Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Đặng Thái Sơn

trả lời phỏng vấn của Elijah Ho


 
Đặng Thái Sơn là người đã đoạt giải nhất tại cuộc thi piano quốc tế Fryderyk Chopin năm 1980 tại Warsaw. Trong những thí sinh tham dự cuộc thi năm đó có cả Angela Hewitt[1], Kevin Kenner mới 17 tuổi[2], và đáng chú ý nhất là nghệ sĩ piano gây tranh cãi Ivo Pogorelich[3], người Nam Tư. Với thắng lợi của mình, Đặng đã trở thành nghệ sĩ dương cầm gốc Á đầu tiên đoạt giải cao nhất  tại một cuộc thi piano quốc tế lớn. Sinh năm 1958 tại Việt Nam – đất nước bị chiến tranh tàn phá, Đặng đã được nghệ sĩ piano Nga Isaac Katz phát hiện và đưa sang Nhạc viện Moscow để Vladimir Natanson và Dmitri Bashkirov đào tạo. Đặng đã trở thành ủy viên giám khảo tại hai cuộc thi Chopin gần đây nhất ở Ba Lan. Dưới đây là phần I của cuộc trò chuyện (gồm 3 phần) với Đặng Thái Sơn, diễn ra vào ngày 22 tháng 9, 2011 trong căn nhà xinh đẹp của ông ở Montreal, Canada.

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Một tấm hình mô tả xã hội

Không rõ đối tượng được đề cập có chú ý đến cư xử lịch sự của chủ tiệm?

Lạnh ơi là lạnh

Email nhận được có một cái powerpoint, thấy là lạ tôi không dám mở ra, chỉ theo cái tựa của file mà mở ra trang hình trên net. Độ rày ai gửi slideshow cho tôi, tôi không dám mở ra xem như hồi trước, cứ mở ra xem chọn lọc để dành lại, save lại thành mấy cái CDs đủ biêt tôi nhận không biết là bao nhiêu slideshow lời hay ý đẹp.  Cứ nghĩ để hôm nào có thì giờ chọn lại post lên net, và rồi chuyện đó cũng không thể thực hiện được.  Bây giờ ai gửi gì, tôi lại lên net, vào youtube xem cho chắc ăn.

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Quê hương nơi Miền Đất Mới (Australia 5)

 
Bút ký của Đoàn Thanh Liêm

Đây là bài thứ năm trong lọat bài ký sự về cuộc viếng thăm bà con trong thân tộc và bằng hữu của tôi tại Úc châu vào cuối năm 2011 vừa qua. Trong suốt một tháng sinh sống tại nhà của bà con cư ngụ tại hai thành phố lớn nhất của Australia là Melbourne và Sydney, tôi đã có nhiều thời gian trao đổi chuyện trò thân mật với cả trăm người già trẻ, lớn bé thuộc cả ba thế hệ trong gia đình người Việt, mà phần đông đã định cư tại đất nước này đến 30 năm nay.

*Thế hệ thứ nhất là lớp các ông bà, thì nay đã vào lứa tuổi từ 70 trở lên và hầu hết thì đã về nghỉ hưu. Trong số này, nhiều người thân thiết của tôi đã trút hơi thở cuối cùng và đang an giấc ngàn thu nơi các nghĩa trang tại xứ này. Cháu Tống Ngọc Lân hiện ở khu vực Footscray đã chở tôi đến thăm mộ của mẹ cháu mất năm 1994 và được an táng tại nghĩa trang gần sát với phi trường Melbourne. Mẹ của cháu Lân là cô em dâu của tôi.

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Cõi ta....(bà)

Hôm qua nói về sự "Dốt" của mình, hôm nay vừa nấu cơm vừa nghe cô bé tên Như Ý (không biết gọi là cô bé có đúng không nữa), mới thấy mình còn dốt hơn rất nhiều.  Tôi chú ý lắng nghe cô, trước hết là vì cô nhỏ mà cô xử dụng ngôn ngữ tiếng Việt rất rõ ràng, đủ chữ để thuyết phục người nghe về Tu Hành.  Không bàn về câu chuyện tôn giáo của cô, chỉ thấy cô có khả năng hùng biện, dí dỏm chuyện Hành Trình về Tây Phương.  Cô lại có giọng nói miền Nam dễ nghe chứ không như giọng lạ lùng khó nghe của mấy cô ở Sàigòn hiện nay. 

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Dốt

Thế là tuần này hãng tôi thay đổi toàn bộ phone cho nhân viên sang hệ thống Softvoice, một loại phone coi bộ rất gây sự "nghi hoặc" cho một bà già cỡ tôi.  Tôi ngồi ngó cái phone từ đầu tuần với những code do IT gửi đến để mình tự thâu lời chào của mình, hay nghe lời nhắn.  Với hệ thống phone cũ thì tôi cũng đã làm không có vấn đề gì, chỉ mỗi khi ai gọi đến nhờ tôi chuyển cú phone cho người khác là tôi ú ớ bấm linh tinh đến lúc mất luôn phone của người ta rồi thì ngồi ngó... cái phone, dĩ nhiên chịu khó đọc chỉ dẫn thì cũng làm được nhưng cuộc đời có những chuyện nhỏ mà mình không muốn quan tâm tới, thì mình luôn luôn dốt

Quán không

Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử. Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái:- Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?Cô gái buồn bã nói:
 - Tôi bị người yêu ruồng bỏ, tôi không muốn sống nữa, bởi vì không có anh ấy tôi không sống nỗi.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Những người họ Đoàn

Hôm nay đọc hai bài báo một nói về những nguời con dâu họ Đoàn và một là bà Đoàn thị Điểm.  Bỏ hết cả vào đây để lâu lâu đọc lại, thời nào cũng có những người phụ nữ khiến người khác phải cảm phục. (Nói vậy có vẻ hơi thừa phải không? Vì bạn tôi sẽ phản pháo ngay, sẽ nói không phải chỉ vài người phụ nữ, và sẽ than là họ đã bị "đô hộ" từ lâu lắm rồi bởi những người phụ nữ :-))

Anh là Ai

Bản nhạc Anh là Ai của Việt Khang do ca sĩ Pháp Antoine Figali hát

Scénariste: Viet Khang Chanteur Antoine Figali

Qui es Tu?

Dis-moi, qui es tu?
Qu'ai-je fait, pourque tu m'arrêtes?
Dis-moi, qui es tu?
Me frappant, sans la moindre pitié?
Dis-moi, qui es tu?
M'interdisant, d'exprimer
L'amour pour ce pays, et ce peuple a trop de souffrance!
Dis-moi, d'où viens tu?
M'empêchant, d'opposer à la Chine?
Dis-moi, d'où viens tu?
M'insultant, dans notre propre langue?
Quelle est ta racine?
Quelle raison, de servir l'ennemi?
Et laisser la trace
Que tes mains, trempées de nos sangs
Je ne peux me taire
Quand mon pays est, ébranlé
Et mon peuple va se noyer
Dans l' obscurité à l' éternité
Je ne peux me taire
Pour l'avenir, de mes descendants
Quelle sera leur racine?
Quand ce monde, n'a plus de Vietnam

Antoine Figali

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Nhà Trắng và người Việt

Hôm trước tôi có gõ một cái post nho nhỏ sau khi đã làm việc của mình khi con số đã trên 36 ngàn. Hôm nay con số đã qua con số 56 ngàn, và đang là top "popular" .  Hy vọng mỗi người sẽ tiếp tay.  Hôm ấy tôi nghĩ chỉ người ở Mỹ mới ký được,  sau khi đọc bản tin ở bên Âu, họ không ký được (không hiểu vì sao) nhưng xem thấy có người ký tên ở Việt Nam.  Cho nên nếu ai quan tâm cũng cứ thử lại một lần, nhưng nhớ đừng có ký dùm cho gia đình họ hàng kiểu bầu bán ở VN nhé, chỉ cho chính tiếng nói của mình thôi đó.  Hôm ây gõ xong cái post, lại nghĩ lỡ người ta hiểu nhầm mình xúi người ta bỏ phiếu dùm cho bá tánh thì nguy hiểm quá. Xin chớ hiểu lầm. 
Hôm nay nghe tin và đọc thêm, thì cuộc vận động này chỉ dành cho người Mỹ gốc Việt, hay người Việt cư trú hợp pháp tại Mỹ.

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Cuối tuần

Cuối tuần này thêm một ngày nghỉ, làm xong thuế.  Bây giờ ngồi nghe nhạc, nên mời mọi người cùng nghe, tưởng tượng đang ở Ý nhé.  Nghe tiếng vĩ cầm của  nhạc sĩ Đức gốc Pháp, Andre Rieu,  live show ở Cortona, Toscana - Italia 2008

Nghe xong rồi có thể có bạn sẽ mua vé đi thưởng thức "live", nhưng bạn phải mua thêm vé máy bay nữa đó.  Bởi tháng này ông toàn trình diễn ở Đức. 

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Chữ Việt cổ?

Dốt cỡ tôi, đọc xong bản tin sau, chỉ có mỗi hai thắc mắc, dĩ nhiên cũng là rất ngu, nhưng nghĩ thì cứ nghĩ. 
Tìm được chữ Việt cổ trên đất Trung Hoa, thế thì tổ tiên người Việt ở tận bên Trung Quốc? Hay là nói đất Trung Quốc xưa một phần là của người Việt? Thế bây giờ mình có đòi lại đất hay là nhận họ nhận hàng với "khúc ruột ngàn dặm" ở bên Trung Quốc có được không? Hay là Trung Quốc bảo người Việt, đất Việt là người em nhỏ, là đất Trung Quốc cần thu hồi về như Hồng Kông. Bảo thế nào nhỉ, hay phải chỉ cho họ thấy họ là kẻ xâm lăng, cứ ai da vàng mũi tẹt (ở mà giờ mấy ai mũi tẹt đâu nhỉ), là họ cho là "chinese" hết, ngay cả cái cô thạc sĩ người gốc Hồng Kông ở sở tôi, lắm lúc cô phát cáu, cô lắc đầu quầy quậy nói "Tôi đâu có biết lịch sử Trung Hoa, người Trung Hoa ra làm sao đâu, mà đi tới đâu chúng nó cứ nghĩ tôi là Tàu, cứ thấy mặt mũi tôi thế này là cho tôi là người Trung Hoa, có tức không?". 

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Tòa Tổng Lãnh Sự = Ngài Tổng Lãnh Sự

Đỉnh-Tuyết-Ba
Ngày 19 tháng Giêng, 2012, lúc 11 giờ 30 sáng, tôi vào trang nhà của Tòa Đại Sứ Việt Nam tại San Francisco để tìm một số thông tin cần thiết. Xem rồi, mới biết tin thì chả dám tin, mà thông thì lại càng chả thông!
Chỉ cần vài phút là tôi đã đi hết cái website của “Tòa Tổng Lãnh Sự” (Tòa TLS), cho dù tôi đã vòng đi vòng lại đến mấy lần. Điều kinh ngạc nhất là chẳng có thông tin gì nhiều về các dịch vụ của Tòa TLS, mà ngay trang chủ, là lịch sử cá nhân và chân dung của Ngài Tổng Lãnh Sự (Ngài TLS). Tôi tưởng rằng mình hoa mắt. Bấm đi bấm lại, trang chủ chỉ trưng mỗi Ngài TLS tối cao, và ảnh của Ngài. Cả trang tiếng Anh cũng vậy: trang chủ là tiểu sử và chân dung của Tổng Lãnh Sự tối cao.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Bài viết, bài gõ, bài vẽ

ChoiDan-JacquelynNgo
Chơi đàn, “bài vẽ” của bé Jacquelyn Ngo (6 tuổi)

“Bài viết dưới đây của giáo sư X gửi ra từ trong nước”.
“Bên dưới là bài viết của một em học sinh trường Việt ngữ Văn Lang ở Seattle”.
Trong số các từ ở trong nước được người Việt ở ngoài nước sử dụng với tần suất khá cao có từ “bài viết”. Bài này xin tản mạn chút chút về cái từ lâu nay đã trở nên quen thuộc (đặc biệt trong giới truyền thông, báo chí) cả trong lẫn ngoài nước.
Bài viết, vừa nghèo vừa lười
Trước hết cần tìm hiểu xem cái từ “bài viết” này ở đâu ra. Truy tầm nguồn gốc của từ này là việc không dễ dàng chút nào. Một người bạn tôi nói rằng từ “bài viết” được phổ biến kể từ khi một loạt… bài viết gọi là “Những việc cần làm ngay” của tác giả ký tên NVL xuất hiện trên một tờ báo lớn ở trong nước vào giữa năm 1987. Một bạn khác lại nói rằng từ này đã có từ thời… Nhân Văn-Giai Phẩm (trong loạt bài công kích các văn nghệ sĩ tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm có thấy lác đác từ này), hoặc trước đó nữa. Thật khó mà xác quyết, chỉ biết rằng từ này không thấy sử dụng ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, hoặc nếu có thì cũng hiếm khi chứ không tràn lan vô tội vạ trong cả nước như ngày nay.

Điều nho nhỏ

Đây là một địa chỉ đến nhà Trắng, nếu bạn ở Mỹ, có chút thì giờ, còn quan tâm đến VN dù bạn không ưa gì chính trị. Chỉ mất của bạn chưa đến 5 phút để làm một công việc nho nhỏ để cứu một người (hay nhiều người) qua một hành động nho nhỏ, rất nhỏ, nhưng cha ông ta vẫn nói "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao". Đây là website của chính phủ, bạn có thể an tâm không bấm vào các petition online vớ vẩn nào đó, rồi họ sẽ lấy email của bạn chẳng hạn, dĩ nhiên chính phủ thì cũng thu thập để lấy phiếu của bạn sau này mà thôi. Nếu bạn sợ phiền hà ba cái vụ bầu cử mà bạn cũng chẳng quan tâm luôn, thì đây bạn chỉ việc tạo một cái email khác mà sau này bạn có thể dùng cho những việc chẳng hạn như mua bán online, không dùng cho thân nhân bạn bè.  Tạo ra account ở trang web của Nhà Trắng, sau đó mở email mà mình vừa ghi để nhận cái link, bấm link ấy để quay trở lại cái petition cứu Việt Khang và những người khác do nhạc sĩ Trúc Hồ vận động, bấm vào sign Petition, bạn chỉ cần ghi tên bạn hay tên mà bạn dùng cho email, zipcode nơi ở hay nơi bạn đang dùng net, ở sở chẳng hạn. Thế là xong, ở đó không ai hỏi bạn ở đâu, địa chỉ nào, làm nghề gì, nên khỏi áy náy. 

Tôi đã làm như thế, bởi vì tôi tin từ nay tôi sẽ còn có rất nhiều chuyện để thưa thẳng với Tổng Thống, không qua một ông quan huyện xã nào hết, chẳng hạn sao con đường ở nhà tôi hai mấy năm rồi không thấy ai tráng lại :-) Tin hay không là tuỳ bạn. 
Gõ xong post tôi sẽ thư cho cả họ, may ra được một phiếu nữa :-) Vì cả họ tôi đa số làm biếng lắm.  Nhưng có còn hơn không, đúng không bạn?

Valentine nói chuyện quảng cáo

Tôi sống ở một nơi có rất ít người Việt, tôi có thể đi chợ cả năm không hề thấy bóng người Việt, cho nên lâu dần ở trong thành phố. tôi cứ ngỡ ở đây chỉ có 4 gia đình người Việt, mà ba gia đình là họ hàng của chúng tôi. Còn một gia đình là một chị kỹ sư mà lâu nay tôi không còn liên lạc được, chẳng hiểu chị còn ở đây hay đã di chuyển về Bolsa.  Vì thế thói quen của tôi mỗi khi chạy về thủ phủ người tỵ nạn cuối tuần, còn cách một tiếng đồng hồ thì tôi vặn nghe radio tiếng Việt, để không quên tiếng Việt.  Và cứ mỗi khi nghe thì không khỏi cười buồn vì ngôn ngữ tiếng Việt rất khôi hài ở các đài VN của "thủ phủ tỵ nạn của người Việt".  

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

Đôi chút mông lung sau một chuyến về

Hồ Phú Bông


Từ sau cuộc đại khủng bố 11/9/2001 tại Hoa Kỳ, việc di chuyển bằng đường hàng không toàn thế giới đã thay đổi. Hàng tỷ tỷ đô la phải đổ ra lo về an ninh. Những đón đưa tình tứ, lãng mạn nơi sân ga không còn nhiều. Người đi giảm mất cái rầu rầu chia tay mà xen vào cái ngay ngáy xếp hàng dài, chờ rà soát qua cổng an ninh. HH và tôi mất cái bịn rịn chia tay con cháu và cứ lo lo về hành trình dài với những bất trắc. Con cháu cũng không yên tâm, cho dù hành trình của chúng tôi là hành trình về một nơi chốn cũ. Nơi chốn của kỷ niệm, còn gọi là Quê Hương!

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Nương Chiều

Mẹ một cô bé du học sinh sang thăm con thấy tôi nghe nhạc, cô bảo tôi có gu nghe nhạc giống cô, cô về gửi cho mấy cái CD trong đó có cái CD Ngày Trở Về của Phạm Duy. Để mãi cả mấy tuần tôi không có thì giờ nghe cho hết.  Nên hôm qua trên đường rong ruổi, tôi nghe hết cả hai CD trong tập nhạc ấy.  Ngẫm nghĩ có lúc tôi không thích cách ông Phạm Duy về nước mạ lỵ lại cộng đồng hải ngoại, làm phụ lòng những người đã lắng nghe nhạc của ông hơn nửa thế kỷ qua.  Và tôi có lẽ cũng như đa số khó có thể phủ nhận sức sáng tác và đóng góp của một người nhạc sĩ, tôi còn mua toàn bộ hồi ký của ông để đọc, qua ông để hình dung thế hệ của ông đã sống ra sao, bởi vì tôi thích nghe chuyện của người đi trước.  Thế nhưng lắm lúc tôi cứ tiếc phải chi ông là ngưòi của công chúng, ông đã nói được câu nói như cô ca sĩ Mỹ gốc Cuba Gloria Estefan từng nói khi được phỏng vấn từ cuối thế kỷ trước, cô nói cô "Không trở về Cuba khi đất nước cô vẫn còn cộng sản".

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Chiếc đèn ló thụt

Nguyễn thị Kim Thoa
-
Giữa tháng tư năm 1975 gia đình tôi từ Đà Nẵng trở lại Huế sau chuyến di tản dài gần hai tháng. Chúng tôi thở phào vì nhà cửa vẫn y nguyên không sụp đổ do bom đạn, cũng không bị đập phá bởi những người tạm cư khi chúng tôi vắng mặt. Trên đại thể, biến cố 1975 không để lại những hậu quả nặng nề của biến cố 1968 như tuyên truyền của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ, cũng không theo như dự kiến của chúng tôi. Anh cả tôi NĐH – đại úy quân y, đi học tập cải tạo 06 tháng, được về nhà sớm hơn những người cùng cảnh ngộ. Anh rể tôi PVT trung úy bộ binh bị mất tích trong cơn tháo chạy tán loạn. Chị gái lớn của tôi NTKH, người của Mặt trận trong phong trào đô thị ở Đà Lạt, bị chết do tai nạn giao thông trong một chuyến về thăm ông anh cả đang cải tạo ở Cồn Tiên. Như thế biến cố 1975 đã để lại cho gia đình tôi một tổn thất, một nỗi đau lớn. Nhưng mẹ tôi, như một gà mẹ xòe đôi cánh khẳng khiu che chở cho đàn con còn lại, đã trấn an chúng tôi bằng một nhận định: Chiến tranh kéo dài quá lâu, chết chóc, thù hận, đổ vỡ quá nhiều, kết thúc như vậy là tốt lắm rồi. Tôi đồng ý và chia sẻ tấm lòng của mẹ, chúng tôi nén vào lòng nỗi đau riêng, cố gắng hòa nhập vào cuộc “đổi đời”. Nhưng cái được gọi là hòa bình và cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa long trời lở đất, từng bước khiến chúng tôi ngỡ ngàng và thất vọng. Những vết thương chiến tranh chỉ được khâu vá vội vã và tạm bợ ở lớp da bên ngoài. Những cắt xé, rách vỡ ở lớp bì mô bên dưới, những ung thối ở lục phủ ngũ tạng vẫn còn y nguyên và cuộc đấu tranh giai cấp không khoan nhượng đã làm tăng thêm những vết thương mới.

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Cam khổ

Hôm trước post mấy tấm hình hoa lá ở nhà, có bạn đọc nhắn trồng cam chanh chua thì chủ nhân ngôi nhà sẽ bị "tình duyên lận đận", khiến một bà già như tôi cũng đâm hoảng, may mà nhà không có con gái.  Tuy lâu lâu thấy cảnh đời ai được/bị mấy nhân duyên thì nghe kể "cổ/bà ấy có số tình duyên lận đận" nhưng bây giờ đâm ra lẩn thấn thế nào là tình duyên lận đận, bởi vì ngẫm nghĩ mình độc nhất có một ông chồng, hai đưá con. Vậy có bị tình duyên lận đận không nhỉ? Chả lẽ còn chuyện gì sẽ xẩy ra ở cuối đường ... hầm. 

Trí thức phản biện, vài chuyện tào lao

Cavenui

1.
Nhà toán học đi làm thơ, nhà thơ đi làm báo, nhà báo đi làm quảng cáo, nhà quảng cáo đi làm từ thiện, nhà từ thiện đi lừa đảo, bọn lừa đảo đi… (tùy các bác điền).
Nhưng điền gì thì điền, một xã hội như vậy hơi bị lộn con bà nó xộn.
2.
Có người bảo: Hồng quý hơn chuyên.
Hồng xưa là lập trường tư tưởng vững vàng, hồng nay là… (tùy các bác điền)
Gợi ý:
Có người ngày xưa bảo: Trong khi Tố Hữu kiên cường đấu tranh chống thực dân can đảm vào tù, bọn Xuân Diệu Huy Cận mơ theo trăng vơ vẩn cùng mây làm thơ lãng mạn ru ngủ quần chúng thực tế là tiếp tay cho thực dân. Đúng là thơ lãng mạn bạc nhược phản động.
Có người ngày nay bảo: Trong khi Hoàng Sa bị chiếm, dân nghèo mất đất, tham nhũng hoành hành, có bọn nhạc sĩ đi viết tình ca, bọn toán sĩ đi làm toán, bọn thiên văn sĩ đi soi trăng sao, thậm chí có bọn có học hành đi bình luận bóng đá (hehe, bắt quả tang Dương Thụ!), chẳng giúp ích gì cho tổ quốc cho dân nghèo cho tiến bộ xã hội, bọn sĩ dởm ấy thực là đồ bỏ.

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Ở trên mây

Đọc xong "Mùa Tết, nhớ lại những con đường" của ông Nguyễn Hữu Động.  Tôi không biết ông là ai, chỉ nghĩ ông này thuộc thế hệ đàn anh đàn chú, con nhà giàu trường Tây thời ấy, và vì "thời ấy" có mấy "ông thần" lãng mạn như ông này nên tôi cũng như nhiều người phải xuống thuyền vượt trùng dương và giờ này ở xứ người gõ blog.  Nói chung thì ở xứ người bây giờ cũng không tệ, nhưng vẫn cứ ấm ách thế nào.  Định bỏ đi ngủ cho xong, vì lâu nay coi bộ hơi nhiều chuyện quá.  Nhưng đọc bản dịch từ tiếng Pháp có nhiều chi tiết hơn.  Nhất là đọc cái comment của Norbert Reni48, chắc là dân Mỹ như sau: 

Siêu động đất 9.2?

Thiệt khổ, bạn bè lo lắng gửi cho cái email nội dung sẽ có siêu động đất 9.2 ở California tuần này, làm tôi ngạc nhiên vào Google tìm nguồn tiếng Anh xem có ở đâu báo không, tôi hay nghe NPR mỗi sáng, mà đâu có thấy họ bàn tán chi đâu, thế mà chỉ có báo chí ở VN loan ầm ĩ, xem lại là tin cũ ơi là cũ từ năm 2011 hay năm nảo năm nào không biết chừng. 

Người chuyển tin thì chắc lo lắng cho người thân quen nên không để ý hôm nay mới tháng Hai mà bản tin nói về những dữ kiện của tháng Ba, năm nào thì nếu tôi mà kể cho bạn tôi nghe thì ông ấy sẽ mắng "nói như bố thằng Tây" cho mà xem. Lắm khi tôi cũng ba chớp ba nhoáng lo lắng như bạn bè, gửi cho con thì bị con trai nhẹ nhàng trách "mẹ cứ tin tin vịt" không hà.  :-).

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Chó Tiên Lãng

Chuyện ở Tiên Lãng cả tháng nay ầm ĩ trên mạng rồi, tôi không muốn ghi lại ở đây làm chi vì ai cũng biết cả, nhưng đọc đoạn văn sau thì không thể không post, nhất là đọc bản tin cả một miền ở đất nước, mùa này lo ăn thịt chó cho ... ấm, mà ngán ngẩm.  Ăn gì thi ăn, mà khi đi đâu mà nghe người ta xầm xì dân Việt ăn thịt chó sao tui nghe mệt quá, Hàn, Phi, Trung Quốc ăn thì kệ họ, nhưng Việt Nam lúc nào cũng tự cho là dân tộc hiếu hoà lại ăn thịt chó thì tui thấy nó chả ra làm sao cả, nhất là kéo nhau sang tận bên Thái Lan trộm chó ở đất nước người ta để mang về ăn, để cho dân Thái họ khinh người Việt, nghe nói họ sắp ra luật để ngăn ngừa, thêm một lý do cho tui từ chối mình là dân tộc Việt:-(

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

Vườn xuân

Ngày hôm nay ở nhà, người ta mời tới xem Super Bowl, tôi chả biết gì về chuyện thể thao, nhưng năm nào người ta mời tôi cũng tới chầu rìa, gọi là gặp lại những người làm chung từ xưa.  Trước khi đi thấy trời nắng đẹp, xách máy hình ra chụp vài tấm hình ngôi vườn lâu nay...bận biụ với đủ thứ Ilinh tinh. Hoa năm nào chụp cũng thấy giống như năm nào, chỉ thấy mình chẳng còn giống như hoa ngày cũ, nên không dám đứng chụp chung với hoa, e làm xấu luôn vườn hoa.


 Cây ổi Phi Châu, lòng đỏ nhiều hột, ăn không nổi chỉ để ngửi mùi thơm

Cảm nhận của Christopher Buckley

Christopher Buckley
Vivian Chuyển ngữ 
 
Ngày đầu tiên đầy tròn ở Hà Nội, tôi thức giấc lúc 4 giờ sáng. Thật đáng thán phục chính mình, khi đồng hồ sinh học của cơ thể đã bị xáo trộn vì mệt mỏi, vì mất ngủ sau chuyến bay. Nếu muốn nhìn thấy một “Hà Nội thật sự,” bạn phải dạo quanh hồ Hoàn Kiếm, lúc thành phố vừa tỉnh thức, đây là điều tôi muốn nói. Có rất nhiều lý do để tôi chọn khách sạn Metropole; một trong số những lý do đó, chính là vì khách sạn này ở gần hồ Hoàn Kiếm.

Nước mắt chảy xuôi


Cứ mỗi lần có dịp phải vào nhà dưỡng lão để thăm người quen hay bạn bè, tôi thường có những suy nghĩ và ám ảnh, liệu rồi sau này lúc già yếu, bệnh hoạn, tôi có phải vào nằm ở đây không, mà ví như cha mẹ tôi còn sống, tôi có khả năng nuôi nấng săn sóc cha mẹ tôi ở nhà không hay lại phải đưa quý cụ vào đây? “Nước mắt chảy xuôi” là thành ngữ Việt Nam nói đến tình thương chỉ có thể từ cha mẹ dành cho con cái, theo dòng thuận của đời người, từ cao xuống thấp, để khuyên chúng ta đừng đòi hỏi một sự báo đáp từ con cái. Nhưng sự thật, các bậc cha mẹ cũng buồn lòng khi thấy con cái đối xử với mình tệ bạc, nhất là đến tuổi già, bệnh tật, có khi bị bỏ quên, cha mẹ cảm thấy cô đơn, cần sự an ủi, săn sóc. 

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

"Một phát biểu"

Đọc trên mạng, có vẻ người ta chú ý đến phát biểu của đại biểu Dương Trung Quốc, tò mò tôi cũng vào nghe, đọc rồi ngẫm nghĩ dù sao cũng chỉ là những lời chia sẻ ở một buổi họp mặt, không có gì to tát cho lắm, tại vì tôi cứ so sánh đến lởi nói của những người nổi tiếng ở Mỹ, chẳng hạn bạn tôi có người hay chê ông Obama, nhưng tôi thấy ông là một người giỏi ăn nói, có khả năng hùng biện. Hay như bà Hillary Clinton, tôi không mong bà làm tổng thống nhưng tôi vẫn tìm nghe các bài diễn thuyết của bà khi ông Clinton còn làm tổng thống. Có những người có khả năng lãnh đạo, mà người xưa nói, chỉ giỏi "cái miệng", không sai, họ có khả năng nói thuyết phục, lãnh đạo người khác làm việc cho họ, và có phải vì thế mà ở đất nước Mỹ, người tài giỏi chuyên môn thì ít mà người "giỏi" nói thì nhiều cho nên hãng xưởng nào cũng thấy người ngoại quốc làm việc chuyên môn, và mấy ông giám đốc thì toàn người ....Mỹ? 
Trở lại bài của ông DTQ, cảm nghĩ của tôi không phải ý chính của buổi nói chuyện của ông, mà lấn cấn bởi mấy chữ trong bài của ông, vì tôi nghĩ ông là một sử gia, có nghĩa là ông cũng phải viết nhiều đọc nhiều, ông là đại biểu thì cũng phải nói hay ho, lại nữa, ông là người ở thủ đô thì hẳn là khéo ăn nói (hôm nay tôi hơi có định kiến chút).  Cho nên tôi thấy tiếc nếu để cho người khờ khờ chuyện xã hội như tôi mà nghe ông nói rồi cứ lấn cấn vài từ trong lời nói chuyện của ông thì sẽ không để ý đến ý chính, nên tôi mạo muội sửa lại bài viết của ông cho nó gọn ghẽ để cho dễ đọc.  Hy vọng có thêm người đọc bài viết của ông. Mong ông không trách phiền.

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Cơn đau

Hơn bẩy giờ vừa về tới nhà từ văn phòng của bác sĩ để chữa một cơn đau điếng hồn trong đời, đau đến nỗi gần như muốn xỉu, đau tới ngực, tới đỉnh đầu, hình như tất cả các giây thần kinh đều hoạt động tới mức tối đa để cho biết là một phần thân thể đang bị chấn thương "nghiêm trọng".  Đang chưa hoàn hồn, uống vội viên thưốc Advil để ngừa một cơn đau khác sẽ đến.  Tiếng chuông điện thoại vang lên, từ đầu giây bên kia, tiếng cô em sang sảng như đang muốn đổ xuống một cơn tức giận, cô nói "Chị coi, chị vào blog mà "chửi" tụi nó, chúng đúng là đồ ăn cướp mà..." 

Việt Khang và “Anh là ai?”


Nguyễn văn Hoàng Đăng


- Sài Gòn - Cách đây vài tháng, trên diễn đàn luân lưu một bài hát mang tên “Anh là ai?”. Tôi nghe một lần, hai lần, rồi đến nay nghe đã trên 50 lần. Tôi đã chơi nhạc phẩm này trên đài phát thanh 2 lần, mà một trong hai lần đó là sau cuộc phỏng vấn Uyên Di, một bạn trẻ ở Melbourne, về cuộc vận động chính trị gia Úc can thiệp cho trường hợp anh Điếu Cày. Người bạn hiền Tuấn Lê của tôi đôi khi có tâm sự mỏng mỏng về việc tôi đặt chữ ngờ với những nhân vật đấu tranh trong nước. Quả vậy, tôi không thể dễ tin. Nhưng nghe Việt Khang hát thì tôi tin anh ta liền, 100%. Vì sao?

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Hội chợ Nam Cali – Nơi lắng hồn núi sông nghìn năm

Dù bận, dù mệt, dù có đủ mọi sự khó khăn cho việc di chuyển từ Sacramento tới Nam Cali, nhưng từ tết giáng sinh 2011, tôi đã nghe mọi người nhắc tới hội chợ tết với một niềm ngưỡng mộ và kính tín, nên sáng 5 tết, hai mẹ con tôi trở dạy từ lúc 4 giờ để hăm hở tìm về, hy vọng “trăm nghe” cũng không bằng “một thấy”. 
Đầu tiên là phần “lễ” – phần khó nhất trong mọi lễ hội, bởi phần “hội” có thể lao xao, bát nháo được, còn phần lễ – vốn là cội nguồn linh thiêng của dân tộc, phải cẩn thận đến từng tiết đoạn. Với độ tuổi mười tám, đôi mươi, ăn tuy no, nhưng lo chưa tới, sao tổng hội sinh viên có thể đảm nhiệm được? Nhất là lại sinh ra và lớn lên tại xứ người, nói tiếng Việt còn chưa sõi, sao đi sâu vào từng tiết đoạn đời sống của ông bà, tiên tổ 4000 năm trước mà phản ánh chính xác được, tập tục đâu phải chuyện đùa?

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog