôi, sau buổi họp bất thường của ông giám đốc hãng về tình trạng hãng khác đòi mua lại hãng tôi, nhìn mọi người âu lo và con số 30-4 trên màn hình, tôi nói nhỏ với cô bạn ngưòi Mỹ, hôm nay cũng là ngày mà chúng tôi gọi là Tháng Tư Đen trong cộng đồng chúng tôi. Và có lẽ nửa nước VN cũng đã gọi ngày này bằng cái tên ấy, cũng nhờ internet mà họ đã biết được sự thật sau cái gọi là "Đại thắng muà Xuân" .
Tôi copy lại bài này để tặng lại những người bạn học cũ ở quê nhà. Có thể trong các bạn từng ngồi chung lớp nhưng ở bên kia "chiến tuyến" :-)

Câu chuyện của ngày 30-4


Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Ưu tư diễn nghĩa

Theo Tiền Vệ
Giờ là những ngày cuối của tháng Tư. Năm nào cũng vậy, càng đến gần ngày 30 tháng Tư tôi lại có cảm giác bất thường, ngột ngạt, bực bội. Mà không phải chỉ riêng mình có cảm giác đó. Nhìn quanh, tôi thấy bạn bè, người thân cũng vậy, và cả đời sống quanh tôi cũng vậy.
Mở ti-vi lên là thấy xe tăng, bom đạn, cờ hoa. Báo chí cũng vậy, có vơi đi phần nào, nhưng cũng vậy. Hò hét, hoan hô. Đứng trên vũng máu hát ca, nhảy múa lăng xăng mãi nếu không thấy trơ trẽn, thì cũng phải mệt và nhàm!
Năm nay là năm thứ 39 kể từ ngày 30/04/1975, cái biến cố làm thay đổi vận mệnh của từng số phận và của cả dân tộc. Tôi nghĩ, cái ngày bất thường trong ký ức ấy sẽ chẳng bao giờ trở nên bình thường. Ở bên này vĩ tuyến 17 cũng như bên kia. Với người Việt ở trong nước cũng như người Việt ở Hải ngoại.
Tôi vừa đọc bài “Ưu tư ngày 30-4” của tác giả Nguyễn Minh Hòa, ở blog Quê Choa.

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

MỘT BÀI THƠ CŨ CỦA NGUYỄN TƯỜNG THỤY VỀ SÀI GÒN

SÀI GÒN THƯƠNG MẾN  
Bài thơ cũ


Sài Gòn bây giờ thành phố đã đổi tên

Tôi vẫn muốn gọi bằng cái tên thương mến cũ


Nguyễn Tường Thụy

Sài gòn xưa “Hòn ngọc Viễn Đông”

Bây giờ Viễn Đông thành phố nào là hòn ngọc?

Tôi nghĩ thế thấy thương yêu da diết

Một Sài Gòn rực rỡ nét hào hoa.

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

TẢN MẠN BÊN TÁCH CÀ PHÊ. NHỮNG HÀNG CÂY XANH CỦA SÀI GÒN

Theo Phố Văn
Nguyễn Xuân Thiệp


Những hàng cây xanh của Sài Gòn ngày xưa. Làm sao có thể quên được, phải không các bạn? Bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ đã ca tụng. Con đường Duy Tân cây dài bóng mát / Buổi chiều công viên mây trời xanh ngát / Uống ly chanh đường... Mà không cứ gì nhà văn, nhà thơ, mỗi chúng ta đều thấy những hàng cây ấy là đẹp và mỗi người đều có kỷ niệm riêng ở một góc nào đó trên các đường phố của Sài Gòn năm xưa.

Buồn vui thời điêu linh: Thời Đốt Sách !.

Nguyn Ngc Chinh
Xuống đường Bài trừ Văn hóa “Đồi trụy & Phản động” trong thời điêu linh 
“Nơi nào người ta đốt sách thì họ sẽ kết thúc bằng việc đốt sinh mạng con người”.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, thừa tướng Lý Tư đã đề nghị dẹp bỏ tự do ngôn luận để thống nhất chính kiến và tư tưởng. Lý Tư chỉ trích giới trí thức dùng ‘sự dối trá’ qua sách vở để tạo phản trong quần chúng.
Chủ trương Đốt sách, Chôn nho (Phần thư, Khanh nho) của Tần Thủy Hoàng được thực hiện từ năm 213 trước Công nguyên. Qua đó, tất cả những kinh điển từ thời Chư tử Bách gia (trừ sách Pháp gia, trường phái của Lý Tư) đều bị đốt sạch. Lý Tư còn đề nghị đốt tất cả thi, thư, sách vở, trừ những quyển được viết vào thời nhà Tần. Sách trong lĩnh vực triết lý và thi ca, trừ những sách của Bác sĩ (cố vấn nhà vua) đều bị đốt. Những nho sinh dùng sử sách để chỉ trích chính quyền đều bị hành hình. Những ai dựa vào chế độ cũ để phê phán chế độ mới sẽ bị xử tội chém ngang lưng.

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Những người đi tìm tự do

Vừa qua tin tức ở VN xảy ra vụ bộ đội biên phòng VN trả lại 16 người vượt biên Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thuộc vùng Tân Cương Trung Quốc, họ muốn chạy trốn sự cai trị của TQ tìm đường đến quốc gia khác qua ngả VN. Họ không ngờ bị giao trả lại, họ chống trả lại, làm chết hai sĩ quan VN, rồi nhảy lầu tự tử.  Trông hình đoàn của họ có cả đàn bà và trẻ con.  Hãy khoan đánh giá họ là người như thế nào, nhưng họ đã vượt ngàn dặm đến biên giới VN, chứng tỏ họ cũng là những người đi tim tự do.  Không ai đi đâu, làm chuyện gì bậy bạ mà mang cả gia đình như thế. Cho nên cứ nghĩ những người đã trả qua sương gió, vượt dặm đường để rồi bị bắt trở lại, mà có thể là không bao giờ có thể trở về ngôi nhà cũ của họ nữa, mà sẽ ở trong tù, con cháu họ sẽ lưu lạc.  Thấy buồn thương cho họ.  Lẽ ra VN nên giữ họ lại để thẩm vấn hơn là giao trả lại ngay khiến họ bất mãn chống đối gây nên chết chóc cho cả đôi bên.  Thật đáng tiếc.

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Nỗi khổ người khi là Việt!

Yamano
Theo ViTalk

Tôi là người gốc Việt, hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật. Những chuyện xảy ra gần đây tôi muốn quên đi cho bớt đau lòng nhưng thành thật mà nói không riêng gì tôi mà tất cả những ai đang sinh sống, học tập và làm viêc ở đây đều cảm nhận được cái không khí ngột ngạt nơi này. Đi vô công ty mà không dám ngẩng đầu nhìn ai. Mỗi lần tới chương trình tin tức thì lẳng lặng mà "biến". Vì sao? Là vì nhờ Việt Nam giờ đã quá nổi tiếng trên đất nước Nhật Bản này rồi.

Các bạn luôn tung hô đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện, hiền hoà hiếu khách. Thật sự cái nhận xét nay không biết từ đâu mà có? Phía nhận xét và phía được nhận xét chắc có lẽ không biết viết chữ "NHỤC" như thế nào thì phải! Tôi không biết các bạn có ngượng khi nói những từ này không? Riêng tôi dù trong nước hay ngoài nước, dù với người Việt Nam hay bạn bè quốc tế tôi chưaa bao giờ nói những lời dối trá này. Vì những đức tính đó không có ở người Việt Nam ngày nay. Thân thiện ở chỗ nào khi vừa xuống sân bay đã bị hải quan đòi hối lộ, hiền hoà ở đâu khi lên taxi là bị vẽ đường chặt chém, và hiếu khách đến nỗi mới bước ra đường liền bị giật đồ.

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Phùng Cung – Truyện và Thơ - Dạ Ký

Hoàng Nhất Phương
"Thời tiết gì mà lạ vậy, trời đã vào thu mà đêm còn oi bức như nung, như thiêu. Thời tiết lạc hậu! Đêm lạc hậu! Hay đây là điềm thiên thời ra tay ủng hộ để cái nóng nấn ná đòi đốt cháy giai đoạn? Mở mắt to hơn nhìn thấy cái lợi lớn thì nóng thế này chứ nóng nữa, nónghơn cả giữa mùa hè cũng khắc phục được hết. Trong số nhà 135 Mai Hắc Đế gồm bảy hộ - trong đó có gia đình tôi - thì sáu hộ có trẻ con ốm. Gia đình tôi chiếm một phòng trên gác, cả thẩy bốn nhân khẩu: hai vợ chồng tôi và hai thằng cháu nhỏ. Với mười hai mét vuông, so với sáu hộ khác còn xênh xang hơn nhiều – 'Ăn hết nhiều ở hết bao nhiêu!' Câu đầu lưỡi được các cụ ta ngày xưa tổng kết đã, đang và sẽ còn giá trị!"

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Tháng Tư thương khó

Bạn gửi bài Ký ức tháng Tư cho đọc, giữ đó để đọc và gõ thêm, rồi bận bịu không dành tâm trí cho những điều đã nghĩ cho một ngày quá khứ, thấm thoát ai có thể ngờ đã gần 40 năm đã qua.   Đã thêm hai lần cái tuổi hai mươi.  Mới ngày nào trong những ngày tàn của một cuộc chiến tranh, tôi đã đi ngược với con đường của tác giả Ban Mai, người cũng đã từng làm xôn xao văn học nghệ thuật về tiểu luận Vết chân Dã Tràng, về Trịnh Công Sơn những năm trước đây. 
Trở lại câu chuyện Ký ức Tháng Tư của tác giả, một đoạn đường nước mắt của tác giả, rồi cũng nguôi ngoai như bao nhiêu người dân miền Nam trong những ngày cuối cùng của VNCH.  Báo chí của chính quyền đương thời thì luôn đăng những bản tin người dân “hồ hởi phấn khởi” mừng đón quân “giải phóng” nhưng thật sự những người ấy ở đâu, tôi không thấy.  Ngày ấy tôi chạy ngược đường từ Đà Lạt về Cam Ranh, Nha Trang, Qui Nhơn bằng những chuyến xe than, xe đò rồi đáp chuyến máy bay hầu như trống không của Hàng Không Việt Nam từ Qui Nhơn về Đà Nẵng.  Để rồi chỉ kịp ngủ một hai đêm với gia đình, hôm sau gia đình lên máy bay vào Sàigòn thì tôi bị kẹt lại vì không có vé. 

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Paris có gì lạ không em?

Chao Ba(1)
Tuần này, Cỏ May xin mượn lại cái tít của mục hằng tuần ” Paris có gì lạ không em? ” để làm tít cho Thư Pari .
Paris đẹp muôn thuở. Paris cổ kính nhưng tình tứ và lãng mạn. Hằng năm, có nhiều chục triệu du khách tới thăm viếng Paris cho thỏa lòng ngưỡng mộ.
Thường có khi người ngoại quốc lại biết Paris nhiều hơn người dân Paris . Điều này đúng bởi có không ít người Pháp ở trong lòng Paris hay ngay sát Paris đã hơn năm mươi năm mà vẫn chưa biết tháp Eiffel! Cỏ May có lẽ là một trong số những người sống cạnh Paris từ khá lâu mà vẫn còn lắm ngỡ ngàng với Paris. Những người có kinh nghiệm giao thiệp thường khuyên khi hỏi tìm tên đường của một thành phố mình vừa tới, nên tìm hỏi thăm người ngoại quốc. Hay nhứt là tìm hỏi thăm người da đen là ăn chắc.

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Chuyện về 2 đồng hương trẻ

Theo blog Bahaidao
Chuyện trưa, trên chuyến bay SGN-HKG,
Tôi không có thói quen giao lưu với người ngồi cạnh trên máy bay nhưng vẫn thường để ý một chút, lúc vừa ngồi xuống.
Trưa nay, cạnh tôi là một anh Tàu sồn sồn, bụng to, đầu hói. Anh đi với một cô gái trẻ, đẹp vô hồn, có lẽ người Việt. Tôi chẳng nghe họ trò chuyện gì.
Đang thiu thiu, tôi giật mình vì mấy cái vỗ nhẹ. Là cô gái. Nhìn qua, tôi thấy ghế cạnh mình đang trống. Với vẻ mặt căng cứng, em chồm qua đưa tôi cái gì đó giấu trong tay và thì thào:
 _ Anh là Việt Nam phải hôn?
_ Đúng rồi em.
_ Anh làm ơn cầm giùm em cái này đi. Cầm lẹ đi anh.
Nhìn ánh mắt và nghe giọng nói khẩn cầu, tôi cầm. Là tiền. 200 đô Mỹ.
_ Cái gì vậy em?
_ Anh cất vô liền đi. Em đọc số điện thoại của má em. Anh nhớ rồi chuyển nó cho má em giùm nha anh.
Tôi lấy điện thoại ra và làm theo như một cái máy rồi quay sang em thắc mắc:
_ Sao không đợi qua đến Hong Kong rồi nhờ dịch vụ chuyển về.

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Giữa bãi hoang, ngó về đền đài

Nhạc sĩ Tuấn Khanh



Ngay khi có tin xác định ca sĩ Khánh Ly về nước trình diễn, có thể là buổi duy nhất, ngày 9.5 ở Hà Nội, đã có không ít lời khen tiếng chê lao xao. Và trong đó, không ít lời bình phẩm rằng "thật vô lý khi bỏ ra một số tiền rất lớn để vào nghe một tiếng hát nay đã… phều phào".
Không thể không nhìn thấy đó là một quan điểm hết sức thực tế. Rõ ràng việc dùng số tiền bằng cả tháng lương của một người bình thường để vào nghe một tiếng hát nay đã 70 tuổi, thì thật lạ.
Ban tổ chức chương trình biểu diễn của ca sĩ Khánh Ly cho biết, giá vé thấp nhất là 900 ngàn, còn cao nhất là 3,5 triệu đồng. Đó là chưa nói đến những loại vé ủng hộ và tài trợ riêng.
Cái giá của cuộc thương thuyết để ca sĩ Khánh Ly trở về Việt Nam trình diễn, ở mọi mặt là không đơn giản. Có thể nói là phức tạp nhất trong mọi trường hợp ca sĩ người Việt hải ngoại về nước biểu diễn từ trước đến nay.
Thậm chí để có được ngày diễn chính thức trong năm 2014, nhà tổ chức và ca sĩ Khánh Ly đã thảo luận với nhau hơn một năm trong vòng bí mật. Thế nhưng ngay khi có tin giấy phép biểu diễn đã cấp xong đã có ngay những bình luận rằng "không nên trông chờ gì vào tiếng hát này".

Rosie Nguyễn - Nếu mình còn hai mươi

Rosie Nguyễn
Một bạn trẻ bảo mình: không yêu thì biết làm gì cho hết thời gian, biết làm gì cho vui. Có rất nhiều thứ để làm nếu bạn còn trẻ, khi bạn dư thời gian.
Đôi khi mình cứ nghĩ cuộc sống bây giờ có quá nhiều cơ hội, có quá nhiều điều phải làm, quá nhiều thứ để học, mà mình lại không có đủ thời gian cho từng ấy thứ. Cứ tiếc nuối nghĩ nếu mà mình biết những điều này khi còn đi học, khi mình còn trẻ tuổi, chắc hẳn cuộc sống của mình sẽ phát triển hơn nhiều, và mình sẽ không phải vật vã trăn trở như bây giờ.
Nếu mình còn hai mươi, nếu mình đang đi học, mình sẽ dành thời gian để:

1. Đầu tư cho sức khỏe

Chạy bộ, đi bơi, đánh cầu lông, tập yoga, học võ…. Luyện tập thể dục thể thao không nhất thiết phải là mua một đôi giày Nike giá ba triệu, mua bộ đồ giá chín trăm ngàn, đăng ký thẻ thành viên Cali Wow vài chục triệu một năm. Mua đôi giày Thượng Đình cũng chạy được, vài chục ngàn là có cái kính bơi. Chạy bộ trong công viên không tốn tiền, đi bơi thường chỉ 15k/vé, ở Sài Gòn có lớp yoga miễn phí, còn lớp aikido ở trung tâm thể thao các quận thì chỉ tầm 120k – 150k/tháng.

Tâm lý trẻ thơ: Sự ghen tị giữa anh chị em trong nhà

Christina Louise Lindhardt
Hanh Hedehus chuyển ngữ
Dân Luận: Chúng tôi mong rằng những bài viết như thế này sẽ bổ sung cho độc giả Dân Luận những kiến thức phổ thông cần thiết về nuôi dạy con cái - thế hệ tương lai của đất nước. Chúng tôi rất cảm ơn cộng tác viên Hanh Hedehus đã hỗ trợ Dân Luận bằng những bài dịch kiểu này, và mong nhận được sự góp sức tương tự từ các độc giả khác.

Tóm tắt

  • Sự ghen tị giữa anh chị em trong một nhà là điều hoàn toàn tự nhiên
  • Ghen tị thường xảy ra do khoảng cách tuổi giữa anh/chị em quá ít
  • Bậc cha mẹ phải trở thành tấm gương tốt
  • Để trẻ tự giải quyết mâu thuẫn
  • Nhận biết và dùng từ ngữ thích hợp giúp cảm nhận tâm lý của trẻ

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Bài Văn Về Người Cha Làm "Xúc Động" Nhiều Học Sinh, Cư Dân TP Vinh Và Cộng Đồng Mạng


Một bài văn của một em học sinh lớp10A tại Vinh đã làm xúc động nhiều học sinh, người dân thành phố Vinh và cộng đồng mạng. Các bạn hãy bỏ khoảng 3 phút để theo dõi.

Nguyễn Thị Hậu - học sinh chuyên Toán lớp 10A2 THPT Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, Nghệ An - chỉ có 45 phút ngồi trên lớp học để viết lên bài văn này. Bài văn với gần 1.500 từ trên 4 trang giấy kiểm tra ướt nhoè nước mắt của Hậu khi làm bài.

Bóng dáng người bố yêu thương hiện lên trang văn, người đọc đường như thấy một chút bóng dáng người bố thân yêu của mình và thôi thúc nuôi dưỡng ước mơ và thúc giục sống tốt hơn. Bài làm văn của em đã viết lên cảm nghĩ chân thực về người cha thân yêu làm nghề xe lai (xe đạp ôm), nhưng bị căn bệnh quật ngã ra đi. 


"Thày Bân đọc được nửa bài văn quá xúc động nghẹn lời, ngân ngấn nước mắt. Chúng tôi đều rưng rưng, mến phục thương em Hậu và thôi thúc chúng tôi sống và giảng dạy tốt hơn. Từ nay vào các buổi lễ chào cờ đầu tuần chúng tôi chọn lọc những đề văn và bài làm hay đọc dưới cờ để nhân lên sự yêu thích văn chương của học sinh" - thày Võ Tuấn Thiện, hiệu trưởng THPT Huỳnh Thúc Kháng, cho biết.

Home » Văn Học-Nghệ Thuật » Những con phố không ngủ ở Sài Gòn Những con phố không ngủ ở Sài Gòn

Phố đêm Bùi Viện.
Thưởng thức quang cảnh hương vị phố đêm Sài Gòn là một lạc thú, đặc biệt với những ai khó ngủ, như bản thân người viết bài này. Phố đêm Sài Gòn, có thức khuya lắm thì khoảng mười giờ rưỡi tới mười một giờ, nhà nhà hàng quán cũng đóng cửa dẹp tiệm; phố phố bắt đầu vắng lạnh dưới ánh đèn đường. 

Chúng tôi biết, duy nhà hàng-cà phê Ðiểm Hẹn Sài Gòn tại góc đường 3 tháng 2-Cao Thắng, còn mở máy ca nhạc, đón tiếp ẩm khách tới nửa khuya, tức lúc 0 giờ. Chúng tôi bắt đầu đi vào phố đêm Sài Gòn, tức khu tứ giác Phạm Ngũ Lão-Ðề Thám-Bùi Viện-Ðỗ Quang Ðẩu, thuộc quận 1; đây là khu phố đêm không ngủ, hầu hết quán tiệm mở cửa thâu đêm, đèn bảng hiệu sáng trưng; đây là khu phố Tây ba-lô như mọi người đã đặt tên, đã gọi.
Chúng tôi tìm hiểu, được biết khu phố Tây ba-lô hình thành khoảng năm 1986-1987; thoạt đầu những nhóm du khách phương Tây chọn lưu trú tại các nhà nghỉ-khách sạn trên đường Phạm Ngũ Lão và đường Ðề Thám. Lý do họ chọn nơi này, có lẽ vì nhà nghỉ-khách sạn ở đây thuộc loại tầm tầm, giá cả không mắc mỏ; lại rất gần chợ Bến Thành, ngôi chợ lớn nhất của Sài Gòn. Dần dần sau đó, cả khu tứ giác nói trên trở thành khu phố Tây ba-lô.

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Người hát hai giọng

Sáng nay tình cờ thấy trên net cái clip anh chàng Bình có giọng hát đặc biệt là giả giọng được nhiều người, và lại là giọng nữ :-) 

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Trịnh Công Sơn hay dấu nối đa thanh giữa hiện sinh và hoài niệm

Bùi Đức Hào
Theo Diễn Đàn
Khi Lee Kirby hay Kyo York cất cao những lời ca Diễm Xưa1, Hạ Trắng2..., hoặc khi Richard Fuller3 ngân nga các giai điệu Ca Khúc Da Vàng, những người bạn Anh, Mỹ hoàn toàn khác nhau về tuổi tác lẫn quá khứ này không chỉ đơn thuần hát Trịnh Công Sơn, mà chính là Trịnh Công Sơn hát trong lòng họ.
Như Trịnh đã hát với mọi người, mọi nơi trên khắp miền đất nước, và xa hơn nữa.


mo-tcs
Một góc nhìn mộ Trịnh Công Sơn4
Có nghệ sĩ Việt Nam nào, dù đã được coi là lớn đến đâu, được đồng thanh ngưỡng mộ như thế ? Làm sao quên được : từ trẻ đến già, từ học sinh, sinh viên đến người bán buôn, lao động, từ anh trí thức đến cô gái giang hồ, hàng hàng lớp lớp, cả mấy ngàn người đã xúc động đi theo linh cữu, trong ngày tiễn đưa Trịnh Công Sơn về nơi an nghỉ cuối cùng, một buổi sáng mùa xuân cách đây đúng 13 năm.

Từ đó, không năm nào lại thiếu cuộc hội ngộ ân tình với nhạc Trịnh, cuộc gặp gỡ nghĩa tình để nối chung vòng tay sông núi Công Sơn.

Trong suốt mười năm liền, sự kiện ấn tượng quan trọng và cảm động nhất cho khu du lịch Bình Quới có lẽ là những đoàn người ấy, tưng bừng nối đuôi nhau, từ khắp nẻo đường kéo về điểm hẹn : một Woodstock Việt Nam được liên tục tái tạo vào mỗi dịp « giỗ Trịnh Công Sơn » với đủ mọi lứa tuổi5 , thành phần – là điều cực hiếm ! –, mà mẫu số chung hẳn không chỉ có riêng lòng yêu nhạc...

Trở ngại ngôn ngữ

GN: Đọc bài báo dưới đây, không chỉ cô dâu mới gặp trở ngại ngôn ngữ. Mà đa số các cha mẹ trẻ sống ở nước ngoài, có con, e con không nói được ngôn ngữ ở nước mình đang sống, và bản thân cũng có trở ngại ngôn ngữ, nên ráng "rèn luyện" với con mình bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt, và không nói chuyện với con bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Để rồi khi con lớn, cha mẹ không đủ từ để nói chuyện, tâm tình với con cái.  Nói ở đây là những câu chuyện tâm sự có tính cách văn hoá cao hơn, chứ không phải ngôn ngữ thường ngày.  Do đó xẩy ra bao nhiêu nỗi buồn của cha mẹ khi về già, con không hiểu bố mẹ, bố mẹ không hiểu con cái.  Ngay cả khi "mắng mỏ" con nó cũng chả hiểu.  

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Gioan đệ nhị

Người Buôn Gió
Gioan là tên thánh của bố cậu. Một hôm cậu bé 7 tuổi ngẫm nghĩ rồi nói.

- Vậy thì con sẽ là Gioan đệ nhị bố nhỉ.?

Gioan đệ nhị là đích tôn, nhưng cậu không được chiều như những đứa trẻ đích tôn khác. Chị và các em gái của cậu cùng cậu đều bình đẳng như nhau. Gioan ít nói, cậu đến đâu chỉ mở to mắt quan sát hoặc thơ thẩn chơi gì đó.

Năm đó Gioan 2 ( đệ nhị ) khoảng 9 hay 10 tuổi. Mình có việc ở nhà Gioan mấy hôm. Mình cả Gioan đệ nhất nói chuyện tầng trên thì Gioan đệ nhị mò lên xin chơi máy tính. Joan đệ nhất cho cậu chơi một lúc rồi bảo cậu xuống học đàn. Lát sau mình đi xuống dưới để đun nước pha chè. Lúc đi lên qua phòng Gioan đệ nhị, thấy cậu đang nằm sấp đọc truyện tranh, thỉnh thoảng chân cậu nhấc lên gõ xuống phim đàn, mỗi lần giở trang truyện cậu lại nhấc chân lên lấy đầu ngón chân mổ xuống phím đàn mà không hề thèm nhìn lại.

Việt Film Fest

Tuần rồi tôi không lên list đi quận Cam bởi vì tôi phải dành cuối tuần này cho buổi chiếu phim của những người trẻ Việt Nam, Viet Film Fest. Lâu nay tôi ít đi xem phim, cũng bởi vì ở nhà, cứ xem phim từ Netflix hay Youtube thì có cần đi đâu xem nữa, già cả đâu cần phải chạy ra rạp xem phim mới, cho trẻ con nó bực mình, cứ từ từ chậm chạp ở nhà muốn xem giờ nào, ở đâu cũng được, từ trong bếp cho tới treadmill. Cho nên phải nói thế kỷ 21 này rất tốt cho những người già như tôi, cứ ôm Ipad hay Samsung là đi tới thế giới. Có khi đang đi bộ mà có phim nào hay tôi cũng vửa đi vừa xem, và nếu hôm nào trên TV có chiếu một đoạn tin hài hước là có cụ già, mắt kiếng thì treo trên đầu, mắt thì dí vào cái iphone đang giấu trong lòng bàn tay, không biết ngó gì nhưng bà đâm đầu vào cái cột điện.  Thì người xem biết ngay đó có thể là người gõ blog này.  

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Ăn uống

Tình cờ hôm qua xem một loạt video của một thanh niên ở Phần Lan, cậu ta làm một loạt clip trình bày các phương cách giải độc hay tẩm bổ qua bằng rau quả, trái cây. Và chính cậu là người xử dụng, thí nghiệm các phương thức chữa trị này.
Ai thích thì có thể xem ở đây



Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

THUỐC XỔ VÀ GIẢI ĐỘC GAN

Theo blog Món chay thanh tịnh
MC VIET THAO
Hai Toa thuốc Xổ Độc và Giải Độc được viết bằng hai thứ tiếng Việt và Hoa, đồng thời có chỉ dẫn cách dùng. Đây là những tin tức Việt Thảo nhận được từ Thầy Thích Minh Thiện ở Ngọc Sơn Tịnh Xá ở Portland Oregon, xin được chia sẽ cho những ai cần để chữa bịnh hoặc dùng để ngừa bịnh tật.
Nhớ là sau khi Xổ độc và Giải độc rồi, uống nước nấu từ cây Milk Thistle sẽ có hiệu quả hơn nhằm làm cho Gan mình tốt hơn.

Ai có thể không khóc và quay mặt làm ngơ !


OneBodyVillage

Kỷ lục của Nữ Hoàng Anh Elizabeth II

Theo CTM

Không một người lãnh đạo quốc gia nào trên thế giới, từ Quốc Vương cho tới các vị Tổng Thống, không ai có được thành tích có một không hai của Nữ Hoàng Anh Elizabeth II là trong cuộc đời mình đã được biết 7 vị Giáo Hoàng Công Giáo và đã từng gặp mặt 5 trong 7 vị đó. 

Vào ngày hôm qua, Thứ Năm, Nữ Hoàng Elizabeth II đã được Đức Giáo Hoàng Francis tiếp kiến tại điện Vatican.

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Giọng hát của một người tù

Cảm phục tinh thần của ông Nguyễn Hữu Cầu, ông đã bị tù đầy gần 40 năm vì chống những tiêu cực của xã hội, răng ông chỉ còn một cái, thế mà ông vẫn giữ được tinh thần lạc quan vui vẻ, giọng hát của ông vẫn khỏe và trầm ấm. Hôm rồi tôi đọc được trên net ở đâu người ta kêu gọi giúp đỡ cho ông và nhà giáo Đinh Đăng Định, người cũng vừa mới được tha vì ông bị ung thư giai đoạn cuối.  Ông là người chống việc Trung Cộng khai thác Bauxit ở VN.  Thế nhưng về nhà tôi không tìm ra được website kêu gọi với quĩ riêng cho hai ông, tuy nhiên tìm được website kêu gọi khác ở đây.  Mong hai ông được đền bù xứng đáng vì những hy sinh của hai ông cho đất nước. Dĩ nhiên là đền bù từ người dân, chứ chính quyền nếu có thì họ đã không bỏ tù hai ông.  

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Người Việt Nam ăn cắp ….. !!!

Theo blog Ong Vò Vẽ
cacnuoccanhbaonguoiVietancap



Mắc cỡ vô cùng

Nên xác định lại ai ăn cắp !

Thư du học sinh Nhật: Xấu hổ khi thấy cảnh sát Nhật học tiếng Việt


Bài 1. Mắc cỡ vô cùng

Trong cuốn Tâm Hồn Cao Thượng của De Amicis do Hà Mai Anh dịch có một truyện ngắn với tựa đề là Lòng Yêu Nước Của Cậu Bé Thành Pađôva.

Truyện kể trên một chuyến tàu chạy từ Tây Ban Nha đi Ý, có một chú bé quần áo rách rưới đứng ở một góc toa xe. Chú bé nhà nghèo phải theo một gánh xiếc bỏ nhà ở Ý để đi tha phương cầu thực hết ở Pháp rồi qua Tây Ban Nha. Sau hai năm bị chủ gánh xiếc ngược đãi, chú bỏ trốn tìm về nhà cũ.
Thấy chú rách rưới tội nghiệp, một vài hành khách thương hại quăng cho chú vài ba đồng bạc. Chú bé vui vẻ bỏ túi, nghĩ khi về nhà sẽ dùng những đồng tiền ấy mua quà cho cha mẹ. Lát sau, tình cờ, khi đứng cạnh phòng ăn, chú nghe thấy những người khách vừa cho chú tiền kể chuyện về những chuyến đi du lịch của họ và đề cập tới nước Ý của chú.

Dịch "giả"

Hôm qua mấy anh chị trong nhóm đi du lịch gửi cho bài đọc sau đây, đọc xong nghĩ bụng, những bài viết thế này chỉ người lớn, những người đã từng chào cờ dưới cờ vàng ba sọc đỏ đọc biết với nhau thì có thấm thía gì, mai đây họ mất đi (kể cả tui) thì con cháu họ có biết ất giáp chi đâu, cho nên gõ mấy dòng ao ước có bản tiếng Anh, suy nghĩ chưa gửi, ai dè thư bay đi từ hồi nào. Thế là được yêu cầu có bản Google translation.  Đành phải nhở Google dịch hộ, ai dè bản tiếng Việt thì được viết với văn vẻ rất là Việt Nam, mà đọc xong bản dịch thì ôi thôi ai tai. Ai không tin cứ vác vào cho Google dịch dùm.  Thế là phải dành giờ buổi sáng boss chưa vào, ngồi chỉnh sửa lại dùm cho Google. Biết đâu mai đây bắt cái job dịch tiếng Việt, trong khi chờ đợi hoản chỉnh bản phóng dịch thì nhờ các em tre trẻ, các cháu be bé chỉnh lại dùm.  Dù sao tôi cũng chỉ làm một việc nho nhỏ là ít nhất tôi có thể gửi được cho con tôi nó xem để chúng hiểu tại sao ông ngoại chúng có lá cờ vàng treo trên bàn.   

Là một người Việt khó lắm. Thật vậy

Tiểu My

(Thư trả lời một bạn Du Học Sinh người Nhật)

hoi_cua_1
Bạn thân mến,
Lâu lắm rồi giới trẻ chúng tôi mới nhận được một bài viết nói lên sự thật ở đất nước tôi, dù sự thật ấy làm chúng tôi hết sức đau buồn.
Xin cám ơn bạn. Ở đất nước tôi có câu “sự thật mất lòng” nhưng cũng có câu “thương cho roi cho vọt”, “thuốc đắng đả tật”.
Bức thư của bạn đã làm thức dậy trong tôi niềm tự ái dân tộc lâu nay được ru ngủ bởi những bài học giáo điều từ nhà trường như “Chúng ta tự hào là một nước nhỏ đã đánh thắng hai cường quốc Pháp và Mỹ”.


Bạn đã nói đúng: “Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt, khó lắm. Thật vậy sao?”

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Biết xấu hổ thì không thua thiệt

Nguyễn Hoàng Đức

“Tri túc bất nhục, tri sỉ bất đãi” – có nghĩa là: Hiểu biết thì không bị nhục, biết xấu hổ thì không bị ngược đãi. Để hiểu điều này cách giản dị, hãy nghe một lời khuyên của Kinh Phúc Âm: nếu ngươi vào hội đường hãy tìm chỗ ngồi bên dưới, khi đáng được ngồi trên người ta sẽ mời ngươi lên, chẳng phải hân hạnh sao?! Trái lại nếu ngươi không xứng lại ngồi chót vót hàng đầu, bị người ta mời xuống chẳng phải nhục nhằn sao?!
Làm người bị khinh ghét bậc nhất là hai hạng: 1-vô lại, 2- vô sỉ.
“Vô lại” là thứ người thấp cổ bé họng nhạt nhẽo chẳng cần phải để ý hay gặp lại. Loại này có cũng như không, cùng lắm là thứ giá áo túi cơm, thêm bát thêm đũa. Người Việt có câu “Thế gian chuộng của chuộng công/ Nào ai có chuộng người không bao giờ”, có nghĩa là người có của có công với mọi người sẽ được ghi nhớ, và cũng là người hữu ích cho người khác. Người phương Tây có phương ngôn “Kẻ nào chỉ vì mình sẽ thừa ra với người khác”. “Vô lại” – vì thế cũng là thứ vô tích sự, vô thưởng, vô phạt, nhờ nhờ, có cũng chẳng thêm gì, bớt cũng chẳng mất gì, thứ đó chỉ là đại diện vô hồn cho con số – tức sĩ số bát ăn.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog