GN: Sáng qua, chia tay cháu, ra phố mua tô hủ tiếu mang về, ông chủ tiệm bảo có báo mới để xem. Tôi cầm tờ báo ra ngoài parking đọc. Bản tin cháu bé mới ba tuổi bị cậu đốt thuốc lá vào chân bắt đi ăn xin làm tôi vừa buồn vừa giận cho một xã hội, chính quyền địa phương đã làm gì để bảo vệ cho những đứa trẻ như thế. Tôi không đọc hết tờ báo nữa, đem trả lại tờ báo. Thế mà nửa đêm thức giấc nghĩ tới cháu bé ấy mà cảm thương, có bao nhiêu những đưá bé như thế đang lang thang trong đêm tối trần truồng đói rét, như bài báo lúc sáng tôi đọc, có những lúc cháu không dám về nhà vị sợ cậu đánh. Trời hỡi, đưá bé ba tuổi làm sao nó phải sợ hãi tới như thế, đến nỗi đêm đen, đói lạnh cũng không làm cho cháu sợ.
Cứ nằm băn khoăn về kiếp người, tại sao cháu lại khổ đến thế, tại sao mẹ cháu không nuôi nổi lại không mang con mình vào các cô nhi viện. TV thường chiếu các cô người mẫu đến những cô nhi viện làm từ thiện, ở đó trông vui vẻ, tử tế lắm mà? Tại sao nhà nước có thể chi tiền cung cấp nuôi dưỡng hàng chục thanh niên, công an ăn không ngồi rồi ở đầu đường góc phố chỉ để canh chừng một nhân vật đấu tranh bất đồng chính kiến với nhà nước lại không thể chi tiền nuôi các cháu bé, lo cho các cháu bé, chúng là rường cột tương lai của đất nước cơ mà? Họ có thể tim ra tung tích của ai đó nói xấu chế độ ở trên mạng, nhưng lại không thể tìm ra hung thủ bạo hành những đưá bé?
Chả trách xã hội cứ đi xuống?
Amanda Ripley gần đây nói trong cuộc nói chuyện về cuốn sách của cô “Những đưá trẻ thông minh trên thế giới” (The smartest kids in the World), trong TV Book review ở Cspan. (trong clip có một thày giáo người Việt, tôi đoán vì nhìn thấy tên VN của ông, hy vọng một ngày nào người thày này cũng sẽ nghiên cứu về sự giáo dục trẻ em VN như ông đã nghiên cứu ở Finland). Dĩ nhiên điều cô Ripley bàn và vụ bạo hành cháu bé không có liên quan với nhau, ngoài sự thắc mắc của tôi. Có thể nào vì sự giáo dục đã khiến VN đã và sẽ có những thế hệ "Những đứa trẻ ngu đần nhất thế giới" hay đúng hơn là "những đứa trẻ ác tâm nhất thế giới"?
Cuốn sách của cô nghiên cứu về ba nhóm học sinh từ Korea (Đại Hàn), Poland (Ba Lan) và Finland (Phần Lan) . Ở đây tôi không lạm bàn về cuốn sách của cô hay lý do tại sao cô lại chọn ba nhóm học sinh từ các nước nói trên, vì tôi chưa đọc cuốn sách của cô. Tôi chỉ nghe trong phần bàn luận trên TV, cô chọn ba nhóm điển hình trên đại diện cho các quốc gia đang phát triển, hậu cộng sản và quốc gia đã phát triển trên thế giới. Và kết luận của cô là các quốc gia này nhất là Ba Lan chỉ trong vòng chưa đến 10 năm đã đưa nền kinh tế của họ lên mức cao vì họ đã biết đầu tư vào sự giáo dục cho trẻ em. Theo cô các quốc gia có nên kinh tế cao là vì họ biết đầu tư vào trẻ em từ rất sớm. Kết quả như thế nào khi nhìn vào kinh tế, văn hoá, văn minh của các xứ sở này thì xin để các nhà kinh tế, văn hoá giáo dục bàn luận. Tôi chỉ có mỗi băn khoăn vào lúc nửa đêm, trẻ em VN sẽ đi về đâu, tương lai đất nước VN đi về đâu nếu so sánh với kết quả chúng ta đã nhìn thấy ở các nước trên và so sánh với VN, khi có các trẻ em lang thang vào lúc nửa đêm, ngủ đầu đường xó chợ, lo sợ bị đánh đập, bị bán đi ngay từ những thân nhân của các em? Tại sao một nguời cậu chỉ mới 15 tuổi đã tàn ác tới mức xử dụng những hình thức ác độc huỷ hoại thân thể, trí óc của một đưá bé là cháu ruột của mình? Cậu sẽ trờ thành người như thế nào trong xã hội trong tương lai? Một con người chỉ biết hủy hoại người khác? Cả người cậu lẫn cháu sẽ trở thành những con người chỉ biết đến sự độc ác bởi vị họ không được nuôi dưỡng trong môi trường nhân hậu? Và người mẹ? Không thể đổ tội vì nghèo đói để cho con mình phải nhận chịu những sự bạo hành như thế. Xã hội nào đã dậy dỗ họ, dung dưỡng họ có những nhận thức như thế? Bao nhiêu câu hỏi cứ chạy lòng vòng trong đêm.
Chính quyền có thể lo sợ một điều gì đó, có thể tiêu tiền canh gác một người nào đó không làm gì hại cho xã hội, nhưng lại không có ngân quĩ lo cho các bé, không có tiền bắt giữ những người đang huỷ hoại thế hệ tương lai của đất nước? Không thể hiểu được.
Mong rằng báo chí VN, không chỉ viết phóng sự không thôi, họ cần tìm ra căn nguyên của vấn đề như nhà báo Amanda Ripley. Nước Mỹ tuy không hẳn có những đưá trẻ thông minh nhất thế giới, nhưng có những nhà báo như cô Amanda Ripley nên xã hội luôn luôn không ngừng phát triển và xã hội luôn quan tâm đến trẻ em là vì thế.
Bài báo hôm nay cho biết, các nhà báo và dân đã tìm được hai cậu cháu vẫn đang đi ăn xin và đưa họ vào trung tâm bảo trợ xã hội. Cũng mong là kết quả lâu dài và tốt đẹp, chứ không chỉ là những tấm ảnh đẹp cho nhà báo chụp hình, xong lại đâu vào đấy. Chiều về tôi đã nghĩ, nếu không có chỗ nuôi người cậu, thì nhà nước nên thả người sinh viên chống TQ, Đinh nguyên Kha, để lấy chỗ "nuôi" người cậu hành hạ cháu mình. Đồng thời phải tìm bắt người mẹ để đưa nối chú bé 5 tuổi anh của chú bé 3 tuổi vào trung tâm, không cho người mẹ nuôi nữa. Ở Mỹ, khi cha mẹ không đủ sức nuôi con cái để con cái bị hành hạ, thì họ mất quyền nuôi dưỡng. Có lẽ đã đến lúc các vị đại biểu quốc hội VN nên dành chút thì giờ làm luật bảo vệ cho trẻ em một cách thiết thực.
Cứ nằm băn khoăn về kiếp người, tại sao cháu lại khổ đến thế, tại sao mẹ cháu không nuôi nổi lại không mang con mình vào các cô nhi viện. TV thường chiếu các cô người mẫu đến những cô nhi viện làm từ thiện, ở đó trông vui vẻ, tử tế lắm mà? Tại sao nhà nước có thể chi tiền cung cấp nuôi dưỡng hàng chục thanh niên, công an ăn không ngồi rồi ở đầu đường góc phố chỉ để canh chừng một nhân vật đấu tranh bất đồng chính kiến với nhà nước lại không thể chi tiền nuôi các cháu bé, lo cho các cháu bé, chúng là rường cột tương lai của đất nước cơ mà? Họ có thể tim ra tung tích của ai đó nói xấu chế độ ở trên mạng, nhưng lại không thể tìm ra hung thủ bạo hành những đưá bé?
Chả trách xã hội cứ đi xuống?
Amanda Ripley gần đây nói trong cuộc nói chuyện về cuốn sách của cô “Những đưá trẻ thông minh trên thế giới” (The smartest kids in the World), trong TV Book review ở Cspan. (trong clip có một thày giáo người Việt, tôi đoán vì nhìn thấy tên VN của ông, hy vọng một ngày nào người thày này cũng sẽ nghiên cứu về sự giáo dục trẻ em VN như ông đã nghiên cứu ở Finland). Dĩ nhiên điều cô Ripley bàn và vụ bạo hành cháu bé không có liên quan với nhau, ngoài sự thắc mắc của tôi. Có thể nào vì sự giáo dục đã khiến VN đã và sẽ có những thế hệ "Những đứa trẻ ngu đần nhất thế giới" hay đúng hơn là "những đứa trẻ ác tâm nhất thế giới"?
Cuốn sách của cô nghiên cứu về ba nhóm học sinh từ Korea (Đại Hàn), Poland (Ba Lan) và Finland (Phần Lan) . Ở đây tôi không lạm bàn về cuốn sách của cô hay lý do tại sao cô lại chọn ba nhóm học sinh từ các nước nói trên, vì tôi chưa đọc cuốn sách của cô. Tôi chỉ nghe trong phần bàn luận trên TV, cô chọn ba nhóm điển hình trên đại diện cho các quốc gia đang phát triển, hậu cộng sản và quốc gia đã phát triển trên thế giới. Và kết luận của cô là các quốc gia này nhất là Ba Lan chỉ trong vòng chưa đến 10 năm đã đưa nền kinh tế của họ lên mức cao vì họ đã biết đầu tư vào sự giáo dục cho trẻ em. Theo cô các quốc gia có nên kinh tế cao là vì họ biết đầu tư vào trẻ em từ rất sớm. Kết quả như thế nào khi nhìn vào kinh tế, văn hoá, văn minh của các xứ sở này thì xin để các nhà kinh tế, văn hoá giáo dục bàn luận. Tôi chỉ có mỗi băn khoăn vào lúc nửa đêm, trẻ em VN sẽ đi về đâu, tương lai đất nước VN đi về đâu nếu so sánh với kết quả chúng ta đã nhìn thấy ở các nước trên và so sánh với VN, khi có các trẻ em lang thang vào lúc nửa đêm, ngủ đầu đường xó chợ, lo sợ bị đánh đập, bị bán đi ngay từ những thân nhân của các em? Tại sao một nguời cậu chỉ mới 15 tuổi đã tàn ác tới mức xử dụng những hình thức ác độc huỷ hoại thân thể, trí óc của một đưá bé là cháu ruột của mình? Cậu sẽ trờ thành người như thế nào trong xã hội trong tương lai? Một con người chỉ biết hủy hoại người khác? Cả người cậu lẫn cháu sẽ trở thành những con người chỉ biết đến sự độc ác bởi vị họ không được nuôi dưỡng trong môi trường nhân hậu? Và người mẹ? Không thể đổ tội vì nghèo đói để cho con mình phải nhận chịu những sự bạo hành như thế. Xã hội nào đã dậy dỗ họ, dung dưỡng họ có những nhận thức như thế? Bao nhiêu câu hỏi cứ chạy lòng vòng trong đêm.
Chính quyền có thể lo sợ một điều gì đó, có thể tiêu tiền canh gác một người nào đó không làm gì hại cho xã hội, nhưng lại không có ngân quĩ lo cho các bé, không có tiền bắt giữ những người đang huỷ hoại thế hệ tương lai của đất nước? Không thể hiểu được.
Mong rằng báo chí VN, không chỉ viết phóng sự không thôi, họ cần tìm ra căn nguyên của vấn đề như nhà báo Amanda Ripley. Nước Mỹ tuy không hẳn có những đưá trẻ thông minh nhất thế giới, nhưng có những nhà báo như cô Amanda Ripley nên xã hội luôn luôn không ngừng phát triển và xã hội luôn quan tâm đến trẻ em là vì thế.
Bài báo hôm nay cho biết, các nhà báo và dân đã tìm được hai cậu cháu vẫn đang đi ăn xin và đưa họ vào trung tâm bảo trợ xã hội. Cũng mong là kết quả lâu dài và tốt đẹp, chứ không chỉ là những tấm ảnh đẹp cho nhà báo chụp hình, xong lại đâu vào đấy. Chiều về tôi đã nghĩ, nếu không có chỗ nuôi người cậu, thì nhà nước nên thả người sinh viên chống TQ, Đinh nguyên Kha, để lấy chỗ "nuôi" người cậu hành hạ cháu mình. Đồng thời phải tìm bắt người mẹ để đưa nối chú bé 5 tuổi anh của chú bé 3 tuổi vào trung tâm, không cho người mẹ nuôi nữa. Ở Mỹ, khi cha mẹ không đủ sức nuôi con cái để con cái bị hành hạ, thì họ mất quyền nuôi dưỡng. Có lẽ đã đến lúc các vị đại biểu quốc hội VN nên dành chút thì giờ làm luật bảo vệ cho trẻ em một cách thiết thực.
Cũng đề nghị các nhà sản xuất không nên đưa các người mẫu, người đẹp tới những nơi đã sửa soạn sẵn cho các cô làm PR, mà nên ra tiêu chí trong vòng một năm các cô tìm ra, cứu vớt được bao nhiêu đưá trẻ để mang vào các trung tâm. Hơn là tặng bánh tặng quà cho các em đã "ổn định" ở một trung tâm nào đó.
Vụ bé 3 tuổi bị bạo hành: Cháu Đức bị cậu cho hít “keo chó”?
(Dân trí) - Người dân cho biết vẫn thường thấy hai anh em cháu Đức - Đạt bị cậu ruột dẫn đi ăn xin và thậm chí cho hít “keo chó” để có gương mặt đờ đẫn, ngây dại, dễ xin tiền. Trong khi đó, chính quyền địa phương vẫn nói “chưa đủ cơ sở xử lý”.
Ép đi ăn xin cũng là tái phạm
Thông tin cháu Trịnh Nguyễn Thành Đức (3 tuổi, ngụ P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM) bị người thân bạo hành và ép đi ăn xin gây phẫn nộ trong dư luận. Nhiều người bày tỏ mong muốn cháu Đức và anh trai là cháu Đạt có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng những ngày qua, sự việc đang “dẫm chân tại chỗ” khi anh em cháu Đức vẫn tiếp tục bị cậu dắt đi ăn xin.
Tại chùa Giác Nguyên nằm cuối đường 41 thuộc P.8, Q.4, TPHCM, người dân cho biết họ nhìn thấy anh em cháu Đức bị cậu ruột là Trịnh Đắc Hòa cho hít “keo chó” là một loại chất gây nghiện, sinh ảo giác, dẫn đến phê thuốc rồi nằm lăn ra ngủ trên ghế đá. Khi phóng viên tìm đến thì anh em Đức đã bị Hòa đưa đi. Người dân phán đoán, Hòa cho hai đứa trẻ hít "keo chó" để khuôn mặt ngây ngây, dại dại, lờ đờ, dễ lấy được sự thương cảm của người đi đường.
Không chỉ “mưu sinh” tại chùa Giác Nguyên, Hòa còn bị bắt gặp dắt hai cháu lang thang xin ăn dọc các tuyến đường Hoàng Diệu (thuộc P.2 và P.6, Q.4). Hai cháu nhỏ thường phải đi trong tình trạng trần truồng, đen nhẻm.Có người nhận ra cháu Đức và Hòa đã chạy đến níu áo Hòa hỏi “mày lại ép cháu mày đi ăn xin phải không” thì Hòa nói là Đức và Đạt đang đi với mẹ chứ không đi theo mình.
Sáng 4/11, nhiều người dân xung quanh nhà trọ mẹ con Đức thuê ở cho biết, vì thấy cháu bé bị ngược đãi thời gian dài, thương cảm quá nên họ mới tố cáo để cứu cháu bé
Chúng tôi đem câu chuyện cháu Đức lại bị ép đi ăn xin phản ánh đến Công an P.Tân Hưng, công an chỉ ghi nhận những thông tin báo chí cung cấp và hứa sẽ phối hợp với công an các phường thuộc địa bàn Q.4 làm rõ.
Trung tá Nguyễn Thành Tài - Trưởng công an phường Tân Hưng - cho biết, theo Điều 10, Nghị định 110/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình thì đối với trường hợp của Hòa, công an chỉ lập hồ sơ sự việc để cảnh cáo răn đe. Chỉ đến khi nào phát hiện Hòa tái phạm thì mới lập hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng. Trung tá Nguyễn Thành Tài cho biết: “Hành vi ép cháu Đức đi ăn xin cũng là tái phạm”. Tuy nhiên, do chưa bắt quả tang nên chưa có cơ sở xử lý.
Dư luận đặt câu hỏi, tại sao dân luôn "bắt được quả tang" mà công an thì không thấy? Một đứa trẻ 3 tuổi, một đứa trẻ 5 tuổi, bị đánh đập đến mức ấy, bị ép đi ăn xin, thậm chí có thể bị ép hít "keo chó", đến bao giờ chính quyền địa phương mới có cơ sở xử lý?
Đủ cơ sở xử lý người cậu
Trao đổi với PV Dân trí, luật sư Nguyễn Kiều Hưng - Giám đốc hãng luật Giải Phóng (Đoàn luật sư TPHCM) - cho biết, trong vụ án này, người cậuTrịnh Đắc Hòa chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích hoặc hành hạ người khác. Để có căn cứ khởi tố tội cố ý gây thương tích, cơ quan điều tra cần tiến hành giám định thương tích cho đứa trẻ bị đánh. Đối với tội hành hạ người khác, mức cao nhất của khung hình phạt của tội này chỉ đến 3 năm tù, nên người cậu sẽ không bị xử lý vì chưa đủ tuổi theo luật định. Tuy nhiên, qua thông tin báo chí, có nhiều khả năng người mẹtên Nở và bà ngoại tên Nguyệt cũng có hành vi cùng Hòa bắt cháu Đức, Đạt đi ăn xin, nên cơ quan điều tra cũng cần sớm xác minh làm rõ điều này. Nếu người mẹ, bà có hành vi ép buộc con, cháu mình đi ăn xin, người mẹ, bàhoàn toàn có thể bị khởi tố về hành vi hành hạ người khác hoặc cố ý gây thương tích quy định tại Bộ luật hình sự (BLHS).
Luật sư Nguyễn Thành Công, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật (Đoàn luật sư TPHCM) cho rằng, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải có xử sự phù hợp theo chức năng và nhiệm vụ được giao. Cụ thể trong trường hợp này, công an P.Tân Hưng phải lập hồ sơ xử lý Trịnh Đắc Hòa và Đặng Tấn Cường. Vì Hòa dưới 16 tuổi nên có thể lập hồ sơ đưa đi trường giáo dưỡng theo thủ tục. Ngoài ra, với mức độ vi phạm này, UBND phường Tân Hưng phải phối hợp với công an phường để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Quyết định này là cơ sở để xử lý tiếp nếu có tái phạm.
Người dân mong mỏi tách 2 cháu khỏi đối tượng Hòa để các cháu có cuộc sống tốt hơn
Theo khoản 2 Điều 69 BLHS, nếu tỉ lệ thương tật của bé Đức dưới 30% (dưới 11% ứng với tội ít nghiêm trọng - khoản 1 Điều 104 BLHS; từ 11%-30% ứng với tội nghiêm trọng-khoản 2 Điều 104 BLHS) thì Hòa sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn nếu tỉ lệ thương tật của bé Đức từ 31% trở lên, ứng với tội rất nghiêm trọng, nếu thấy cần thiết có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Hòa. Vì vậy, cơ quan công an cần phải cho giám định pháp y thương tích của cháu Đức. Nếu thương tích chưa đủ xử lý theo luật mà đối tượng bị xử phạt hành chính thì việc tái phạm sẽ được xử lý nghiêm hơn.
“Cần tránh tình trạng đánh giá sai tính nguy hiểm của sự việc mà có thể gây nên sự vi phạm nghiêm trọng hơn. Theo quan sát mức độ tăng dần của các hành vi mà Hoà thực hiện với cháu Đức đồng thời theo lời khai của Hoà, nguyên nhân việc thực hiện hành vi này là do kích thích từ việc hít “keo chó”thì chưa biết được hậu quả đối với cháu Đức sẽ còn đến mức độ nào. Rất cần thiết địa phương phải có hành động phù hợp nhằm ngăn chặn hành vi nguy hiểm hơn xảy ra như cách ly, thậm chí củng cố hồ sơ đưa Hoà vào trường giáo dưỡng”, luật sư Công nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét