Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

30-4 của cậu bé

Người ta treo cờ ngày 30-4 trong khi đó cậu bé hơn một tuổi này đạp đổ bức tường "Berlin" của cậu để đi tìm tự do


30 tháng Tư trong thế giới mạng

Sự kiện 30/04 được chính quyền nói đế́n nhiều trên phương tiện truyền thông nhà nước và cũng là chủ đê bảo chí tiếng Việt tại hải ngoại khai thác, nhưng gần đây có thêm sự tham gia nhiều và mạnh hơn của cư dân mạng.
Là trang thu hút hàng chục triệu người Việt trong nước và ở nước ngoài sử dụng, Facebook, mạng xã hội từng bị chặn tại Việt Nam, đang xuất hiện các thông điệp tương đối trái chiều để đánh dấu sự kiện 30/04.
Tờ Dân Trí có bài mô tả rằng “các bạn trẻ treo trên tường nhà cùng với việc thay avatar hình lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam”.
“Cộng đồng mạng còn hạ quyết tâm “nhuộm đỏ” Facebook với sự xuất hiện của quốc kì, đó không chỉ là trào lưu mà là hành động thiết thực thể hiện tình yêu với quê hương đất nước,” bài báo của Dân Trí viết.
Trong khi đó Đốp Catherine có bài ‘30/4 – anh hỏi em nghĩ gì?’ trên Facebook được khá nhiều người tán thưởng.
Tác giả bình luận “Những ngày này em lên facebook, những avatar cờ vàng ba sọc đỏ xen lẫn với avatar cờ đỏ sao vàng. Những ngày này, người ta đang tranh cãi nhau nên gọi nó là ngày gì: giải phóng hay quốc hận”.

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Tiếng Việt

Thỉnh thoảng tôi vẫn được đọc văn của ông Nguyễn Tài Ngọc, nhưng mới đây tôi mới biết ông có website với dòng ghi chú rõ ràng

"Cấm Trích, In, Đăng Tải Trên Website, Internet, Báo Chí Mà Không Liên Lạc Với Tác Giả (taingoc1@yahoo.com)"

Do đó dù có bật cười với giọng văn dí dỏm của ông, tôi cũng không dám sao chép hay gửi cho bạn bè, sợ bị bắt quả tang với những chứng cứ rành rành, cho nên tôi phải mạo muội thư cho tác giả để xin phép.  Được sự cho phép của tác giả, cho nên từ nay đọc gì tôi khỏi gửi link cho các bạn, để khỏi bị mắng "ăn không ngồi rồi, không có chuyện gì làm rồi bấm linh tinh", bị mắng như thế thì rất oan cho tôi, bạn tôi vì bực người khác mà tôi phải lãnh thôi, tôi rất biết tính bạn tôi, chỉ giận cá chém thớt mà thôi.

Bài đầu, xin phép post lại, là bài mà lâu nay tôi cứ định bụng sẽ tra tự điển cho mấy chữ "xử lý, sự cố và mũ bảo hiểm", may mà tác giả đã viết dùm, và tôi học được chữ thay cho mũ bảo hiểm là mũ an toàn, từ hôm nọ nhìn cái mũ thằng cháu đội, tôi biết tiếng Anh gọi là helmet, nhưng tôi không nghĩ ra được phải gọi sao bằng tiếng Việt, vì gọi là bảo hiểm thì rất ư là sai.  Ngã vỡ đầu thì cứ vỡ, có chắc cái mũ đó bảo hiểm cho mình cái gì không? Chả lẽ, ngã, cái mũ ấy bồi thường cho mình cái đầu khác?

Thôi mời các bạn đọc bài của ông Nguyễn Tài Ngọc.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Hậu trách nhân...


Có thể nói bây giờ, đi đến chân trời góc bể nào cũng gặp người Việt. Chả bù cho ngày xưa, mới cách đây hơn trăm năm, sau hàng năm trời lặn lội, Nguyễn Trường Tộ đến được nước Pháp rồi về suýt bị chém đầu vì dám kính cẩn bẩm với vua rằng ở bển người ta đi xe hai bánh không ngã và đèn thì thắp lộn ngược…
Người Việt ra ngoài làm ăn, thăm thú… là một sự đổi đời rất lớn đối với cư dân của một đất nước lấy lũy tre làng làm biên giới từ ngàn đời nay. Nó khẳng định sức mạnh, vị thế của người Việt, nhưng đồng thời cũng đi kèm những hệ lụy…
Không ai trong chúng ta có thể chấp nhận việc ra nước ngoài thấy người Việt bị kỳ thị. Nhiều người ra nước ngoài đã chụp những bức ảnh rất đau lòng, nhẹ nhất là “nhắc”: Không lấy thừa thức ăn- chỉ bằng tiếng Việt- thì đương nhiên dành cho người Việt. Nặng hơn thì như vừa rồi một nhà hàng ở Trung Quốc tuyên bố không phục vụ người Việt và… chó thì là quá xúc phạm.

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Thư gửi “Kẻ lười biếng”

Nguyễn Huy Cường*
images902808_hoc_ht 
Thân gửi em,
Bài nói chuyện của em trên YouTube suýt làm tôi rơi nước mắt. Tôi xúc động vì nhiều lẽ. Trước hết, em làm tôi nhớ lại thời học sinh của mình. Tôi cũng từng có nhiều suy nghĩ rất giống em, nhưng khi ấy suy nghĩ của tôi còn vụn vặt và tôi không có khả năng diễn đạt thành lời như em bây giờ. Ai đến tuổi thì cũng phải đi học. Và tôi cũng vậy. Nhưng chỉ trừ những năm cấp một, những năm còn lại đối với tôi là những chuỗi dài mệt mỏi của thi cử và điểm số. Tôi cần điểm số để đạt danh hiệu này danh hiệu nọ và để cuối cùng vào được đại học, vì tôi tin rằng chỉ khi vào đại học tôi mới có một tương lai tươi sáng để tự lo cho bản thân và phụ giúp gia đình. Rồi rốt cục tôi cũng vào được đại học, có nghề nghiệp ổn định, và cũng đã có khả năng tự lo cho bản thân và phụ giúp gia đình như tôi từng mong muốn. Vậy thì tại sao tôi quá xúc động khi nghe em nói ra những suy nghĩ của mình? Không phải những gì em nói bị nhiều người xem là vớ vẩn sao? Không phải em nên ngoan ngoãn vâng lời và tiếp tục học hành bình thường sao? Không. Em đã dũng cảm nói lên những suy nghĩ thật lòng mình mà ít người dám nói, là em không chấp nhận hệ thống giáo dục cứng nhắc, quá chú trọng thành tích mà thiếu quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc, và đam mê của học sinh, và của cả giáo viên. Những gì em nói cần được nhiều người lắng nghe — và nghe cho thật rõ. Em làm tôi nhớ lại lúc tôi học thuộc lòng bài văn mẫu để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp cấp hai, hay những lúc học mẹo môn sử để chuẩn bị thi tú tài. Hình như lúc ấy tôi xem những chuyện này là bình thường, nhưng giờ nghĩ lại không hiểu sao tôi cảm thấy rùng mình. Hệ thống giáo dục chạy theo thành tích đã đẩy tôi, em, và cả thầy cô giáo của chúng ta vào thói quen thiếu trung thực và vô cảm. Tôi xúc động vì em có suy nghĩ giống tôi, nhưng em đủ dũng cảm và thông minh để đứng lên nói ra suy nghĩ của mình thật khúc chiết và thuyết phục, điều mà tôi vẫn chưa làm được.

Lòng người Nam Bắc

 Đọc bài của bác sĩ Tuấn, chợt nhớ câu chuyện sau:

-Con bé ấy đâu?
-Ở Thanh Hoá
Cô em la lên
- Ôi thôi lại dân Bắc
- Con bé này đâu?
- Nghê An vào Ban Mê Thuột
Cô em lại chêm vào
- Lại dân Bắc 75 đó chơi.
Thế đy, cô quên là chị em tôi dù sinh trong Nam cũng gốc Bắc.  Thế này thì thằng cháu sẽ suốt đời khỏi lấy vợ Việt :-).
Cô em k30 năm qua nhờ bà chị họ xin việc cho cậu em mà không được, vì chị là dân Bắc 75 làm ở cơ quan chỉ toàn dân Bắc 75, chị và chúng tôi có cùng ông nội, nhưng cậu em tôi là dân miền Nam, chị cứ lđi dù tình chị em họ hàng vẫn còn đó.  Nên lớn lên thời XHCN, cậu em vẫn thất nghiệp.  Mấy bà chị hvào Nam ngay sau năm 75, nhà cửa đất đai được cấp phát lung tung, giàu có.

10 thành phố đẹp nhất Tây Ban Nha


Madrid

Thủ đô của đất nước Tây Ban Nha mang vẻ đẹp vượt trội với những công trình kiến trúc đan xen giữa cổ điển và hiện đại. Tới Madrid, du khách được mua sắm tại các cửa hàng thời trang cao cấp xa xỉ, học nhảy điệu flamenco trong những quán bar sôi động và dạo bước quanh những vườn thực vật xanh mát mắt. Đây cũng là nơi có bảo tàng Picasso, nơi lưu giữ hầu hết các tác phẩm của đại danh họa thế giới này.

       

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ



Lê Quang Lưỡng*
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ
Xác thân này đâu chết cho quê hương?
Súng gươm xưa đã bỏ lại chiến trường!
Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách!
Hơn nửa đời đã tan rồi khí phách.
Nhớ bạn bè nằm xuống nghĩ mà đau!
Không quan tài cờ phủ giữa chiến hào,

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Hanoi’s War & Nguyễn Thị Liên Hằng

Nguyễn Mạnh Trinh 
Một cuốn sách mới về lịch sử chiến tranh Việt Nam của một nữ giáo sư sử học Hoa kỳ gốc Việt Nam xuất bản trong năm vừa qua đã đoạt giải thưởng Edward M. Coffman năm 2012. Tác phẩm ”Hanoi’s War: An International History of the War for Peace in Việt Nam” và tác giả Nguyễn Thị Liên Hằng.
Giải Edward M. Coffman là một giải thưởng hàng năm về sử học của The Society for Military History cho những tác phẩm đầu tay của những tác gỉa trong nội dung hòa hợp được những vấn đề liên quan với xã hội, chính trị, kinh tế, và lịch sử ngoại giao. Giải thưởng được lấy tên của một Professor Emeritus của đại học University of Wisconsin – Madison, Edward M. Coffman, một quân sử gia nổi tiếng của Hoa Kỳ.
Nguyễn Thị Liên Hằng là giáo sư sử học của đại học University of Kentucky, tốt nghiệp Ph. D. tai đại học Yale và đã được nhiều fellow ship trong đó có fellow – ship Fubright về Việt Nam khảo cứu trong hai năm 2001 và 2002. Cô di tản khỏi Việt Nam khi mới vừa 5 tháng tuổi và trong giờ chót thứ 25 của thành phố Sài Gòn trước khi bị thất thủ.
Cô là giáo sư dạy về lịch sử bang giao quốc tế của Hoa Kỳ đặc biệt là chú trọng vào vùng Đông nam Á, nhất là thời kỳ chiến tranh lạnh, tác phẩn Hanoi’s War là tác phẩm đầu tiên. Tác phẩm thứ hai đang viết với những khám phá về hệ thống quốc tế của phong trào phản chiến trong thời kỳ chiến tranh cũng như vai trò và vị trí của những khuôn mặt nổi bật của một thời ngoại giao với những tài liệu khảo sát từ văn khố Hoa Kỳ và các nước Âu Châu.

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

SỰ TRĂN TRỞ CỦA MỘT KẺ LƯỜI BIẾNG

Sáng mở mắt ra thấy trên web có hình ảnh chú bé đẹp trai, đang hùng biện một vấn đề có thể gọi là "nhức nhối" ở Việt Nam, mà cậu tự cho là

SỰ TRĂN TRỞ CỦA MỘT KẺ LƯỜI BIẾNG

Thế là mất luôn một tiếng đồng hồ thay vì ngủ trên xe, tôi phải nghe chú ấy nói.  Thỉnh thoảng mới hé mắt ra nhìn chú bé đang làm gì trên clip.  Nghĩ tới ngày xưa đi học, có lần thu hết can đảm để lên lớp thi hùng biện, được khen thưởng lần đó, nhưng cũng là lần duy nhất vì sau đó tôi vẫn ngậm miệng không dám nói gì, không dám cãi ai, bây giờ nghe cậu nói nghĩ bụng sẽ phải gửi cho mấy ông bạn học xem ngày xưa có ai hùng biện giỏi như cậu bé không? Hy vọng Ted Talk sẽ mời cậu ta nói chuyện về những vấn nạn của VN.  Có lcậu ta nói đúng như trường hợp của cậu, chỉ cần học tới lp chín. Các bậc cha mẹ nên bầu cho cậu làm đại biểu đcậu đã có thể đứng ở Quốc Hội Việt Nam thuyết trình về sự giáo dục của VN rồi đó.  

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Ăn thịt chó - Một góc nhìn khác

Tuấn Minh


Thế đấy, làm sao chúng ta có thể phủ nhận ăn thịt chó là một nét ẩm thực gắn liền với văn hóa Việt?
Fukuzawa Yukichi (1835-1901, tên phiên âm Hán Việt: Phúc Trạch Dụ Cát) là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại. Ông là một nhà cải cách chính trị xã hội, nhà giáo dục tiên phong, nhà tư tưởng tiêu biểu của Nhật Bản từ cuối thời Edo, đầu thời kỳ Minh Trị - thời kỳ diễn ra những chuyển biến lớn lao trong lịch sử Nhật Bản.
Đối với người Việt Nam, hay với những người hay ăn thịt chó nói riêng, Fukuzawa Yukichi chắc chắn không thể nổi tiếng bằng nhiều nhân vật khác ở cùng xứ sở với ông, Maria Ozawa chẳng hạn. Song Ozawa hôm nay không có việc gì để làm ở đây, vấn đề mình sắp nêu ra liên quan nhiều đến Yukichi hơn, vì ông là tác giả của bài báo Thoát Á Luận, một trong những bài báo quan trọng mở đường cho thời kỳ Khai Sáng của Nhật. Bài báo có đoạn:

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

ÐA THỌ ÐA KHỔ

Người Tầu có thành ngữ “Ða thọ đa nhục.” Người  sống lâu  bị nhục nhiều. Ông cha tôi – các ông Việt ngày xưa – hay dùng thành ngữ “Ða thọ đa nhục.”
Tôi không cho là người già bị nhục. Tôi thấy người ta càng nhiều tuổi càng khổ. Khổ vì không còn hưởng thụ gì được sự đời mà phải chịu những bệnh tật do già yêú sinh ra: Người già không tự lo được cho thân mình, mắt mờ, tai điếc, trí nhớ mất, sống nhờ người khác. Người già vua chúa hay cùng đinh, tỷ phú hay anh nghèo rớt một xu dính túi không có, kẻ quyền uy chấn động thế giới một thời hiển hách hay anh phó thường dân cả đời cơm nhà, quà vợ, khi tuổi già đến đều có những nỗi khổ như nhau.
Ông bà George Sanders
Ông bà George Sanders
Người ta qua 60 tuổi được kể là già. Ở Việt Nam những năm 1940-1950 người 50 tuổi được gọi là cụ.
Khổng Tử chỉ nói về Người đến tuổi 70: “Thất thập nhi tùy tâm sở dục.”
Tôi nghĩ ông muốn nói : “Người bẩy mươi tuổi muốn làm gì thì làm..” Nhưng người bẩy mươi tuổi còn làm gì được nữa. Người bẩy mươi cả Bốn Tứ Khoái đều không hưởng đượckhông làm được.
Năm nay – 2013 – tôi tám mươi tuổi. Một ngày đầu Xuân Kỳ Hoa Ðất Trích 2013, tôi viết bài này.

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Ði Tìm Con Cháu Thuyền Nhân 849 Năm Trước : Nguyên Tổ Hai Giòng Họ Lý Tại Ðại Hàn

Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại-Sỹ

Ngày 17 tháng 9 năm 1957, Tổng-thống miền Nam là Ngô Ðình Diệm công du Ðại-hàn. (1). Năm sau, ngày 6 tháng 11 năm 1958, Tổng thống Ðại-hàn dân quốc là Lý Thừa Vãn, viếng thăm Việt-Nam. Trong dịp này ông đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt. Báo hồi ấy có tường thuật sơ sài. Còn chính quyền thì gần như không để ý đến chi tiết lịch sử này.

Ghi chú: (1) Trong chuyến đi này, Tổng-thống Ngô Ðình Diệm cho một sĩ quan tháp tùng, mà người ưu ái vì lòng yêu nước, tin tưởng vì lòng trung thành là Dương Văn Minh. Nhưng cũng tương đương với ngày tháng này, sáu năm sau, Dương Văn Minh tuân lệnh Hoa-kỳ, giết chúa.

Bấy giờ, đệ nhất Cộng-hòa thành lập chưa quá hai năm, mới chỉ có viện Khảo-cổ, không có cơ quan nghiên cứu lịch sử. Cho nên không ai nghĩ đến việc sang Ðại-hàn tìm hiểu xem họ Lý từ Việt Nam, đã di sang đây từ bao giờ? Ai là nguyên tổ của họ?

Tiếng Anh

Tiếng Anh tiếng U của tôi thì cũng chẳng hay ho gì, nhưng ít ra tôi cũng hiểu được sơ sơ thiên hạ nói gì hay hay dở. Có một dạo sau khi tôi chấm dứt không mua cable TV nữa thì TV nhà tôi lại bắt được sóng vệ tinh một số đài, trong đó có cả VTV4 chương trình tiếng Anh của VN.  Thế là tôi lại dùng cái đài này đánh thức tôi dậy mỗi sáng.  Nhưng khổ nỗi mỗi sáng khi chương trình VTV4 bật lên thì tôi cũng chỉ nghe sơ sơ vài phút rồi đổi sang đài khác vì tiếng Anh của mấy xướng ngôn viên VN, họ nói gì tôi nghe không kịp, họ nói như "ăn cướp" chữ, với một giọng tiếng Anh như tiếng Việt và nhất là nhìn cái mặt cứng không vui vẻ tươi tắn, rất nghiêm của họ vào đầu ngày thì thấy cứ làm sao đó. Một chương trình quốc tế của thủ đô mà chọn xướng ngôn viên như thế thì có lẽ vì họ được theo tiêu chuẩn nào đó chứ không phải là vì nghiệp vụ và khả năng.  Dĩ nhiên trong số 3, 4 xướng ngôn viên nói hàng ngày cũng có người khá hơn người khác, nhưng nhìn chung thì tất cả thua cái cô MC Thùy Dương cho chương trình Talk Việt Nam mà tôi thấy ở Youtube.  Lẽ ra người ta phải để cho cô nói cho chương trình tin tức tiếng Anh thì mới phải.  Nhưng thôi cứ cách làm việc phải có tính đảng thì cách chọn người, chọn chữ như bài sau của bác sĩ Tuấn cũng không có gì ngạc nhiên. 

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Toa thuốc hay chữa bệnh đường tiểu (tiết niệu)

  Thăm hỏi các cụ già, thỉnh thoảng có cụ đi tiểu khó khăn, đi tiểu lắc nhắc nhiều lần, có khi bị bí đái luôn. Phải đi bác sĩ chuyên về Niệu khoa để xoi cho thông, đặt ống, hay giải phẩu tuyến tiền liệt (prostate) bị sưng lớn cản trở đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra. Bí tiểu cũng là chuyện rất khẩn cấp.
Nếu không kịp gặp bác sĩ thông cho cũng có thể tử vong. Để ý tìm hiểu về việc nầy, tôi có đọc được một bài viết của cư sĩ Thái Huệ Sơn, thấy hấp dẫn và biết đâu một ngày nào chính mình hay ai đó có thể cần đến, nên tôi trích đăng vào đặc san nầy để các cụ khi cần thì dở ra tham khảo và áp dụng. Trích đăng chứ không thêm bớt, khi nào dùng thì nghĩ cũng nên tham khảo với các thầy thuốc Bắc chân chính.

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Tháng Tư ở Sài Gòn

Tháng Tư là đầu mùa Hè, thực ra SG quanh năm là mùa Hè, thản hoặc may mắn cuối năm nào được hưởng chút cái hơi lạnh của mùa Đông, khi không khí lạnh vượt qua được đèo Hải Vân xuống phía Nam là SG dìu dịu như Đà Lạt, người SG mừng lắm.
cho ben thanh 
Tôi xuống xe ở đường Tự Do, lững thững qua Passage Eden, tháng Tư SG cây cối xanh mầu, có tiếng ve kêu và đâu đó lác đác những cánh phượng nở sớm báo hiệu Hè đã đến, “Trời hồng hồng, sáng trong trong, ngàn phượng rung nắng ngoài song”. Hè, mùa chia tay của học sinh, con gái nắn nót với những trang lưu bút, còn đám con trai? Ráng mà thi đậu nghe, còn không, có quân trường đợi sẵn đó, tôi không còn quan tâm đến sự chia tay thuở học trò này nữa vì tôi rời mái trường mấy năm nay rồi, giờ đã là một người lính dày dạn gió sương, tuổi học trò đi qua mà lòng không muốn như vậy.

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Làm Thế Nào Để Giết Một Thiên Tài?

Cảm nghĩ của blog này cũng như tác già bài viết sau, khi nhận được bản thông cáo, cảm nghĩ đầu tiên, thế thì từ nay sẽ còn rất ít thế hệ trẻ hát nhạc Phạm Duy, bản tính người VN ít thích những gì liên quan tới chính quyền luật pháp, cho nên nếu phải đi xin phép thì chắc họ "thôi hát bài khác", từ đó sẽ mất dần dòng nhạc của Phạm Duy.  Và bản thông báo cũng có thể viết với lời văn nhẹ nhàng khác hơn với lối văn như cách để dằn mặt công chúng vậy.  Tiếc thay.

Luật Sư Nguyễn Xuân Phước
Thong bao gd Pham Duy 

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Khánh Ly: tiếng hát tâm thức Việt Nam

Bùi Văn Phú
Khi đất nước tôi không còn chiến tranh...
Khi đất nước tôi không còn chiến tranh…
Trong một lần về Việt Nam cách đây 13 năm, Khánh Ly có bước lên sân khấu ở một phòng trà tại Sài Gòn hát vài ca khúc quen thuộc của Trịnh Công Sơn, theo lời yêu cầu của khách có mặt hôm đó. Không qua mắt được công an nên chị đã được mời lên làm việc, hỏi chuyện có được giấy phép chưa mà hát.
Tháng Chín năm ngoái, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin Khánh Ly đã có giấy phép để chính thức về Việt Nam biểu diễn. Nhưng chị không về.
Sự kiện Khánh Ly có sẽ về nước hát hay không lại không thuần túy mang tính văn nghệ như nhiều ca sĩ khác.
Khánh Ly về không phải là để được hát trên quê hương mà để “hát cho quê hương” đúng với tiếng hát đã gắn liền với nhạc Trịnh, không bằng tình ca, mà qua những “Ca khúc Da vàng” trong các băng nhạc “Hát cho quê hương Việt Nam” đã từng làm rung động lòng người và được thế giới biết đến.
Khánh Ly và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trở thành đôi nghệ sĩ không thể tách rời nhau từ khi hai người bước vào sân cỏ quán Văn, tụ điểm của sinh hoạt văn nghệ sinh viên vào cuối thập niên 1960. Ở đó những ca khúc da vàng về thân phận quê hương, nỗi đau chiến tranh và mong ước hòa bình được cất tiếng hát lên lần đầu.

Trịnh Công Sơn và những ngày Văn khoa

Từ Thức
Gởi những người bạn Sài Gòn ngày xưa.

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên)


Một ngày đầu tháng tư (2001), tôi lên phi trường Charles de Gaulle đón một người bạn từ Việt Nam qua. Trên xe về Paris, anh ta hỏi: Cậu có nghe tin về Trịnh Công Sơn (TCS)? Tôi gật đầu. Mấy hôm trước, có người gọi dây nói cho hay TCS vừa từ trần. 
Anh bạn nói đám tang Sơn rất đông. Người ta ở đâu đổ về như kiến, chật cả đường phố. Quen có, lạ có. Không đủ chỗ đặt vòng hoa phúng điếu. Tôi nói với ông bạn: Như vậy, cái xứ của ông vẫn còn văn minh, vẫn còn thuốc chữa.
Đó là cái tin lạc quan nhất về Việt nam mà tôi được nghe từ nhiều năm nay. Dostoievski[1] nói: Cái đẹp sẽ cứu vãn nhân loại[2]. Bỏ công ăn việc làm, đến tiễn đưa một thi sĩ – TCS là một nhạc sĩ – thi sĩ – chứng tỏ người ta còn nghĩ đến cái đẹp, người ta còn có tâm hồn.
Tự nhiên tôi nghĩ đến “Bác sĩ Jivago” của Boris Pasternak. Cũng như Sơn, Jivago là một thi sĩ. Cũng như Sơn, Jivago bị cuốn hút trong cơn lốc của lịch sử, bị quẳng vào một bi kịch kinh thiên động địa từ trời giáng xuống. Như hàng triệu người Nga, Jivago bị đánh bạt ra khỏi gia đình, quê hương khi cách mạng vô sản Nga ập xuống nước Nga, cuốn trôi tất cả: gia sản, vợ con, bè bạn, tình ái trong một xã hội thay đổi tận gốc rễ.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog