Tiếng Anh tiếng U của tôi thì cũng chẳng hay ho gì, nhưng ít ra tôi cũng hiểu được sơ sơ thiên hạ nói gì hay hay dở. Có một dạo sau khi tôi chấm dứt không mua cable TV nữa thì TV nhà tôi lại bắt được sóng vệ tinh một số đài, trong đó có cả VTV4 chương trình tiếng Anh của VN. Thế là tôi lại dùng cái đài này đánh thức tôi dậy mỗi sáng. Nhưng khổ nỗi mỗi sáng khi chương trình VTV4 bật lên thì tôi cũng chỉ nghe sơ sơ vài phút rồi đổi sang đài khác vì tiếng Anh của mấy xướng ngôn viên VN, họ nói gì tôi nghe không kịp, họ nói như "ăn cướp" chữ, với một giọng tiếng Anh như tiếng Việt và nhất là nhìn cái mặt cứng không vui vẻ tươi tắn, rất nghiêm của họ vào đầu ngày thì thấy cứ làm sao đó. Một chương trình quốc tế của thủ đô mà chọn xướng ngôn viên như thế thì có lẽ vì họ được theo tiêu chuẩn nào đó chứ không phải là vì nghiệp vụ và khả năng. Dĩ nhiên trong số 3, 4 xướng ngôn viên nói hàng ngày cũng có người khá hơn người khác, nhưng nhìn chung thì tất cả thua cái cô MC Thùy Dương cho chương trình Talk Việt Nam mà tôi thấy ở Youtube. Lẽ ra người ta phải để cho cô nói cho chương trình tin tức tiếng Anh thì mới phải. Nhưng thôi cứ cách làm việc phải có tính đảng thì cách chọn người, chọn chữ như bài sau của bác sĩ Tuấn cũng không có gì ngạc nhiên.
Một tai hoạ dịch thuật (cây gạo = plant rice
Nguyễn Văn Tuấn
Một tai hoạ dịch thuật đã xảy ra. Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Hà Nội (HUSTA) làm “Lễ công nhận Cây di sản Việt nam Cây Gạo Đền Mõ, Hải Phòng” vào năm 2011. Sẽ không có gì để nói nếu như không xảy ra chuyện dịch cây gạo này thành một thứ tiếng Anh rất khó hiểu. Cây gạo đại thụ được dịch là Plant Rice University Acceptance. Không dừng ở đó, người ta còn dịch chữ Giáp Thân là Body Armor. Không lẽ học thuật ngày nay tệ như thế sao?
Việc dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh có khi rất nan giải và khó
khăn. Trước đây cũng xảy ra một tai nạn chuyển ngữ trong vài bài nhạc
(có đề cập ở đây). Ấn tượng nhất là câu you inside me after class mà người dịch muốn nói em bên tôi một chiều tan lớp.
Tưởng rằng đó chỉ là tai nạn hi hữu, ai ngờ một hiệp hội khoa học kĩ
thuật mà cũng mắc phải một lỗi lầm rất ư sơ đẳng về dịch thuật. Tấm bia
dưới đây ghi rõ cây gạo đại thụ mà người ta dịch là Plant Rice University Acceptance. Nói cách khác, dịch từng chữ:
Cây = plant (nghĩa thật là cây hay trồng trọt)
Gạo = rice (gạo)
Đại = university (đại học)
Thụ = Acceptance (chấp nhận)
Thoạt
đầu, tôi không nghĩ ra tại sao người ta có thể dịch như thế, nhưng một
bạn đọc chỉ ra rằng đó là sản phẩm của google translation. Thật vậy, khi
tôi truy cập trang http://translate.google.com.au/#vi/en/ và gõ “Cây Gạo Đại Thụ” thì được kết quả “Plants Rice University Acceptance”. Nhưng nếu tôi gõ “cây gạo đại thụ” thì được kết quả “giant rice plants”!
Khi tôi gõ “Giáp Thân” thì google translate cho biết đó là “Body
Armor”. Như vậy thì đã quá rõ ràng, người dịch chỉ đơn giản dùng google
translate. Thật là một tai hoạ!
Một bạn đọc cho biết cây gạo có tên khoa học là Bombax ceiba. Có lẽ nên dùng tên này, chứ không nên dịch là “cây gạo”. Do đó, tôi nghĩ cây gạo đại thụ chắc nên dịch là An Ancient giant Bombax ceiba. Bạn nào am hiểu thực vật có thể đề xuất một cách dịch khác hay hơn.
N.V.T
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét