Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Happy Halloween

Sáng nay nhận được cái link này cho ngày Halloween.  Bỏ vào đây cho mọi người xem

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Bài thơ từ đảo gửi cô bé Uyên

Sáng Chủ Nhật của tôi bắt đầu với một bài thơ của người lính trẻ (tôi đoán vậy, vì chắc nhà nước VN chả có gửi ông già nào ra đó) gửi cho cô  sinh viên yêu nước 20 tuổi, Nguyễn Phương Uyên, một ủy viên ban chấp hành đoàn của lp cô, người mà mới đây thông tin trên mạng cho biết cô bị bắt vì bị buộc tội đã rải truyền đơn chống Trung Quốc. Bài thơ đầy xúc cảm của người lính đảo gửi cho cô sinh viên làm tôi nhớ lại thời tuổi trẻ của mình cũng đầy những hoài bão dành cho quê hương, từng một thời nghĩ không thể yêu nổi những "chàng trai" chỉ nghĩ đến tình riêng mà không đặt tình yêu cho Tổ quốc là trên hết.  
Đọc bài thơ, nghĩ chiều nay tôi sđọc bài thơ này để gửi đến cả những người không quen.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Câu chuyện nhỏ, nhân cách lớn

ĐÂY LÀ MỘT CÂU CHUYỆN CÓ THẬT XẢY RA VÀO NĂM 1892 TẠI ĐẠI HỌC STANFORD
Có một cậu học sinh 18 tuổi đang gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Cậu ta là một đứa trẻ mồ côi, và cậu ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền. Thế là anh chàng này bèn nảy ra một sáng kiến. Cậu ta cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.
Họ tìm đến người nghệ sĩ dương cầm đại tài Ignacy J Paderewski . Người quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản phí bảo đảm $2000 để cho ông ấy được biểu diễn. Sau khi họ thoà thuận xong, hai người sinh viên ấy bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị để cho buổi trình diễn được thành công.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Nghĩ về bài thơ Trường Sa Hành của Tô Thùy Yên

Nguyễn Anh Khiêm
Quần đảo Hoàng Sa mất vào tay người Tàu trung tuần tháng giêng 1974 sau một trận thủy chiến không cân sức giữa quân lực VNCH và lực lượng hùng hậu của hải quân Trung Cộng. Tô Thùy Yên viết bài Trường Sa Hành trong một lần đi công cán ngay tháng ba 1974, tại quần đảo phía nam Hoàng Sa, đảo Trường Sa. Như vậy bài thơ được viết chỉ vài tháng sau tang lễ lớn của 74 sĩ quan và binh sĩ đồng đội. Bài hành đồ sộ dài 64 câu, bài thơ lớn không phải vì dài mà vì tư tưởng nhân bản, chủ đề sâu sắc, chữ nghĩa rực rỡ cùng nghệ thuật diễn đạt tuyệt luân, vượt xa mọi mặt một trời với mấy bài Tống Biệt Hành và Hành Phương Nam được nhiều nhà phê bình và độc giả luôn nhắc tới của Thâm Tâm và Nguyễn Bính.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Nghe Quốc ca VNCH ngày xưa

Ban Hòa Tấu Ukraine, một nước thuộc Cộng Sản Liên Xô trước kia, trình tấu bản Quốc Ca VNCH...

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

48 năm tìm nhau

Góc nhỏ: Post lại bài này để nhớ một buổi chiều trời ảm đạm, ngồi trên xe bus về nhà, mà tay cứ phải cầm cái khăn giấy chậm nước mắt vì nước mắt đâu rơi  tỉnh bơ, bên cạnh là một ông già (hi hi, gọi ông ta già chứ thực sự mình cũng xưa " như trái đất" rồi còn đâu), không ngưng nổi những giọt nước mắt, suýt chút nữa là khóc tấm tức luôn.  Kể chuyện này mà bạn tui đọc được sẽ bảo "lắm chuyện" cho mà coi. Không hiểu sao tui không khóc ba cái chuyện lẩm cẩm tình cảm trai gái, nhưng cứ tình cha me con cái, anh chị em chia lìa là tui khóc ngon lành.  Trong đầu hình dung ra cảnh đời của hai anh em, mà nấc lên như người em trong truyện.  Tâm lý học chắc lại có một case để giải thích hiện tượng tâm lý này phải không?  Họ sẽ bảo tui cũng có một "người anh" chưa tìm ra? Thực sự thì không có, mà tui thì có một đàn em phải lo thì có :-)


Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Thanh niên và Cổ Ngư

Bài này Góc nhỏ post lại không vì món "canh gà" mà vì tên một con đường, con đường Thanh Niên ở Hà Nội.  Khi đọc bài viết ở blog Người Hiếu Cổ nhắc đến tên con đường Thanh Niên, nhớ lại cảm giác khi tôi hỏi con đường Cổ Ngư người ta không biết nó ở đâu, chỉ người lớn tuổi mới biết đó là con đường Cổ Ngư,  cho nên nhắc đến chuyện xưa có những câu thơ cổ, mà không biết về lịch sử của một nơi chốn, thì con cháu về sau cũng chẳng hiểu đâu vào đâu, rồi sẽ lại có những câu chuyện như canh gà Thọ Xương, bởi ngày xưa có lẽ con đường Cổ Ngư còn có cảnh như trong đoạn văn của Hoàng Đạo Thuý, chứ ngày nay khó có thể tìm thấy điều ấy ở con đường Thanh niên ấy nếu tôi không lầm.  Cách nay 12 năm tôi thấy nó đã xô bồ bụi bặm lắm rồi.   
Bao nhiêu con đường, địa danh đã bị thay đổi, rồi đây các thế hệ sẽ rất khó khăn để nối kết những liên hệ với nhau qua những câu thơ, bài văn c, phải chăng? 


Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Có một tượng đài người phụ nữ Hà Nội trên đỉnh Đèo Ngang


Nguyễn Xuân Diện 

Trong văn học Việt Nam có một người phụ nữ Hà Nội đã để lại vóc dáng đài các đã mấy trăm năm. Người phụ nữ tài hoa ấy, đứng trước thiên nhiên đất nước đã nói tâm tình của một con người cô đơn nhỏ bé trước vũ trụ, nhưng dường như đã cố giấu đi cả tên tuổi của mình. Mặc dù tên của bà có ý nghĩa là mùi hương thơm nức, nhưng bà vẫn cố giấu đi, ngay cả tên gọi của mình. Người ta cũng không gọi bà bằng tên gọi của chồng bà như những phụ nữ khác. Người ta chỉ gọi bà bằng cái chức vụ của chồng bà mà thôi. Đó là Bà Huyện Thanh Quan. Tên thật của bà là Nguyễn Thị Hinh. Hinh chữ Hán có nghĩa là hương thơm ngào ngạt.

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Canh gà Thọ Xuơng (tập ....)

Góc nhỏ: Lỡ theo cái chuyện "canh gà" chỉ vì trong tủ có gói thuốc bắc cô cháu gửi lâu nay dặn để nấu canh gà mà húp, xảy ra chuyện Thọ Xương, nên post mấy bài, và cứ thế nó lằng ngoằng mãi chưa hết chuyện, thêm post bên blog Hiệu Minh, nên post lại cho đủ, hy vọng là đủ để chấm dứt một câu chuyện "Hàn San" Phong Kiều Dạ Bạc của Việt Nam.  :-)

Canh gà Thọ Xương – Tứ Cảnh hay Tây Cảnh?

Tứ hay Tây?
Thứ Sáu, cãi nhau tiếp cho vui. :roll: :razz: :)
Hôm qua, mình copy từ bên Blog Xuân Diện bài viết “Sự thật về chữ “更 – canh” trong “canh gà Thọ Xương” về HM Blog. Trong lúc tranh cãi thì phía nhà Hiệu Minh có bác nick Người nhà quê đã phát hiện là PGS TS Trịnh Khắc Mạnh đã nhìn nhầm chữ Tứ ra chữ Tây.

Bãi biển Sơn Tịnh, nếu bạn chưa đến

Blog Lương Kháu Lão
Bờ biển Việt Nam dài hơn hai ngàn cây số có rất nhiều bãi biển đẹp
Trà cổ có bãi cát dài và phẳng, nước trong rất phù hợp để tắm biển nhưng cảnh sắc đơn điệu và …xa quá, ở mãi Móng Cái địa đầu Tổ quốc nên ngay cả giữa mùa hè nóng bỏng cũng vắng vẻ đìu hiu
Đồ Sơn phong cảnh rất hữu tình , nhà nghỉ và gái điếm “đông như quân Nguyên” nhưng nước đục không ai muốn tắm . Người ta- tức là chỉ đám đàn ông- đi Đồ Sơn chủ yếu để “tắm cạn” trong nhà nghỉ . Cũng mang theo vợ con đấy nhưng thiếu gì cách đánh du kích . Nhiều hội nghị tổ chức ở Đồ Sơn tiếng là để kết hợp cho các đại biểu nghỉ mát nhưng thực chất các đại biểu đều tranh thủ đi “tầu nhanh” vì giá rẻ bất ngờ . Có trường hợp “cháy chợ”

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Chùa Thiên Mụ hay chùa Trấn Vũ?


(Trích trong cuốn "Những điều nên biết" của Nguyễn Văn Thái)


LTG
: Mới đây, tôi được đọc một bài của Bác Sĩ Trần Tiễn Sum viết ngày 11 tháng 2 năm 2010 về một câu ca dao trong đó nói đến chùa Thiên Mụ. Bài viết này rất hay tuy nhiên khá dài. Vì thế tôi xin mạn phép thu gọn lại cho ngắn hơn, và cố gắng dùng những chữ dễ hiểu cho phù hợp với những độc giả trẻ tuổi. Ai muốn đọc toàn bài của BS Trần Tiễn Sum, hãy vào mạng www.khoahoc.net.

Gần đây một số nhà khảo cứu trong và ngoài nước đã đề cập đến câu ca dao nổi tiếng về thắng cảnh ở Huế nhưng lại nêu nghi vấn liên quan đến các địa danh ở Hà Nội.

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Con cháu Hai Bà Trưng


"Trong các câu chuyện đan xen lẫn nhau, có mẩu chuyện nhỏ vui vui. Khi chị Yến, chị gái Nghiên bị công an gọi lên, họ hỏi
-    Hoàng Sa, Trường Sa là của nước nào?
Chị trả lời:
-    Của Liên Xô
-    Tại sao chị bảo của Liên Xô?
-    Vì em tôi bảo của Việt Nam thì các ông bắt nên tôi phải nói thế, tôi sợ trả lời thật lại bị các ông bắt."

Canh gà Thọ Xương đúng là…canh gà?

Theo blog Hiệu Minh

Canh gà Thọ Xương đơn giản là món súp? Ảnh minh họa.
Bài viết của tác giả Hocmon
Thưa bạn đọc.
Một quí độc giả có nick là hocmon vừa post một comment trên entry “Nền giáo dục hóc…xương gà” về tích canh gà Thọ Xương như sau
“Nguyên bản cuốn Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh Thi Tập hiện đang lưu trữ tại thư Viện nghiên cứu Hán Nôm. Sách này có chép bài thơ mang tên Tối ức Thọ Xương thang (Nhớ nhất canh Thọ Xương) của Dương Khuê”
Nguyên văn viết: 裊裊搖風竹,蒼蒼鎮武鐘,壽昌多故舊,同買燉雞湯。煙鎖西湖水,杵驚安泰鄉,河城斯美景,最耐客思量

Thọ Xương là Thọ Xương nào?

Theo Blog 5 Xu
Đi trên phố Phủ Doãn, nếu để ý sẽ thấy một ngõ khá to nằm giữa Ấu Triệu, Ngõ Huyện và xa hơn một chút là phố Chân Cầm.
Nói Chân Cầm chắc nhiều người sẽ nhớ đến sẽ nhớ hàng miến lươn và đặc biệt là bia Sửu, nay đã chuyển địa điểm. Ngõ Huyện thì hồi trước là karaoke, nay là cà phê, đầu ngõ phía Lý Quốc Sư là hàng cháo sườn buổi chiều rất là đông khách.
Còn Ấu Triệu thì quá nổi tiếng nhờ …Nhà Thờ và các quán cà phê như La Palace.
Nhưng cái ngõ kia thì ít người để ý hơn, vì nó chẳng có gì đặc biệt, ngoài cái tên: “Ngõ Thọ Xương”.
Ngõ Thọ Xương là di sản còn sót lại của huyện Thọ Xương thuộc tỉnh Hà Nội.
Nếu con gà ở đây gáy mà ngoài hồ Tây nghe thấy, hẳn con gà ấy phải to bằng con voi.

“Canh gà Thọ Xương” không phải là món ẩm thực nổi tiếng của hồ Tây, Trời ạ !


canh-truc
GIÓ ĐƯA CÀNH TRÚC LA ĐÀ
Vũ Quốc Thúc (Paris)
Mới đây tôi được đọc trên mạng lưới Internet một bài phiếm luận lý thú về hai câu thơ, thời tiền đô hộ Pháp. Đó là hai câu lục bát:
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương
Ngay từ hồi còn học ở Trường Thành Chung Nam Định (1934 - 1937), tôi đã được đọc hai câu thơ này, nhưng không phải là tiếng chuông Thiên Mụ  mà là tiếng chuông Trấn Vũ. Theo tôi nhớ thì đây là hai câu đầu của một bài thơ tứ tuyệt:

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Cá Mặn Chưng Gừng

Tạ Phong Tần
Ông cố nội tôi, người Triều Châu (thường kêu là Tiều) từ Trung Quốc chạy nạn sang Việt Nam bằng đường biển, sau nhiều ngày phiêu bạt lênh đênh theo sóng gió rồi cuối cùng tấp vào vùng đất cuối cùng này..Nghe cha tôi nói ông cố nội đi theo nhóm người Thiên Địa Hội (kêu là người Minh Hương) trốn sự truy sát của vua Càn Long đời nhà Thanh, khi đi chỉ xách theo có cái hu ná (tức cái va-li đan bằng sợi mây ta thường thấy trong các phim cổ Hồng Kông) với hai bộ quần áo. Vậy mà ông làm nên sự nghiệp, con cháu đầy đàn, ruộng đất cò bay thẳng cánh.

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Kỹ thuật lái xe khi khẩn cấp

Từ email
Du lịch xuyên bang bằng xe hơi là điều rất thú vị, đem lại cho chúng ta những kinh nghiệm khó quên, nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận một thực tế rất phũ phàng: xe hơi là loại vũ khí giết người nếu chúng không được xử dụng đúng cách nhất là trong những trường hợp khẩn cấp. Tác giả chỉ ước mong bài viết này đã đem đến cho đọc giả những kiến thức căn bản hầu có thể bình an vô sự nếu những rủi ro, hoạ hiếm đề cập ở trên xảy ra cho các bạn.
Chúc các bạn lái xe thật cẩn thận và an toàn

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Một nếp tư duy đơn sơ, tùy tiện

Vương Trí Nhàn biên soạn
Kém óc khoa học
Trong đám trí thức chúng ta đã có nhiều kẻ tự nhận mà tuyên bố lên rằng người Việt Nam thiếu óc phê bình, không có óc khoa học. Rồi coi ai cũng thim thíp chịu cả, ai cũng làm thinh, không cãi lại.
Phải, chịu chứ còn cãi sao được!
Các sách Nho ta thường học mở ra thấy đầy những chữ như là tam tài, tam quang, ngũ luân, ngũ hành (1)… còn bao nhiêu nữa không kể hết -- mới nghe như là rành về óc phân loại lắm, mà kỳ thực nào có phải.
Những chữ số mục trên một danh từ ấy, chẳng qua bởi người ta thấy cái gì được đến đâu thì kể đến đó, chứ chẳng phải có chủ ý làm một sự phân tích cho hợp với lẽ đương nhiên.

CÁCH TRỊ ALLERGY RẺ TIỀN VÀ HIỆU NGHIỆM TUYỆT VỜI

Từ email
                                               Thân chào Quý Vị !                                                      
                                                                          
Một hôm đi chợ Trời nhỏ, bà xã tui được một bà cùng đang mua rau,chỉ cho một “phương thuốc trị Allergy” mà bà ấy đã được một người Mễ hướng dẫn như sau:                                                                                                                                         
Hai hoặc ba củ cải ĐỎ, tiếng Anh gọi là Radish (tùy theo lớn, nhỏ, loại củ này to khoảng ngón chân cái , mua ở Food Mart thì rẻ hơn các chợ khác), đem mài hoặc xay nhuyễn, trộn với nước cốt của nửa trái CHANH VÀNG và một hoặc hai muỗng cà phê mật ong thứ thật. Uống hỗn hợp này trong ngày. (Nếu muốn loãng hơn thì có thể chế thêm vài muỗng nước đun sôi để nguội).

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Lá cờ và người chiến binh

Mấy năm trước trên net người ta hay bàn cãi về những lá cờ của VN. Về sự chính danh của lá cờ vàng ba sọc đỏ, hay lá cờ đỏ sao vàng.  Chính danh hay không, thích hay không thích, thì cũng  phải chấp nhận một điều lá cờ vàng ba sọc đỏ đã đi vào lịch sử, bây giờ lá cờ là một biểu tượng của một cộng đồng tự do không phải là lá cờ quốc gia nữa (gõ tới đây tôi tưởng chừng nghe vang vang câu nói của bạn tôi, bộ muốn thiên hạ vào ném đá hay sao mà viết về chuyện lá cờ?), còn lá cờ đỏ sao vàng thì tôi không có chào cờ bao giờ nhưng nó đang là biểu tượng của một quốc gia, không thể nói vớ vẩn để phủ nhận nó. 

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Như chưa hề bỏ nước ra đi, tỵ nạn

Lâu lâu tôi phải tìm xem các phim bộ cho ba tôi xem ở Youtube, nhưng ba tôi thì không thích xem VN, vì khung cảnh bây giờ trong phim thường có bối cảnh những gia đình giầu có, có vẻ khoe khoang một xã hội có khi là giàu hơn cả những xã hội tư bản khác, cứ nhìn những bộ bàn ghế, những cánh cửa bằng gỗ khắc tinh xảo đù biết là VN đã phải đốn bao nhiêu cái cây trên rừng, trong khi ngoài đời còn đầy dẫy cảnh ngộ nghèo khó khác. Một điểm đặc biệt là những phim VN sau này hình như có kèm thêm một hai nhân vật "Việt Kiều" mà ở đó mô tả quá khứ các nhân vật này là những người thuộc băng đảng tội phạm làm ăn bất hợp pháp nên phải trốn ra nước ngoài, rồi trở về như một Việt Kiều hay là một VK là tội phạm ở nước ngoài trở về để mở đường kinh doanh trong nước.  Đại khái là vậy. Không có một Việt Kiều nào bỏ nước ra đi tỵ nạn nay trở về công thành doanh toại để giúp đất nước (hay có mà tôi chưa xem thấy chăng?).  Dù rằng cũng có một số VK đã trở về được nhà nước trao bảng vàng này nọ, được khen thưởng là khúc ruột chi đó, nhưng trong phim thì mô tả những VK là cặn bã dù bỏ đi hay trở về.  Vì thế mà ba tôi ngán không thích xem.  

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã đi

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện tác giả tập thơ “Hoa Địa Ngục” người đã trải qua 27 năm ở các trại tù Cộng Sản đã trút hơi thở cuối cùng lúc 7g 17 phút sáng ngày Thứ Ba 2 tây, tháng 10, 2012 tại bệnh viện Western Medical Center ở Santa Ana, thọ 73 tuổi.
Theo lời nhà văn Trần Phong Vũ, một trong những người bạn thường hay đến nhà thăm và săn sóc ông thời gian sau này, kể cả 5 ngày cuối cùng khi ông nhập viện, bác sĩ của bệnh viện cho biết tình trạng nguy kịch của ông lúc sáng sớm thứ Ba. Ông Nguyễn Chí Thiện từ chối trợ giúp “Life Support” để kéo dài sự sống nên anh Trần Phong Vũ từ nhà lái xe vội đến bệnh viện cũng không kịp gặp ông trước khi mất.

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Về vụ ăn ăn cắp địa chỉ e-mail

From email 
 
Gần đây một số người nhận được e-mail mà tiêu đề (subject) chỉ có chữ “Hi” hay “Hey” hoặc “Hello” hay “Wow” hoặc “No subject”. Mở e-mail ra chỉ thấy một hàng link vào một website khác. Cái không ngờ là những e-mail này lại gửi từ thân hữu trong nhóm. Nếu bạn click vào cái link đó, bạn sẽ thấy một bài viết quảng cáo... Tưởng người quen gửi đến, bạn mở ra xem, tức thì những dữ kiện ở đâu ào ào tuôn vào computer. Nếu không kịp tắt computer là rắc rối to.  
Lúc đầu chúng tôi tưởng nó là virus, nhưng cho scan computer thì không thấy có con virus nào. Chúng tôi nghiên cứu vụ này và biết được ít tin tức về chúng.

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Cảm nghĩ về người hát của một thời

"Phải có kiểm duyệt. Lỡ hát những bài người ta không cho phép thì phiền lắm.
Nhưng mà nhiều khi tôi nghĩ nó cũng đúng. Mình vào nhà người ta. Tức là vào nhà người ta thì chỉ được làm những gì người ta cho phép.
Cái điều đó chẳng làm phiền gì mình hết. Tại vì nhiều khi cái mình thích chưa chắc là cái người ta thích." (Khánh Ly)

Chuyện ca sĩ Khánh Ly được phép về VN hát và bà có về hay không thì cũng là tự do chọn lựa của bà, dù sao thì những người nhớ tới nhạc của bà một thời là những Ca Khúc Da Vàng khi tình hình chính sự miền Nam rối ren và bọn con nít như tôi thời đó nghe nhạc TCS do Khánh Ly hát mà không biết rằng ca khúc Da Vàng từng làm cho chính phủ miền Nam không vui bởi đó là những bài hát làm nhụt ý chí chiến đấu của những người lính miền Nam, thế nhưng những bài hát vẫn được phổ biến, không ai cấm cản. Phải nói đã lâu tôi không còn nghe bà hát, nếu có vẫn chỉ là giọng của bà ngày xưa, bây giờ bà không còn hát hay với giọng hát sang sảng mà mỗi sáng đến trường chúng tôi vẫn nghe, nhắc nhở chúng tôi đến trường trong một giai đoạn khói lửa của quê hương.  Quê hương không thanh bình.  Và nếu bây giờ bảo quê hương không còn khói lửa thì ai còn muốn nghe bà hát nữa không? Tôi không biết, nhưng tôi biết chắc là tôi rất ít nghe Khánh Ly hát từ lâu.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog