Sáng cuối tuần, sương mù giăng mờ thành phố, mua hai cái vé đi xem hoa ở Lotus land từ cả tháng mà chưa đi được. Thế là hôm nay chúng tôi dắt nhau đi. Lotus Land là ngôi vườn ở Montecito thuộc thành phố Santa Barbara, California, của Madame Ganna Walska (June 26, 1887 – March 2, 1984). Theo người tour guide thì Madame Ganna Walska là một ca sĩ hát giao hưởng ở Balan, nhưng bà là một người Nga, bà có năm người chồng, 4 người thì giàu có, họ mua nhà cho bà ở Paris, NewYork và người thứ Năm trẻ hơn bà, người đã thuyết phục bà mua mảnh đất ở Montecito đê làm một nơi thiền tịnh, vì ông ta là một người dậy Yoga. Tuy nhiên ở Wikipedia thì viết bà có 6 người chồng. Cuộc đời của bà xem ra cũng sôi nổi, bà là người thích ca nhạc nên mua cả Théâtre des Champs-Élysées, Paris, nhưng bà lại không có một giọng hát hay.
Mảnh đất này 37 mẫu mà hiện nay mới chỉ trồng trọt 25 mẫu nhìn ra biển. Montecito là nơi cư ngụ của những tài tử, dân giàu có của vùng. Nếu bạn đi đến đây, bạn sẽ thấy mỗi một ngôi nhà là một thế giới riêng biệt, nếu không nói là một "lâu đài" nhỏ đầy bí ẩn, không ai có thể nhìn thấy gì bên kia những bức tường thành kín đáo của những ngôi biệt thự. Cho nên dù đã đi lại vài lần nơi đây, chúng tôi cũng không biết ở đây có ngôi vườn nổi tiếng là Lotus Land đẹp đẽ. Giá vé vào cũng khá mắc, chúng tôi chỉ dám mua giá bình dân.
Tới nơi, những người đi xem được chia ra từng nhóm khoảng năm sáu người và đi theo những người hướng dẫn viên, bà dẫn đoàn chúng tôi rất hiểu biết, bà thuộc lịch sử của ngôi vườn, câu chuyện của chủ nhân để kể cho chúng tôi nghe.
Ngay cửa vào đã thấy một vòng cung của lối vào bằng những cây mà bà nói là Tea tree, tôi không biết cây trà ra làm sao, nhưng mấy cây này lá bé tí, được uốn cho mọc thành vòng
Cuối con đường dưới những dàn Tea tree đó, không biết có phải là Tea tree, hay là một loại cây khác mà bà phát âm thế rồi tôi cứ thế nghĩ vậy, lúc đó quên không hỏi có phải cây để pha nước uống không? Có lẽ đã bị hút hồn với khung cảnh đẹp đẽ nơi đây chăng?
Bắt đầu lối vào, ông chồng thứ Năm của bà quả là có lý khi "dụ khi" bà mua miếng đất mà lúc ban đầu nơi đây được gọi là Tibet land.
Cổng bước vào vườn Nhật
Vì phải đi theo người hướng dẫn nên không thể chụp chi tiết được, mỗi một góc cây đã được chọn lựa tiả rất đẹp nhưng không làm cho người ta cảm thấy đó là một ngôi vườn, mà là một cảnh thiên nhiên.
Tôi chỉ biết dơ máy ảnh lên chụp vội
Một cảnh trong hồ ở vưởn Nhật
Hoa sen hay hoa súng, tôi không rành
Phải đứng ở đấy mới thấy được sự sắp xếp của những nghệ nhân trồng cây ở đây
Chứ nhìn ảnh thì cứ như rừng nào mà chả giống rừng nào
Được cắt tiả khéo léo,
Điểm đặc biệt của ngôi vườn, là bạn đứng ở một góc nhìn thấy như thế, nhưng khi bước qua một góc khác, quay đầu lại bạn không nhìn thấy khung cảnh cũ nữa mà như tiến vào một ngôi vườn hoàn toàn khác của một vùng đất khác.
Cây này được chăm chút bé thế này
Chứ thả ra thì nó mọc um sùm như cái cây này
Cả ngày đi bộ nơi đây thì bao nhiêu hỉ nộ ái ố sân si chắc cũng tan thành mây khói
Một góc khác của ngôi vườn Nhật, mà chỉ đứng cách đó mươi thước, không thể nào nhìn thấy
Nó được che phủ bởi cây liễu ?
Cũng có tượng Phật ngồi trên đài sen
Gọi là hồ, chứ thật ra bé tí như cái ao nhà, nhưng mỗi góc là một nơi chốn riêng biệt
Hài hoà và yên tĩnh, thảo nào họ không dắt một nhóm lớn mà chỉ vài người
Để ai cũng có thể nghe tiếng róc rách của dòng nước nhỏ
Những hòn đá làm cầu bước qua một khe suối (?)
Để sang một góc vườn khác
Không thể không chụp những cành cây mảnh mai ấy, dĩ nhiên bà tour guide có nói tên, nhưng tai này lọt sang tai kia.
"Con đường tình ta đi", ấy thế mà bà và người chồng thứ Năm vẫn không có hạnh phúc
Cái nhà gỗ mà chủ nhân đã dựng lên từ một thân cây gỗ, nơi để bà và chồng thiền định
Rời vườn Nhật, bước sang ngôi vườn khác, quên mất tên gì rồi
Đứng ở đầu này của dòng nước có thể nhìn thấy biển từ xa xa.
Reflection water, đứng ở đây để nhìn dòng đời trôi (?)
Lại một con đường tình khác, với hoa nở đầy lối đi, muà này chúng tôi đến đã muộn, nếu không sẽ có nhiều hoa, nhưng chủ nhân của ngôi vườn được cho biết là người không thích hoa.
À đây rồi, hoa sen giữa đầm
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Tháng Bảy cũng là tháng không còn hoa sen bao nhiêu nữa
Nhưng chúng tôi cũng may mắn xem được vài đoá hoa sen
Có con ong đang vờn trên nhị hoa sen
Chao ơi, thấy sen là thấy quê nhà
Đẹp chưa
Phải nói là hồ sen "sang trọng" vì background là một ngôi vườn khác, chứ không phải cái đầm nào khác
Giữa dòng
Sắp tàn
Bông Súng, chả hiều sao lại gọi là hoa bông súng, đã là hoa thì còn gọi là bông làm gì chứ
Hoa Súng trắng
Truyện kể rằng chủ nhân kêu người mua cá Koi để thả, hôm sau họ mang bill tới đòi tiền, bà thấy giá rất mắc nên kêu họ trả lại, không mua nữa, nhưng cá đã đẻ trứng trong hồ, cho nên những con cá này là hậu duệ của cặp cá bà trả lại.
Rễ của loại palm thế này
và hoa của nó thế này
Một cái hồ khác, nhưng nắng lên chói chang, làm mặt hồ trở thành màu trắng
Những cái vỏ sò khổng lồ (?)
Trúc đen được trồng trong một cái hồ xi măng xây dưới đất để tre không mọc tràn lan ra khắp nơi
Những viên đá thủy tinh được làm sỏi lát lối đi
Cái cây này không biết bao nhiêu tuổi, xoè ra như một cái dù, từ đây bước ngoài bóng mát
để bước vào vùng nắng chói chang dành cho những cây xương rồng sa mạc
Đủ loại xương rồng trên cái cõi đời này (?)
Đủ kiểu
Tưởng như không còn ở Cali mà sang Arizona hay Nevada
Xương thì xương vẫn nở hoa
Ta có thể đứng thẳng giữa trời và dưới chân ta là đá
Hay nằm rạp xuống nhìn (đời) mặt trời qua cánh hoa
Một loại xương rồng có lông trắng bao phủ
Cứ sờ đi rồi biết tay nhau
Tưởng đâu là cây thanh long, người hướng dẫn gọi đó là weeping cactus, vì thân chính thì đã chết rũ xuống như khóc nhưng những cành sống thì vẫn sống, nó ở ngay cửa ngôi nhà của chủ nhân.Cổng vào ngôi vườn kỳ lạ, có tên đấy chứ, tổng cộng nơi đây có tới 14 ngôi vườn, ai muốn biết rõ thì đọc ở đây
Một loại cây mà thường thường người ta trồng ở trong chậu để trong nhà làm cảnh, nhưng ở đây nó già cỗi đan xen vào nhau như những cánh tay trong rừng già
Bắt võng ngủ trưa ở đây thì tuyệt
Bỏ lại "rừng già" và giấc ngủ trưa lại phiá sau
Còn đây là vườn Fern, chẳng biêt gọi tiếng VN là gì, những loại cây hay mọc ở vùng ẩm ướt của nhiệt đới có nhiều mưa
Fern be bé
Fern lớn nhé
Fern như ở rừng già Indonesia, Hawaii
Và đây là hồ bơi mà chủ nhân xây cho cháu
Mà một góc khung cảnh cho cháu nô đuà, cháu của bà năm nay đã 94 tuổi, thỉnh thoảng cũng đi xe lăn tới tưởng nhớ một thời đã qua
Chỉ thiếu vài con khỉ
Một góc vườn vùng nhiệt đới
Ôi chao cây cổ thụ gì, như đang chết
Cổng chanh
Những trái chanh thơm dịu dàng làm bóng mát để đi tới một vùng sa mạc
Cổng vào một ngôi vườn đầy những xương rồng được mang về từ ngôi vườn của bạn bà ở San Diego tặng cho bà.
Tất cả chỉ là xương rồng
Không biết diễn tả ra sao, khi đứng giữa cơn nắng chang chang chiêm ngưỡng xương... rồngĐủ loại, chủ nhân cũ của những cây xương rồng đã cảm động đến khóc khi nhìn thấy cây của ông được chăm sóc cẩn thận nơi đây
Có lẽ vì thế mà xương rồng cũng vui như ai
Ai bảo cây gai chẳng ra hoa đẹp chứ
Đây là mặt tiền của ngôi nhà hay ngôi vườn (?)
Với muông thú
Cái đồng hồ Succulent và Astrology, lúc ấy đang chỉ gần 11 giờ
Hình như dòng nước này cũng là một cách xem giờ thì phải
Vườn hồng
Dòng nước mosaic được thể hiện bằng những viên đá
Và đây là lửa
Và đây là nơi chủ nhân mời các giàn nhạc tới ca hát
Cái ghế xa xa cuối vườn là nơi chủ nhân ngồi xem ca kịch
Những bức tượng được Madam Ganna Walska mang về từ Âu Châu, qua mặt Đức Quốc Xã
Những con thú hay hình tượng màu mè xanh đỏ chủ nhân dựng ch trẻ con vui chơi, nay đã phai màu
Đủ loại Bromeliad
Sống nhờ trên những cây khác
Sống nhờ trên đá
Đường vào ngôi vườn đắt nhất của chủ nhân, có một loai cây bà đã bán tất cả nữ trang trị giá cả triệu bạc để mua mang về, ngày nay cũng không ai biết đó là cây nào
Đây là cây thuộc loại "nữ"
Đây là "nam" và loại cây nam nữ này phải cần được tạo giống, nghĩa là mang phấn hoa bên này sang cho bên kia, nếu không thì chẳng tạo ra được cây con.
Vườn lan ở Châu Á (?)
Lotus Land không chỉ trồng sen, mà là một nơi bạn có thê chiêm ngưỡng thiên nhiên cây cỏ mọi vùng trên thế giới được thu nhỏ và chăm sóc bởi con người. Để lòng lắng lại trong vài giây khắc của đời sống đầy những tranh đua nghiệt ngã.
Riêng tôi, đi qua những con đường nho nhỏ nơi đây, bỗng nhớ những vùng đất tôi đã may mắn được bước ngang qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét