Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Đọc blog

GN: Hôm nọ đọc bài nói chuyện của Gs Ngô Bảo Châu với Gs Hà Huy Khoái mà theo blog ông cho biết bài phỏng vấn đã bị "Ban biên tập Tia sáng đã tự ý cắt đi một số đoạn và giật một cái tít kêu như chuông".

Tôi đọc bài phỏng vấn hay được phỏng vấn, thấy ông Gs NBC có những thâm trầm dí dỏm riêng, của một người nhìn nhiều hơn nói, có lẽ đó cũng là một đặc tính của những người thích làm nghiên cứu, thích vui với mấy con số chăng :-) Điểm này thì tôi chả có gì chứng minh cả, vì cũng chỉ suy bụng ta ra bụng người, vì lâu lâu đọc những phần trả lời khá thú vị của Gs NBC, lại thấy con người có những điểm giống nhau bất ngờ.  Tuy nhiên đó là điều tôi nói về một cuộc phỏng vấn của ông với một phóng viên nữ khác mà lâu ngày tôi không nhớ đã đọc ở đâu. 

Hôm qua lại đọc bài báo của Bs Ngọc nói về bài đọc của Gs NBC, cũng thất vọng như Bs Ngọc, nhưng biết đâu chờ vài ngày xem có khi Gs NBC lại cho post lại vì bài phỏng vấn của ông lại bị cằt mất ở đâu đó cũng nên.  Chứ chả lẽ là một Gs như Gs NBC chỉ biết có một nửa, không đúng cách của một người sống với toán, phải chính xác phải đầy đủ, không lẽ vì cái viện toán mà ông phải tự kiểm duyệt?  Thôi cứ hy vọng, chuyện thế nhưng không phải thế.

Cái nhìn của người độc nhãn

Bs Ngọc
Vài tuần trước đây, Tuổi Trẻ có một bài về Ngô Bảo Châu. Ít ai chú ý. Nhưng đọc qua ý kiến của NBC về công lao của các ông Phạm Văn Đồng và Tạ Quang Bửu như là những người có công khai phá nền khoa học Việt Nam, tôi thấy NBC tự biến mình thành một kẻ chỉ có một mắt.
Phát biểu trong buổi lễ khai giảng trường cũ, NBC nói “Cách đây một năm, khi tôi được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp, ông có nói với tôi, khi ông được nhắn tin về giải thưởng Fields của tôi, điều đầu tiên ông làm là đến một góc toà nhà của Chính phủ thắp nén hương cho cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Điều đó với tôi rất cảm động”. Chẳng những thế, NBC còn nhắc đến công lao của các ông Phạm Văn Đồng và Tạ Quang Bửu, với huấn thị “Không có những người như các ông chúng ta không có các ngành khoa học, sự nghiệp nghiên cứu khoa học như hôm nay, cũng như không có khối chuyên Toán. Ta luôn nhớ đến điều đó”.
Thắp một nén nhang! Nhang là biểu hiện của sự liên kết giữa âm và dương. Thắp một nén nhang là một cách biểu hiện niềm tin vào thế giới âm, vào tâm linh. Hóa ra những  người cộng sản tự hào là vô thần mà cũng tin vào tâm linh. Thú thật, tôi không hiểu nổi ý nghĩa của việc thấp một nén nhang khi nghe tin một người Việt được giải Fields. Tôi càng không hiểu nổi tại sao đương sự lại cảm thấy “cảm động”. Làm khoa học mà cảm tính như thế sao? Nhưng con người thì có lúc thế này thế khác, lúc cao, lúc thấp … nên việc NBC kể chuyện ngài thủ tướng có thể là một cảm giác ngẫu nhiên trong cuộc sống đa đoan của cậu ấy. Không có gì đáng trách. Chỉ ngạc nhiên.
Nhưng khi NBC nói rằng không có ông Phạm Văn Đồng và Tạ Quang Bửu thì Việt Nam không có ngành khoa học thì có vấn đề. Ông Đồng là chính khách nhưng có quan tâm đến giáo dục. Ông Bửu là nhà khoa học nhưng sau này cũng trở thành một chính khách. Theo những gì tôi đọc và nghe, hai ông là những người đàng hoàng, có tâm huyết với giáo dục. Nhưng tôi chắc cũng có nhiều nhà giáo dục và khoa học khác trực tiếp hơn với giáo dục và khoa học. Hai vị chính khách tử tế đó không phải là cha đẻ của nền khoa học VN. Vậy tại sao NBC chỉ nhắc đến hai vị chính khách trên? Có lẽ vì NBC muốn làm thủ tướng hài lòng.
Cần nhắc lại cho rõ: hai ông PVĐ và TQB chỉ có công với giáo dục và khoa học ở miền bắc, chứ chẳng có dính dáng gì đến giáo dục và khoa học ở miền nam. Trước 1975 ở miền nam, không có (và chắc không cần đến) ông PVĐ và TQB thì miền nam vẫn có một hệ thống giáo dục tốt. Những người tốt nghiệp từ hệ thống đó khi ra nước ngoài đã gặt hái được những thành quả vang dội. Không, người miền nam như tôi hoàn toàn không mang ơn hai vị PVĐ và TQB. Thật ra, chúng tôi thấy mình may mắn vì không hấp thu nền giáo dục xã hội chủ nghĩa mà hai vị đó khởi xướng ở miền bắc. Bởi vậy khi đọc thấy NBC nói rằng không có 2 vị chính khách trên thì VN không có nền khoa học tôi thấy rõ ràng cậu ta chỉ nhìn sự việc bằng một con mắt. Một mắt là vì NBC chỉ nhìn thấy miền bắc chứ không nhìn thấy miền nam. Một con mắt là vì chỉ thấy toán mà không thấy các khoa học nói chung. Khoa học lớn và rộng hơn toán rất nhiều.

===============
Một người khác kể giai thoại sau trong blog của Bs Ngọc.

Quang Minh
Tiến sĩ toán danh tiếng Nguyễn Thúc Loan (người Phú Yên) kể, khi lứa ông tốt nghiệp vào thập niên 60, được Thủ tướng PVĐồng tiếp kiến.
Tại buổi tiếp kiến, vì một câu nói thẳng, nói thật, TS Loan suốt đời lận đận.
Thủ tướng căn dặn các cháu trí thức trẻ và đỗ đạt đầu tiên (do Nhà nước cử đi đào tại ở nước ngoài): “VN muốn trở nên giàu có như Nhật Bản, thì dân số phải đạt cỡ 100 triệu trở lên” (hồi đó, Bắc VN có khoảng 17 triệu dân, rất sùng bái câu nói của Mao: “650 triệu người TQ, mỗi người chỉ cần vứt một mẩu đá bằng ngón tay xuống biển, sẽ có ngay một con đường cho xe tăng sang đánh Mỹ. Mỹ chỉ là con hổ giấy”.
TS Loan: “Thưa bác, cháu không nghĩ vậy. Nước nghèo mà đông dân thì mãi mãi nghèo, cần phải kiểm soát đà tăng dân số cho phù hợp với tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng nghe vậy không hài lòng, ra chừng “trứng đòi khôn hơn rận”.
Bậu sậu Thủ tướng nghe vậy, lập báo cáo gửi an ninh (ai ra nước ngoài về cũng vào sổ đen an ninh). Đến 1984, TS Loan vẫn không được vào biên chế, phải kiếm sống bằng dạy học tự do và làm thêm các nghề khác.
Đến đầu thập niên 80, thấy không hãm đà tăng dân số thì kinh tế- xã hội ngày càng lụn bại, Nhà nước cử cả Đại tướng lừng lẫy 5 châu Võ Nguyên Giáp làm Trưởng ban Dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Đời TS Loan coi như chết oan vì sự ngu dốt, hợm hĩnh của các chính trị gia!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog