Đọc câu chuyện sau, tôi nghĩ tôi phải sắm một lá cờ, nhà tôi không có cờ, nhưng con tôi thì nó biết có lá cờ vì chúng thấy ở nhà ông ngoại, chỉ có điều tôi chưa bao giờ nói với con tôi về một lá cờ. Bây giờ tôi phải lo sắm một lá cờ kẻo mai đây con tôi hỏi tôi để dậy cho con nó, rồi tôi ú ớ, rồi cháu tôi nó vác một lá cờ nào đó về nhà thì chắc là mệt cho tôi lắm đây. Làm sao giải thích, thôi mình cứ sắm cờ treo trước làm biểu tượng cho nó chắc ăn. Lúc đó mình chỉ nói ừ thì cờ của nước người ta, còn biểu tượng của mẹ/bà thì như thế này nè, màu này đẹp hơn, đỡ chói mắt hơn rồi giở sử ra cho nó đọc. Xong!
Ở xứ người thì thế, không biết ở xứ mình thì bạn cũ của tôi nghĩ sao, chắc họ đã quen rồi, không còn lạ lẫm. Cũng như yêu một người rồi bỏ nhau, quen người mới, quên người cũ? Hết còn thương nhớ? Hay là vẫn âm thầm thương nhớ? Nhưng nỗi lòng không biết tỏ cùng ai?
Bây giờ chúng tôi, những người bạn cũ với hai màu cờ khác nhau, chúng tôi có còn là bạn không nhỉ? Có còn kể là đồng bào của nhau? Hôm nay hơi nghĩ lẩn thẩn một chút vì sắp lễ, tự nhiên nghĩ đến bạn bè, nghĩ tới ai là bạn ai là bè, và ai chả là gì cả? Nghĩ tới hết. Bạn sẽ bảo "vớ vẩn, bao nhiêu người chào những lá cờ khác nhau trên thế giới, họ vẫn có thể là bạn nhau đấy sao" . Dĩ nhiên, đây là tôi muốn nói đến hai lá cờ "không đội trời chung" đấy ạ. Thí dụ tôi có thể xem bạn là bạn tôi dù bạn chào lá cờ khác nhưng bạn (khác) của tôi hay bạn (khác) của bạn lại không chịu thế, nên nó mới sinh ra rắc rối cuộc đời, nó cứ dây mơ rễ má lẩn quẩn tạo nên "chiến tranh". Riêng tôi, vốn yêu điều cũ kỹ, nên cái gì là kỷ niệm thì tôi trân trọng, còn cái gì của ai khác thì tôi không quan tâm cho lắm, và chẳng tha thiết giữ dành cho con cháu sau này, vì tôi chả biết gì để kể cho chúng nghe ngoại trừ cái gì tôi đã biết. Chấm hết!!!
Cô bé Việt Nam và lá cờ vàng
Tin Hamburg
Cuối tuần vừa qua, Thợ Câu tham dự buổi hòa nhạc do một Trung tâm Huấn luyện Mầm non tại địa phương tổ chức. Số nhạc sinh gồm đủ mọi thành phần sắc tộc được ban Giảng huấn đề nghị trong dịp này trình tấu một bản nhạc cho quốc gia của mình, và đặc biệt được trưng một lá quốc kỳ nhỏ tượng trưng cho Quê Hương trong khi trình diễn.
Ở xứ người thì thế, không biết ở xứ mình thì bạn cũ của tôi nghĩ sao, chắc họ đã quen rồi, không còn lạ lẫm. Cũng như yêu một người rồi bỏ nhau, quen người mới, quên người cũ? Hết còn thương nhớ? Hay là vẫn âm thầm thương nhớ? Nhưng nỗi lòng không biết tỏ cùng ai?
Bây giờ chúng tôi, những người bạn cũ với hai màu cờ khác nhau, chúng tôi có còn là bạn không nhỉ? Có còn kể là đồng bào của nhau? Hôm nay hơi nghĩ lẩn thẩn một chút vì sắp lễ, tự nhiên nghĩ đến bạn bè, nghĩ tới ai là bạn ai là bè, và ai chả là gì cả? Nghĩ tới hết. Bạn sẽ bảo "vớ vẩn, bao nhiêu người chào những lá cờ khác nhau trên thế giới, họ vẫn có thể là bạn nhau đấy sao" . Dĩ nhiên, đây là tôi muốn nói đến hai lá cờ "không đội trời chung" đấy ạ. Thí dụ tôi có thể xem bạn là bạn tôi dù bạn chào lá cờ khác nhưng bạn (khác) của tôi hay bạn (khác) của bạn lại không chịu thế, nên nó mới sinh ra rắc rối cuộc đời, nó cứ dây mơ rễ má lẩn quẩn tạo nên "chiến tranh". Riêng tôi, vốn yêu điều cũ kỹ, nên cái gì là kỷ niệm thì tôi trân trọng, còn cái gì của ai khác thì tôi không quan tâm cho lắm, và chẳng tha thiết giữ dành cho con cháu sau này, vì tôi chả biết gì để kể cho chúng nghe ngoại trừ cái gì tôi đã biết. Chấm hết!!!
Cô bé Việt Nam và lá cờ vàng
Tin Hamburg
Cuối tuần vừa qua, Thợ Câu tham dự buổi hòa nhạc do một Trung tâm Huấn luyện Mầm non tại địa phương tổ chức. Số nhạc sinh gồm đủ mọi thành phần sắc tộc được ban Giảng huấn đề nghị trong dịp này trình tấu một bản nhạc cho quốc gia của mình, và đặc biệt được trưng một lá quốc kỳ nhỏ tượng trưng cho Quê Hương trong khi trình diễn.
Buổi hòa nhạc diễn ra rất thành
công cho đến khi ban Giảng huấn giới thiệu một cô bé người Á Đông nhỏ
nhắn và rất dễ thương lên sân khấu trình tấu nhạc phẩm "Lòng Mẹ".
Nghe cô bé trình bày bằng Anh ngữ
lý do tại sao mình chọn bản nhạc này khiến mọi người chú ý, Thợ Câu
càng ngạc nhiên hơn khi nghe cô bé phát âm hai chữ “Lòng Mẹ” bằng một
giọng Việt Nam thật rõ ràng, thật chuẩn.
Chuyện rắc rối cho ban Tổ chức
khởi đầu từ lúc cô bé VN khựng lại khi lên đến bục trình diễn: Trên mặt
đàn dương cầm có trưng một bình cắm hoa và bên cạnh là một lá cờ đỏ sao
vàng.
- Thưa thày, lá cờ này không phải là quốc kỳ của nước con.
- Đây là cờ VN mà! Con là người Mỹ gốc Viêt Nam phải không?
- Con đúng là người Mỹ gốc Việt, nhưng ba mẹ con nói quốc kỳ nước Việt Nam màu vàng có 3 sọc đỏ, con thấy treo trên bàn thờ trong nhà, chứ không phải lá cờ màu đỏ này!
Mặc cho ông thày hết lời giải thích nhưng cô bé nhất quyết từ chối phần trình diễn của mình.
Cuối cùng cô bé đồng ý: Nếu không có lá cờ vàng thay thế - vì mọi người
đều biết gốc VN của cô rồi nên không trưng quốc kỳ cũng được - nhưng xin
ban Tổ chức rời lá cờ đỏ khỏi chiếc dương cầm thì cô bé mới trình
diễn!
Một số khán giả người địa
phương (có lẽ là cựu quân nhân) và Thợ Câu cùng đứng lên vỗ tay nhiệt
liệt hoan hô cô bé VN khiến hầu hết mọi người đều hưởng ứng.
Buổi hòa nhạc kết thúc trong bầu không khí thật thoải mái cho mọi người.
Xin cảm phục sự giáo huấn và lòng tự trọng của cô bé Việt Nam đáng yêu.
Thợ Câu
~~~~~~~~~~~~~
TB.- Sau buổi hòa nhạc, Thợ
Câu dò hỏi và được biết cô bé này là cháu nội của một cựu SVSQ khóa 20
Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Đúng là “con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét