Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Canh gà Thọ Xuơng (tập ....)

Góc nhỏ: Lỡ theo cái chuyện "canh gà" chỉ vì trong tủ có gói thuốc bắc cô cháu gửi lâu nay dặn để nấu canh gà mà húp, xảy ra chuyện Thọ Xương, nên post mấy bài, và cứ thế nó lằng ngoằng mãi chưa hết chuyện, thêm post bên blog Hiệu Minh, nên post lại cho đủ, hy vọng là đủ để chấm dứt một câu chuyện "Hàn San" Phong Kiều Dạ Bạc của Việt Nam.  :-)

Canh gà Thọ Xương – Tứ Cảnh hay Tây Cảnh?

Tứ hay Tây?
Thứ Sáu, cãi nhau tiếp cho vui. :roll: :razz: :)
Hôm qua, mình copy từ bên Blog Xuân Diện bài viết “Sự thật về chữ “更 – canh” trong “canh gà Thọ Xương” về HM Blog. Trong lúc tranh cãi thì phía nhà Hiệu Minh có bác nick Người nhà quê đã phát hiện là PGS TS Trịnh Khắc Mạnh đã nhìn nhầm chữ Tứ ra chữ Tây.

Trong nguyên bản, lúc đầu PGS TS đăng cả ở ANTĐ và Blog Tễu như sau “Bài thơ có tên đề là Hà Nội Tây cảnh (cảnh Tây Hồ Hà Nội) với 4 câu thơ chữ Nôm:“Phất phơ ngọn trúc trăng tà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh (更) gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Tiếng chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Cụ nick Người nhà quê bên HM Blog đã phán
Người nhà quê says:
Theo như ảnh chụp bài thơ dẫn ở trên thì đề bài thơ gồm 4 chữ Hán là HÀ NỘI TỨ CẢNH (Bốn cảnh Hà nội) không phải là “TÂY” cảnh.
Bởi vậy chữ canh ở đây dù tác giả viết bằng mẫu tự nào (vì lối phiên tiếng Việt bằng chữ Nôm của các cụ rất tùy tiện, tuy cách tạo chữ Nôm có quy luật nhưng chưa được nhà nước quy dịnh thống nhất) thì vẫn phải là “canh giờ”. Đề bài khẳng định là 4 cảnh đẹp ở Hà nội .
Vậy thì còn gì chưa rõ mà các cụ cứ cãi nhau hoài?
Đã là 4 cảnh đẹp điển hình theo tác giả cảm nhận thì vấn đề thời gian vào sáng, trưa hay chiều tối đâu có cần phải bàn.
Nếu nói cảnh Hồ Tây, thì xin thưa là có những 8 cảnh đẹp kia đấy (Tây hồ bát cảnh).
Cụ giáo sư Mạnh cũng nhìn gà hóa cuốc, chữ’ tứ’ rõ ràng sao cụ lại đọc là ‘tây ‘ được nhỉ?
Hay là cụ vẫn nhớ chiến công Điện Biên nên nhìn thấy tây mất đầu(!?) ( Có câu đối ”Chặt đầu thằng Tây tứ hải giai huynh…”)
 Tổng Cua thêm thắt vào câu chuyện vui của cụ Duy Tân.
Hiệu Minh says:
Hu hu. Còm sỹ hang Cua thật kinh khủng. Người Nhà quê mà đọc chữ Nho hay hơn cả tiếng Việt.
Tôi có nhớ tích chặt đầu tây của Vua Duy Tân.
Tương truyền, khi vua Duy Tân mới mười hai tuổi, có dự ngự yến ở tòa Khâm Sứ cùng với viên cố đạo người Pháp. Ông ta có tuổi, thông thạo tiếng Việt và tiếng Hán.
Thấy nhà vua ít tuổi, nhưng có vẻ thông minh và tuấn tú, ông ta mới ra một vế câu đối “Rút ruột vua, tam phân thiên hạ”
Chữ Vương = 王, là vua, nếu bỏ đi một nét giữa (ruột) thành chữ Tam. Câu này có ý nói Pháp muốn bỏ vua, chia nước ta ra làm ba kỳ.
Vua Duy Tân nghe xong, liền ứng khẩu đối ngay:
Chặt đầu tây, tứ hải giai huynh. Chặt đầu tây bốn bể đều là anh em.
Chữ Tây = 西, nếu bỏ đầu thì thành chữ Tứ, câu này rõ ràng thể hiện sự căm ghét Pháp của vị vua thiếu niên.
Sau đó Tổng Cua có bình thêm phía dưới
Hiệu Minh says:
Người Nhà Quê diễn giải phía trên thì thuyết phục nhất. Bài thơ đó có đầu đề là “Hà Nội tứ cảnh” chứ không phải Tây cảnh. Tứ mà đọc thành Tây :)
Nếu “Hà Nội tứ cảnh” thì “canh gà” là “gà gáy sang canh” vì đúng 4 cảnh: Chuông Trấn Vũ, gà Thọ Xương, chày Yên Thái, gương Tây Hồ
Thế này có lý hơn cả.
Một lần nữa cảm ơn bác nào giấu mặt đã đùa nhưng cuối cùng đã tìm ra cuốn sách Vân Trì Thi Thảo và bài thơ Hà Nội tứ cảnh.
Đó là cách phản hồi đi đến cùng của sự thật. Còn chuyện bắt các em phải hiểu đúng “tứ cảnh” phải hiểu ngọn nguồn của nó. Nếu không, hãy để các em tự do sáng tác, đừng gò ép vào một khuôn mẫu có sẵn.
Đêm qua, mình thử qua blog Tễu và báo ANTĐ đã sửa chưa thì hóa ra các cụ bên đó đã nhận thấy đúng là chữ Tứ. Họ đã sửa  từ Hà Nội Tây Cảnh thành Hà Nội Tứ Cảnh.
Tuy nhiên trên HM Blog thì vẫn còn nguyên văn ở Para thứ 8, dưới ảnh minh họa hai giáo sư viện Hán Nôm đang mở sách.
Đã là Tứ Cảnh thì đương nhiên rất hợp lý. Và HM Blog không còn gì để bàn.
Điều  bàn thêm ở đây là từ một câu chuyện đùa của một vị chắc là giỏi Hán Nôm, bịa ra chữ canh ăn được và canh đêm để bà con nháo nhác. Nhưng vì thế mà tìm ra được chân lý.
HM Blog có bác Người nhà quê rất giỏi. Chính vì bác khẳng định đầu đề bài thơ là “Hà Nội Tứ Cảnh” nên đã giúp giải tỏa của chữ canh gà, hợp với cảnh gà gáy sang canh.
Xin cảm ơn bác Người nhà quê đã đóng góp rất lớn cho blog HM, blog Tễu và ANTĐ.
Chỉ có điều bên đó sửa mà các bác không cảm ơn lấy một tiếng. Lặng lẽ làm thế thì mất hay :)
Công lao “Tây” thành “Tứ” cũng to đấy chứ.
HM. 18-10-2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog