Hôm trước tôi có gõ một cái post nho nhỏ sau khi đã làm việc của mình khi con số đã trên 36 ngàn. Hôm nay con số đã qua con số 56 ngàn, và đang là top "popular" . Hy vọng mỗi người sẽ tiếp tay. Hôm ấy tôi nghĩ chỉ người ở Mỹ mới ký được, sau khi đọc bản tin ở bên Âu, họ không ký được (không hiểu vì sao) nhưng xem thấy có người ký tên ở Việt Nam. Cho nên nếu ai quan tâm cũng cứ thử lại một lần, nhưng nhớ đừng có ký dùm cho gia đình họ hàng kiểu bầu bán ở VN nhé, chỉ cho chính tiếng nói của mình thôi đó. Hôm ây gõ xong cái post, lại nghĩ lỡ người ta hiểu nhầm mình xúi người ta bỏ phiếu dùm cho bá tánh thì nguy hiểm quá. Xin chớ hiểu lầm.
Hôm nay nghe tin và đọc thêm, thì cuộc vận động này chỉ dành cho người Mỹ gốc Việt, hay người Việt cư trú hợp pháp tại Mỹ.
Hôm nay nghe tin và đọc thêm, thì cuộc vận động này chỉ dành cho người Mỹ gốc Việt, hay người Việt cư trú hợp pháp tại Mỹ.
WASHINGTON (NV) Tòa Bạch Ốc đã chính thức xin được tiếp
xúc và gặp gỡ cộng đồng người Việt về vấn đề nhân quyền cho Việt Nam,
cũng như những quan tâm đến các nhà tranh đấu và tù nhân lương tâm đang
bị giam giữ trong nước.
Thiện nguyện viên giúp đồng hương ký thỉnh nguyện thư qua trang mạng của Tòa Bạch Ốc. (Hình: Huy Phương/Người Việt) Cuộc tiếp xúc sẽ được diễn ra từ 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều 5 Tháng Ba. Qua ngày hôm sau, phái đoàn Việt Nam sẽ gặp các vị dân cử ở Quốc Hội Hoa Kỳ. Tin này đến vào lúc có hơn 54,000 người ký thỉnh nguyện thư nhân quyền trên trang mạng Tòa Bạch Ốc.
Thiện nguyện viên giúp đồng hương ký thỉnh nguyện thư qua trang mạng của Tòa Bạch Ốc. (Hình: Huy Phương/Người Việt) Cuộc tiếp xúc sẽ được diễn ra từ 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều 5 Tháng Ba. Qua ngày hôm sau, phái đoàn Việt Nam sẽ gặp các vị dân cử ở Quốc Hội Hoa Kỳ. Tin này đến vào lúc có hơn 54,000 người ký thỉnh nguyện thư nhân quyền trên trang mạng Tòa Bạch Ốc.
Trả lời
phỏng vấn nhật báo Người Việt, nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền
hình SBTN, cho biết: “Tối Thứ Bảy, một viên chức Tòa Bạch Ốc đã gọi cho
Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng nói họ muốn gặp cộng đồng Việt Nam. Họ xin
được nghe và tìm hiểu nội dung cũng như ý nghĩa của hai bài hát mà nhạc
sĩ Việt Khang đã sáng tác. Ðó là hai nhạc phẩm ‘Anh Là Ai?’ và ‘Việt Nam
Tôi Ðâu?’ cùng một số sáng tác khác ở hải ngoại thể hiện tinh thần yêu
nước và tranh đấu cho nhân quyền của người Việt tự do.”
SBTN là
nơi phát động chiến dịch ký thỉnh nguyện thư yêu cầu Tổng Thống Barack
Obama đình chỉ việc mở rộng thương mại với Việt Nam khi nhân quyền không
được tôn trọng. Những nhà tranh đấu được nêu tên trong thỉnh nguyện thư
gồm có Linh Mục Nguyễn Văn Lý; hai vị được đề cử giải Nobel Hòa Bình là
Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ và Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế; Blogger Ðiếu Cày
(Nguyễn Văn Hải); và nhạc sĩ Việt Khang, người bày tỏ lòng yêu nước qua
hai nhạc phẩm “Anh Là Ai?” và “Việt Nam Tôi Ðâu?”
Chiến
dịch này kéo dài trong một tháng, từ 8 Tháng Hai đến 8 Tháng Ba, kêu gọi
mọi người ký thỉnh nguyện thư gởi Tòa Bạch Ốc. Theo quy định của trang
mạng này, để được Tòa Bạch Ốc chính thức trả lời trực tiếp, một thỉnh
nguyện thư phải đạt được 25,000 chữ ký trong vòng 30 ngày.
Ðến chiều
Chủ Nhật, đã có hơn 54,000 người ký vào thỉnh nguyện thư trên trang
mạng của Tòa Bạch Ốc.
“Tòa Bạch
Ốc đang quan sát mức độ ký thỉnh nguyện thư này rất kỹ. Khi chúng ta có
25,000 chữ ký họ đối xử với chúng ta khác. Khi có 50,000 chữ ký tình
hình sẽ khác nữa. Và khi chúng ta có 100,000 hoặc 200,000 chữ ký, chắc
chắn tiếng nói của cộng đồng chúng ta sẽ được các vị dân cử liên bang
lắng nghe,” nhạc sĩ Trúc Hồ nhận xét.
Trong
chuyến thăm Việt Nam hồi giữa Tháng Giêng của bốn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ,
chính quyền Việt Nam có đưa ra một danh sách dài nhiều loại vũ khí,
trang bị quốc phòng muốn mua của Mỹ, từ dàn radar cho đến hỏa tiễn phòng
thủ, bộ phận máy bay. Tuy nhiên, TNS John McCain, một người đi trong
đoàn, nói rằng “Việt Nam phải cải thiện nhân quyền” trước khi Hoa Kỳ có
thể chuyển giao những hệ thống này.
Trong
buổi nói chuyện với Ðại Sứ Ron Kirk, đại diện mậu dịch Hoa Kỳ, hôm 19
Tháng Giêng, Dân Biểu Loretta Sanchez cũng đưa vấn đề nhân quyền trong
giao thương Mỹ-Việt.
“Mỗi lần
Việt Nam được một thành tựu trong mậu dịch, như PNTR trong thương mại
song phương với Mỹ, WTO, hay vào Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, là một
lần Việt Nam nuốt lời hứa về nhân quyền và đàn áp nhiều hơn thay vì tự
do nhiều hơn,” bà Sanchez nói.
Bà nói
thêm: “Việt Nam ngày càng bỏ tù nhiều người, không chỉ các vị lãnh đạo
tôn giáo hay những người tranh đấu đòi dân chủ, mà cả những người trẻ
lên Internet nói lên những vấn đề của đất nước, như nhạc sĩ Việt Khang.”
Tuy
nhiên, vì Việt Nam cứ hứa cải thiện nhân quyền rồi sau đó không thực
hiện, Dân Biểu Sanchez đặt vấn đề với Ðại Sứ Kirk là nên bắt Việt Nam
thực hiện trước rồi mới ký. Tuy Ðại Sứ Kirk không trả lời rõ ràng về đề
nghị này, nhưng theo bà Sanchez, “Chúng ta vẫn có thể đặt điều kiện vào
các hiệp định mậu dịch để các nước sẽ gặp khó khăn nếu không thực hiện
những điều họ hứa.”
Nhạc sĩ
Trúc Hồ cho biết đài SBTN sẽ chọn ra 50 người từ 50 tiểu bang đã tham dự
trong cuộc vận động ký thỉnh nguyện thư cùng với phái đoàn truyền thông
và một số các tổ chức đã tiếp tay trong thời gian qua để vào Tòa Bạch
Ốc ngày 5 Tháng Ba.
Ngoài ra,
một số ca sĩ của Trung Tâm Asia từng hát hai tác phẩm của nhạc sĩ Việt
Khang cũng sẽ đi cùng để trình bày hai nhạc phẩm này tại Tòa Bạch Ốc.
Nhạc sĩ
Trúc Hồ cũng cho biết buổi tiếp xúc cộng đồng Việt Nam và trình diễn hai
tác phẩm của nhạc sĩ Việt Khang sẽ được trang mạng của Tòa Bạch Ốc
truyền tải trực tiếp để mọi người cùng xem.
Nhạc sĩ
Trúc Hồ cho biết thêm: “Những người muốn đi, xin chuẩn bị gởi tên, ngày
tháng năm sinh cùng địa chỉ về cho SBTN để xin giấy phép vào Tòa Bạch Ốc
nội trong ngày Thứ Hai, 20 Tháng Hai và xin chú ý là Tòa Bạch Ốc chỉ
hạn chế tiếp xúc khoảng 100 người mà thôi. Riêng Quốc Hội thì không giới
hạn số người tham dự. Quý vị tham dự viên phải tự túc vé máy bay đến
thủ đô Hoa Thịnh Ðốn.”
Khi được
hỏi cảm tưởng về sự kiện cộng đồng Việt Nam được Tòa Bạch Ốc chú ý với
hơn 54,000 chữ ký, nhạc sĩ Trúc Hồ nói: “Có thể nói, đây là một Hội Nghị
Diên Hồng ở xứ Mỹ. Chúng ta đến Tòa Bạch Ốc lần này với tư cách những
người gởi thỉnh nguyện thư trực tiếp, chứ không phải một đảng phái nào.
Ðây là năm bầu cử, chúng ta phải tận dụng cơ hội này.”
Thỉnh
nguyện thư vẫn còn trên trang mạng Tòa Bạch Ốc và vẫn còn nhận chữ ký,
tại địa chỉ https://wwws.whitehouse.gov/petitions#!/petitions/popular/0/2/0/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét