Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Nhạc sến, bình thường & bất thường

Đỗ Trung Quân
Theo FB Đỗ Trung Quân


vấn đề đang trôi qua, cuộc trao đổi trên mạng lẫn báo giấy cũng đã vừa đi qua.
Từ một phát biểu của một nhạc sĩ khi mới xuất hiện được ghi nhận có những khát khao mới mẻ cho âm nhạc đương đại Việt Nam.Anh được ủng hộ trong ấy có tôi,khi còn tham gia showbiz. Ủng hộ cái mới không có nghĩa là phủ nhận những giá trị từng góp phần cho một thế kỷ âm nhạc Việt Nam cho dù sự "xuẩn ngốc " của lịch sử nào đó từng muốn xóa sổ một nền âm nhạc có xuất phát từ Nam Việt nam. Nhưng có lẽ [ và hy vọng ] vấn đề ở thái độ dè bỉu "nhạc sến " kia không có sự nhám nhúa của " chính trị " lẩn khuất.
Nó chỉ là một thái độ , một nhận định và cần được tôn trọng trước khi phản bác lại
Quan điểm của tôi như thế, in lại ở đây chỉ như một ý kiến phản biện
kwan [ đỗ trung quân ]

Nhạc sến - Bình thường hay bất thường ?

nhà thơ Đỗ Trung Quân
Hơn 10 năm trước.một nhạc sĩ nào đó trong nhóm “ những người bạn “[ gồm ns Trịnh Công Sơn , Thanh Tùng, Trần Long Ần, Tôn Thất Lập, Từ Huy, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Hiên.] phát biểu đại ý “ âm nhạc của “ những người bạn” đã đẩy lùi âm nhạc hải ngoại “.Phát biểu ấy phần nào biểu lộ sự " đại ngôn " , tính công thần khi đặt âm nhạc hải ngoại của mấy triệu người Việt ra ngoài vòng pháp luật.Nhưng cuộc đời có những quy luật ngoài quy luật, khi nhiều ca khúc và nhạc sĩ [ chưa phải là tất cả ] được cấp phép hát và trở lại ngay chính mảnh đất mình từng bị “ ruồng rẫy “ thì nền âm nhạc suýt từng bị xóa sổ ấy một cách nhẹ nhàng vẫn quay “ trở về “bằng vẻ lung linh từng có của mình: Phạm Duy, Cung Tiến , Lê Uyên Phương , Ngô Thụy Mien , Từ Công Phụng…vv…
Ở đây , câu chuyện là “nhạc sến “ thứ âm nhạc được xem là bình dân không dành cho giới trí thức [ ? ]…những Lam Phương , Trúc Phương ,Anh Bằng , Trần Thiện Thanh, Hoàng Thi Thơ vv… không những vẫn hiện diện mà nhiều tác giả còn được nhận định lại vị trí của mình với nhiều kinh ngạc lớn : Vì sao họ mãi tồn tại, vì sao không một " rào chắn " nào có thể ngăn chận được âm nhạc của họ đến với nhiều thế hệ công chúng một cách bình thường đến thế ?
Khi chưa có những nhà phê bình âm nhạc “ khách quan , tử tế “ thì người nghe nhạc làm luôn vai trò ấy : Vì nó hay! Chỉ thế thôi. Cái gì hay thì tồn tại, cái gì dở thì đào thải.quy luật ấy bình thường và luôn đúng cho mọi hình thái nghệ thuật.[ quan điểm chỉ cần đúng mà không cần hay là phạm trù khác không nằm trong bài viết này ]
Nhạc sến không dành cho tầng lớp trí thức ư ? chưa chắc, âm nhạc rất giống ẩm thực ở chỗ ăn hay nghe đều gắn liền với ký ức , thế hệ sống của một con người. Trước khi trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo sư , nhà khoa học…Ai cũng phần lớn xuất thân từ thôn quê, tỉnh lẻ.ai cũng nhớ món ăn quê mình, ai cũng nghe thứ nhạc khi còn là anh học trò tỉnh lẻ.Khi du học thành tài, thành danh bên cạnh cái văn hóa nào đó được hiểu biết , bên cạnh Mozart, Beethoven, Bach…thì thứ nhạc bình dân xóm hẻm, ngõ nhỏ đèn vàng thời trọ học là một phần đời của họ.Họ thích nó, nhớ những câu chuyện của nó bởi đấy chính là ký ức một thời.Người viết từng gặp không biết bao nhiêu nhân vật học, sống, làm việc ở nước ngoài học vì , bằng cấp đầy túi,vẫn cùng nhau ôn lại ký ức sống bằng những đêm “ nhạc sến” của mình.bảo nhạc sến không dành cho trí thức, tầng lớp có học vị là nhận định võ đoán. Bảo người trẻ mà nghe hay thích hát nhạc sến là bất thường càng là nhận định hàm hồ.Trước khi thành người già ai không là người trẻ ? trước khi lên thành phố ai không là người ở quê ? trước khi thành “ hải ngoại “ ai không là “ quốc nội ? “
Nhưng hãy trở lại vấn đề có gì “ bất thường” không nếu nhạc sến trường tồn , nếu người trẻ yêu thích nó ? một mệnh đề âm nhạc từng được đặt ra với thứ âm nhạc không được coi là “ sến “: Sau gần một thế kỷ âm nhạc sao hôm nay “nhạc tiền chiến “ vẫn còn được hâm mộ ? Nghệ thuật theo nghĩa “ dòng chảy “ như thế hoặc là đã “ nghẽn mạch “ hay vì hôm nay âm nhạc quá tệ, đã đánh mất bản sắc của mình , không phát triển được nữa bằng những tác phẩm không đọng lại được gì trong tâm hồn người thưởng thức ?.Âm nhạc là văn hóa phi vật thể, nó là thứ hoặc song hành vĩnh viễn với thời gian hoặc biến mất với thời gian. Không thể cho rằng sau gần một thế kỷ mà thứ nhạc tiền chiến còn tồn tại , còn được lắng nghe là điều “ bất thường “. Vậy Mozart , Beethoven, Bach cách nhân loại bao nhiêu thế kỷ.hôm nay ai còn nghe thứ “ đồ cổ “ ấy là bất thường ? họ là thứ âm nhạc hàn lâm sang trọng ư ? nếu là “ hàn lâm” thì có lẽ chỉ “ hàn lâm” với những ai không được sống, được nghe bình thường trong môi trường của xã hội ấy mà thôi. Mozart với Tây phương chắc chắn cũng chỉ bình thường như với The Beatles cách ông vài thế kỷ và giá trị không có định lượng sang hay sến , phổ thông hay hàn lâm.bất thường hay không bất thường.
âm nhạc hoặc thích hoặc không thích một thể loại nào đó, nó không có khái niệm “ sến” hay “ sang.” Jazz , Pop, Rock hay Country music giá trị như nhau.nó không bao giờ là thứ phân cấp thành phần xã hội
Thực trạng hôm nay của âm nhạc Việt Nam rất đơn giản : Không có ca khúc đủ làm nhớ [ chưa nói rung động, chấn động gì cả ].Những nhạc sĩ bất tài hoặc từng cho mình có tài nay cũng “ kẹt cứng “ sáng tạo . Tác phẩm không sống nổi quá một tuần, một tháng, một ngày. Thực trạng ấy dù núp dưới mỹ từ nào, gương mặt nào, biện luận nào cũng vô ích: không có sản phẩm đủ để thành tác phẩm có giá trị thì những giá trị cũ vẫn mãi còn nguyên vẹn
Nhạc sến tồn tại vì nó là một giá trị
Nhạc sến có giá trị bởi nó đã song hành với thời gian và ký ức sống của nhiều thế hệ
Nó bình thường
Nó không bao giờ là bất thường
Cái bất thường không nằm ở thể loại.Hình thái...
Nó nằm ở sự xưng danh TÁC GIẢ. mà giờ đây hoặc không còn sáng tạo,hoặc không có tác phẩm đủ để công chúng tiếp nhận
Chỉ thế thôi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog