Theo Hoa Munich
Roma là thủ đô của Ý dân số hơn 2,7 triệu diện tích 1.285,3 km², nếu tính cả khu vực ngoại ô chung quanh là 3,8 triệu. (diện tích Ý 301336 km² dân số 58,1 triệu) Roma nằm ở trung tâm vùng phía Tây bán đảo Ý, hợp lưu của hai dòng sông Aniene và sông Tiber. Lịch sử Roma trải dài hơn 2500 năm, từng là thủ đô của Vương Quốc La Mã, Cộng Hòa La Mã và Đế Chế La Mã, là nơi quyền lực thống trị ở Tây Âu và các vùng đất giáp biển Địa Trung Hải trong hơn 700 năm. Từ thế kỷ thứ 8, Roma trở thành thủ đô qua các thời đại của Giáo Hoàng đến năm 1870. Năm 1871 Roma trở thành thủ đô của Vương Quốc Ý. Năm 1946 quốc gia này chính thức đổi tên thành Cộng Hòa Ý. (Italienische Republik).Thành phố Roma là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Ý. Được xếp thứ 11 trong những thành phố có nhiều du khách (cũng là nơi có nạn móc túi) cao nhất thế giới. Ý còn có nhiều danh lam thắng cảnh khác như Milano, Napoli, Florenz, Venezia…
đặc biệt thành Verona nơi còn di tích của chuyện tình Roneo và Julia (1). Bán đảo ý có nhiều bãi biển đẹp nên người Việt ở miền nam Đức hàng năm thường nghỉ hè tắm biển Ý. Người theo đạo Công Giáo thì hành hương đến Roma. Roma có Toà Thánh Vatican và nhiều Vương Cung Thánh Đường, điạ danh nổi tiếng thế giới. Trên đường phố Roma chúng ta thường gặp nhiều Nữ tu, Linh mục nhiều sắc dân khác nhau về tu học. Các dòng tu Việt Nam đều có nhà khách riêng để các tu sĩ đến Roma tiếp tục học tại các Đại học. Có nhiều nơi còn phòng trống thì cho khách hành hương mướn lại. Chúng tôi đến nhà khách Foyer Phát Diệm. Lm. Gioan Trần Mạnh Duyệt quản lý cho biết: Foyer Phát Diệm do cha Luca Trần Văn Huy khởi công xây ngày Thánh Giuse 19.03.1949 và khánh thành ngày 18.02.1950. Năm 1964 cha Pherô Vũ Kim Điện từ VN sang quản lý và tu sửa được sự bảo trợ bởi các Đức Cha: Anselmô Tađêô Lễ Hữu Từ, ĐC Phaolô Bùi Chu Tạo, Đức TGM Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình. Tháng 2 năm 1969 cha Điện hoàn tất công việc tu sửa, xây thêm nhà dài gấp đôi, cao tầng như hiện nay. Nhà nghỉ nầy thay đổi nhiều danh xưng như: Procurea Vietnamita – Casa San Giuseppe del Convitto Vietnamita – Missio Phat Diem- từ ngày 20.10.1983 đổi là FOYER PHAT DIEM được công báo rộng rãi trên Internet. Là nhà khách đón tiếp các Hồng Y- Giám mục- Linh mục- Tu sĩ, cũng như tiếp du khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới về Roma. Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận từng ở trên lầu 4 hơn 6 năm trước khi ngài được tấn phong Hồng Y và giữ chức Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh Vatican.
đặc biệt thành Verona nơi còn di tích của chuyện tình Roneo và Julia (1). Bán đảo ý có nhiều bãi biển đẹp nên người Việt ở miền nam Đức hàng năm thường nghỉ hè tắm biển Ý. Người theo đạo Công Giáo thì hành hương đến Roma. Roma có Toà Thánh Vatican và nhiều Vương Cung Thánh Đường, điạ danh nổi tiếng thế giới. Trên đường phố Roma chúng ta thường gặp nhiều Nữ tu, Linh mục nhiều sắc dân khác nhau về tu học. Các dòng tu Việt Nam đều có nhà khách riêng để các tu sĩ đến Roma tiếp tục học tại các Đại học. Có nhiều nơi còn phòng trống thì cho khách hành hương mướn lại. Chúng tôi đến nhà khách Foyer Phát Diệm. Lm. Gioan Trần Mạnh Duyệt quản lý cho biết: Foyer Phát Diệm do cha Luca Trần Văn Huy khởi công xây ngày Thánh Giuse 19.03.1949 và khánh thành ngày 18.02.1950. Năm 1964 cha Pherô Vũ Kim Điện từ VN sang quản lý và tu sửa được sự bảo trợ bởi các Đức Cha: Anselmô Tađêô Lễ Hữu Từ, ĐC Phaolô Bùi Chu Tạo, Đức TGM Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình. Tháng 2 năm 1969 cha Điện hoàn tất công việc tu sửa, xây thêm nhà dài gấp đôi, cao tầng như hiện nay. Nhà nghỉ nầy thay đổi nhiều danh xưng như: Procurea Vietnamita – Casa San Giuseppe del Convitto Vietnamita – Missio Phat Diem- từ ngày 20.10.1983 đổi là FOYER PHAT DIEM được công báo rộng rãi trên Internet. Là nhà khách đón tiếp các Hồng Y- Giám mục- Linh mục- Tu sĩ, cũng như tiếp du khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới về Roma. Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận từng ở trên lầu 4 hơn 6 năm trước khi ngài được tấn phong Hồng Y và giữ chức Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh Vatican.
Thành tích của Foyer Phát Diệm
-Cuối năm 1975 Đức Hồng Y Jean Villot, Quốc vụ khanh Tòa Thánh tặng cho „ HUY CHƯƠNG BẠC“ -Ngày 22.06.1980 Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II tới chúc lành nhân dịp các Đức Cha Việt Nam về Roma dự AD LIMINA APOSTOLORUM -Năm 1982 Chính phủ Ý cho bằng khen về các phục vụ xã hội.
Lm. Gioan Trần Mạnh Duyệt du học Roma năm 1965 từng làm Cha xứ của Ý, nghỉ hưu ngài về làm quản lý Foyer Phát Diệm. Soeur Bề trên Anna Maria Phạm Thị Kim Tuyến cùng 7 Souer thuộc dòng Mến Thánh Giá phục vụ công việc, hai năm được nghỉ phép một lần về thăm quê hương. Số tiền thu được gởi về cho Giáo Phận Phát Diệm Việt Nam. Nhà Nguyện đẹp yên tĩnh buổi sáng từ 5:50 đã nghe tiếng kinh nguyện cầu, mùa hè các Souer mặc áo dòng màu trắng giống như những con chim bồ câu trong nét đẹp hiền từ (mùa lạnh mặc áo dòng đen) những bản thánh ca của các Souer hát rất hay theo tiếng đàn trầm bổng du dương, Thánh lễ do cha Quản lý chủ tế.
Những buổi ăn tối thật vui trong một đại gia đình. Các Souer phục vụ rất tận tình dù trên đất Ý nhưng tưởng như mình đang sống tại Việt Nam, phong cảnh nơi đây đẹp, hoa lá xanh tươi, có nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm thấy bình an thỏa mái … Hàng ngày các Souer phải thức dậy từ 5 giờ sáng. Du khách ăn điểm tâm từ 7 giờ, ăn tối phải trước 20 giờ. Điểm tâm đầy đủ cà phê, trà, sữa, đôi khi cháo gà, xôi, bánh mì… Hơn 40 năm sau tôi được thưởng thức món thịt bằm xào sả ớt thơm ngon, gợi cho tôi nhớ lại sau 1975 trong trại tù cải tạo được Mẹ thăm nuôi cho hợp thịt gà kho sả ớt, lúc đó ngửi mùi thơm để ăn khoai sắn, làm gì có cơm trắng thơm ngon. Cha Duyệt là người giúp ĐHY Nguyễn Văn Thuận lúc ốm đau nhắc lại ngài đã nói „lúc có răng không có thức ăn, lúc có thức ăn không có răng để ăn“ vì ĐHY bị 13 năm trong lao tù CSVN thiếu thực phẩm đói khổ…
Thời tiết đầu tháng 9 vẫn còn nóng, các Souer cho mượn dù, nón cũng như chỉ dẫn đường đến các địa danh của Roma. Nhắc nhở mọi người cẩn thận túi tiền không cánh mà bay, vì bọn móc túi ở Roma rất tài tình. Chúng tôi luôn cẩn thận mỗi lần xuống Metro, lên tàu điện, đi xe Bus, nhóm chúng tôi chỉ có 5 người luôn cảnh giác nhưng cũng bị móc mất 200€ trên xe bus. Bọn móc túi ăn mặc sang trọng như du khách cũng cầm bản đồ…để mình lầm là du khách, mất cảnh giác là chúng đã ra tay! Chương trình do anh Nguyễn Văn Rị sắp xếp hướng dẫn, Anh Rị là người từng được yết kiến ĐGH Gioan Phaolo II hai lần: năm 1995 và năm 2000, Anh là người Đức gốc Việt đầu tiên nhận huy chương cao quý Hiệp Sỹ Toà Thánh năm 2002, anh có nhiều cống hiến xuất sắc trong việc làm chứng đức tin Công giáo và phục vụ Giáo hội. Bởi vậy anh rất rành các điạ danh như: Colosseo – Thánh đường Phaolô ngoại thành – Radio Vatican – Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả- Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan- Hang Toại Đạo- Thánh Đường Chiesa S. Maria Della Scalat là nơi thờ phượng cố ĐHY Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận, Tòa Thánh Vatican – Thác nước Fontana Trevi… Hệ thống Metro (M) ở Ý chỉ có hai đường A-B hai đường gặp nhau ở Termini. Đường A từ Basttistini đến Annagnina và đường B từ Laurentina đến Ribibbia. Ticket đi trong ngày 6€ cho một người, có thể đi tất cả các lọai xe công cộng (mua ở tiệm bán thuốc lá hay máy tự động).
Đấu trường La Mã Colosseo
Colosseum hay Colosseo, cao 48, dài 189 m, rộng 156 m. Tường bên ngoài có chu vi 545 m và phải dùng 100.000 m3 đá travertine, được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng sắt, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma. Có thể chứa 50.000 khán giả. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ thi đấu và trình diễn công chúng. Đấu trường được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công Nguyên(CN) dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất thời Titus được xây ở Đế chế La Mã hoàn thành năm 80 sau CN, được chỉnh sửa thời hoàng đế Domitian. Đấu trường Colosseo được sử dụng gần 500 năm, sau khi Đế chế La Mã sụp đổ năm 476. Đấu trường nơi đấu của võ sỹ, còn được dùng làm trình diễn tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ điển. Đấu trường được sử dụng làm nơi giải trí thời Trung Cổ. Sau này sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, pháp đài… Theo thời gian bị hoang phế, năm 1349 một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam. Một phần lớn lượng đá từ đó bị lấy đi để xây dựng các cung điện, nhà thờ và các công trình khác, lớp đá cẩm thạch bọc bên ngoài được sử dụng cho các lò vôi, còn lõi sắt và đồng thì bị ăn cắp. Chu vi phía bắc của Đấu trường vẫn còn nguyên với dấu vết trùng tu của thế kỷ 19. Phần còn lại của Colosseo ngày nay là bức tường gốc, nơi nầy được xem là biểu tượng của Đế chế La Mã và là một trong những mẫu kiến trúc đồ sộ đẹp nhất còn sót lại. Là nơi du lịch hấp dẫn của Roma, hằng năm vào thứ sáu Phục Sinh, Đức Giáo Hoàng vẫn có cuộc diễn hành cầm đuốc đến Colosseo…Way of the Cross of Good Friday. http://www.youtube.com/watch?v=Xihv9s1Kdo4
Thánh Phaolo ngoại thành
2. Lịch sử Vương Cung Thánh Đường Phaolo/ Paulus
Theo tài liệu Thánh Phaolo đã bị chặt đầu tại tu viện Trois-Fontaines, trên via Laurentina ở Roma. Thi thể của ngài, trong nhiều thế kỷ, đã được giấu trong một quan tài của gia đình. Mãi tới năm 313, sau khi Hoàng đế Constantin I ban hành tự do tôn giáo trong đế quốc Roma, người ta mới bắt đầu có các nghi lễ công khai tôn kính và viếng mộ thánh Phaolo, thi hài Thánh Phaolo được đặt trong ngôi mộ cạnh đường Ostiense, phần mộ thánh Phaolo trở thành nơi hành hương và tôn kính của các Kitô hữu. Trên mộ ngài người ta thiết lập một nhà tưởng niệm nhỏ (cella memoriae). Theo sách Giáo Chủ (Liber Pontificalis), chính Hoàng đế Constantino/ Constantin đã khởi công xây dựng thánh đường trên mộ thánh Phaolo và được thánh hiến ngày 18.11.324 thời ÐGH Silvestro I (314-335) thánh đường nguyên thủy này tương đối nhỏ bé. Thánh đường to lớn hơn được xây năm 386, hoàn thành dưới thời Hoàng Ðế Onorio năm 395. Thánh đường có 5 gian, có 4 hàng cột phân ra, gồm 80 cột cẩm thạch. Là thánh đường lớn nhất của Kitô giáo trước khi Ðền Thờ Thánh Phero được kiến thiết. Suốt trong 15 thế kỷ Vương Cung Thánh Ðường nhiều người đến thăm và cầu nguyện. Thời Phục Hưng thánh đường Phaolo vẫn được để nguyên. Đáng tiếc ngày 15 và 16.7.1823, do sự bất cẩn của một người thợ bị hỏa hoạn thiêu rụi. Hai kiến trúc sư Bosio và Belli khuyên nên xây lại hoàn toàn mới, họa lại mô hình cũ. Được nhiều giai cấp từ văn hóa, chính trị ủng hộ Ðức Leo XII để ngài xây lại. Ngài gửi thư “Ad plurimas easque gravissimas” ngày 25.1.1825 mời gọi các Giám mục mở cuộc lạc quyên cho công trình
tái thiết. Lời kêu gọi được các nơi hưởng ứng và nhiều người đã gửi tiền về Roma. Phó vương xứ Ai Cập tặng các cột bằng đá trắng và Nga Hoàng Nicola I tặng các khối đá làm hai bàn thờ ở hai gian bên. Thánh đường mới được khánh thành năm 1854, công trình tái thiết kéo dài 100 năm. Năm 1928 xây thêm 4 cổng 100 cột, do kiến trúc sư Guglielmo Calderini. Khuôn viên bên ngoài nhà thờ có 150 cột, tất cả đều là một khối duy nhất. Cửa đồng là một kiệt tác của nghệ thuật Bizantine do Giovanni VII đặt làm ở Constantinople. Thánh đường dài 136 m, rộng 65 m, cao 29.7 m. có 5 gian, được chia bằng 24 cột, trên trần nạm vàng hình ảnh đẹp lộng lẫy, chung quanh trên những đầu cột theo hình chữ nhật có chân dung 264 vị Giáo Hoàng, từ thánh Phero cho đến Ðức Gioan Phaolo II và Benedict XVI, phần cuối bên tay phải nhìn lên còn những hình tròn trống cho chân dung các ĐGH kế tiếp. Bức tranh khảm ở hậu cung do các hoạ sĩ miền Venezia thế kỷ 13 thực hiện: Chúa Kitô ngồi trên ngai, giữa thánh Phero và Anrê ở bên phải, và thánh Phaolo và Luca ở bên trái. Dưới chân ngài có hình nhỏ ÐGH Onorio III đang quì, cùng với vị tiền nhiệm Innocenzo III và người kế vị Gregorio IX, là những vị cho thực hiện bức tranh khảm ấy. ÐGH Piô IX khánh thành Thánh đường Phaolo ngoại thành năm 1854, trước sự hiện diện của 185 Giám mục đến Roma để dự lễ tuyên bố tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội.
Dưới bàn thờ chính có một tấm đá bằng cẩm thạch mỗi chiều 2.12×1.27 m, ghi hàng chữ: “Paolo Apostolo Mart” (Dâng kính Tông Ðồ Phaolô Tử Ðạo). Nhưng tấm bia này gồm nhiều miếng hợp thành là mộ của thánh Phaolô. Trên bàn thờ chính là một cái tán (ciborio) do Arnolfo di Cambio ở Roma thực hiện năm 1282. Cái tán này chỉ bị hư hại sơ trong trận hỏa hoạn năm 1823 và được trùng tu sau đó. Tại 4 góc của cái tán có 4 tượng nhỏ diễn ta các thánh Phero, Phaolo, Luca và Biển Ðức. Thánh đường Phaolo là một trong bốn Vương Cung Thánh Đường lớn nhất của Vatican (Mộ Thánh Phaolo)
Tượng Thánh Phaolo trên tay có quyển sách và chiếc gươm biểu tượng: ngài là người đã viết nhiều thư cho các giáo đoàn thời sơ khai, ngài viết tất cả 14 bức thư như gửi giáo đoàn thành Roma, thành Thessaloniki, thành Epheso… và lòng nhiệt thành chinh phục tâm hồn con người cho niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô. Thánh Phaolo là người đã đi bách hại những người tin theo Chúa Giêsu nhưng sau này được biến đổi thành người đi rao giảng về Chúa Giêsu và trở nên người bị bách hại. “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được.” (ICr 13, 4-8)
Thánh đường Chiesa S. Maria Della Scala
Thờ Ðức Mẹ Scala ở Quảng trường Santa Maria della Scala, số 23, ở khu Trastevera nơi đây có bàn thờ và hài cốt của cố ĐHY Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận (1928 -2002). Nhiều Kito hữu thăm viếng và cầu nguyện đặc biệt là người Việt Nam. Nhóm chúng tôi cùng cầu nguyện xin cố ĐHY ban phép lành cho anh chị em bên quê nhà, vì đấu tranh cho tự do, dân chủ bị tù đày gian khổ sớm được trả tự do. Ngày 4 tháng 7 năm 2013 ở Roma đã cử hành thánh lễ qua qúa trình điều tra cấp giáo phận về án
phong chân phước cho cố ĐHY, kết thúc hồ sơ phong Chân Phước cho cố ĐHY Nguyễn Văn Thuận tổ chức tại tòa Giám quản giáo phận Roma, do Hồng y Augustino chủ tọa cùng với sự tham dự của năm Hồng y thuộc Tòa Thánh và đến từ Việt Nam là GM. Võ Đức Minh, GM. Nguyễn Như Thể và LM. Huỳnh Công Minh, Tổng đại diện Giáo phận Sàigòn. Hiện nay có hơn 2000 hồ sơ phong chân phước (Thánh) chưa được thực hiện. Năm 2014 Tòa thánh Vatican sẽ phong thánh cho hai cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Gioan XXIII trong một buổi lễ chung vào ngày 27.4.2014. Thành phố Roma có nhiều di tích lịch sử, trải qua 300 cấm đạo, máu các Thánh Tông Đồ đã đổ ra nơi đây để xây dựng Giáo Hội ở thế gian. Di tích là những Vương Cung Thánh Đường nổi tiếng thế giới. Đường về La Mã dài nên chúng tôi tham khảo tài liệu chia làm các phần „Đường Về La Mã I, II…„ Để độc giả tiện việc góp ý, tham khảo.
Phần II Vương Cung Thánh Đường Thánh Phero
Phần III Hang Toại Đạo,Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan và Đức Bà Cả
Nguyễn Quý Đại
Tham khảo tài liệu, hình trên Internet. Das neu Universal Lexikon (Bertelsmann)
Bài đọc thêm về chuyện tình Roneo và Juliet
1/ Romeo và Juliet được viết vào khoảng 1594-1595, dựa trên một cốt truyện có sẵn kể về một mối tình oan trái vốn là câu chuyện có thật, từng xảy ra ở Ý thời Trung Cổ. Câu chuyện bắt đầu tại thành Verona, hai dòng họ Montague và Capulet có mối hận thù lâu đời. Romeo-con trai họ Montague và Juliet-con gái họ Capulet đã yêu nhau say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên tại buổi dạ tiệc tổ chức tại nhà Capulet (do là dạ tiệc hoá trang nên Romeo mới có thể trà trộn vào trong đó). Đôi trai gái này đã đến nhà thờ nhờ tu sĩ Laurence bí mật làm lễ cưới. Đột nhiên xảy ra một sự việc: do xung khắc, anh họ của Juliet là Tybalt đã giết chết người bạn rất thân của Romeo là Mercutio. Để trả thù cho bạn, Romeo đã đâm chết Tybalt. Mối thù giữa hai dòng họ càng trở nên sâu sắc. Vì tội giết người nên Romeo bị trục xuất khỏi Verona và bị đi đày biệt xứ. Tưởng như mối tình của Romeo và Juliet bị tan vỡ khi Romeo đi rồi, Juliet bị cha mẹ ép gả cho bá tước Paris. Juliet cầu cứu sự giúp đỡ của tu sĩ Laurence. Tu sĩ cho nàng uống một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết, thuốc có tác dụng trong vòng 24 tiếng. Tu sĩ sẽ báo cho Romeo đến hầm mộ cứu nàng trốn khỏi thành Verona. Đám cưới giữa Juliet và Paris trở thành đám tang. Xác Juliet được đưa xuống hầm mộ. Tu sĩ chưa kịp báo cho Romeo thì từ chỗ bị lưu đày nghe tin Juliet chết, Romeo đau đớn trốn về Verona. Trên đường về chàng kịp mua một liều thuốc cực độc dành cho mình. Tại nghĩa địa, gặp Paris đến viếng Juliet, Romeo đâm chết Paris rồi uống thuốc độc tự tử theo người mình yêu. Romeo vừa gục xuống thì thuốc của Juliet hết hiệu nghiệm. Nàng tỉnh dậy và nhìn thấy xác Romeo bên cạnh đã tuyệt vọng, Juliet rút dao tự vẫn. Cái chết tang thương của đôi bạn trẻ đã thức tỉnh hai dòng họ. Bên xác hai người, hai dòng họ đã quên mối thù truyền kiếp và bắt tay nhau đoàn tụ, nhưng câu chuyện tình yêu ấy vẫn mãi sẽ là nỗi đau rất lớn trong lòng những người biết đến họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét