Tặng nhau cái bánh lúc thảm họa
và giành nhau hàng cứu trợ!
Quốc Nam
----------------------
Động đất ở Nhật Bản đã cướp đi mạng sống của hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn người. Nước Nhật trải qua thảm hoạ lớn nhất từ thế chiến lần thứ II đến nay. Báo chí toàn thế giới đưa đậm về thảm hoạ này, với nhận xét “người Nhật chỉ có một tài nguyên duy nhất để phát triển thành siêu cường: Con người”.
Động đất cực lớn nhưng người Nhật không hoảng loạn, mất bình tĩnh. Trên các trang truyền thông lớn như CNN, BBC…và báo chí Việt Nam nói người Nhật thứ tự ra khỏi các toà nhà đang run lên bần bật một cách trật tự. Không có cảnh la hét, hoặc gây gổ, giẫm đạp lên nhau.
AFP dẫn lời giáo sư đại học Havard Joseph Nye nhận xét rằng thảm họa này có thể khiến "quyền lực mềm" của nước Nhật tăng lên. Quyền lực mềm, theo giáo sư Nye, là thuật ngữ ông dùng để mô tả cách mà các quốc gia đạt được mục tiêu của mình bằng cách khiến nước khác ngưỡng mộ.
Ông nhận xét: "Họ cho thấy một xã hội ổn định, kỷ luật tốt và được chuẩn bị sẵn sàng cho những thảm họa, một quốc gia hiện đại. Họ đối phó với thảm họa một cách bình tĩnh và trật tự".
Đến hôm nay ngày 15.3, đã qua nhiều ngày, nước Nhật đối mặt với thảm hoạ, khó khăn vô biên nhưng chưa thấy bản tin nào nói về sự hôi của, cướp bóc. Một cuộc khủng hoảng lớn của thiên tai, xoả sổ nhiều khu dân cư, nhưng người Nhật vẫn trật tự, họ biết liên kết lại để vượt qua khó khăn.
Cũng như trước đây, người Nhật từng bước ra khỏi thế chiến thư II với tư thế thua trận, nhưng họ đã liên kết lại để xây dựng đất nước mặt trời mọc thành siêu cường. Nước Nhật đã đưa các chương trình thảm hoạ vào trường học, dạy kỹ năng ứng phó với động đất, núi lửa, sóng thần. Ứng xử với nhau trật tự, văn minh, ngay cả lúc cận kề giữa sống và chết.
Người Nhật dạy công dân của mình rằng đất nước không có tài nguyên nào lớn hơn ngoài con người, và họ phải dùng trí tuệ để đưa đất nước phát triển chứ không phải bám vào “rừng vàng, biển bạc”. Công dân bình tĩnh xếp hàng nhận cứu tế của nhà nước trật tự, không chen lấn xô đẩy. Báo chì dẫn lời một du học sinh nói:“Tôi đang đi bộ về nơ trú tạm thì một phụ nữ gọi tôi lại và tặng tôi một cái bánh, mặc dù cửa hàng của chị vừa phải đóng cửa vì thảm họa động đất và sóng thần”
Nhìn lại chúng ta, trận lũ lịch sử năm 2010 ở miền Trung đi qua, nhiều đoàn cứu trợ được triển khai. Cứ tưởng sau thiên tai mọi người sẽ liên kết để vượt qua khó khăn, nhưng đã có nơi này, nơi kia xảy ra hiện tượng tranh giành hàng cứu trợ, sau đó là kiện cáo, tố nhau nhận nhiều nhận ít. Thậm chí có cả chuyện hiệu trưởng một trường học cũng “cướp” tiền cứu trợ của học sinh để may váy đã diễn ra ở Hà Tĩnh.
Bao nhiêu hội cứu tế ở Nhật được lập ra để ứng cứu tình nguyện, nhiệt tình, thì ở ta lại có đoàn cứu trợ lại phát biểu kỳ quái: “Của tôi, tôi ưa cho ai là quyền tôi”.
Người Nhật dạy dỗ nhau không được nói dối, nói dối như quốc nhục, và họ đã thành công. Chính sự liêm chính đã đưa nước Nhật hùng mạnh, ít tham nhũng.
Chúng ta cũng là đất nước thiên tai, nhưng mấy chục năm nay có dạy học sinh thuần thục các kỹ năng ứng phó với mưa bão, lũ lụt?
Chúng ta có bình tĩnh xếp hàng trước các đoàn cứu trợ?
Trận động đất lớn đến 9 độ Richter khiến nước Nhật mất đi hàng trăm tỉ USD nhưng nước Nhật lại nhận được sự liên kết mạnh mẽ của dân tộc họ. Và thế giới sẽ chứng kiến một sự hồi sinh kỳ diệu từ ý chí của người Nhật. Quốc tế giúp đỡ trước mắt, sau đó người Nhật phải làm lại mọi thứ.
Người Nhật đã chuẩn bị tinh thần từ công dân nhỏ bé đến người đứng đầu Chính phủ từ hàng thập niên qua để đối đầu với các thảm hoạ lớn nhất thế giới. Và điều quan trọng nữa, dù thiệt hại lớn về kinh tế, nước Nhật vẫn chưa tuyên bố rút lại các giá trị tài trợ cho cộng đồng các đất nước mà họ đang giúp đỡ. Có lẽ bởi giá trị Nhật không bội tín với lời hứa của mình!
Nhìn vào trận động đất 9 độ Richter, ý chí người Nhật lại lớn hơn cả 9 độ và sóng thần 10m. Một ý chí liên kết xuất phát từ tinh thần samurai tốt cần học hỏi để chấn hưng tinh thần chúng ta.
Tôi cúi đầu thán phục những người bạn Nhật.
Vài cảm nhận về tính cách con người Nhật
trong ứng sử với cuộc sống
( Thúy Hồng )
Chồng tôi là kĩ sư IT đang làm việc tại Nhật Bản. Sau một thời gian làm việc tại Việt Nam, tôi đã theo chồng qua Nhật sống, tuy chỉ mới sống trên đất nước này một thời gian ngắn nhưng tôi đã cảm nhận được tất cả các đức tính tốt mà ít có dân tộc nào có được.
Tôi viết những dòng này chỉ để bạn đọc tại đất nước mình đọc để hiểu hơn về con người Nhật cũng như chia sẻ với những khó khăn mà đất nước họ đang gánh chịu. Từ Việt Nam qua tôi còn mang trong mình những suy nghĩ và cư sử của người Việt, nên phải một khoảng thời gian sau tôi mới phần nào thích ghi với suy nghĩ và cách sống của Đất nước này. Các bạn biết không? Đại đa số người Nhật rất văn minh trong cư xử và lịch sự trong giao tiếp, và bây giời khi tai họa xấy ra tôi lại thấy trong họ sự can đảm, bình tĩnhđến lạ lùng để đối phó với khó khăn. Ở họ tập trung những đức tính tốt mà khi chúng ta tiếp xúc đáng để học tập và trân trọng.
Đức tính đầu tiên mà chúng ta đáng trân trọng đó là người Nhật không bao giờ xả rác tùm lum ra đường, ở những nơi công cộng như đường đi, nhà ga... đều có các thùng để họ có thể vứt rác. Đường xá lúc nào cũng sạch bóng hiếm khi nào bạn thấy rác bị xả ra đường. Rác sinh hoạt trong gia đình thì được họ phân ra theo từng loại như rác cháy được, rác không cháy được và rác tái chế được. Ứng với mỗi loại rác là những ngày đổ khác nhau. Theo đó người dân cứ tuân theo lịch đổ rác từng ngày và mang rác bỏ vào những nơi quy định sẽ có nhân viên thu gom rác đến mang đi .
Một đức tính đáng trân trọng mà không đất nước nào có được đó là người Nhật cư xử rất lịch sự. Người Nhật làm bất cứ việc gì cũng sếp hàng theo trật tự, dù là mua hàng, lên tầu, xe, hay đi vào quán ăn... trong tất cả các hoạt động sinh hoạt thì họ đều làm việc theo thứ tự trước sau. Không ai bảo ai họ cứ thực hiện theo trật tự ai đến trước thì sếp hàng trước, ai đến sau thì sếp hàng sau, không một ai chen lấn xô đẩy hay cãi lộn. Ngay cả hôm xẩy ra động đất hệ thống tầu điện ngừng chạy, phương tiện đi lại duy nhất là taxi. Không cần đến lực lượng công an đứng ra dẹp trật tự, nhưng hàng ngàn con người nối đuôi nhau sếp hàng để đón taxi. Đêm hôm lạnh buốt, họ cứ nối đuôi nhau sếp hàng không hề thấy sự xô đẩy chen lấn, điều này chắc khó có được trong cư sử của một dân tộc khác. Nếu ở một dân tộc khác tôi giám chắc rằng trong tình huống nguy cấp vì mong muốn về nhà để xem tin tức người thân, phần vì cả ngàn người nối đuôi nhau sếp hàng trong các ga tàu, phần vì giá buốt của mùa đông chắc chắn họ đã chen lấn xô đẩy để tranh giành nhau theo kiểu mạnh ai người đó thoát rồi.
Điều mà ta trân trọng trong cách cư sử của người Nhật nữa là họ rất thật thà và chân thật, nếu bạn đi trên tàu điện, hay xe bus, hay những chỗ đông người thì ta không phải đề phòng nạn móc túi như ở các nước khác. Chẳng may nếu có vô tình bạn để quê ví tiền, hay mọi đồ vật gì đó thì họ sẽ tìm cách liên hệ trao lại cho bạn nguyên vẹn bằng mọi hình thức có thể.
Người Nhật còn có tính tự lập rất cao. Ngay từ bé họ đã được giáo dục về tính tự lập từ rất sớm, ngay từ khi học lớp 1 các em bé Nhật đã tự mình đi học bằng tầu điện mà không cần sự dẫn dắt của người lớn, khi lên tuổi 18 phần đa họ đã dọn ra sống riêng với gia đình và bắt đầu kiếm tiền để trang trải học hành. Chính những điều ấy tạo ra chọ họ luôn chủ động bản lãnh trong mọi trường hợp.
Không chỉ dừng lại ở đó đức tính tốt của con người Nhật lại được thể hiện trong lúc khó khăn, họ rất bình tĩnh và can đảm. Điều đó thể hiện rõ nhất trong trận động đất mới nhất ngày 11/3 vừa qua. Mới đầu tôi nghĩ vì họ sống ở vùng có nhiều động đất nên mới có được tính bình tĩnh và can đảm như vậy nhưng tôi đã nhầm, bởi ở các nước hàng năm vẫn có nhiều thảm họa như bão lụt, nạn giẫm đạp, động đất, sóng thần. Trong những tình huống như vậy họ đâu bình tĩnh và vẫn chen lấn xô đẩy làm tình hình thêm phúc tạp, nhưng người Nhật thì không.
Lúc trận động đất xẩy ra tôi đang làm việc tại công ty. Vì công ty tôi làm theo dây truyền dưới xưởng sản xuất, nên vị chí thoát hiểm ra ngoài cũng khó khăn hơn. Công ty tôi làm tập hợp mọi người ở các nước ở châu Á, khó khăn hơn. Công ty tôi làm tập hợp mọi người ở các nước ở châu Á, trong đó có Người Việt, người Trung Quốc, người Philipin, người Braxin, người Hàn Quốc. Trong đó Người Nhật chiếm nhiều nhất, khi động đất xẩy ta tất cả chúng tôi không được báo trước. Cả xưởng sản xuất chao đảo rung lắc, đồ đạc trong xưởng đổ ngổn ngang, bọn tôi rất sợ hãi hoang mang, có rất nhiều người đã khóc và la hét vì sợ hãi, nhưng riêng người Nhật thì không một ai có hành động như vậy.
Bây giờ nghĩ lại tôi thấy sao họ bình tĩnh như vậy, trong lúc tất cả bọn tôi sợ hãi không biết làm thế nào và nghĩ có lẽ nhà sắp sập thì họ đã bình tĩnh nói cùng họ chui xuống ngầm bàn tránh nạn, khi thấy tình thế không hề tốt hơn, họ đã hướng dẫn chúng tôi cùng chạy ra ngoài bãi đất trống theo lối thoát hiểm. Đó là những đức tính đáng trân trọng mà tôi đã cảm nhận được khi sống ở đây, và có lẽ ai đã từng sinh sống học tập và làm việc tại Nhật chắc chắn cũng có những cảm nhận như tôi. Tôi nghĩ rằng nếu đất nước mình cũng có được phần nào những tính cách tốt như vậy thì có lẽ đất nước sẽ phát triển hơn rất nhiều.
Bây giờ sau khi động đất qua đi, hậu quả của nó thật nặng nề, trên khắp các phương tiện truyền hình của Nhật đều đưa những hình ảnh về hậu quả của cơn sóng thần, nhìn những hình ảnh tang thương mà người Nhật gánh chịu tôi không cầm được nước mắt. Tôi hy vọng hậu quả sẽ nhanh chóng được khắc phụng và bình an sẽ nhanh đến với họ. ( Thúy Hồng )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét