Phan Như Huyền
Với hằng trăm triệu người nói, tiếng Việt là một trong những di sản văn hóa của nhân loại, và cần phải được bảo tồn và vun tưới.
Một học giả
Fulbright, cô Trangđài Glassey-Trầnguyễn, đã yêu cầu Học Khu Garden
Grove, California, xúc tiến và tạo điều kiện cho việc huấn luyện “những
nhà lãnh đạo toàn cầu tương lai và những học giả với nhãn quan mới cho
chương trình Fulbright.” Theo cô, trong tiếng nói chứa đựng văn hóa, và
khi sử dụng ngôn ngữ nào, là ta mặc lấy cái phong cách của ngôn ngữ đó,
mà chỉ khi thông thạo tiếng nói, ta mới có thể hóa thân trong cái văn
hóa của nó. Chính vì vậy mà nơi cô, người ta nhìn thấy “hai người khác
nhau: một, trong cách nói chuyện bằng tiếng Việt, và hai, trong khi diễn
tả bằng tiếng Anh.”
Do sự vận động của Ủy
viên Nguyễn Quốc Bảo và cô giáo Hoàng Huyền Vy, việc thành lập chương
trình VELI – Vietnamese English Language Immersion – song ngữ hai chiều,
đã được chấp thuận tháng Hai, 2014 vừa qua, tại Học Khu Garden Grove.
Vài quan sát và đề nghị về vị trí dấu giọng trong tiếng Việt
Cái hay của tiếng
Việt là ở giọng nói, cái đẹp của chữ Việt là trong cách để dấu ở mỗi
từ. Ngoài ra, ta nên lợi dụng sự phong phú ở cái gốc chữ Nho và sự đa
dạng trong việc dùng tất cả mọi chữ cái trong tiếng Anh Pháp, để làm
giầu cho ngôn ngữ mình. Ví dụ, ta không nên nói chữ F, J, W, Z không có
trong Việt ngữ, thực ra, ta có thể dùng những chữ F, J, W, Z trong vài
trường hợp nào đó. Có mất mát gì đâu !
Ai cũng biết, mỗi từ
tiếng Việt, nếu đủ bộ, sẽ gồm 3 phần: Phụ âm đầu, Nguyên âm giữa, và Phụ
âm cuối. Nguyên âm giữa, đơn hay kép, đều chỉ phát âm một vần
(monosyllable). Vì thế, để dấu ở đâu, cũng là đọc như nhau. Tuy nhiên,
ta nên thống nhất vị trí, cho nó giữ được tính mỹ thuật.
1. Nguyên âm đơn: để dấu trên nguyên âm. Vd: Không mợ thì chợ vẫn đông.
2. Nguyên âm kép đôi (không có phụ âm cuối): để dấu trên chữ thứ nhất. Vd: Mỗi ngày cháu Hòa hái vào lều một trái táo. Có người viết, Luỹ Hoà. Đây chỉ là thói quen, không có lý do gì phải viết như thế. Theo đề nghị này, ta có thể viết Lũy Hòa, cho cân đối, và đẹp hơn.
3. Nguyên âm kép đôi + với phụ âm cuối: để dấu trên chữ thứ hai. Vd:Dượng Hoạt uống toàn nước đường.
4. Nguyên âm kép ba: để dấu trên chữ giữa. Vd: Ông ngoáo ộp, lách ra ngoài, uống nhiều rượu, rồi cười khuẩy, vung khuỷu tay.
5. GI và QU được xem là phụ âm kép, nên không đặt dấu trên những chữ I hay chữ U. Vd: Quạ già cắn quả (thay vì Qụa gìa cắn qủa).
6. Đặt dấu giọng theo
với dấu chữ cho đẹp mắt. Vd: Trong những từ sau đây dấu giọng được
đặt theo chữ ê là chữ đã có sẵn dấu mũ. Nguyễn Huệ tuyển binh (thay vì Nguỹên Hụê tuỷên binh).
Phan Như Huyên
Tham khảo:
Trangđài Glassey-Trầnguyễn. Tiếng Là Người. Sống Magazine, số 137, Westminster, California.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét