Một lần tôi có phân trần lý do với cô bạn ở quê nhà, tôi viết blog để tập lại tiếng Việt của tôi, thế thôi. Cô nói tôi viết đúng, tôi thì nghĩ ngược lại, vẫn lấn cấn thế nào, khi cả ngày nếu tôi không có cú phone người VN nào gọi thì tôi chỉ nói mỗi một chữ với một người VN, đó là chữ "Hi", thế thì bảo là tiếng gì. Cho nên mới đây tôi bị "chỉnh" là "này này nói thì nói là liên lạc nhé, làm gì có chuyện liên hệ, ăn nói linh tinh thế cho cháy nhà người ta à" .
Đấy là tôi nghe người ta nói với tôi là người ta không "liên hệ" được với tôi, và tôi chỉ lập lại, thế mà tôi còn bị "kê tủ đứng" . Bảo sao tôi không thường xuyên đọc và viết i tờ. Khổ là nhiều khi nghe TV Việt nhiều hôm tôi chẳng hiểu họ nói gì, thí dụ khi nói về điện thoại di động 3G, họ nói "ba gờ", nếu không có màn quảng cáo thì tôi chẳng biết ba gờ là cái quái gì.
Lâu nay đã có nhiều bài viết nói về chữ nghiã xưa và nay, ý là chữ nghiã trước và sau biến cố 75, giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam.
Có người còn cho chữ trước 75 là "tử ngữ", tôi thì không nghĩ vậy, cái gì trong sáng dễ hiểu thì tôi dùng, chữ nghĩa nào nghe nặng nề quá thì e rằng trí não của tôi không thâu nhận được. Cũng giống như bộ não của tôi, khi chọn lựa ngôn ngữ nào để dùng tuỳ theo đối tượng nào mình đang đối thoại vậy.
Có điều mấy hôm nay đọc bài báo "Phụ nữ - Cá tính" thì tôi cứ thắc mắc trong lòng về cái tựa đề của bài báo.
Họ có phải là phụ nữ cá tính
Dĩ nhiên sau khi viết cái blog về bài báo này, tôi lại ngồi nghĩ mãi tôi có bị ảnh hưởng lối viết này không, tựa bài ngắn gọn cũng là cách dậy về báo chí ở lớp Anh Văn 101 ở Mỹ, nhưng cả nguyên bài vẫn lối viết mà tôi không hiểu chữ "cá tính" ở đây là danh từ hay động từ. Ngay câu đầu bài báo viết " ... quy chụp phụ nữ cá tính", tại sao không viết "...quy chụp phụ nữ có cá tính" mà cá tính gì mới được , nói chung chung thế rồi ai hiểu được cơ chứ ? Thí dụ bây giờ tôi đem câu đó cho thằng cháu mới ở VN sang bảo nó dịch ra tiếng Anh, thì có khi nó lạng quạng dịch ra thành "tính cá phụ nữ" thì tôi biết giải thích làm sao cho nó hiểu, vì chính bác nó còn chẳng hiểu.
Cho nên tôi lại phải đi tìm bài học "ngôn ngữ ngậm ngùi" để làm giàu cho kho chữ nghiã rất ư là nghèo nàn của tôi. Tôi đọc bài này và cũng muốn giới thiệu tới người bạn mới chỉnh tôi về hai chữ "liên hệ" mí lại liên lạc. Dù sao cũng nhờ bạn mà tôi mới học thêm vô số chữ mới, mà có nhớ không thì xin bạn kiên nhẫn chờ tôi với nhé :-)
Và tôi đoan chắc bạn mà đọc kỹ blog này bạn sẽ tìm thấy vô số sai lầm, vì chính tôi khi đọc lại phải thêm bớt bao nhiêu chữ rồi đấy, nếu còn nữa thì xin bạn nhẹ tay sửa cho, đó là vì mắt mũi tôi kèm nhèm đó thôi.
Đấy là tôi nghe người ta nói với tôi là người ta không "liên hệ" được với tôi, và tôi chỉ lập lại, thế mà tôi còn bị "kê tủ đứng" . Bảo sao tôi không thường xuyên đọc và viết i tờ. Khổ là nhiều khi nghe TV Việt nhiều hôm tôi chẳng hiểu họ nói gì, thí dụ khi nói về điện thoại di động 3G, họ nói "ba gờ", nếu không có màn quảng cáo thì tôi chẳng biết ba gờ là cái quái gì.
Lâu nay đã có nhiều bài viết nói về chữ nghiã xưa và nay, ý là chữ nghiã trước và sau biến cố 75, giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam.
Có người còn cho chữ trước 75 là "tử ngữ", tôi thì không nghĩ vậy, cái gì trong sáng dễ hiểu thì tôi dùng, chữ nghĩa nào nghe nặng nề quá thì e rằng trí não của tôi không thâu nhận được. Cũng giống như bộ não của tôi, khi chọn lựa ngôn ngữ nào để dùng tuỳ theo đối tượng nào mình đang đối thoại vậy.
Có điều mấy hôm nay đọc bài báo "Phụ nữ - Cá tính" thì tôi cứ thắc mắc trong lòng về cái tựa đề của bài báo.
Họ có phải là phụ nữ cá tính
Dĩ nhiên sau khi viết cái blog về bài báo này, tôi lại ngồi nghĩ mãi tôi có bị ảnh hưởng lối viết này không, tựa bài ngắn gọn cũng là cách dậy về báo chí ở lớp Anh Văn 101 ở Mỹ, nhưng cả nguyên bài vẫn lối viết mà tôi không hiểu chữ "cá tính" ở đây là danh từ hay động từ. Ngay câu đầu bài báo viết " ... quy chụp phụ nữ cá tính", tại sao không viết "...quy chụp phụ nữ có cá tính" mà cá tính gì mới được , nói chung chung thế rồi ai hiểu được cơ chứ ? Thí dụ bây giờ tôi đem câu đó cho thằng cháu mới ở VN sang bảo nó dịch ra tiếng Anh, thì có khi nó lạng quạng dịch ra thành "tính cá phụ nữ" thì tôi biết giải thích làm sao cho nó hiểu, vì chính bác nó còn chẳng hiểu.
Cho nên tôi lại phải đi tìm bài học "ngôn ngữ ngậm ngùi" để làm giàu cho kho chữ nghiã rất ư là nghèo nàn của tôi. Tôi đọc bài này và cũng muốn giới thiệu tới người bạn mới chỉnh tôi về hai chữ "liên hệ" mí lại liên lạc. Dù sao cũng nhờ bạn mà tôi mới học thêm vô số chữ mới, mà có nhớ không thì xin bạn kiên nhẫn chờ tôi với nhé :-)
Và tôi đoan chắc bạn mà đọc kỹ blog này bạn sẽ tìm thấy vô số sai lầm, vì chính tôi khi đọc lại phải thêm bớt bao nhiêu chữ rồi đấy, nếu còn nữa thì xin bạn nhẹ tay sửa cho, đó là vì mắt mũi tôi kèm nhèm đó thôi.
Gởi tác giả hai câu của ông Đặng Tiến:
Trả lờiXóaNgôn ngữ.
Ngôn ngữ là phương tiện giúp con người hiểu nhau, gần nhau.
Vậy mà nó cũng có khả năng làm cho con người xa nhau. Kinh khủng.
Đặng Tiến
Người vợ, những người bạn, những người tình, trong cuộc đời, bắt đầu là những” kẻ lạ mặt”.
Kẻ thù, thường là những người quen mặt, thậm chí là ” bạn cũ”.
Đặng Tiến
Gửi bạn Vờ K(h)ờ Tờ,
Trả lờiXóa(có phải phát âm đúng kiểu VN hiện nay như thế không?)
Đọc cả hai câu của ông Đặng Tiến, thì câu thứ hai chắc lại phải nhờ bạn giải thích dùm cho, dù nó rất đúng trong những trường hợp khác nhưng sao nó laị liên hệ tới ngôn ngữ?
hu hu, hỏi xong tôi lại nghe âm thanh "sao với trăng gì, hỏi ngu thế mà cũng hỏi"
Thật ra ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, nhưng ngôn ngữ có...trong sáng hay tối nghĩa cũng tùy thuộc vào xã hội của từng thời đại. Nếu không tin, bạn hãy đọc những bài viết thời...Cộng Sản, bạn sẽ thấy những "chữ mới" được sáng chế...vô tội vạ. Không biết rằng trong mấy chục năm sau, những thế hệ mới ra đời, những người sinh vào thời đại đó đọc "Tự Lực Văn Đoàn" có còn hiểu được chút nào không? Nghĩ đến đó thấy đớn đau lòng!
Trả lờiXóaInteresting indeed.
Trả lờiXóaBest wishes from an Estonian living in Italy
P.S. In my blog the borders of Vietnam and all the countries!