Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Một phút một ngày (trong đời)

(Theo Oprah Magazine)
 
Nếu bạn phân bua là bạn không có thì giờ cho những thói quen tốt, thì dưới đây, chúng tôi liệt kê những cách thức giúp bạn sống lâu, sống khỏe mạnh hơn, mà thực hiện các cách này chỉ cần dưới một phút.

1-Hãy đứng dậy sau khi ngồi được một tiếng:
Nếu bạn phải làm những việc văn phòng, thì sau khi ngồi được một tiếng, hãy đứng dậy đi lại một phút cho dãn gân cốt.Một cuộc khảo cứu mới đây được đăng trên tạp chí The Journal of the Americn College of Cardiology thì nếu một người ngồi thêm trung bình bốn tiếng một ngày, tỷ lệ những người này có nguy cơ bị chết vì các bệnh tật hiểm nghèo 50 phần trăm cao hơn nhưng người chỉ ngồi một ngày 2 tiếng đồng hồ.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Đọc blog

GN: Hôm nọ đọc bài nói chuyện của Gs Ngô Bảo Châu với Gs Hà Huy Khoái mà theo blog ông cho biết bài phỏng vấn đã bị "Ban biên tập Tia sáng đã tự ý cắt đi một số đoạn và giật một cái tít kêu như chuông".

Tôi đọc bài phỏng vấn hay được phỏng vấn, thấy ông Gs NBC có những thâm trầm dí dỏm riêng, của một người nhìn nhiều hơn nói, có lẽ đó cũng là một đặc tính của những người thích làm nghiên cứu, thích vui với mấy con số chăng :-) Điểm này thì tôi chả có gì chứng minh cả, vì cũng chỉ suy bụng ta ra bụng người, vì lâu lâu đọc những phần trả lời khá thú vị của Gs NBC, lại thấy con người có những điểm giống nhau bất ngờ.  Tuy nhiên đó là điều tôi nói về một cuộc phỏng vấn của ông với một phóng viên nữ khác mà lâu ngày tôi không nhớ đã đọc ở đâu. 

Hôm qua lại đọc bài báo của Bs Ngọc nói về bài đọc của Gs NBC, cũng thất vọng như Bs Ngọc, nhưng biết đâu chờ vài ngày xem có khi Gs NBC lại cho post lại vì bài phỏng vấn của ông lại bị cằt mất ở đâu đó cũng nên.  Chứ chả lẽ là một Gs như Gs NBC chỉ biết có một nửa, không đúng cách của một người sống với toán, phải chính xác phải đầy đủ, không lẽ vì cái viện toán mà ông phải tự kiểm duyệt?  Thôi cứ hy vọng, chuyện thế nhưng không phải thế.

Hôm nay lên Suối Giàng


Trần Đăng Tuấn (cựu phó TGD đài THVN)

Sáng nay, lần đầu tiên lên Suối Giàng, định ngắm mấy cây chè cổ thụ. Vào tuổi này, có lúc chợt lo là nhiều cái lạ ở đất nước, mình đã nghe, biết từ lúc còn là trẻ con, mà giờ chưa nhìn thấy tận mắt. Vậy có thời gian thì phải đi để biết. Nhưng quả thật thời gian là cái gần một năm qua mình có ít nhất.Cứ tiếp tục thế này thì cũng gay đây. Gọi cho Tiến Trọc, rủ đi cùng. Tiến Trọc chối đay đảy, rằng vừa lang thang một tháng (thằng cha này số sướng)ở Tây Nam bộ, nay phải cày kịch bản bù. Thì thôi vậy!

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Chuyện xứ Quảng


GN bình loạn: Chuyện xây tượng đài lớn nhất Đông Nam Á đã được dẹp bỏ, nhưng thấy bài này đáng để suy nghĩ nên post lại tặng bạn bè vùng đất Quảng :-). Không biết có ai biết chuyện gì đang xẩy ra trên quê hương họ những ngày qua, nếu không có báo chí trong và ngoài nước châm ngòi thì chắc lại có cái tượng "lớn nhất" nước này sẽ sừng sững che luôn những ngọn gió biển vào thành phố.
Nhắc tới chuyện gió, với số tiền ấy ngoài chuyện xây cầu cho học sinh, còn có thể xây đê, xây thành ngăn ngừa biển xâm thực còn có lý hơn.  Lại mới nghe chuyện để nghị xây sửa lại cây cầu Long Biên làm nơi đi bộ, ước chừng hết mấy ngàn tỉ, đủ thấy nước Việt ta giầu biết là bao, đúng là tiền rừng bạc tỉ.

Việt Nam: Tượng đài, cây cầu "biểu tượng", và con người

"Trường hợp của hai bà mẹ VN anh hùng ở làng tôi, một bà có 3 người con trai tử trận vì đi “giải phóng miền Nam”, đến khi Saigon vừa bị chiếm, bà được vào thăm anh em, chứng kiến thực cảnh ở miền Nam, bà về lại quê và phát bệnh rồi chết, vì thương tiếc con, và trách mình mê lầm để con phải chết oan! Còn cụ kia có 4 con trai, hai người đang dậy học thì phải đi lính, và một con rể nữa là 5, cùng chết trong trận Mậu Thân. Khi được tin báo, mọi người trong thân tộc khóc than đau đớn vì tuyệt giòng, người dì ruột của các tử sĩ đã xỉu lên xỉu xuống, riêng bà mẹ “anh hùng” thì tỉnh queo, còn có vẻ hãnh diện và hân hoan khi “lãnh” hình 5 người con tử trận đem treo đầy nhà, với một số tiền mấy chục triệu, và một bộ đồ cho bà mặc để nhận huy chương “mẹ VN anh hùng”! Bà được đưa lên thủ đô Hà Nôi tham quan, và được các “đồng chí cán bộ” đến “tôn vinh”, khiến bà luôn kiêu hãnh vì những “danh vọng” đạt được do hiến cho Đảng 5 người con thân thương. Cho đến khi nằm bệnh lúc tuổi già cô quạnh không ai chăm sóc, trước khi lâm chung, bà đã khóc suốt mấy đêm ngày và thốt ra những lời đã từng giấu kín trong lòng bao chục năm: “Vì tôi ngu nên đã… giết hết các con của tôi”, và bà quyết… ra đi để tìm con chuộc lỗi! "

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Saigon một thuở (phần 3)

Nguyễn Ngọc Già - Nhân chuyện đổi tiền nghĩ về Saigon một thuở (phần 3)

Tôi thương tuổi thơ em tôi không có được miếng ăn no, cái áo lành, dám nào nghĩ tới những món đồ chơi con trẻ hay một bài hát vô tư, hồn nhiên hoặc một bài học nhân bản từ câu chuyện "Gió đầu mùa" của Nhà Văn Thạch Lam mà thế hệ chúng tôi được học để làm (đúng nghĩa) Con Người:
Trong Gió lạnh đầu mùa, tình người ấm áp như chiếc áo mùa đông đã nảy nở trong lòng hai đứa trẻ: Hai chị em Lan, Sơn mặc áo ấm ra chợ chơi với bọn trẻ nhà nghèo thấy Hiên con bé hàng xóm co ro bên cột quán mặc manh áo rách tả tơi bèn chạy về nhà lấy áo bông cũ đem cho nó mặc. Mẹ Lan thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ nó mượn năm hào may áo...(1)

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

NHỮNG BÀI HỌC...

Nguồn email


Bài học 1

Hai con bồ câu trống và mái tha hạt thóc về đầy tổ, cả hai rất ư hạnh phúc. Gặp mùa khô hanh, hạt thóc ngót lại. Con trống thấy tổ vơi đi liền trách con mái ăn vụng. Con mái cãi lại liền bị con trống mổ chết. Mấy hôm sau mưa xuống, hạt thóc thấm nước và nở to ra. Bồ câu trống ngẩn tò te.

Bài học xương máu: “thịt” nhân viên một cách hồ đồ không làm bạn trông thông minh hơn.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Phỏng vấn một tượng đài

Đây là cuộc phỏng vấn ngoài dự tính của một phóng viên không bao giờ có bài đăng ở các báo trong nước ở thể loại phỏng vấn nghiêm túc này. Bởi y quên mất một điều, trong một đất nước không chấp nhận sự thật, nói lên sự thật, hỏi về sự thật cũng đồng nghĩa với sự nguy hiểm và úp nồi gạo, lương thực không phải để phục vụ cho sự thật... trừ khi, y là... một tượng đài khác!

Truyền thuyết Cha già, Mẹ già

Người Buôn Gió

Bấy giờ bốn phương phẳng lặng, của cải sung túc, kho tàng dồi dào, bá tính hiền hòa. Ngoài đường rơi của không ai nhặt, công đường chẳng có ai thưa kiện, kêu oan thật là cảnh thái hòa từ xưa đến nay. Vua quan nhà Vệ rỗi rãi, buổi chầu không có việc gì quan trọng để mà bàn. Các quan lại nhẩn nha ngồi đợi hết giờ. Bạo là quan đầu triều thở dài than.
- Nước Vệ trong triều nhiều nhân tài quá, đâm ra chả còn việc gì mà làm, thiết triều mà hờ hững như không.
Tân đại thần tuyên huấn là Đường Thế Hoang bước ra tâu:
- Thưa triều đình nhà Sản đã có tiên đế làm Cha của cả nước bấy lâu nay, xưa mải chuyện chiến chinh rồi xây dựng đất nước, ta chưa tìm Mẹ cho nhân dân. Khiến Cha già bao năm đơn côi, lẻ loi. Nay nước nhà đã dư dả của nả, đất nước thanh bình. Xin suy tôn Mẹ già cho dân tộc, cho âm dương thuận hòa để phúc lộc cho con cháu.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Saigon một thuở (phần 2)

Nhân chuyện đổi tiền nghĩ về Saigon một thuở (phần 2)

Nguyễn Ngọc Già
Tôi cảm thấy vơi bớt muộn phiền và nhẹ nhõm hơn, khi bài viết về những ngày đen tối của Quê hương được mọi người đón nhận trong tâm thức sẻ chia bùi ngùi, trong suy tư hồi tưởng, với miền ký ức xa xăm để cùng nhau góp nhặt những mảnh vỡ đau thương hơn 30 năm qua, như những người lâu lắm rồi mong được:
Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau
Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau
Tình chia trong đêm sầu
(Đêm nhớ về Saigon - Trầm Tử Thiêng)(1)
Dù đã hơn 30 năm, dù ký ức đã trở thành từng mảnh vỡ bị mài mòn, tôi vẫn cố mày mò để ghép lại "bức tranh ma quái" một thời ám ảnh hàng triệu người Việt Nam. Chắc chắn đó không thể là bức tranh sắc nét (nhất là cho thế hệ trẻ) như mong muốn, bởi lẽ từng góc, từng cạnh của mảnh vỡ ký ức đã bị sứt mẻ theo thời gian, mòn cụt theo cuộc đời nổi trôi từng phận người ngay trên chính quê Cha đất Tổ.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Những thực phẩm không nên ăn lúc đói

Nguồn: email

Bạn hãy cảnh giác với một số thực phẩm mà ăn tưởng sẽ thoát ngay khỏi cảm giác cồn cào nhưng lại khiến bạn khổ sở hơn cả đói.
Xin nhắc bạn một vài loại thức ăn đồ uống không nên dùng khi bụng đang trống rỗng.  Đừng thấy vải ngon quá mà đánh chén khi bụng đang rỗng nhé!

Khoai lang

Khi đói không nên ăn khoai lang vì khoai lang có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, gây nên bị ợ nước chua. Những người bị viêm, đau dạ dày cũng không nên ăn khoai lang, đặc biệt là khi đói để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Saigon một thuở

Post lại để tặng cho những người chưa từng sống ở VN những năm tháng sau 75, chưa từng biết bo bo là gì, chưa từng nhìn thấy diện mạo thành phố Saigòn trốc lở từ mặt đường đến thân thể con người, chưa từng hiểu tại sao VN lại có một "kỹ nghệ" đóng sữa đặc thần kỳ nghĩa là mua sữa về cho con, mở ra chỉ toàn đất hay một thứ nửa sữa đen nửa đất.  Một xã hội dối trá, rình rập bắt đầu từ đó.  Chưa từng nhìn thấy sách vở bị đốt, bán ve chai không tiếc thương.  Chưa từng hiểu tại sao có những người không biết chữ lại trờ thành giám đốc một công ty.  Một xã hội được hình thành ngoài sức tưởng tượng để có thể hình dung ra thiên đường cộng sản, một thiên đường mà có lẽ giờ này chả ai còn muốn nhìn thấy.
Kỷ niệm ngày này 30 năm trước ngơ ngác bước xuống phi trường San Francisco.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Một bức thư







Nhứt châm kiến huyết (Kim châm rỉ máu), lời vàng ngọc, chúng ta cần phải thực sự kiểm thảo và phản tỉnh.
Là một người Nhật Bản, tôi có đôi điều muốn cùng các bạn chia sẻ nơi đây về cái nhìn của tôi đối với người Trung Hoa. Tôi trước kia là một du học sinh của trường đại học Trung Quốc Nhân Dân, tôi đã ngu khờ sống ở Hoa Lục đến 5-6 năm, vì vậy tôi tin rằng tôi hoàn toàn có đủ tư cách để nói lên cái nhìn của tôi.

Về địa lý, Nhật Bản và Trung Hoa rất gần nhau, nhưng mà về tính cách thì hai dân tộc lại xa nhau một trời một vực,người Hoa Lục (Trung Cộng) cho tôi cảm nhận cái ấn tượng lúc ban đầu là rất tốt, nhưng về lâu về dài, thì những khuyết điểm đều bạo lộ hết ra ngoài, người Hoa Lục nhát gan, nịnh hót, hèn yếu,hư ngụy, xảo trá, thích làm tài khôn, và cái điều làm cho tôi không thể nào lý giải được là tại sao người Hoa Lục tự đối đãi với chính đồng bào ruột thịt của họ thì rất ư là vô tình, nhưng lại đối đãi với người ngoại quốc thì họ rất khép nép và cung kính.

Phê bình

Tối hôm nọ nằm lơ mơ đọc bài viết của bà Thụy Khuê viết về tiếng hát Thái Thanh, báo Người Việt đăng lại. Đọc xong chả hiểu nhà phê bình Thụy Khê viết gì, tôi vốn cũng hay đọc/nghe những bài phỏng vấn của bà, nối cả link trang web của bà trong trang web của mình. Vẫn phục là sao bà có khả năng dọc nhanh thế, có khi cuốn sách truyện nào đó mới ra là bà đã có một bài phê bình nghiêm túc, mà tôi tự nghĩ chắc bà phải có một nhóm ngưòi làm công việc đọc và ghi chú cho bà làm công việc phê bình.  Có một điều mà lâu nay nghe người ta kháo là bà thiên vị, bà phỏng vấn những văn nghệ sĩ miền Bắc và hiện ở miền Bắc hơn là miền Nam, thi thoảng có một vài người ở miền Nam trước 75 mà thôi. Bà ưu ái phỏng vấn phê bình các văn nghệ sĩ trẻ trong nước chứ hầu như không dành lời cho văn nghệ sĩ trẻ ở hải ngoại.   

Tuy nhiên phải nói đọc bài viết bà viết về nữ ca sĩ tài danh Thái Thanh thì hôm ấy tôi đâm ra chán, tự nghĩ có lẽ tại mình buồn ngủ quá rồi nên đọc không thấm gì hết. Hôm qua đọc bài ông Hoàng Ngọc Tuấn viết về bài viết của bà, thì ra tôi không có buồn ngủ. 

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Sách cũ cho trẻ em

Tình cờ thấy bộ sách này, để dành đây mai mốt có cần phải download dậy con nít còn biết đường tìm ở đâu. Tôi muốn tìm mua một bộ sách sử VN bằng tranh cho trẻ con, ai biết chỉ dùm nhé. 

EM HỌC VẦN

Dựa theo bản chính của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hoà xuất bản.

Sài Gòn, Hà Nội

Khương Hà – Sài Gòn, Hà Nội

Phố Phan Huy Ích, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt Đức
Gia đình tôi gốc Bắc, nhưng tôi sinh ra và lớn lên ở miền Đông Nam Bộ, sống ở Sài Gòn tới nay là sáu năm, giờ lại theo chồng về Hà Nội.
Vùng tôi ở toàn người Bắc di cư nên giọng nói cũng không thay đổi bao nhiêu. Lần đầu tiên tôi bắt đầu ý thức về sự khác biệt là khi có hai ông anh bà con đại bác bắn không tới từ Ninh Bình đến nhà ở vài tháng để học nhạc. Nghe giọng nói cũng quen thuộc, nhưng hơi khó chịu, vì họ nhấn âm quá nhiều.
Có thời gian nhà có một chị giúp việc là dân Châu Đốc. Tôi còn nhớ mình có ấn tượng vô cùng xấu về chữ “ghét” của chị ấy. Mỗi lần chị ấy nói chữ “ghét” nghe ghét không chịu nổi. Bởi vậy hồi đó tôi rất ghét giọng miền Nam.

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Chuyện cười VN

Phỏng vấn trực tiếp bác Công An Giao Thông

Hà Nội, trưa 17/9, con đường ngu ngốc nêm cứng người, con đường hơn hai km thì 500m hai đầu là một chiều dành cho xe ô tô còn hơn một km giữa là hai chiều.
Xe máy, xe hơi xe tải… người đi đường giữa cái nắng chói chang, tắc đường và không thể nhúc nhích được nhưng lạ thay vắng bóng chiếc áo vàng quen thuộc. “Hợp đồng hơn hai tỷ đang chờ ký, quay đầu thôi, tìm đường khác” sếp ra lệnh sau khi đã chờ trong tắc đường hai tiếng đồng hồ. Xe quay đầu đến cuối đường thì xuất hiện ba chiến sỹ CSGT trẻ trên hai chiếc xe máy đặc chủng, các anh cười rất tươi: “Anh đi ngược chiều, xin mời ra bốt giao thông làm việc”. Sếp tôi cau mày rồi xuống xe, nói với tôi: “Tôi đành đi bộ cho nhanh, cậu ở lại giải quyết”.

Một ngày ở Marienplatz tại München

Tình cờ đọc trên net có những hình ảnh của cuộc biểu tình ở quảng trường Marienplatz tại München làm nhớ lại ngày đầu đặt chân đến München, lang thang ra quảng trường Marienplatz vào buổi chiều, nơi ấy cũng có một đám đông cờ quạt biểu tình của người Thụy Sĩ chống sự xâm lăng của Nga vào Ukraine trên đất Đức.  Tôi cũng như đám đông du khách tò mò đứng nhìn họ suốt buổi chiều, bây giờ nhìn lại nơi ấy cũng có hình ảnh biểu tình của người Việt chống Trung Cộng trên đất Đức, lại thấy bùi ngùi... là tại vì mình không ở đó ngắm họ một buổi chiều như năm nào.  :-).  Kể ra người Việt ở Đức chọn đúng chỗ, theo tôi nghĩ, là cứ chọn chỗ nào có nhiều người ngoại quốc để đánh động lương tâm thế giới.  

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Đóng hay mở

"Có bao nhiêu thứ với ta là gắn bó nhưng ta vẫn phải coi nó như vĩnh viễn thuộc về miền của ký ức. Sức có hạn, nếu trái tim không để những thứ nặng nề ở lại phía sau thì đôi chân làm sao mà “rảo bước với thời gian”."


Đó là đoạn trích trong cái post mới nhất của Gs Ngô Bảo Châu mà tôi có sự tâm cảm đồng tình sau khi post mấy cái post về chuyến đi ngắn ngủi vừa qua của mình, muốn đóng blog lại khi có điều làm cho mình hơi chạnh lòng đôi chút.  Nhưng rồi đọc câu viết trên lại nghĩ Gs Ngô Bảo Châu có lúc cũng đã chạnh lòng đóng blog rồi bây giờ vì bạn đọc lại mở lại.  Tuy blog này không được chú ý hay bị "ném đá" như blog của những người nổi danh, nhưng không vì thế xem thường bạn ghé qua, cũng phải suy nghĩ chọn lựa khi người đọc càng lúc nhiều hơn, dù tự gõ hay sao chép lại cũng khá mất thì giờ. 


Viết một đề tài gì thì không phải chủ ý của blogger lúc này vì không có thì giờ nghiên cứu tra tìm các chi tiết cho đúng.  Bởi vì cá nhân blogger thi thoảng sẽ bực mình khi đọc cái gì như bài viết không ghi rõ nguồn hay ghi mà mập mờ, thí dụ bài báo mới đây nói về vụ Giới trí thức Việt Nam bất bình Tạp chí Science, đó sẽ là một bài báo thông tin tốt của một trang mạng truyền thông chính danh, nếu được ghi rõ nguồn chính thức của nguyên bản gốc, tiếc lại thiếu sót ghi rõ nguồn rõ ràng cho người đọc dễ kiểm chứng, như cung cách làm báo của tờ báo mạng VN?.
Bởi vì thấy mình không có thì giờ để làm công việc tốt, nên tôi chỉ gõ vớ vẩn cho vui (mà không hiểu có ai vui được không nữa), và dạo này tình hình VN thì chả hay ho gì nên cứ copy and paste. 

Và khi đọc tác giả Quêchoa viết:

"Ai cũng thế thôi, mở blog mà không ai thèm ngó ngàng trước sau gì cũng bỏ, nhưng nếu được nhiều người mến mộ thì mới giật mình nhận ra blog không còn sở thích nữa, nó là trách nhiệm là nghĩa vụ. Rõ là ách giữa đàng lại quàng vô cổ, nhưng nghĩ cho cùng cái ách nhọc nhằn này không thể không quàng, bởi vì đó là tình yêu của mọi người dành cho mình. Châu đã nói: “để sống một cuộc sống có ý nghĩa, ta nên tránh làm những việc vô nghĩa.” Việc Châu mở lại blog càng làm cho mình vững tin thêm blog có ý nghĩa thế nào đối với mình, mình không bỏ được cũng vì thế."

Càng thấy băn khoăn, hay thôi chả đóng blog nhưng chỉ nối link blog rồi để bạn đọc chọn lựa muốn đọc ai thì đọc. 
Kẻo không thì có người lại bảo lúc thì bảo đóng lúc thì bảo không? Đúng là "thời tiết". Tôi quên chưa bao giờ tự giới thiệu, tôi thuộc vào loại bướng, ai bảo tôi làm gì thì tôi làm ngược lại, bảo đóng thì tôi mở, bảo mở thì tôi đóng.  Thế đấy ạ!.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Xoá thương hiệu Việt Long ?

Chỉ đọc bản tin vài dòng tôi đã nghĩ bụng : Nếu tôi ở VN thì chắc chắn tôi cũng sẽ không mua hàng của cái công ty Việt Long này, Việt Long bán hàng điện tử ở Hà Nội chứ không phải Việt Long bán các thức ăn chăn nuôi thủy sản ở Hậu Giang trong Nam đâu nhé.  Hồi mấy cái tàu Bình Minh hay Viking II bị cắt cáp ở biển, đồng bào xuống đường chả thấy mấy cái hãng này lên tiếng ủng hộ cho dân, chả nghe thấy họ hỗ trợ cho dân nước uống, bánh mì khi họ lên tiếng chống TQ.  Bây giờ dân đi biểu tình thì từ từ bị đuổi việc, mất nhà.  Chuyện chỉ có ở xứ CHXHCN Việt Nam.  Chuyện VN sao nó cứ chán phè phè thế không biết.  Đọc hết bài, thì ra ý nghĩ cùn của tôi cũng giống nhiều người ở VN.  Hy vọng có nhiều người sẽ cùng làm việc này để hỗ trợ cho người thanh niên yêu nước.  Phải cho họ biết làn sóng ngầm của người dân ra sao chứ nhỉ? 

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Về một bức hình

Đọc bài viết quảng cáo cho du lịch vùng Phú Yên, Quy Nhơn thấy tấm hình nhà thờ Mằng Lăng đẹp quá khiến tôi tò mò tìm hiểu thêm.  Tôi vốn dốt vể kiến trúc, và dốt cái gì thì đâm ra... mê cái đó.  Có lẽ vì thế tôi thích đi đây đi đó để nhìn từng góc cạnh của kiến trúc văn hóa thế giới, và hầu như văn hoá văn minh của nhân loại ở đâu cũng thể hiện ở những nơi con người bày tỏ tín ngưỡng hay chính trị, khi con người bắt đầu có nền văn minh tụ hợp lại thành một xã hội.  Vì thế khi nhìn những góc cạnh của kiến trúc ở nhà thờ, đền thờ, chùa chiền hay các toà nhà Quốc Hội ở bất cứ ở đâu cũng khiến cho tôi bâng khuâng, người ta đã sống ra sao xưa kia, và mới thấy quả thật mình không tài nghệ hơn, thông minh hơn người xưa, khi họ không có những máy móc tinh xảo như thời nay nhưng họ đã tạo dựng nên những công trình rất đẹp.

Thành phố ‘ma’

Lôi bài báo từ báo Người Việt để ghi rõ thêm nơi tôi mới đến cuối tuần rồi, kẻo không thôi có bạn thấy tôi post hình Santa Fe lại xỏ xiên tôi là mới đi tù về hả. :-) Bạn tôi vậy đấy, người ta đi chơi không hỏi ra sao nơi ấy thế nào mà lại phang cho một câu làm mình đang tính gõ thêm đâm ra ... mất hứng. 
Thôi post bài báo này để biết đâu khi bạn tới nơi ấy sẽ là một thành phố thông minh chứ không phải nổi tiếng vì sự nổi loạn của nhà tù năm nào. 
Có một điều đọc bài này làm tôi nhớ cảm giác của tôi khi đến phi trường quốc tế Albuquerque, đó là tôi chưa thấy nơi nào lại có nhiều nhân viên TSA như phi trường này, làm như dân chúng ở đây làm việc hết cho chính phủ, từ phi trường nhìn xuống, tôi cũng có cảm tưởng nơi đây có những cơ sở nằm ở dưới lòng đất hay sao đó, vì khi không giữa đồng không mông quạnh, có một cái toà nhà vài chiếc xe đậu, không thấy gì chung quanh cả, như thế họ phải sinh sống làm việc ở đâu đó ... dưới lòng đất.  Có nơi nhìn xuống cả một vùng mênh mông là một thứ bản đồ chằng chịt con đường và nối nhau với những cái ô, mà từ trên không nhìn xuống không thể biết đó là ngôi nhà hay là cửa đi xuống, tôi cứ nghĩ mãi đó là gì, vì không thể nào nghĩ thiên nhiên lại cấu tạo ra những đường nối nhau như một bàn cờ như thế.  Bây giờ thì hiểu ra, như bài báo viết là New Mexico có cơ sở khoa học hạch nhân và quân sự của Hoa Kỳ. Thì ra thế, đó là một vùng bí mật.  Cho nên cứ để bạn nghĩ tôi mới ở tù ra cũng là bí mật hay hay đấy.

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Khi nào thành “phiên bang” mới thôi…

Phong van nha tho Do Trung Quan ve John va Beatles
Đỗ Trung Quân
-
Phòng học trên lầu 8 của Đại học Hoa Sen [ngày 9-9-2011] không đủ chỗ ngồi cho buổi tọa đàm về cuốn sách Nước Đại Nam đối diện với Pháp & Trung Hoa 1847-1885. Ts Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng trường, đành thú nhận: “Không ngờ đề tài khô khan này lại thu hút người nghe hơn dự định.”
Tác giả cuốn sách, Gs Yoshiharu Tsuboi, trình bày những nhận định của ông không chỉ về cuốn sách mà còn liên hệ đến bối cảnh hôm nay của Việt Nam. Ông cho rằng dường như lịch sử Việt Nam hôm nay đang lặp lại hoàn cảnh như thời Tự Đức ở thế kỷ 19. Tự Đức là ông vua không gặp may, lên ngôi trong hoàn cảnh tao loạn, người dân không tin vào triều đình, còn triều đình cũng nhiều phe nhóm với mục đích và tham vọng cá nhân. Đất nước sau đó rơi vào tay người Pháp, mở đầu cuộc nô lệ cho thực dân kéo dài trăm năm. Gs Tsuboi nhấn mạnh “đất nước nào cũng thế, rất cần những người cầm quyền thật sự đặt lợi ích quốc gia cao hơn lợi ích cá nhân.” Bàn đến Trung Quốc, ông Tsuboi chỉ ra một điều không bất ngờ nhưng lại ít được Việt Nam chú ý. Ông thấy rằng Trung Quốc thường xuyên nghiên cứu về Việt Nam và nghiên cứu bằng một chiến lược lâu dài. Ông nhận định đúng. Riêng tôi nghĩ việc nghiên cứu ấy của Trung Quốc sẽ không chỉ diễn ra hôm nay mà còn kéo dài cho đến ngày họ thực hiện được cái tham vọng biến Việt Nam thành “phiên bang” của họ.

9-11 với tôi

10 năm, thỉnh thoảng tôi cũng cứ nhớ lại khoảng thời gian 10 năm đã qua có ý nghĩa gì đối với đời sống mình. Thế nhưng bao nhiêu cái "10 năm" đã qua đi thì tôi chẳng có ý niệm "nhớ nhung" gì mấy, ngoại trừ 10 năm đã qua, có lẽ đang bước vào tuổi già í quên là không còn trẻ nữa, nên phải ráng vận dụng trí nhớ để "tự lừa mình" chưa có bị lẩm cẩm chăng.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

Siêu sao "đụng hàng"










Từ lâu ở VN có chữ "đụng hàng" thường dùng cho các siêu sao khi họ ăn mặc quần áo, xử dụng giầy dép hay tóc tai uốn chải bới giống nhau.  Thế nhưng có những trường hợp người ta lại thích phô trương tình thân thiện bằng cách ăn mặc giống nhau, chẳng hạn có những cặp vợ chồng yêu nhau tha thiết đến nỗi đi đâu cũng quần soọc, áo sơ mi hoa lá cành giống nhau. Cho nên tấm hình trên không hiểu có bị/được photoshop không, mà sao ai khéo thế, hẳn ai đó có đầu óc rất khôi hài, chả hiểu ông anh sắm cho ông em hay là ông em tặng ông anh.  Xem thì chẳng biết là đụng hàng hay là tình thân ái có một không hai.  Cứ như phim gì của Mỹ có hai anh em sinh đôi, kẻ lùn người cao, mà cựu thống đốc Cali, Arnold S. đã từng đóng.  Xem "bình luận" ở đây.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Bảo hiểm Tàu Lạ

Tranh vui
Theo Facebook






Người phụ nữ họ Đặng (kết)

Phương Bích -Bước chân vào chốn ngục tù (5)

Ghi chép của Phương Bích

Trong Hỏa Lò

Tôi không hề cảm thấy hổ thẹn với lương tâm, chỉ choáng váng phút ban đầu khi nhìn cái còng số 8 bập vào tay mình. Một người phụ nữ hơn 50 tuổi như tôi, xấu hổ ngay cả khi nói to khiến người khác phải nhìn vào, chưa bao giờ ỷ thế vào bất cứ mối quan hệ nào để trục lợi cho bản thân mình, chưa bao giờ làm điều gì xấu xa, tổn hại đến bất cứ một cá nhân nào chứ nói gì đến đất nước. Vậy thì tại sao tôi lại phải hổ thẹn vì cái còng số 8 trên tay tôi lúc này đây. Dẫu cho họ có gán cho tôi cái tội danh gì đi chăng nữa, thì tôi chắc bạn bè và gia đình, những người biết tôi dù chỉ là trong thời gian ngắn ngủi nhất cũng sẽ không bao giờ nghĩ tôi là một kẻ có tội.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Hoa Hậu Biểu Tình Kim Tiến tại Đường Lâm- Sơn Tây



Các chàng trai chưa vợ, góa vợ, bỏ vợ, chê vợ đừng nên bỏ qua cơ hội này. Lúc này hoa hậu của chúng ta vẫn chưa có ý trung nhân.

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Người phụ nữ họ Đặng


Phương Bích – Bước chân vào chốn ngục tù (1,2,3&4)
 
Trở về căn phòng giam mờ tối, tôi ngồi trên chiếc giường xi măng, kể cho cô bạn tù nghe về cuộc hội ngộ ngắn ngủi với những người đồng đội ở khu vực thẩm vấn. Nhớ lại cảnh Bùi Hằng và Tiến Nam thay nhau ôm ghì lấy tôi, tôi chợt thấy nghẹn ngào không nói được hết câu, bèn giấu mặt vào hai lòng bàn tay.
- Chị cứ khóc đi, đừng ngại, cứ khóc thật thỏa lòng đi.
Bàn tay cô ấy dịu dàng đặt lên vai tôi cùng với lời thủ thỉ đầy sự cảm thông, thế là tôi nức lên như một đứa trẻ. Vẫn úp hai bàn tay che lấy mặt, tôi đã khóc rất lâu, không thể nào kìm lại được…

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

Nỗi ám ảnh về Bắc Kinh

Đọc bài nói về Nỗi ám ảnh về Bắc Kinh của Ngải Vi Vị, người vẽ kiểu xây dựng vận động trường "Tổ chim" cho Thế Vận Hội ở Bắc Kinh năm 2008 vưà qua và cũng là người vừa mới được thả sau mấy tháng bị tù giam vì ông tranh đấu cho tự do dân chủ, tôi nhớ lại sáng qua người trưởng phòng hỏi ý kiến tôi nghĩ thế nào về Trung Quốc, tôi nói trong thời gian hơn 3 tuần lễ ở Trung Quốc của tôi vào khoảng giữa tháng Chín năm 2007, tôi không hề thấy mặt trời, tôi biết mặt trời hiện diện trên đầu, nhưng chẳng bao giờ xuất hiện, nhìn lên chỉ thấy một màng mong mỏng màu hồng hồng, cứ như mình ở trong một cái mùng thật to.  Ở nơi nào đó có thể đã vào Thu nhưng ở Trung Quốc thời gian đó thì nóng và ẩm ướt, không khí có lẽ đã làm cho tôi nhớ tới không khí của miền Nam Việt Nam.  Nhưng miền Nam có những cơn mưa vội vàng để trôi đi những rít rịt bụi bậm của thành phố, chứ ở TQ thì không, cứ khó chịu thế nào đó.  Hơn nữa, có lẽ vì dân số quá đông nên không khí ở đó lại có "mùi" không diễn tả được.  Tôi kể cho boss tôi nghe, trong các thành phố tôi đã đi qua, có lẽ tôi "khó chịu" với Bắc Kinh nhất, tuy phải đến đó để ăn cho đúng món vịt Bắc Kinh thì chắc chả có gì lạ hơn những nơi khác?  Ngoài một thành phố đã trở nên chật chội, cũ kỹ, những khu phố mà đi qua bạn có thể biết nó đã hiện diện cả nghìn năm trước với những tường thành bao bọc chung quanh ngay trong một khu phố sang trọng, cho bạn biết lịch sử của khu phố, hay những mái nhà cổ đến nỗi cỏ cây mọc cả trên mái nhà. Người Trung Quốc không hiểu họ yêu lịch sử, cổ kính hay lười biếng, điều đó đã khiến cho họ bảo tồn những giá trị của lịch sử chu đáo hay khó cho họ thay đổi như người Tây Phương, tuy rằng ba thập niên vừa qua họ đã thay đổi rất nhiều.  Một kinh nghiệm mà khó quên được và làm cho tôi không "thích" Bắc Kinh cho lắm đó là sự bẩn thỉu, và nhất là cái "mùi" như đã nói ở trên, bình thường ở một nơi nào dù ban ngày có nóng nực, có oi ả bao nhiêu thì ban đêm cũng trả lại cho bạn một không khí mát mẻ trong lành hơn đôi chút, nhưng ở Bắc Kinh thì không? Ở Bắc Kinh cứ bước ra ngoài càng về chiều làm như khi mọi người đã rút vào nhà của họ thì cái "mùi" nó mới được dịp lan toả tràn ngập thành phố.  Nó làm ngột ngạt khó thở, không hẳn là mùi khai ở các ngã đường vắng về đêm mà thỉnh thoảng bạn bắt gặp, vì người TQ cũng chưa bỏ cái tật ... bậy bạ trên đường phố, dù đường phố của họ luôn đông đúc.  Một mùi mà tôi chỉ có thể hình dung là tất cả những người dân Bắc Kinh họ đã làm việc quần quật suốt ngày, cuối ngày họ toát mồ hôi, thứ mồ hôi đồng lúc bốc hơi bay toả khắp ngõ ngách của thành phố, có lẽ phần đa số đàn ông không mặc áo cuối ngày cho thấm, cho nên cứ thế mà bốc lên trời làm nên một thứ không khí kỳ dị khó chịu.  Những ngày tôi ở Bắc Kinh là những ngày tưởng phổi mình sắp bị ô nhiễm, và nhất là khi đến Vạn Lý Trường Thành thì ôi thôi, ai ca tụng thế nào thì ca tụng, tôi không còn đầu óc đâu mà suy nghĩ về cái công trình vĩ đại này của họ, thật ra cũng chả có gì vĩ đại, chỉ nói lên sự bền bỉ, sự bóc lột sức lao động của người dân để làm nên một công trình đi qua những núi rừng hiểm trở trong những thời tiết khắc nghiệt của thời xưa, mới thấy sự tàn bạo của một thời đại áp đặt lên con người. Và vì thế, khi đến Vạn Lý Trường Thành tôi lại bị cái mùi kinh khủng khủng bố cái mũi của tôi đến nhức óc, do đó tôi chẳng còn ấn tượng gì tốt cho "The Great Wall" cũng như "Peking".  Dù sao chuyến đi ấy đến những thành phố khác cũng có những ấn tượng đẹp đẽ, nhất là những nơi không có cái mùi khá "đặc biệt" ấy.  Có lẽ phải gọi là Mùi Bắc Kinh. 

Thời nay có ai nói được lời như người xưa?

Những lời nói có TRÁCH NHIỆM của cựu TT – VNCH Trần Văn Hương

Tác Giả: Trần Đông Phong
«Thấy các em còn trẻ tuổi mà phải chịu hy sinh gian khổ vì chiến tranh, qua rất thương, nhưng số phận của đất nước mình là như vậy, mình phải đánh cho tới cùng »
Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương không chịu di tản
Cựu Tổng Thống
Trần Văn Hương
Trong ngày 29 tháng 4, dù rất bận rộn trong việc di tản hàng chục ngàn người Mỹ và người tị nạn VN. Đại sứ Martin cũng đã tìm cách đến gặp cụ Trần Văn Hương, cựu Tổng Thống VNCH tại phủ Phó Tổng Thống trên đường Công Lý lần chót.
Theo GS Nguyễn ngọc An, bạn thâm giao của cụ Hương thì cuộc gặp gỡ nầy đã diễn ra như sau :

Im lặng đáng sợ

Nguyễn Văn Tuấn
 
Một trong những nét văn hóa trong các cơ quan công quyền ở trong nước là “văn hóa im lặng”. Giới quan chức nói chung ít khi nào trả lời email hay thắc mắc của người dân, và càng im lặng trước những văn thư của quan chức nước ngoài. Thật khó giải thích thái độ im lặng đó, nhưng vấn đề là nó (sự im lặng) có khi gây tổn hại đến quốc gia …
Cách đây vài hôm tôi nhận được email của bạn đọc (là một sinh viên) phàn nàn rằng khi em gửi email đến thầy cô xin tư vấn thì đều không nhận được trả lời. Ngược lại, em này cho biết khi gửi email đến các thầy cô ở nước ngoài thì đều nhận được trả lời, có khi trả lời rất nhanh nữa. Em này hỏi tôi tại sao có sự khác biệt về thái độ giữa thầy cô ngoại và nội như thế. Tôi còn đang suy nghĩ câu trả lời thì chợt liên tưởng đến những chuyện gần đây. Những chuyện này nói lên cái văn hóa tôi gọi là văn hóa im lặng. Văn hóa này rất phổ biến trong giới quan chức.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog