Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Nai vàng ngơ ngác

Hồ Đình Nghiêm
nguyen_phuong_uyen_4
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên
Tôi luôn dành cảm tình cho hai người (ngòi) viết. Tiếc thay họ không là nhi nữ (thường tình) để mê mệt thêm. Cả hai đều là đàn ông. Ở trong nước: Người Buôn Gió. Ở nước ngoài: Tưởng Năng Tiến. 

Cảm tình dành cho phận gái (toàn bến đục) thì đếm không xuể, xiêu lòng do bởi đón nghe những khổ luỵ mà họ luôn bị đón đầu, vây khổn, ở vùng đất có tên gọi dài thậm thượt Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc.

Sau hơn 38 năm, đất nước đã “sạch bóng quân xâm lược”, thế lực nào ghê gớm hơn đã xâm lược xói mòn làm quê hương khốn đốn tật nguyền hơn cả quá khứ nhọc nhằn đằng đẳng chiến tranh. Người Buôn Gió và Tưởng Năng Tiến vẫn chuyên cần đào xới dấu hỏi ấy. Tôi có cảm tình chất giọng họ chuyển tải lượng thông tin dễ gây sốc gây hoảng kia. Họ phải dằn lòng trấn áp những bức xúc, vượt qua chán ốm để cho trang văn đi sát với trần trụi của sự thật. Đọc, lạnh căm. Run. Giận. Và thở dài. Dài miên man. 

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Đong đưa cùng Nhạc Muồi (phần 2)



Nguyễn Ngọc Già

"Nhạc trẻ" và "nhạc...lạ"

Để không mang tiếng là thổi phồng Nhạc Muồi quá đà và cũng để không bị "lạc hậu" với "nhạc trẻ", mời quý độc giả cùng thử nghe bài hát có tên "Chạy Mưa"[1] để xem "nhạc trẻ" là như thế nào.


Lý do tôi đề nghị quý độc giả nghe và xem bài hát này:

- Cuộc thi The Voice 2013 vẫn còn đang rất nóng với những người ngồi ghế huấn luyện viên đều nổi tiếng trong làng nhạc hiện nay: Mỹ Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Hồng Nhung và Quốc Trung cùng những chuyên gia giúp họ về chuyên môn như: Thanh Bùi (một người Úc gốc Việt), Huy Tuấn, Hoài Sa, Phương Uyên (nhóm Ba Con Mèo) v.v...

- Đây là bài hát do chính tay nữ ca sĩ Hồng Nhung chọn cho 2 thí sinh tham gia cuộc thi.

- Trong màn thi gọi là "đối đầu", Quốc Trung đã nhấn nút cứu một nữ thí sinh do Hồng Nhung loại.

Đong đưa cùng Nhạc Muồi (phần 1)

Nguyễn Ngọc Già
___________________________

Tôi không muốn gọi dòng nhạc mà chúng ta bàn luận ở đây với cái chữ "nhạc sến". Nó trở nên miệt thị một cách thiếu hiểu biết về âm nhạc nói riêng và nền văn hóa - nghệ thuật nói chung của Việt Nam. Do vậy, tôi xin phép gọi dòng nhạc này là: Nhạc Muồi - như nhiều người hay gọi.

Chữ "Muồi" thường gắn liền với trái cây chín. Chín một cách ngọt ngào, thơm mát tới tận ruột gan người dùng và nó chín một cách tự nhiên theo quy luật tạo hóa, không phải là "chín ép" (trong miền Nam gọi là chín "dú") hay dùng hóa chất như ngày nay chúng ta thấy vì mục đích lợi nhuận trên hết. 

Cũng nên phân biệt "chín muồi" với "chín rục".
Nhạc Muồi, Cải Lương và Tân Cổ Giao Duyên

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Đất mẹ

 Đặng Ngữ
rootNhưng một cái cây vốn sinh trưởng từ miền Trung vẫn luôn nhìn xuống gốc rễ của mình…và thỉnh thoảng tôi vội vã trở về ăn một bữa cơm với Mẹ.
Ngày hôm qua, trời gần như làm mưa suốt. Có đôi lúc, ông trời dường như dừng lại lấy hơi, nắng được thể lóe lên một chút hi vọng nhưng sau đó lại tiếp tục đổ mưa.
Mưa Sài Gòn. Nguồn: Linhtn
Mưa Sài Gòn. Nguồn: Linhtn
Hôm nay, từ đầu giờ khuya đã có những cơn mưa nhỏ. Đến sáng mây đen vần vũ và trời đổ mưa nặng hạt hơn. Gió quần thảo lúc thì trên cao lúc dưới thấp, bầu trời xám xịt. Ngay cả mấy con chim sẻ nâu trên mái nhà thường ngày ríu rít là thế mà hôm nay im bặt như thể có con mèo to đang rình mò trước tổ.

Bùi Giáng: Thơ phơi giữa nắng

GS Huỳnh Như Phương
Theo Diên Hồng thời đại
Người và thơ Bùi Giáng là sự kết hợp giữa đất đai nguyên sơ, hoang dã và nhịp đời phố thị. Tuổi thơ ông trải qua một vùng thiên nhiên hào phóng ruộng đồng, non nước cỏ cây dọc sông Thu bồn, dưới núi Cà tang. Thơ Bùi Giáng hóa kiếp và cho đầu thai để tái sinh cả những cánh bướm, cánh chuồn chuồn, con kiến, con vi trùng, sâu bọ cùng hoa hương cỏ dại qua ngôn ngữ hiện đại.  Ông cũng sớm hòa nhập vào cuộc sống đô thị, bắt đầu từ Hội An, Huế, rồi Sài Gòn.  "Anh đi về đô hội / Ngõ phố thi mơ màng".  Bùi Giáng như cái cây bị bứng khỏi phù sa Thu Bồn, vất giữa đất Sài Gòn, tưởng thung thổ lạ lẫm mà vẫn hút được dưỡng chất phồn hoa để tồn tại. Ông vừa lạc lõng giữa đô thành lại vừa muốn là một tế bào - tuy là tế bào dị thể - của nó. Thơ ông không dửng dưng với những chiều hôm phố thị. Có lúc ông tự  trách mình: "Bây giờ tôi đã quên xưa  /  Sài Gòn cám dỗ tôi chưa chịu về". Điều kỳ diệu là Bùi Giáng  ngao du sơn thủy mà vẫn như trụ chân một chỗ.  Sau 34 năm, ông mới trở lại quê nhà; nhưng thật ra, ông đã có bao chuyến về tâm thức, đúng hơn, chân ông đã đi xa mà tâm ông vẫn còn ở lại:  "Hỏi rằng: người quê ở đâu ? / Thưa rằng : tôi ở rất lâu quê nhà".Trí giả và hiền giả

Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng - Sự giao cảm vô thường

Vương Tâm
Phongdiep.net
                                                                      
     Sinh thời, người ta nói hai người chơi thân với nhau cũng không hẳn đúng, bởi lẽ mỗi người một tính cách, mặc dù có thời gian nhà hai người ở gần chợ Trưong Minh Giảng, Sài Gòn. Thi sĩ Bùi Giáng thì ngông nghênh, lãng du và toả sáng bất cứ hoàn cảnh nào bằng thơ ca, còn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại dịu dàng, trầm buồn và trĩu nặng với sự cô đơn. Thơ Bùi Giáng luôn phớt tỉnh sự đời, suy tư chông chênh với ý tứ bất ngờ như tia chớp.   Còn nhạc của Trịnh da diết nhưng không kém phần bảng lảng trong cõi triết luận vô thường. Mặc dù ngoài đời hai người ít để lại những kỷ niệm sinh hoạt hay giao lưu thân thiết đến mức tạo nên giai thoại. Thậm chí, nhiều năm trước khi mất, Bùi Giáng không còn có dịp lui tới gặp gỡ, trò chuyện với Trịnh công Sơn vì những sự cố không đáng có, nhưng hai người lại luôn gần gũi nhau về những nỗi niềm nhân sinh và luôn chia sẻ cùng nhau về cái sự vô thường của ý niệm giác ngộ về đời, về đạo của phật giáo. Những câu hát của Trịnh tựa như: “Tình không xa nhưng không thật gần; Không xa đời và cũng không xa một người; Một phố hồng và một phố hư không... nghe mà sao gần gũi với cảm xúc của thi sĩ họ Bùi kia với những câu thơ đại loại như: “Đã đi đã đến cuối trời- Đã về như vẫn muôn đời đã đi; Xin chào nhau giữa con đường  Mùa xuân phía trước miên trường phía sau

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Hổng phải ổng!!!

Bùi thị Lài 
Theo Tiền Vệ
Phần lớn cuộc đời của nhà thơ Bùi Giáng gắn liền với Sài Gòn. Với người Sài Gòn, ông vừa là một niềm tự hào, vừa một biểu tượng đau đớn của thân phận con người, thân phận trí thức, sau biến cố 1975.
Trong văn học Việt Nam có lẽ Bùi Giáng là người có đời sống kỳ dị nhất. Sự kỳ dị nhiều phần có từ tính khí tài hoa mà ngông ngạo, và ở định mệnh khác thường của ông. Ông cũng là người để lại nhiều giai thoại nhất. Nhiều cho tới nỗi giờ đây người ta khó mà kể ra cho hết. Kỳ dị cho tới nỗi sau khi ông qua đời rất lâu rồi mà những giai thoại về ông vẫn tiếp tục ra đời, những giai thoại này cũng nhiều không kém các tác phẩm của ông mà người ta in lại trong những năm gần đây.
Một số các giai thoại về ông ở thời gian sau 1975 mang nhiều chất hài hước và thi vị, ông giễu cợt với người này người nọ, và với chính mình, bằng tài thơ và lối hành xử khác thường; phần lớn các giai thoại còn lại đều buồn, thậm chí hơn thế nữa: đau đớn.

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Thư giãn



Hai người bạn ngồi kháo chuyện với nhau:

-Tớ vừa xem xong một cuốn sách dạy chỉ tay hay lắm.Nếu muốn, tớ sẽ…

-Xin mời.

-Cậu đặt tay lên bàn…tốt…ngửa bàn tay lên…tốt…úp bàn tay xuống…được rồi…giơ ngón trỏ ra…được rồi.Bây giờ cậu muốn biết gì?

-Cậu xem tớ là người thế nào?

-Cậu là người dễ bảo
 

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

BỐN MÙA YÊN KINH

Anh Thư Lê

Tôi thích gọi Bắc Kinh bằng một cái tên cổ dịu dàng: Yên Kinh. Yên Kinh nghĩa là kinh đô nước Yên. Vốn Bắc Kinh nằm trong tỉnh Hà Bắc, và cả tỉnh này hàng ngàn năm trước là nước Yên cổ đại. Hẳn bạn còn nhớ trong sử sách có thái tử Đan nước Yên (gọi là Yên Đan), phái thích khách đi ám sát Tần Thủy Hoàng... 

Ở Bắc Kinh có món bia đặc sản, gọi là bia Yên Kinh “local”. Trường Đại học Bắc Kinh lừng lẫy ngày xưa cũng được gọi là “Yên Kinh đại học đường”. Tất cả các tỉnh thành của Trung Quốc, ngoài cái tên “hiện đại” bây giờ, đều lưu giữ những cái tên cổ xưa, từ thời họ còn là những nước chư hầu. Điều này được thể hiện trên biển số xe ô tô, ví dụ Thượng Hải sẽ viết tắt là Hộ (nước Hộ hoặc nước Sở), Thiểm Tây là Thiểm, Quảng Đông là Việt, v.v… 

Bạn có muốn làm một tour xuyên suốt bốn mùa và xuyên suốt cả những năm tháng dài Yên Kinh với tôi không? 

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

TÂN NHẠC VIỆT NAM dưới thời Xã Hội Chủ Nghĩa

 
 
Nhạc sĩ Lê Dinh
 
 
Về âm nhạc, từ 38 năm nay, thành thật và công bình mà nói, chúng ta có thấy sự tiến triển nào trong bộ môn này không, hay là một sự tụt lùi tệ hại từ năm 1975 đến nay, hay nói một cách khác, CSVN đã giết chết âm nhạc Việt Nam.

Nhìn lại ngày khởi đầu của nền âm nhạc Việt Nam, từ những ca khúc đầu tiên mà những bậc tiên liệt của nền âm nhạc để lại – được gọi là nhạc cải cách - như Một kiếp hoa (Nguyễn văn Tuyên & Nguyễn văn Cổn), Khúc yêu đương (Thẩm Oánh) Bình minh (Nguyễn Xuân Khoát), Bản đàn xuân (Lê Thương), Tâm hồn anh tìm em (Dương Thiệu Tước), Bóng ai qua thềm (Văn Chung), Cùng nhau đi Hồng Binh (Đinh Nhu), Thu trên đảo Kinh Châu (Lê Thương)…, chúng ta thấy, dù đã ra đời hơn 80 năm nay, còn phôi thai, nhưng âm nhạc VN thuở đó nghe rất có hồn nhạc, lời lẽ tuy không trau chuốt văn chương, nhưng không khó nghe và lai căn như bây giờ. Chẳng hạn như bài “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương, một bài âm hưởng nhạc Nhật thời đó, tuy được sọan sau, nhưng cũng được coi như là một trong những ca khúc đầu tiên của gia tài âm nhạc Việt Nam.

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Nước Mỹ số một.....?????

Phượng Vũ

“Đi cho biết đó biết đây
Ở hoài một chỗ, biết ngày nào “khôn”



Ông bà ta từ ngàn xưa đã có cái “nhìn xa trông rộng” thấy được nhu cầu phát triển sự hiểu biết, sự “khôn” lên qua việc đi đó đây. Vì thế ngày nay du lịch là ngành “kỹ nghệ không khói” nhưng đem lại lợi nhuận lớn cho rất nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra nhờ đi đó đây, ta mới có dịp mở rộng tầm nhìn, có dịp so sánh để “biết mình, biết người”.
Ở Mỹ lâu năm, quen hưởng những tiện nghi đời sống căn bản của mọi người trong xã hội ( kể cả người nghèo), riết trở thành quen, thấy bình thường và xem đó là lẽ đương nhiên. Ví dụ như nhu cầu vệ sinh: ở Mỹ cầu tiêu công cộng có ở khắp nơi, giấy vệ sinh, giấy lau tay xài thoải mái, vòi nước uống cũng được thiết kế khắp nơi. Các công viên, các khu “rest area” dọc các xa lộ, thậm chí ở những buổi meeting, hội chợ... cũng có những cầu tiêu tạm cho mọi người dùng khi cần đến và chẳng bao giờ phải tốn một xu nào.

Những thần tượng giả




Lê Hữu
Theo Diễn Đàn Thế Kỷ




Lặng lẽ tiếng dương cầm”, đấy là tên bài hát của một nhạc sĩ từng được yêu thích ở miền Nam trước năm 1975, hiện sống trong nước. Cái tên ấy khá phù hợp với tính cách của ông, vốn lặng lẽ, hiền hòa. Tên của ông khá lạ (đi với một con số) nhưng lại rất quen thuộc với người yêu nhạc ông, yêu tiếng đàn ông và yêu cả chiếc bóng lặng lẽ của ông phía sau chiếc dương cầm trên sân khấu hàng đêm, đệm đàn cho ca sĩ hát hay độc tấu một bản tình buồn. Tên ông là Nguyễn Ánh 9 (NA9).

Câu chuyện thưong tâm

GN: Ngày 11-9 ở Mỹ người ta tưởng niiệm biến cố khủng bố ở NewYork năm 2001 thì ở VN có một câu chuyện thương tâm, có lẽ chỉ là một trong những muôn ngàn thương tâm khác đang xẩy ra trên đất nước VN, câu chuyện của người đàn ông họ Đặng làm tôi chú ý.  Anh ta chọn cái chết ở chùa sau khi đã bắn bốn cán bô quản lý nhà đất, một cái chết được sắp xếp trong tuyệt vọng của một người đàn ông ở độ tuổi mà người ta cho là giai đoạn thành công chín chắn của họ.  Có bao nhiêu người đàn ông VN ở độ tuổi này phải đi đến con đường cùng của mình quá sớm như thế không?  Không biết nói gì về người đàn ông họ Đặng ngoài hai chữ thương tâm, và cầu chúc cho hương linh ông và những người bị nạn về miền cực lạc.  


Nhạc sến, bình thường & bất thường

Đỗ Trung Quân
Theo FB Đỗ Trung Quân


vấn đề đang trôi qua, cuộc trao đổi trên mạng lẫn báo giấy cũng đã vừa đi qua.
Từ một phát biểu của một nhạc sĩ khi mới xuất hiện được ghi nhận có những khát khao mới mẻ cho âm nhạc đương đại Việt Nam.Anh được ủng hộ trong ấy có tôi,khi còn tham gia showbiz. Ủng hộ cái mới không có nghĩa là phủ nhận những giá trị từng góp phần cho một thế kỷ âm nhạc Việt Nam cho dù sự "xuẩn ngốc " của lịch sử nào đó từng muốn xóa sổ một nền âm nhạc có xuất phát từ Nam Việt nam. Nhưng có lẽ [ và hy vọng ] vấn đề ở thái độ dè bỉu "nhạc sến " kia không có sự nhám nhúa của " chính trị " lẩn khuất.
Nó chỉ là một thái độ , một nhận định và cần được tôn trọng trước khi phản bác lại
Quan điểm của tôi như thế, in lại ở đây chỉ như một ý kiến phản biện
kwan [ đỗ trung quân ]

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Giai thoại của một bản nhạc ?

Ai là tác giả thật của ca khúc "Nỗi lòng người đi" ?

Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy
Bạn lòng ơi! Thuở ấy tôi mang cây đàn
Quen sống ca vui bên nàng...

Những ca từ và giai điệu đẹp lãng mạn, bao người say, bao người hát và vẫn được biết đến là nhạc phẩm đầu tay của nhạc sĩ Anh Bằng, phổ thơ Nguyễn Bính. Nhưng với bài viết dưới đây của nhà thơ, nhạc sĩ  Nguyễn Thuỵ Kha, “Nỗi lòng người đi” lại có một cái tên khác, một nhạc sĩ khác...”
                                                           *    *
                                                             *
Một buổi sáng cuối thu Hà Nội, có một người nhỏ thó đến văn phòng tôi làm việc ở 59 Tràng Thi – Hà Nội. Ông tự giới thiệu là Khúc Ngọc Chân. Tôi nhìn mãi mới nhận ra ông đã từng là nghệ sĩ đàn cello ngồi ở Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam từ những năm mới thành lập. Các anh em của ông là Khúc Phác và Khúc Ka Hoàng cũng đều là dân nhạc nổi tiếng từ lâu. Ông Chân họ Khúc, đích thị là con cháu Khúc Thừa Dụ ở Ninh Giang – Hải Dương rồi. Ông nói rằng ông có bài thơ về tổ tiên được khắc trên bia đá tại đền thờ họ Khúc ở quê. Dần dà, ông bắt đầu kể cho tôi nghe về hoàn cảnh ra đời của ca khúc "Nỗi lòng người đi" mà chính ông là tác giả với cái tên đầu tiên là "Tôi xa Hà Nội'.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

9 con đường Liên-Âu: Thâu cả châu về một mối

Lộ trình xuyên nước Pháp và Đức bằng đường xe lửa.  Bắt đầu từ thành phố Frankfurt > Amsterdam > Hannover > Paris > Marseille > Montpellier > Nimes > Paris > Munich > Stuttgart > Mannheim > Mainz > và kết thúc ở Frankfurt. (Nguồn: Bản đồ Planning Map of Europe của AAA)
Lộ trình xuyên nước Pháp và Đức bằng đường xe lửa.
Bắt đầu từ thành phố Frankfurt > Amsterdam > Hannover > Paris > Marseille > Montpellier > Nimes >
Paris > Munich > Stuttgart > Mannheim > Mainz > và kết thúc ở Frankfurt.
(Nguồn: Bản đồ Planning Map of Europe của AAA)
Ký Sự Tản Mạn Hè 2013 
HỒI MỘT:  THĂM NƯỚC PHÁP
Cá nhân tôi đã viếng thăm châu Âu bảy lần kể từ năm 1985. Mỗi lần chỉ đi xem có một thành phố. Hè năm nay (2013), Vĩnh Thanh Thảo và tôi làm một cuộc viễn du bằng xe lửa tốc hành, đi xe thường (TER) hoặc xe TGV chạy cực nhanh (vận tốc 320km/giờ, tiếng Pháp gọi là Trains à Grande Vitesse, viết tắt TGV), trong vòng 5 tuần lễ, xuyên qua hai xứ Pháp và Đức. Đây là hai quốc gia đầu đàn của Liên-hiệp châu Âu (hay Liên-Âu, European Union, EU). Chuyến đi tuy dài và hơi mệt mỏi vì chúng tôi ăn uống và ngủ nghỉ thất thường, nhưng được gặp gỡ, hàn huyên và trò chuyện cùng đồng bào người-gốc-Việt qua 10 thành phố; rồi lại được bằng hữu hướng dẫn đi thăm danh lam thắng cảnh ở các địa phương, nên chuyến đi này trở thành đầy thú vị và ý nghĩa.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Bên nhau một thời ...

Du Vũ Minh

Người Việt ở xứ ngoài

GN: Nhớ ngày nào VN có báo điện tử, tôi và người bạn hay vào đọc ở VNExpress và Viêtnamnet, đọc tin cũng như những thứ linh tinh kiểu gỡ rối tơ lòng, để hôm sau mang ra "tán chuyện". Thế nhưng đến khi những tờ báo này chỉ còn đăng những tin tức làng nhàng thì không hẹn cả hai chúng tôi chẳng còn đọc và cũng chả còn chuyện để nói với nhau nữa.  Cho nên đôi lúc nếu phải than thầm tình bạn bây giờ nhạt chắc phải đổ thừa... mấy tờ báo :-).
Nhưng hôm nay lang thang trên mạng ở hải ngoại link tới một bài viết ở tờ báo Tia Sáng, đọc mà không khỏi buồn cười. 
Đây nhé, báo nói rõ ràng người Việt ở nước ngoài là ai, là

 "Người Việt ở xứ ngoài là con em của mọi tầng lớp ở trong nước, kể cả con em thuộc các tầng lớp kinh doanh thành đạt trong lĩnh vực tư nhân, cũng như con em của các quan chức cao cấp, và cả cao cấp nhất, của bộ máy công quyền" 

và họ đã làm gì

"Hàng triệu người Việt đã định cư ở khắp nơi trên thế giới. Nói đến người Việt, bây giờ không thể quên nói đến người Việt ở xứ ngoài, với những thành công nhất định về kinh tế, văn hóa, khoa học, cùng những liên kết rất đời thực cơm áo gạo tiền với gia đình, người thân ở trong nước."

Nhớ lũy tre làng


comay
Về vùng Languedoc-Roussillon, du khách khó bỏ qua ngôi làng cổ Aigues-Mortes mà không thăm viếng. Địa danh này nằm giữa thành phố Montpellier và Nîmes nhưng sâu về phía Nam gần biển. Đây là một vùng kênh rạch chằng chịt làm cho không ít du khách gốc nam kỳ lục tỉnh không khỏi nhớ lại quê hương Bến tre, Vỉnh long, Cần thơ.

Khi vừa tới ngôi làng cổ Aigues-Mortes, du khách sẽ ngạc nhiên trước một bức tường thành cao, kiên cố, xây bằng gạch đá, chạy dài mà chưa có ý niệm là đằng sau bức tường này là một ngôi làng cổ đươc bức tường như vạn lý trường thành bao bọc chung quanh để bảo vệ ngôi làng. Người Việt Nam đàng ngoài có thể hình dung lại như lũy tre làng của một thời xa xưa ở quê nhà. Ý nghĩ về một lủy tre làng ở Miền Bắc Việt Nam, tuy chưa đươc biết qua thực tế, chỉ qua sách vở, mà đã làm cho Cỏ May thật sự xúc động khi Cỏ May bước qua cổng thành để vào bên trong tìm căn nhà số 27, đường Emile Jamais. Xúc động vì có cảm tưởng như mình đang về tới làng quê.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Cà phê vỉa hè Sài Gòn

GN: Mấy hôm trước post bài Cà phê ở vỉa hè Little Saigon, hôm nay đọc ở RFA có bài cũng là cà phê vỉa hè, nên vác về sưu tập cho ... đủ bộ, sau này dư thì giờ "nghiên cứu" tại sao mấy ông thích ngồi quán cà phê. :-)

Nhóm phóng viên tường trình từ VN - RFA

Nhắc đến Sài Gòn, ngoài việc nhắc đến một thành phố đầu kéo kinh tế của cả nước, thành phố không có đêm, thành phố của sự xa hoa, thành phố của kẹt xe, ồn ào… Đâu đó, dưới những vỉa hè Sài Gòn, chỉ cách con đường đang kẹt xe vài bước chân, một không gian khác, không gian của cà phê vỉa hè, nơi người ta có thể ngồi cả buổi sáng hoặc đốt cháy cả buổi chiều để nhìn dòng xe ngược xuôi hoặc không nhìn gì cả, đơn giản là cà phê, chỉ cà phê thôi. Cà phê vỉa hè Sài Gòn có cái thú riêng khó nơi nào có được.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Cà phê vỉa hè

Nhân đọc bài Tản mạn Sàigòn Cà phê chợt nhớ tuần trước cô em rủ rê nói là có quán thịt bò "Kobe" ngon lắm ở quận Cam, đòi tôi chở bố đi ăn. Tôi nói với cô, làm gì có bò Kobe ở Mỹ mà đòi ăn, nhưng tôi vẫn chở ba tôi và cô đi, rủ cả con trai và bạn gái nó đi luôn.  Tới nơi thì đó làm một cái quán café điểm tâm có bán vài món gọi là bò "Kobe", nằm ở một con đường nho nhỏ.  Cô khoe dùm cho tiệm, chị thấy không phải ngon lắm mới đông thế vì cô thấy toàn đàn ông ngồi ngoài cửa dọc theo vỉa hè.  Nhìn mà ngán ngẩm, sao bây giờ Little Saigon cũng giống Sàigòn ghê, ở đâu có quán café là có đàn ông ngồi tràn ra cửa, hình như họ không thích ngồi trong quán hay là quán quá đông, họ ra ngoài đường ngồi, dù ở đây chả có gì ngoài mấy cái cây và bầu trời. 

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Nghĩ về Sài Gòn: "Hãy trả lại tên cho em" *

Theo Non Sông Gấm Vóc

 

Sáng nay ngồi nói chuyện với cô bạn bên cạnh, trong lúc nói chuyện bạn ấy có hỏi một câu: "Vì sao người dân trong đây cứ gọi thành phố là Sài Gòn vậy, mặc dù Sài Gòn đã được đổi tên cách đây gần 40 năm rồi ?" Ở đây có người nào có cùng thắc mắc như bạn ấy không ?

Thực tế là chỉ có những ai mới đến Sài Gòn mới gọi nơi đây là TP Hồ Chí Minh, những người sống ở đây từ khoảng 5 năm trở lên chẳng có ai gọi như thế cả. "Sài Gòn" - cái tên vừa giản dị lại vừa gần gũi thân quen, dù trải qua bao thăng trầm lịch sử với những ngày tháng huy hoàng và cả những năm tháng đau thương, cho dù thế nào thì cái tên Sài Gòn vẫn không bao giờ thay đổi trong suy nghĩ của người dân nơi đây. Từ những từ những đứa trẻ con mới bắt đầu tập viết cho đến các cụ già râu tóc bạc phơ, từ những người bán hàng rong cho đến những doanh nhân thành đạt, hai chữ Sài Gòn đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog