Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Đàn Ông (Nên) Mấy Vợ? -

 Khanh An
@gettyimages.com

Người viết tình cờ xem được một video clip trên trang mạng chiếu cảnh cô gái xông vào một đám cưới để đánh ghen giữa lúc cô dâu chú rể đang cử hành nghi lễ cưới với sự chứng kiến của  họ hàng hai bên nhà trai, nhà gái cùng quan khách.  Bản tin cho biết cô gái này đã đính hôn với chú rể, mặc trên người chiếc áo cưới cô để dành cho ngày bước lên xe hoa, nhưng có ngờ đâu bạc tình lang lại đi cửa sau làm đám cưới với một người con gái khác. Chú rể đỏ mặt tía tai cố gắng tách rời hai người đàn bà đang túm áo nắm tóc nhau nhưng không làm sao tách rời họ ra được. Cô gái bị phụ tình nói với cô dâu là cô đang mang trong bụng đứa con của chú rể. Khi cô dâu quay qua hỏi chú rể có phải như vậy không thì chú rể hét vào mặt người tình cũ: “Tôi đã bảo cô phá thai mà cô không chịu nghe lời tôi”. Chú rể cũng phân bua với mọi người rằng không biết chắc đứa bé có phải là giọt máu của anh ta không?


19 “thiên đường” trên thế giới bạn nên ghé thăm

GN: Người ta gửi cho đọc bài viết với những tấm hình đẹp đẽ của những thành phố trên thế giới.  Nơi đó không phải là những toà nhà lộng lẫy, những cao ốc tân kỳ, kiến trúc hiện đại, mà là những ngôi nhà bình thường với những màu sơn hoà hợp, những chiếc cửa sổ được tô điểm bởi những cây hoa nho nhỏ, những con đường cổ nho nhỏ được giữ sạch sẽ nói lên văn hoá của một dân tộc.  
Việt Nam không thiếu cảnh đẹp, không thiếu những con ngõ cổ xưa, những cây hoa nho nhỏ thế nhưng dân trí đa số người Việt còn mải chạy theo cơm áo gạo tiền, phô trương những hào nhoáng bên ngoài nhưng lại không biết chăm chút ngay bãi rác nho nhỏ ngay cạnh nhà. Nếu tôi là chính quyền một thành phố, tôi sẽ giảm thuế cho các công ty bán sơn cho người dân, để người dân có thể mua sơn tô phết cho căn nhà của họ theo quy hoạch của thành phố.  

Người già và Em bé

Nguyễn Xuân Lãm, sinh viên ở TP.HCM


Một em bé bán vé số trên đường phố Q5, TPHCM hôm 14-07-2011.
“ Ghế đá công viên, dời ra đường phố
Người già co ro, chiều thiu thiu ngủ
Người già co ro, buồn nghe tiếng nổ
Em bé lõa lồ, khóc tuổi thơ đi
. ......”
Đã 13 năm kể từ ngày nhạc sỹ Trịnh Công Sơn qua đời, một khoảng thời gian khá lớn trong tuổi đời đôi mươi của tôi, không biết tại sao năm nay tôi lại có nhiều xúc cảm khi nhớ về Trịnh Công Sơn qua các tác phẩm của ông để viết lên những dòng suy nghĩ này.

Bài học nhân bản

Lúc còn nhỏ, mỗi sáng thức dậy, ba mẹ tôi thường mở băng Cassette album “Khúc Ca Da Vàng” với giọng hát “Nữ Hoàng Nhạc Trịnh” ca sỹ Khánh Ly. Trong album đó, với sự thưởng thức âm nhạc non nớt của mình, tôi thích nhất khi nghe bài “Người Già và Em Bé”. Bài hát đối với tôi là một bài học nhân bản nho nhỏ dạy cho mình về những hình ảnh con người đau thương của một đất nước đau thương bị dằn xéo bởi chiến tranh và lòng hận thù.

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Chó Và Người


 Trần thị Diệu Tâm

Không hiểu tại sao người ta gọi con vật ấy là chó. Cái tên này không gây nên một ấn tượng đẹp theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là đối với tôi, một người không mấy ưa loài động vật này. Lý do, có lẻ từ một kỷ niệm thuở mới lớn. 
     Hôm ấy tôi mặc chiếc áo dài mới may. Chiếc áo màu xanh ngọc bích, thứ hàng mới có trên cửa hàng tơ lụa, mẹ tôi nói với tôi, mua cho nó để may mặc Tết. Nhưng chờ đến Tết thì lâu quá, (với thời gian chờ đợi dài gấp mấy lần thời gian bình thường) tôi phụng phịu đi may liền mặc liền, cũng chiều nó thôi. Chiếc áo ấy mãi đến ngày hôm nay, ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn còn nhớ rõ như đang nhìn thấy trước mắt, chiếc áo hiện ra cùng với cảm giác được mượt mà. Màu xanh tuyệt đẹp, tưởng chừng đó là màu xanh của một khối ngọc non vừa được mang ra ánh sáng từ một hang động nào trên cõi thiên tiên. Khi tôi ướm thử vào người, chiếc quần trắng mới, chiếc áo lót mới làm nổi bật màu xanh vời vợi. Mẹ tôi, nhìn tôi sững sờ ngạc nhiên thấy tôi bỗng lớn hẳn lên. Đã nói, nó dậy thì trông xinh ra. Mẹ ngờ ngợ nhìn vào ngực tôi, đôi vú nhỏ bắt đầu nhú lên như hai quả cau non. Mẹ nói nhỏ với dì, chắc vài bữa cũng phải mua cho nó cái xú chiên, áo lót mỏng không đủ che nổi. Mẹ lại bảo, khi nào đi chơi mới được mặc áo này, áo đắt tiền không phải lúc nào cũng mặc được. Dạo ấy, mẹ bắt đầu mua bán làm ăn phát tài, cái ǵì đẹp mẹ cũng mua cho con gái đầu. 

Học chạy bộ một lần cho tất cả

Christina Bølling, Fit living
Hạnh Hedehus chuyển ngữ
Bạn mơ ước rằng có một ngày nào đó mình sẽ yêu thích chay bộ? Dưới đây là một số chỉ dẫn giúp bạn chuẩn bị tốt nhất trong giai đoạn khởi đầu và đạt được thành công với chạy bộ.
Chạy bộ là môn thể thao đơn giản và hiệu quả nhất trong tất cả các loại hình thể thao.
Môn thể thao này đem lại nhiều lợi ích hơn cả so với các loại hình thể thao khác. Cụ thể là nó tốt cho hoạt động tim mạch, vì phổi và tim sẽ phải cung cấp lượng oxy lớn trong khi các cơ và bắp vận động mạnh. Thật không may là chạy bộ đem lại cảm giác căng thẳng cho cơ thể, vì bạn phải di chuyển toàn bộ trọng lượng cơ thể, do đó có nhiều người theo bản năng không thích môn thể thao này.
Để vượt qua những khó khăn ban đầu của việc tập chạy, bạn cần có sự khởi động và chuẩn bị tốt cho tim và phổi trước khi chạy. Bởi sự chuẩn bị này sẽ giúp tim và phổi hoạt động tốt trong quá trình cung cấp oxy cho các cơ bắp bạn sử dụng trong khi chạy, như bắp chân, đùi, lưng, v.v…, khi bạn bắt đầu chạy nhanh hơn.

Chạy bộ giúp làm chậm quá trình lão hóa

Finn Rønholt
Hạnh Hedehus chuyển ngữ
Một nghiên cứu được công bố trên tờ Archives of Internal Medicine vào tháng 8 2008 đã chỉ ra chạy bộ hay đi bộ giúp làm chậm quá trình lão hóa và sống lâu hơn.
Nghiên cứu này bắt đầu năm 1984, với sự tham gia của nhóm thường xuyên chạy bộ là 539 người, và nhóm không chạy bộ 423 người (được gọi là nhóm đối chứng). Những người tham gia vào quá trình nghiên cứu nằm trong độ tuổi khoảng 59. 284 người thường xuyên chạy bộ và 156 người không chạy đáp ứng được đòi hỏi của quá trình nghiên cứu nên đã được theo dõi trong 21 năm, đến năm 2005.
Nhóm chạy bộ sẽ chạy khoảng 4km/tuần vào thời điểm ban đầu của quá trình nghiên cứu và chạy khoảng 76 phút/tuần vào giai đoạn cuối nghiên cứu.

Nhóm đối chứng có số người chết cao hơn gấp đôi

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Răng cái sĩ diện của mi to rứa?

Phan Thị Lan Phương
h
Rứa mà cả hai người đó, sách thánh hiền không đọc, chỉ biết sống theo cái lẽ tự nhiên của cuộc đời rồi đem nó đi dạy con thôi. Đó, nhiều khi tui nghĩ tui biết ơn ổng bả dễ sợ.
Đó là cái câu hỏi mà người lớn hay hỏi tui hồi nhỏ mỗi khi tui từ chối vô nhà ngoại tui ăn đám giỗ. Sự vụ là vì nhà tui có bà dì, có một lần tui ra nhà bả chơi đúng lúc bả đang pha nước chanh. Hồi nớ thứ chi mà có tí đường, tí đá là của hiếm lắm.
Tụi tui chơi 1 hồi rồi bà dì gí cái ly nước chanh cho đứa em tui mà nói: “Uống đi rồi đi zề, làm chi mà ngồi chực miết i rứa!”
Đứa em tui uống còn tui thì lắc đầu rồi đi về.

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Người bạn đồng hành tốt

Nguyễn Tài Ngọc
Ai cũng có những thông lệ làm hàng ngày: sáng dậy uống một ly cà-phê, chiều đi làm về gặp vợ thì nói: "Honey, I'm home!", trưa sắn quần leo lên cây hái dừa, và trong trường hợp của tôi, sáng nào cũng dẫn con chó con Zoey đi bộ.
Việc tôi phải săn sóc Zoey là một chuyện hoàn toàn bất đắc dĩ. Cách đây hai năm, con gái tôi gặp nó  đi lạc ở sở làm. Sau vài lần dán yết thị báo cho chủ biết để tìm lại chó mà không ai nhìn nhận (tôi nghĩ lý do là vì tôi viết chủ phải đem $50,000 dollars đến chuộc), con gái tôi mang về nhà, năn nỉ cho nó nuôi. Nó hứa trăng hứa cuội là sẽ săn sóc  cho con chó, chúng tôi không phải lo gì hết, thế nhưng chỉ có vài tháng là tôi lãnh búa: tôi là người phải lo cho Zoey  từ A đến Z.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Tiếng Việt Hay & Chữ Việt Đẹp

Phan Như Huyền
Với hằng trăm triệu người nói, tiếng Việt là một trong những di sản văn hóa của nhân loại, và cần phải được bảo tồn và vun tưới.
Một học giả Fulbright, cô Trangđài Glassey-Trầnguyễn, đã yêu cầu Học Khu Garden Grove, California, xúc tiến và tạo điều kiện cho việc huấn luyện “những nhà lãnh đạo toàn cầu tương lai và những học giả với nhãn quan mới cho chương trình Fulbright.”  Theo cô, trong tiếng nói chứa đựng văn hóa, và khi sử dụng ngôn ngữ nào, là ta mặc lấy cái phong cách của ngôn ngữ đó, mà chỉ khi thông thạo tiếng nói, ta mới có thể hóa thân trong cái văn hóa của nó.  Chính vì vậy mà nơi cô, người ta nhìn thấy “hai người khác nhau: một, trong cách nói chuyện bằng tiếng Việt, và hai, trong khi diễn tả bằng tiếng Anh.”
Do sự vận động của Ủy viên Nguyễn Quốc Bảo và cô giáo Hoàng Huyền Vy, việc thành lập chương trình VELI – Vietnamese English Language Immersion – song ngữ hai chiều, đã được chấp thuận tháng Hai, 2014 vừa qua, tại Học Khu Garden Grove.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Trang

GN: Hôm nay đọc một bài thú vị về Quốc Hoa và cách cắm hoa Sen ở xứ người.  Lại đọc thêm một bài về một loại hoa mà ngày còn bé tôi cũng cứ thắc mắc hoa Trang có phải Mẫu Đơn, đến khi lớn tìm hiểu thì không phải cho nên cũng chả biết hoa Trang ra làm sao. Mãi đến khi sang tận Indonesia, người ta chỉ cho, mới biết hoa Trang ra làm sao, ai cũng cười vì cái tội không biết hoa Trang.  Dĩ nhiên tại sao người ta cười cho, đó là bí mật không thể tiết lộ ở đây được. Đọc bài viết sau đây của Uyển Vy, sự dí dỏm của người viết mới là đặc biệt.

"Sinh nhật bạn tôi dễ nhớ vì nó trùng với ngày sinh của một nhóm những người có chung lợi ích, gọi tắt là cụ Đ. Nghe đâu năm nay cụ đã được 84 tuổi, sống thế nghĩ cũng đã thọ, nhưng xưa nay người thọ mà minh mẫn kèm theo cơ thể khỏe mạnh thì thường hiếm. Điều hiếm ấy chỉ có thể xảy ra với những bậc kỳ tài, nhưng xem ra thì còn lâu cụ Đ mới được liệt vào nhóm tinh hoa của tinh hoa ấy, nhưng Cụ nào có nghĩ vậy. Thế nên mỗi dịp Sinh thần Cụ thì đám con cháu của Cụ lại cờ giong trống mở với khẩu hiệu “Mừng Cụ mừng Xuân” làm phiền thiên hạ.
Mình thì chỉ mong Cụ Đ hiểu rằng trong một số hoàn cảnh thì cái câu “đa thọ, đa nhục” là đúng để Cụ đừng nuối tiếc cái thuở còn đương xuân nữa. Dài dòng vậy cũng chỉ để nói thế này: vào cái ngày hôm nay tôi chỉ mong bạn tôi mạnh khỏe để lo cho Mẹ, cho con, cho chồng, còn thì với Cụ cho dù sinh cùng ngày với cô bạn, tôi cũng chỉ có thể mong Cụ sớm ra đi trong an bình"

Một thoáng Myanmar


Gọi một thoáng có lẽ chính xác vì chuyến đi lần đầu đến  Myanmar có tên cũ là Miến Điện, chúng tôi chỉ có  6 ngày ở Yangon, thủ đô cũ của Miến Điện, và Bago một thành phố có nhiều di tích thắng cảnh Phật giáo cách Yangon khoảng 80 kí lô mét.
Một thoáng có nghĩa là chỉ lướt qua, thường rất ít điều lướt qua mà  còn lưu lại lâu dài trong ký ức, nhưng ở Myanmar thì  khác, đến nay  tôi vẫn chưa tiêu hóa hết những cảm xúc ngạc nhiên, thú vị của lần gặp  gỡ ban đầu này.
Thật vậy, Yangon chỉ cách Sài gòn có 2 giờ bay, hai nước Myanmar và Việt Nam cùng có chung một dòng sông Mekong chảy ngang qua. Sông chảy có khi cuồn cuộn, có khi êm ả   như  dòng thời gian  vẫn cứ  trôi, trôi  trên số phận của mỗi dân tộc và trôi trên số phận của từng con người.
Vì vậy  Myanmar trong tôi, tuy không là “ bà con xa “nhưng vẫn là láng giềng gần, rất gần. Tôi đến với Myanmar, trước hết có lẽ là sự tò mò muốn khám phá về một đất nước có truyền thống Đạo Phật, chiếm đến 85 % dân số, nơi phát triển đặc sắc của nhánh Phật giáo Nguyên thủy ( Therevada), có nơi gọi là Phật giáo Tiểu Thừa hay Nam Tông.

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Ba Ngày Ở Myanmar (3/2013)

Vương Trí Nhàn

du-lich-myanmar-bogyoke-aung-san-market
Những “cái không” mà người VN thấy lạ
Một chút tò mò thúc đẩy tôi muốn sớm đến Yangon: người ta bảo thành phố đó tuyệt đối không có xe gắn máy. Đến đây lại thấy cái chuyện tưởng là kỳ lạ ấy thật ra không có gì phải ngạc nhiên.
Cuộc sống các nước nghèo Đông Nam Á lẽ ra nó phải như thế. Xe máy nhộn nhạo cuồng loạn như chúng ta là hiện đại gắng gượng, hiện đại nửa vời, hiện đại giả tạo. Thảm ô tô khá dày nhưng mọi xe đi lại từ tốn, nhìn nhau mà đi chứ không bao giờ phải còi réo với đèn bấm ngậu xị như bên mình. Sau đây là một vài “cái không” khác của Yangon.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Nhìn lại tình sử giữa thi sĩ Hàn Mạc Tử và bà Hoàng Thị Kim Cúc


SachHanMacTu1_trt

Nhìn lại tình sử giữa thi sĩ Hàn Mạc Tử và bà Hoàng Thị Kim Cúc qua cuốn “Lá Trúc Che Ngang: chuyện tình của cô tôi

Hàn Mạc Tử là một thi sĩ có tài. Ông sinh năm 1912, lớn lên bị bệnh nan y và qua đời năm 1940 khi người Pháp còn đô hộ Việt Nam. Thơ văn và những mối tình lớn nhỏ của ông tạo thành một biến cố văn học tại Việt Nam sau khi ông chết. Cả một thế hệ cuối thập niên 1930, đầu thập niên 1940 bừng dậy vì những vần thơ trữ tình đầy nước mắt của ông. Nhất là những vần thơ thi sĩ dành cho bà Hoàng Thị Kim Cúc, người yêu trong mộng của ông.
Năm 1939 thế giới chiến tranh bùng nổ. Năm 1945 Nhật đảo chánh Pháp kéo theo cuộc cách mạng chống Pháp giành độc lập. Đất nước chia cắt. Sau đó là cuộc nội chiến khốc liệt, Nam Bắc thống nhất, dân tình phân ly, chia rẽ. Thế nhưng hiện tượng văn học Hàn Mạc Tử hình như không bị ảnh hưởng bởi những xáo trộn chính trị tại Việt Nam. Trước chiến tranh, trong chiến tranh, và sau khi thống nhất, ở trong Nam cũng như ngoài Bắc, trong nước cũng như hải ngoại giới văn học vẫn viết về Hàn Mạc Tử mà không hề bị ảnh hưởng bởi cuộc tranh chấp Quốc-Cộng. Trong đó có các nhà văn nhà thơ nổi tiếng như Trần Thanh Mại, Quách Tấn, Chế Lan Viên, Võ Long Tê và Nguyễn Đình Niên, Nguyễn Bá Tín …

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Chúng ta đối xử với thế hệ tương lai thế này ư?

Vũ Thị Phương Anh
Con gái tôi hôm qua đi học về, mặt phờ phạc, và kể: Hôm nay con học mệt kinh khủng, vì phải bù tiết hóa vào buổi chiều do hôm trước cô nghỉ, thành ra học liên tục 10 tiếng. Lớp con có một bạn bị xỉu sau khi tập thể dục 2 tiết liền trên sân xi-măng dưới trời nắng.
Tôi hốt hoảng hỏi: Sao thế? Sao không kiếm chỗ có bóng râm để tập?
Con bé bảo: Trường con đang xây thêm một khu to lắm, nên chặt hết cây rồi, sân đất thì tráng xi-măng hết, lại đang xây dựng nên rất bụi do cát và xi-măng. Trời thì nắng, nắng chiếu xuống mặt sân rồi hắt lên, nóng ơi là nóng, và bụi nữa. Mệt chịu không nổi mẹ ơi.
Tôi nghe mà thấy ngao ngán. Trường học ở TP HCM hầu như bây giờ không còn có mấy trường còn cây xanh như thế hệ của tôi nữa. Tôi vẫn còn nhớ tới ngôi trường tiểu học Thánh Tâm (thuộc nhà thờ Công Giáo) mà tôi học thời còn bé, 4 dãy lớp xung quanh còn chính giữa là sân trường rộng mênh mông, có 4 cây điệp thật to rợp bóng mát, ghế đá, bãi cỏ, cột cờ... Bước vào sân trường bao giờ cũng yên tĩnh và rợp bóng cây, thoáng mát. Giờ, ngôi trường ấy thành trường Tân Bình (ở quận Tân Bình), hàng quán che lấp hết lối vào, chỉ còn một cái cổng xây hoành tráng nhưng chật hẹp, bên trong trông như một khu thương mại hoặc khu nhà chung cư. Không thấy có chút cây xanh nào.

Những “kẻ lạ mặt” trong tiếng Việt

Lê Hữu
- Ai phụ trách khâu ẩm thực?
Câu ấy nghe được trong cuộc họp của các thầy cô giáo ở một trường dạy tiếng Việt cho trẻ em, bàn về việc tổ chức buổi picnic cho thầy cô và phụ huynh học sinh. Xin mạn phép có một hai ý như thế này:
Thứ nhất, câu ấy có sáu chữ thì hết bốn chữ là tiếng Hán-Việt (“phụ trách”, “ẩm thực”). Thứ hai, ba chữ cuối ở trong câu (“khâu”, “ẩm thực”) là những chữ “mới”, du nhập “từ Bắc vô Nam” sau năm 1975.
Giả dụ học sinh nghe được câu ấy bèn giơ tay hỏi cô giáo ở trong lớp:
- “Ẩm thực” là gì thưa Cô?
- “Ẩm” là uống, “thực” là ăn. “Ẩm thực” là tiếng Hán-Việt, có nghĩa là “ăn uống”.
- Tiếng Hán-Việt là tiếng gì vậy Cô?
- Là tiếng Hán, tức là tiếng Trung quốc, đọc theo âm Việt.
- Vậy sao mình không nói “ăn uống”, là tiếng của mình, mà lại nói “ẩm thực” thưa Cô?
- . . .

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 08-Tháng 3

Tuần vừa rồi qua email một vài bạn ở Việt Nam, tôi khám phá ngày 8 tháng 3 là ngày lễ Quốc Tế Phụ Nữ. Tôi ở một quốc gia văn minh nhất nhì thế giới, và tôi không phải là anh Sáu chân lấm tay bùn, thường theo dõi tin tức thường xuyên thế mà tôi không biết gì về ngày Quốc Tế Phụ Nữ. Điều này làm tôi cảm thấy thật xấu hổ.
 
Việc gì không biết thì phải tìm hiểu cho biết. Những lịch treo tường ở nhà tôi  ngày nào đặc biệt thì có in trong ô cho biết là ngày gì. Tôi xem cả ba tấm, thấy ngày 8 tháng 3 trắng, không có gì đặc biệt cho ngày đó làm tôi hơi ngạc nhiên. Nước Mỹ là nước khỉ gió việc gì cũng đặt phụ nữ là trên hết, vậy mà họ lại không kỷ niệm ngày Quốc Tế Phụ Nữ, thế là thế nào?
 
Tìm hiểu về lịch sử của ngày Quốc Tế Phụ Nữ trong Wikipedia, tôi khám phá nó bắt đầu từ Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa của Mỹ ở Chicago vào năm 1908. (Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa đã dẹp tiệm từ năm 1956 khi ứng cử viên Tổng Thống chỉ nhận được 6000 phiếu. Lý do rất dễ hiểu là chữ “Socialist - Xã Hội Chủ Nghĩa" ở Mỹ đồng nghĩa với chữ “Cộng Sản”, mà dân Mỹ thì chống Cộng khỏi nói, như mấy bà vợ chống đối việc mấy ông chồng có vợ Hai, vợ Ba).

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Chuyện cô nữ giảng viên trường Đại học Sư phạm Thái Bình

Bình loạn: tưởng là chuyện đuà, hoá ra chuyện có thật và không thể tin được, giảng viên đại học mà thiếu kiến thức như thế, không phải lỗi tại cô, mà do một chế độ đã làm cho mấy thế hệ trở thành mù văn hoá.

Theo Tin tức hàng ngày



Ngày 9.1.2007, trong mục “Ai là triệu phú” trên đài Truyền hình VTV3, do MC kỳ cựu Lại Văn Sâm điều khiển, người được mời lên chiếc “ghế nóng” tham dự chương trình là cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái Bình (Thái Bình nay là thành phố, không còn thị xã nữa).

MC đặt câu hỏi nguyên văn như sau: “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng; ai là người không phải anh em ruột với ba người kia?”.

Cô nữ giảng viên Đại học Sư Phạm suy nghĩ một lát rồi nói:

- Tự Lực Văn Đoàn… Hừ, Tự Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. Hình như đó là một gánh cải lương. Còn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. Riêng Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng… tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh không…

CON NGƯỜI THẬT CỦA PHẠM DUY

Bác sĩ Nguyễn Văn Bảo

Lời nói đầu

Nghĩa tử là nghĩa tận. Trước một “nhân vật của quần chúng” (a person of the public) vừa nằm xuống, giữ im lặng là thái độ nghiêm chỉnh nhất. Nhưng sự ra đi của Phạm Duy là một ngoại lệ. Nhiều người khen qúa độ. Nhiều người chê qúa lời. Nhiều người muốn khen, chê đúng mức mà không lên tiếng vì e ngại phản ứng của cả đôi bên. Đài BBC cũng tường thuật rất tỉ mỉ về đám tang của ông.

Hãy thử tìm con người đích thực của PD qua tác phẫm, hành động và lời nói của ông để biêt nguyên do của cái dư luận ồn ào sau tin ông qua đời.

A / NHỮNG LÝ DO KHIẾN PD ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI NHẮC TỚI

1/ Ông là một nhạc sĩ được ngưỡng mộ bởi hàng triệu người Việt từ thế hệ trẻ tới thế hệ gìa, từ giới bình dân tới giới trí thức, từ thời chiến tới thời bình, từ chủ nghĩa Cộng Sản tới chủ nghĩa Tự Do, từ chính quyền độc tài tới chính quyền dân chủ, từ trong nước tới hải ngoại.

2/ Cảm tình của quần chúng đối với ông rất phức tạp. Nhiều người khen. Nhiều người chê. Nhiều người vừa khen vừa chê. Nhiều người trước khen nay chê. Nhiều người trước chê nay khen.
Phe Việt Cộng, sau nửa thế kỷ căm thù ông, nay mua chuộc ông để làm mồi cho chiêu bài “Hòa Giải Dân Tộc”.

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Một nước Nhật Bản quá xa xôi!

Vương Trí Nhàn
Núi Phú Sĩ
Cộng với những hiểu biết vốn có từ trước năm ngày du lịch bụi ngắn ngủi, đủ để tôi cảm thấy xã hội Nhật, người Nhật là cả một hình ảnh đảo ngược của xã hội Việt, người Việt

Ngày 8-6-2013

Xuất phát từ Hà Nội, sau một chuyến bay đêm hơn bốn tiếng đồng hồ, chúng tôi bắt đầu một ngày mới trên chiếc xe từ sân bay Narita về Tokyo. Không khí dịu mát như một ngày cuối thu đầu đông ở đồng bằng sông Hồng, song cái lạnh ở đây lại có khí vị vùng biển bắc, cái cảm giác mà tôi cảm nhận khi đến Leningrad vào năm 1988.
Nhìn chung quanh, thấy khung cảnh thoáng rộng sạch sẽ, cây cối đạm bạc. Ghé lại một trạm bên đường để xe mua xăng, bắt gặp không khí của nước Nhật bình thường, người nào người nấy chăm chú vào công việc.
Có cái lạ là, khi đến Tokyo, tôi cũng lại gặp một khung cảnh vắng lặng như vậy. Không những trên đường người đi bộ thưa thớt mà cả ô tô đi lại cũng ít. Trong khi đó, lại biết rằng Tokyo có đến 20 triệu dân và hàng ngày có đến 40 triệu người lai vãng. Nơi tôi tới chỉ là ngoại ô chăng? Thành phố chính ở đâu? Như đã đoán được thắc mắc của tôi, người hướng dẫn du lịch sớm giải thích, đây chỉ là phần trên mặt đất, còn trong lòng đất có đến bốn thành phố nữa. Ở đó cũng có giao thông, xe điện ngầm, những phố buôn bán; ở đó mặc dù rất đông, nhưng rất trật tự.

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Lần đầu đi làm chứng minh nhân dân

GN: Xem bài viết sau và nghe phần âm thanh của một người bạn giúp cho người bạn khác, mới thấy chuyện mình bước chân xuống thuyền ngày ấy ra đi là đúng với ý nghĩ "đi đâu cũng được, miẽn là rời khỏi một nơi mà "cường hào ác bá" đang làm cho trí óc có chút suy nghĩ cảm thấy ngột ngạt. Bao nhiêu năm đã qua, mà người dân vẫn còn gặp cảnh này.  Ở xứ người, khi người dân tới chốn công quyền, họ sẽ tìm cách giúp mình và tự họ liên lạc thẳng những nơi khác cho người dân, người dân chỉ cần cung cấp tin tức cá nhân là họ có thể làm tất cả. Thấy tội cho người dân VN, nhất là những người ở quê thì lại càng bị những ông "quan"  (thiếu trí nhiều quyền) hành hạ.

Tuan Pham Manh

Sáng thứ 2 đầu tuần, con trai nghỉ học từ HN về BN làm chứng minh thư.
8 giờ sáng 2 bố con có mặt tại công an phường TA tay cầm sẵn sổ hộ khẩu. Phòng trực ban vắng lặng không một bóng người, nhìn sang phòng bên thấy đông đủ cán bộ từ trẻ tới già, nghĩ họ đang họp nên chờ, nhưng quan sát thấy người ta ngả ngốn, tán chuyện, thuốc lá khói um, nên mạnh dạn ghé vào hỏi:
- Chào các anh. Xin các anh làm ơn cho hỏi tôi làm chứng minh thư cho cháu lần đầu thì làm ở đâu,thủ tục thế nào?
Tất cả đang ồn ào bỗng im lặng rồi lại rộ lên như chợ vỡ với các chủ đề của họ không ai thèm trả lời không ai nhìn người hỏi. Tưởng mình nói chưa rõ nên đành nhắc lại câu hỏi thật to, cậu công an trẻ bên ngoài hất hàm bảo:

Dây mơ rễ má là như ri

CẬU RUỘT DANH HÀI VÂN SƠN...

Chiều 24/10, nghệ sĩ hải ngoại Vân Sơn có buổi họp báo ra mắt truyền thông trong nước tại TP HCM. Đây là lần đầu tiên danh hài có cuộc gặp gỡ chính thức để công bố việc anh trở về Việt Nam hoạt động và thành lập Trung tâm Vân Sơn. Gia đình Vân Sơn có 2 anh em, Nguyễn Dương là anh cả chồng của nghệ sĩ Thu Tuyết. Cậu ruột là Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, thân mẫu Vân Sơn là em gái của Th.T Dũng.

Nghệ sĩ Vân Sơn cho biết, các chương trình quay hình tại Việt Nam sẽ được thực hiện theo đúng quy trình y như những số đã quay tại Mỹ và các nước khác trước đó. Với những quy tắc riêng của Việt Nam, Vân Sơn sẽ hoàn toàn tuân thủ và thực hiện chương trình theo kiểu "đảng lãnh đạo xuyên suốt". Tuy nhiên, có một sự thay đổi nhỏ là người đồng hành với anh trong các số tiếp theo của DVD là nhạc sĩ Đức Huy. Đức Huy đảm nhận vai trò dẫn chương trình thay cho gương mặt quen thuộc với khán giả nhiều năm qua là MC Việt Thảo. Nhạc sĩ Nguyễn Hà được Vân Sơn mời cộng tác, phụ trách về phần âm nhạc.Vân Sơn chia sẻ, anh là người thích đương đầu với khó khăn, thử thách. Vì vậy, anh rất vui mừng vì sau thời gian được gia đình động viên trở về, anh đã được họ hàng, đặc biệt là cậu ruột Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng giúp đỡ về nước làm việc.

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Chuyện Tình Việt Dzũng: Lệ Rơi Trên Đôi Nạng Gỗ

Theo Việt Báo
Buổi chiều HO San Francisco.
Tết Giáp Ngọ đã qua gần cả tháng, Hội HO của anh Phú San Fran mới tổ chức đón Xuân muộn. Xác pháo đã chìm mất tiêu sau trận mưa đầu mùa tại Chinatown. Bà con ta vẫn vui vẻ cùng với biệt đoàn văn nghệ Lam Sơn hát ly rượu mừng của Phạm Đình Chương. Sau phần thứ nhất của chương trình mừng tân niên Giáp Ngọ, đến phần thứ hai là tưởng nhớ Việt Dzũng. Anh Huỳnh Lương Thiện lên nói về người chiến sĩ đấu tranh số một của hải ngoại. Anh đồng ý với Nguyễn Văn Khanh (Trưởng ban Việt Ngữ RFA) rằng Việt Dzũng được mọi người nhớ đến qua bài ca bất hủ “Một Chút Quà Cho Quê Hương” và bản thân anh chính là một món quà rất quý. Có lẽ nên nói rõ hơn, chính Việt Dzũng là món quà của quê hương dành cho chúng ta, dành cho hải ngoại.
Ánh sáng của hội trường hạ thấp xuống, mọi người được yêu cầu đứng dậy, thành viên của văn nghệ Lam Sơn từng bước rước cờ Vàng vào hội trường. Một thiếu phụ nhỏ bé, mặc áo đen, đeo kính trắng, quấn khăn tang mang di ảnh Việt Dzũng cùng chậm rãi tiến vào. Đi sau là hai quân nhân mang theo tấm bảng tưởng niệm gắn một áo thun hình đấu tranh do chính Việt Dzũng vẽ mẫu, và đôi nạng của Việt Dzũng tặng cho Việt Museum San Jose. Hội trường khoảng 200 người đứng lên đón chào. Mọi người lần lượt thắp hương. Thiếu phụ đứng bên bàn thờ đáp lễ. Anh Thiện giới thiệu đây là “cô quả phụ Việt Dzũng” từ Nam Cali đã một mình lái xe suốt đêm qua đem theo di ảnh Việt Dzũng đến với chúng ta. Hội trường vang dội tiếng vỗ tay đầy xúc động. Người đàn bà nhỏ bé vóc dáng như sinh viên chưa tốt nghiệp lại chính là “cô quả phụ”. Không ai biết rõ về thân thế của cô. Quen biết Việt Dzũng lúc nào?. Lấy nhau bao giờ?.Cuộc đời đôi lứa ra sao?

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog