Chiều cuối tuần rồi cô ba bảo cô hai "nè, nhớ mai một giờ mặc áo dài ra báo Người Việt đó nhé, tha hồ mà khoe áo, kẻo lại bảo không có dịp", cô chị cười hề hề, vì ra đi hai cô chả mang theo gì ngoài một lô áo dài, sang Mỹ. Hai cô không quên may cho tôi một lô áo, tôi còn treo trong tủ, mới chỉ mặc vài cái vì thấy màu mè quá, hai cô em tôi thường bảo "sao chị như bà già, phải chọn mầu tươi mà mặc chứ, đã già đâu mà cứ chọn mầu tối thế". Cô còn dụ khị tôi "chị phải mặc không cổ như em nè, ai mà mặc cổ cao trông già quá". Cổ thì bây giờ cả chục ngấn chứ có phải cổ dài ba ngấn đâu mà không cổ. Có một áo màu hồng cánh sen có thêu hoa như là áo cưới cô dâu, cứ nhìn chiếc áo, tôi mặc rất vừa vặn trông đẹp, chỉ khổ là không dám mặc kẻo người ta lầm lẫn một "bà dâu già". Tôi thì cứ thích cái cách chọn mầu áo dài như tài tử Kiều Chinh, bà chỉ mặc mỗi mầu đen hay nâu, một kiểu áo thụng không eo iếc gì hết.
Cô hai rủ cô cả, mai chị mặc áo dài luôn nhé. Đi nhé. "Ra đi ta mang theo áo dài" hay "Áo dài cài bên trái" là buổi diễn thuyết của tác giả Trần thị Lai Hồng và Nguyễn Tà Cúc là điều gợi ý tò mò cho tôi hơn là mặc áo dài.
Thế là thứ Bảy, định đi phố mua giường tủ với con, đành bỏ, vội chạy về xỏ áo dài vì đây là dịp cho tôi xem xét lại mặc áo có giống ai không để còn kịp đi shopping vì chỉ còn 3 tuần nữa là phải đi đám cưới cô cháu, nếu không xỏ vào áo dài được thì nguy to. Ôi chao may mắn, áo dài vẫn thế, thì ra cái cân hôm qua không lừa tôi, bước lên cân tôi tưởng tôi bị lên cân, ai ngờ lại xuống cân một cách bất ngờ, ba chị em cùng lên cân, thì tôi lại là người ít cân nhất. Thế là không lo. Chọn được cái áo mà lòng nghĩ "Nắng Bolsa em đi mà chợt gió", phải chọn cái áo nào không chói chang giữa buổi chiều nắng ở Bolsa. Hai cô em tới đón tôi còn cẩn thận mang theo một hộp vòng đủ kiểu để "trang trí" cho bà chị nhà quê. Ba chị em vừa đi vừa tự tán, cô hai đã đạo diễn cho cả ba chị em ba kiểu áo và cô cười hà hà ra điều khoái chí. Cô bảo em không có cổ, chị cổ cao, còn cô ba thì cổ tròn. May mà tôi chọn cái áo cũng có hoa hoè tươi chứ không hai cô lại nhăn nhó vì bà chị nhà quê.
Vừa đi vừa nghĩ mà có ai mời mình không ta, lỡ tới nơi bị mời ra thì sao rồi lại kháo với nhau, áo dài thế này thì không có mời cũng được vào. Và đúng thế, tới nơi có ông cụ đi với bà vợ, ông lại mở cửa bảo là dành cho áo dài vào trước. Vào tới nơi là trúng ngay cái máy ảnh của báo NV họ chận lại bắt ba chị em đứng lại cho họ "lên hình", ôi chao biết thế này thì đã "đeo lông mi giả" chứ, cô em thầm thì bảo tôi. hu hu, mặt mũi không ăn ảnh mà bị chụp bất ngờ thế này thì nguy hiểm quá.
Lại bảo nhau thôi ngồi dưới cho khỏi ai nhìn thấy, ba chị em lại kéo nhau ngồi hàng dưới cùng, để rồi ân hận, bây giờ lại chẳng nhìn thấy ở trên, mỗi khi chụp hình thì lại phải đứng dậy.
Nhờ buổi diễn thuyết này tôi mới được biết bà Trần thị Lai Hồng, một người phụ nữ Huế và cũng chính là phu nhân của nhà văn Võ Đình, một hoạ sĩ/nhà văn có một lối viết uyên thâm mà tôi thường đọc ở các tạp chí văn học, ông mất năm 2009. Bà trình bày về những kiểu mẫu của bà cho áo dài và tại sao bà cổ động cho phong trào may áo dài cài bên trái. Đồng thời bà cũng gỉảng giải ý nghĩa của các hoa văn và các kiểu áo thời xưa của cả nam lẫn nữ. Bà nói chúng ta đã bị ảnh hưởng của người Tầu đã hơn 1 ngàn năm, chúng ta phải thú nhận có máu Tầu trong người và nay đã đến lúc chúng ta phải lấy lại văn hóa của chúng ta vì chính ngay trong sách Luận Ngữ của Khổng Tử có viết người Bách Việt cài áo bên trái, chúng ta phải cài áo dài bên trái như tổ tiên của người Việt, và đây là thời điểm tế nhị trước sự xâm lăng của Trung Cộng, mà chúng ta những người VN cần phải nêu cao sự độc lập đối với Trung Hoa không lệ thuộc vào họ. Những chiếc áo bà trình diễn trên tường đều cài cúc bên trái, và bà mặc chiếc áo cài bên trái. Điều mà lâu nay tôi cũng chẳng để ý, tự dưng không biết tự lúc nào mình cài áo dài bên phải, không nhớ thời đi học cài bên nào. Hai cô em lại bảo nhau kỳ này dặn cháu may cho áo dài cài bên trái. Một người phụ nữ tên Kiều Nhi, đứng lên trình bày chiếc áo dài cài bên trái, chiếc áo mà bà đã may khi nghe có buổi thuyết trình của nhà tạo mẫu Trần thị Lai Hồng. Làm cả hội trường náo nhiệt vì xem như bà là người đầu tiên dự cuộc thi "áo dài cài bên trái" của bà Lai Hồng, tuy chỉ được tuyên bố vào cuối chương trình.
Quên không mang máy hình đi, chụp bằng iphone và ánh sáng trong phòng làm hình không được rõ cho lắm.
Những mẫu áo của bà Trần Thị Lai Hồng
Đến phần trình diễn của nhà phê bình Nguyễn Tà Cúc, bà lên trình diễn người sáng lập Nữ Lưu Thư Quán và Bộ sách Tinh Thần Phụ Nữ , Phan thị Bạch Vân. Bà nói giọng Bắc, một giọng Bắc hùng hồn, sắc sảo, nhưng khi bà trình diễn bằng giọng Nam thì không ai có thể ngờ là bà là người Bắc, và chị em chúng tôi không khỏi nói với bà nên nói giọng Nam khi nói chuyện với bà, vì giọng Nam của bà nhẹ nhàng quyến rũ hơn. Bà còn diễn xuất làm Loan trong Đoạn Tuyệt của Nhất Linh khi Loan thách thức những lề thói cổ hũ của xã hội chê bai mái tóc rẽ ngôi của Loan. Bà muốn nói lên thời ấy người ta thường hay chê bai cái gì mới như đã từng chiếc áo dài Le Mur của hoạ sĩ Cát Tường.
Bà Nguyễn Tà Cúc trình diễn chiếc áo Le Mur của Cát Tường.
Tà áo may công phu cũng như cách cắt nơi cài cúc cũng uốn cong như thế
Bà diễn giải loại áo Le Mur xưa hẳn phải chỉ cho người giàu có, vì loại ren này rất đắt tiền thời đầu thế kỷ trước.
Bà mặc một chiếc áo mà theo bà đã theo kiểu vẽ của Cát Tường để nhờ một một phụ nữ đã từng may mấy chục năm, may cho bà, bà có nhắc đến tên người phụ nữ ấy nhưng tôi quên mất rồi. Bà nói rất công phu vì quả thật có nhìn cái tà và chỗ gài nút thì mới thấy may cái áo kiểu Le Mur mất công thế nào.
Đúng là đi một đàng học một sàng khôn, hôm nay nhờ chiếc áo dài mà tôi mới biết thêm lịch sử của chiếc áo tường tận hơn và gặp những người phụ nữ uyên bác trong đề tài mà họ chọn lựa để nghiên cưú.
Người dẫn chương trình là bà Yến Tuyết, bà viết những bài báo cho phụ nữ ở báo NV, và là người đồng tổ chức cho chương trình. Bà cũng đóng vai Sương Nguyệt Anh, chủ báo nữ đầu tiên của Việt Nam thời trước.
Nói chung những người phụ nữ tổ chức cho chương trình đều là những phụ nữ năng nổ và góp phần trong công việc cổ võ và gìn giữ nét văn hóa VN, rất hiếm có nơi đất người. Điểm đặc biệt tôi nói nhỏ với cô em, bà Tà Cúc không bao giờ nói đến VN mà không có hai chữ Cộng Hoà. Bà luôn nói "VNCH của chúng ta" rất tự hào, dù bà cho biết bà là người nói giọng Bắc cổ.
Ban tổ chức cũng giới thiệu nhà báo Viên Linh cũng tham dự chương trình trong y phục áo dài của người Nam với chiếc khăn đóng, ông mặc một bộ y phục mà ông cho biết là kiểu áo của Vũ Hoàng Chương khi còn sống hay mặc, ông chỉ thêm màu đỏ cho áo, trông ông như một chú rể.
Loay hoay thế nào, chị em tôi cũng bị (được) một đài truyền hình VN mời từng đưá ra để phỏng vấn, hoảng hồn, tôi nói thôi cho ba chị em ra cùng một lần chứ đứng một mình ngại lắm.
Chúng tôi không phải là bạn mà là chị em. Thế là họ vui vẻ mời cả ba ra cùng một lúc, hỏi ba điều lắm chuyện cảm tưởng mặc áo dài ra làm sao. Phải tự khen là cả ba chị em cũng còn eo iếc lắm chứ, lưng chưa còng, bụng chưa nhô ra hay nếu có thì áo dài che hết rồi. Hỏi xong còn bắt trình diễn cho họ chụp lại ba chiếc áo, chả hiểu họ có chỉ chụp tà? mong là họ đừng có chụp mặt mũi, hic hic. Mà có chụp gì chăng nữa, chúng tôi cũng có biết đài nào, phát ở đâu đâu mà xem chứ. Phỏng vấn xong lại ra năn nỉ họ làm ơn bỏ phần tên tuổi của ba chị em đi dùm nhé. Mong là họ nhớ và quên luôn cái clip cho mình nhờ.
Đi nghe thuyết trình về lịch sử áo dài do những người phụ nữ trình bày, lại được ăn và được chụp hình (dù mình sẽ chẳng bao giờ thấy dung nhan về chiều của mình), thế cũng là vui cho một buổi chiều nắng Bolsa làm tung những tà áo dài, để nhớ lại một thời áo trắng, phải không?
Nói chung những người phụ nữ tổ chức cho chương trình đều là những phụ nữ năng nổ và góp phần trong công việc cổ võ và gìn giữ nét văn hóa VN, rất hiếm có nơi đất người. Điểm đặc biệt tôi nói nhỏ với cô em, bà Tà Cúc không bao giờ nói đến VN mà không có hai chữ Cộng Hoà. Bà luôn nói "VNCH của chúng ta" rất tự hào, dù bà cho biết bà là người nói giọng Bắc cổ.
Ban tổ chức cũng giới thiệu nhà báo Viên Linh cũng tham dự chương trình trong y phục áo dài của người Nam với chiếc khăn đóng, ông mặc một bộ y phục mà ông cho biết là kiểu áo của Vũ Hoàng Chương khi còn sống hay mặc, ông chỉ thêm màu đỏ cho áo, trông ông như một chú rể.
Loay hoay thế nào, chị em tôi cũng bị (được) một đài truyền hình VN mời từng đưá ra để phỏng vấn, hoảng hồn, tôi nói thôi cho ba chị em ra cùng một lần chứ đứng một mình ngại lắm.
Chúng tôi không phải là bạn mà là chị em. Thế là họ vui vẻ mời cả ba ra cùng một lúc, hỏi ba điều lắm chuyện cảm tưởng mặc áo dài ra làm sao. Phải tự khen là cả ba chị em cũng còn eo iếc lắm chứ, lưng chưa còng, bụng chưa nhô ra hay nếu có thì áo dài che hết rồi. Hỏi xong còn bắt trình diễn cho họ chụp lại ba chiếc áo, chả hiểu họ có chỉ chụp tà? mong là họ đừng có chụp mặt mũi, hic hic. Mà có chụp gì chăng nữa, chúng tôi cũng có biết đài nào, phát ở đâu đâu mà xem chứ. Phỏng vấn xong lại ra năn nỉ họ làm ơn bỏ phần tên tuổi của ba chị em đi dùm nhé. Mong là họ nhớ và quên luôn cái clip cho mình nhờ.
Đi nghe thuyết trình về lịch sử áo dài do những người phụ nữ trình bày, lại được ăn và được chụp hình (dù mình sẽ chẳng bao giờ thấy dung nhan về chiều của mình), thế cũng là vui cho một buổi chiều nắng Bolsa làm tung những tà áo dài, để nhớ lại một thời áo trắng, phải không?
Về nhà mới nhớ là người ta chụp mình mà mình thì chả chụp tấm nào cho mình, nên chả biết mình ăn mặc giống ai :-(. Nếu ai có thấy thì xí xoá hộ cho nhé.
Ghi thêm
À, bà Kiều Nhi có cho số phone để ai muốn may thì gọi số 714-897-1414 hay 714-585-4968
Ghi thêm
À, bà Kiều Nhi có cho số phone để ai muốn may thì gọi số 714-897-1414 hay 714-585-4968
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét