Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Phập phồng một vòng Yangon

Trương Như Thường
hiểu được bản chỉ đường trong hình này.Xem trả lời ở cuối bài.
hiểu được bản chỉ đường trong hình này. Xem trả lời ở cuối bài.
Trong khóa Fall 2012, một em sinh viên người Mỹ-gốc-Miến cho tôi biết là  điều kiện sinh sống tại xứ Miến-Điện (tên cũ là Burma và tên mới là Myanmar) rất tồi tệ trên cả hai mặt kinh tế và chính trị. Em kể lại nhiều chi tiết ly kỳ của gia đình em, vì đấu tranh, nên bố mẹ phải chạy tỵ nạn sang Mỹ, còn bà con thì trốn lánh qua Thái Lan đông lắm. Em dặn tôi, nếu có du lịch Bangkok thì nên tiện đường qua Yangon để có thể biết tình hình rõ hơn.
Nghe thầy không tầy nghe trò’. Tôi OK liền! Bangkok qua Yangon chỉ có 50 phút bay, nên tôi quyết định ghé thăm thành phố lớn nhất của xứ Miến trong vòng một tuần. Trước hết, phải tốn 2 tuần lễ và 20 đôla để xin visa nhập nội Yangon, rồi phải viết ba, bốn tờ đơn thành thật khai báo về cá nhân để được chấp thuận cho vào, đã khiến mình thấy nhiêu khê rồi! Trong khi ấy, thăm viếng Bangkok, Kuala Lumpur, Singapore với cái passport là đi liền một cái rẹt, khỏi phải dài giòng văn tự chi cả.

Người hát rong lớn của thế kỷ đã về cõi vĩnh hằng

BS Ngọc
Thế là người hát rong nổi tiếng nhất của Việt Nam đã ra đi về cõi vĩnh hằng sau 93 năm rong ruổi cùng vận nước nổi trôi. Thân xác của ông đã trở về lòng đất mẹ, nhưng những lời ca của ông sẽ vẫn còn ngân vang. Và, như thế ông vẫn còn sống với đời, với chúng ta.
Cũng như nhiều triệu người Việt Nam khác, tôi sinh ra và lớn lên trong thế giới âm nhạc của Phạm Duy, Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Từ Công Phụng … Nhưng trong những nhạc sĩ tài ba đó chỉ một mình Phạm Duy là tôi xem như một bậc kỳ tài. Tôi biết có người sẽ không hài lòng về nhận xét của tôi về Nhạc sĩ Phạm Duy, nhưng thiết tưởng tôi có quan điểm và chính kiến riêng, nên không ngần ngại nói lên ý kiến của mình. Cũng như sẽ không có một Trịnh Công Sơn thứ hai, chúng ta cũng sẽ không có một Phạm Duy thứ hai. Sự ra đi của ông để lại những nuối tiếc của hàng triệu người cũng là điều dễ hiểu.

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Cái chết của một người nghệ sĩ



Nguyễn Hưng Quốc
A6A359EC-E570-424C-A335-33410D718AC5_w268_r1_cx5_cy0_cw81
Tôi nghe tin nhạc sĩ Phạm Duy qua đời, trước tiên, từ một người bạn, sau đó, qua các bản tin trên báo chí. Cảm giác của tôi, thoạt đầu, là dửng dưng; sau đó, là sự ngạc nhiên về sự dửng dưng của mình.

Tính tôi vốn sợ cái chết, máu me cũng như bất cứ cái gì liên quan đến cái chết. Ngay cả khi xem phim hay tivi, thấy những cảnh máu me chết chóc là tôi quay mặt đi. Dự đám tang, điều tôi sợ nhất là nhìn gương mặt của người chết trong quan tài. Nếu tránh được, bao giờ tôi cũng tránh. Và bất cứ cái chết nào của người thân quen cũng đều để lại trong tôi những dư âm thật nặng nề. Cái chết của những người trong giới văn nghệ, những người tôi đã tiếp xúc hoặc thường đọc lại càng gây ấn tượng mạnh, thường làm tôi nghĩ ngợi trong nhiều ngày, nhiều tháng, có khi, nhiều năm. Cảm giác chung là, bao giờ tôi cũng thấy một chút sững sờ, rồi hoang mang. Với tôi, nghệ sĩ nào cũng chết trẻ. Có chết lúc đã trên 70, 80, hoặc ngoài 90 như Phạm Duy, vẫn là chết trẻ. Có lẽ lý do chính là, nhìn qua lăng kính của tác phẩm, bao giờ tôi cũng thấy họ trẻ trung, thậm chí, trẻ thơ, đặc biệt với các nhà thơ.

Tội làm hư dân

Đại Đường Tây vực ký của nhà sư Huyền Trang từng được dịch ra tiếng Việt (NXB Phương Đông, 2007). Trong thiên bút ký này, Đường Tăng ghi lại ấn tượng sau khi đi qua 138 nước nằm giữa Trung Hoa và Ấn Độ (có thời gộp chung là Tây vực).
Đoạn tổng thuật về địa khu Tốt Lợi kể “Người Tốt Lợi phong tục kiêu ngoa, chuyên môn lừa đảo, tham lam hám lợi, giữa cha con với nhau cũng tính toán hơn thua chẳng cần người tốt kẻ xấu, cứ nhiều tiền là được quý trọng… Cư dân một nửa làm ruộng, một nửa chuyên đi trục lợi”.
Tôi ghi lại đoạn này bởi lẽ nó góp phần gạt đi trong đầu một phân vân khi nhận thức.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Làm sao giữ cho sức khoẻ đươc tốt?

Ngủ sớm, dậy sớm
Tại sao vậy? Ấy là để phù hợp với tiến trình sinh hoá trong cơ thể
Buổi tối từ 9 đến 11 giờ đêm là thời gian để giải độc tức là loại các hoá chất độc hại ra khỏi hệ thống kháng thể ( các hạch bạch huyết- lymph nodes). Trong khoảng thời gian này bạn nên thư dãn hay nghe âm nhạc. Nếu trong lúc này bà xã của bạn hãy còn chưa nghỉ ngơi mà còn lau rửa chén bát chẳng hạn thì quả là không tốt cho sức khoẻ.
Đêm từ 11 giờ tới 1 giờ sáng là tiến trình tẩy độc gan. Lúc này mà bạn ngủ say được thì tốt nhất
Sáng sớm từ 3 đến 5 giờ sáng là thời kỳ tẩy độc phổi, vì vậy những người bị ho hay lên cơn ho nặng vào lúc này. Bạn không cần phải uống thuốc ho vì thuốc này sẽ làm xáo trộn tiến trình đào thải chất độc ra khỏi phổi
Sáng từ 5 đến 7 giờ là lúc kết tràng được giải độc. Bạn nên đi cầu để xả hết phân ra khỏi ruột

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Phạm Duy

Cuối tuần rồi tôi được hai ngày nghỉ không phải rời nhà về một thành phố khác để đêm đêm 12 giờ mới vào giường ngủ vì những công viêc cuối tuần như thăm cha, thăm con, thăm cháu như thường lệ.  Ở nhà tôi nghe xong CD Tuấn Đức hát nhạc Phạm Duy mà cô em gửi cho tôi, mãi tôi không có thì giờ nghe cho đến ngày cuối tuần vừa qua, nghe xong vào đọc báo thì được tin ông Phạm Duy đã mất ở VN ngày 27-1-2013, thế là chưa đầy hai tháng gia đình họ Phạm có hai cái tang.  Lập tức tôi  nhận vô số email cũng như đọc trên net về ông PD.  
Xin cầu chúc cho ông về cõi vĩnh hằng bình yên không nhiều tai tiếng như khi ở cõi trần.  

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Tính đa nghĩa của "Gangnam Style"

Mariano Turzi


Diên Vỹ chuyển ngữ

“Gangnam Style,” một bài nhạc rap của nghệ sĩ Psy ở Hàn Quốc, hiện là mốt văn hoá thời thượng toàn cầu. Nó được nhảy theo, được dùng làm nhạc hiệu của các chương trình truyền hình, và thậm chí được biến thành những phiên bản để châm chọc trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ. Sau khi được truyền tải nhanh chóng trên Twitter và Facebook, bài hát đã trở thành đoạn phim được xem nhiều nhất trên YouTube, với hơn một tỉ lần xem và vẫn tiếp tục tăng. Hiện tượng phi thường này đã gây ảnh hưởng đến nỗi nó được hoạ sĩ phản kháng Trung Quốc Ải Vị Vị cải biên quay thành phiên bản riêng của mình khi bị quản thúc tại gia. Bài hát thì vẫn thế, nhưng trong phim thì hoạ sĩ đang nhảy cùng với bè bạn ở xưởng vẽ tại nhà ở Thảo Trường Địa, ngoại ô Bắc Kinh.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Nỗi cô đơn

Cả ngày tôi cứ nghĩ đến ông cụ bố chồng tôi, ông đã ngoài 93 tuổi. Thứ Bảy rồi, ông làm một việc rất lạ với tôi. Vưà chào ông xong, ông đã bước từ phòng ra và ngồi xuống salon, ông xếp lại mấy cái gối như để cho ông và cho tôi ngồi xuống cùng trên chiếc ghế dài đó, tôi định ngồi nhưng chợt nhớ tôi không phải là con gái được phép ngồi bên cạnh bố mình, nên tôi loay hoay tìm chỗ dựa lưng, đứng.
Ông bắt đầu câu chuyện. Điều mà từ trước tới giờ ông không bao giờ làm, đó là nói chuyện với con dâu. Con dâu từ trước tới nay trong gia đình tôi chỉ là cái bóng mờ, cái bóng rất nhỏ ở sau bếp. Ngày tôi về làm dâu, con dâu phải ăn sau ở dưới bếp, dù gia đình là một gia đình giàu có... nhưng khá cổ chứ không phải không có ghế cho tôi ngồi ở mâm trên:-). Bây giờ đã khá hơn, nhưng sự việc nói chuyện với con dâu chưa bao giờ xảy ra.

Linh tinh một ngày

Buổi sáng ngồi chơi với thằng cháu, 9 tháng, nó mới bắt đầu bò lanh lẹ và đã dợm đứng lên. Anh chàng luôn biểu diễn bỏ hai tay để lững chững đứng rồi lại ngồi thụp xuống, nhìn nó là sự bắt đầu của một đời người.  Lòng thấy vui vui, khi nhìn ánh mắt đầy hy vọng của những khám phá mới đang ở trước mặt của một đứa bé.
Buổi chiều ngồi đút thức ăn cho ông cậu chỉ còn 2 năm nữa là đủ trăm tuổi, người ông ngã gập xuống như đứa trẻ mới tập ngồi, đôi chân ông không buồn nhấc lên nữa, chúng đang teo dần lại.  Ông ăn thìa bột từng chút nhỏ, phải đợi ông nuốt từ từ.  Đôi mắt ông buồn như đã đi, đã nhìn vạn dặm, ông đang bỏ dần quá khứ lại sau lưng ông.  Ông ngẩn ngơ nhìn một tương lai trước mặt với một dấu chấm (?)

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Tại sao

Bạn gửi, thấy ngồ ngộ, không biết tác giả là ai hay là chính người gửi cho, post lại cho cả làng cùng xem.
 
Tại sao
 
22 tháng 12: một ngày sau ngày tận thế.
Tôi đứng bên cưả sổ, nhìn xuống : đường vắng tanh, không một bóng người, không một chiếc xe. Nhà hai bên đường tối thui, đóng im ỉm. Ngay cả tiệm ăn Tầu phía trước cũng cửa đóng then cài, cái tiệm  tối hôm qua còn sáng trưng đèn đuốc, đón khách vaò thưởng thức món chả giò  thịt thiu, gói bánh tráng hoá học, chiên dầu cặn qúa hạn . Bây giờ gần 2 giờ sáng, một góc Paris vắng và lạnh.
Có lẽ tận thế thiệt. Vừa mừng vừa lo. Mừng vì tận thế, hết phải đóng thuế, trả tiền nhà, tiền điện, hết phải đánh răng rửa mặt, hết phải xức dầu Nhị Thiên Đường. Lo vì lát nữa xuống quán café , nếu không còn ai sống sót, sẽ ngồi uống café một mình, không có ông Tây hàng xóm nào bàn chuyện cứu nước Pháp như mọi bữa.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Chửi đi chứ

Kevin hay có tật đi theo tôi nói đùa:

- Sao không bao giờ thấy chị tức tối vậy, chị không biết chửi thề phải không? Để tôi dậy chị.

Nói thế nhưng hắn chưa bao giờ dậy tôi một chữ nào. Những lúc nghe hắn nói thế, tôi cứ trợn mắt rồi cười huề vốn với hắn, mong là hắn không thật sự dậy tôi như thế. Không biết Kevin chọc cho tôi cười hay tức để xổ 4 chữ bắt đầu "S" hay "F" với hắn đây chăng (?) Có lẽ Kevin buồn cười vì tôi cứ phớt tỉnh Ăng Lê trong mọi chuyện, chắc hắn nghĩ tôi khờ lắm không biết dùng mấy chữ đặc biệt trong "văn hoá chửi" của Mỹ.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Triệu chứng của tuổi già!


cụ già 80 tuổi (hình trên internet)

Gõ vài dòng trong cái điện thư định gửi cho người bạn, xong tôi lại không muốn bấm gửi đi, tôi cho nó vào draft folder. Lâu nay bỗng dưng tôi thấy mình có nhiều thư trong "draft" những lá thư viết rồi nhưng không bao giờ được gửi nữa.  Tôi không viện được lý do nào chính đáng, tôi buồn ư? hay "depress" ư? chán ư? chẳng lý do nào rõ ràng cả, chỉ là không muốn gửi đi, hay tại vì trước khi gửi, tôi đã biết trước thư sẽ không được trả lời nên tôi thấy mình vô duyên, dù chỉ là một lá thư thăm hỏi, hay thắc mắc gì đó cần giúp đỡ chăng nữa.  Nguời ta nói có bạn, nhất là bạn thân thì là điều hạnh phúc, là người mình có thể hỏi mọi thứ trên đời.  Có lẽ cái cảm giác mình già rồi, tình bạn cũng mệt mỏi già theo chăng nên chẳng buồn nói với nhau, có ai như tôi không? Hay thực sự tôi chưa bao giờ có người bạn thân nào như thế cả, tôi chỉ hoang tưởng tưởng rằng như thế, cho đến một ngày tôi chợt nhận ra chả có gì hết, như người ta bảo sắc sắc không không chi đó?

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

ĐI TÌM CÕI NGÀN TRÙNG


Nỗi Sợ Vẩn Vơ
 Nguyễn Hữu Chi  
 Tiến sĩ Tâm lý                             
 Ðời này ai dại, ai khôn?  Sống mặc áo rách, chết chôn áo lành.
Ca dao
Ðược tin ông bạn già bất thình lình “ra đi”, tôi vội mang vòng hoa đến chào từ biệt. Ông bạn tôi mặc bộ đồ rất đẹp, bình thản nằm đó. Tôi mừng thầm cho ông bạn đã “ra đi” một cách nhẹ nhàng trong lúc đang ngủ ngon lành. Sau đó, trên đường lái xe về nhà, tôi suy tư về khoảng thời gian còn lại trong đời tôi. Dù sao năm nay tôi đã trên bẩy chục tuổi đầu rồi. Theo thống kê ở Canada, người đàn ông trung bình có thể sống tới năm 76 tuổi mới được phép “ngao du vùng tiên cảnh”. Có nghĩa là tôi còn có thể sống được chừng 5 năm nữa. Vì thế, tôi nghĩ rằng đã đến lúc tôi phải phác họa ngay một “chương trình ngũ niên” cho tôi, kẻo lúc “ra đi” lại tiếc rẻ khôn nguôi.

TÌNH NGƯỜI TRÊN ĐẤT MIẾN

 (Nghịch cảnh của một gia đình người Việt Nam vừa thoát khỏi tai nạn máy bay ngày 25-12-2012 tại Miến Điện) *
Dương Đình Giao
Thoát nạn ở xứ người
1
Chiếc máy bay vẫn bốc cháy nhiều giờ liền sau vụ tai nạn.
Ngày thứ 2 của hành trình, hôm 25-12-2012, máy bay của hãng hàng không Air Bagan đưa chúng tôi từ Yangon đi Heho, nơi có hồ Inle nổi tiếng. Theo lịch trình, chuyến bay sẽ đến Heho lúc 9 giờ sau khi dừng lại ở sân bay Mandalay để đón và trả khách trong khoảng 30 phút.

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Lời ăn tiếng nói trong ca dao


Ca dao không những là tiếng nói chứa đựng tâm tư, tình cảm của người lao động mà còn là những kho tàng kinh nghiệm sống quý giá của muôn đời.
Mở từng trang ca dao, chúng ta thấy hiện lên cuộc sống của người xưa trong sương mờ quá khứ. Trong đó, lời ăn tiếng nói của con người trong giao tiếp luôn được người xưa coi trọng và hiển nhiên đó là một trong những chuẩn mực đạo đức của con người.
Một trong những “tiêu chuẩn”  hàng đầu của vẻ đẹp con người là "ăn nói”  phải mặn mà, phải có nét duyên:

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog