Từ lâu tôi cũng có ý định viết một bài về mấy cái xách tay của phụ nữ so với đàn ông, tại sao phụ nữ lúc nào cũng mang thập cẩm hầm bà làng trong túi, trong khi đàn ông thì họ rất nhẹ nhàng, ngay cả cái chìa khóa xe cũng không muốn mang nốt, như trường hợp của tôi, bước xuống xe là ông chồng giao chiếc chià khóa cho mình cầm, thật là lạ, chả lẽ họ làm biếng tới mức ấy? Nhưng năm tháng trôi qua, mình chả lên tiếng thì các ông vẫn cứ ung dung hai tay bỏ túi, trong khi phụ nữ cứ "tay nách xách mang", và cũng đúng như tác giả bài viết sau đã viết, trong đó đủ thứ "không thể thiếu" mà lắm lúc tôi cũng giận mình sao cứ phải mang đủ thứ, nhưng bỏ ra thứ nào cũng không được, nhất là đi làm xa như tôi, hàng ngày đi về cả trăm dặm thì lại càng không thể thiếu thứ gì, từ cái khăn giấy tới thuốc bôi phỏng tay (mà chả biết mấy khi bị bỏng nếu không ở trong bếp) tới thuốc nhỏ mắt (dù tôi chả bao giờ cần), chìa khóa thì mang cả chùm, dù chẳng biết cái chià nào cho cái cửa nào, hay tủ nào.
Bây giờ thời đại hi-tech thì lại iphone, tablet hay ipad, vài cái flash drive, làm cứ như nếu để ở nhà thì sẽ mất, mang đi kè kè cho chắc ăn :-), rồi dù khi trời nắng phòng cơn mưa bất thình lình, nào mũ để lỡ muốn đi bộ dang nắng, ôi thôi đủ thứ, nếu thời đại tôi ở nơi đây có thể mang quang gánh lên xe bus chắc tôi cũng hai vai hai cái rổ như người bán hàng rong cho đỡ vất vả một bên vai. Ngay cả muà này trời trở lạnh, tôi còn thêm một cái túi để đựng áo lạnh, khăn quàng mang theo buổi sáng, chiều về phải bỏ vào túi tha về. Tuy nhiên tôi không thuộc nhóm phụ nữ tung tiền mua những cái xách, ví đắt tiền, tôi chỉ mua những tuí xách thật rẻ tiền, có khi đồ cũ trong mấy tiệm Goodwill. Đi chơi đâu tôi cũng mua một cái túi xách rẻ tiền để làm kỷ niệm, nhân thể đựng làm "giỏ" thế thôi, biết mình tha nhiều thứ, tôi không muốn làm thủng cái túi xách đắt tiền nào. Vả lại, tôi nghĩ nếu tôi có tiền để mua cái ví vài trăm đô thì tôi dùng tiền ấy vào việc khác, nếu chẳng cho ai thì dùng để đầu tư, chứ tôi không phí phạm mua tuí để khoe chị khoe em như tác giả đề cập. Trừ những người giàu có tiền để trong bank vô số kể, dư thưà cho từ thiện, còn dư họ mua sắm tạo công ăn việc làm cho những người làm ví thì không nói làm gì. Tôi chỉ không hiểu những phụ nữ mà tôi đoán họ cũng chẳng giàu có gì, nhưng vẫn thích mua những loại ví đắt tiền (đôi khi không chính đồng tiền của họ làm ra), và cả những người không mua được thì cũng ráng mua đồ giả để dùng. Nói như thế, nếu bạn thấy tôi khoác một cái túi nào đó, đừng nghĩ là tôi dùng đồ giả, vì tôi chả biết thật giả, tôi chỉ biết mua cái gì 10 đô để xài, không chú ý hàng hiệu. Dĩ nhiên tôi sẽ không mua những mặt hàng hiệu nổi tiếng chỉ 10 đô, để khỏi làm xấu hổ những người bạn đang khoác những túi xách đắt tiền.
Dù sao cũng mời bạn đọc tiếp bài viết của ông Nguyễn Tài Ngọc, một người luôn có những thắc mắc về muôn sự trên đời.
Bây giờ thời đại hi-tech thì lại iphone, tablet hay ipad, vài cái flash drive, làm cứ như nếu để ở nhà thì sẽ mất, mang đi kè kè cho chắc ăn :-), rồi dù khi trời nắng phòng cơn mưa bất thình lình, nào mũ để lỡ muốn đi bộ dang nắng, ôi thôi đủ thứ, nếu thời đại tôi ở nơi đây có thể mang quang gánh lên xe bus chắc tôi cũng hai vai hai cái rổ như người bán hàng rong cho đỡ vất vả một bên vai. Ngay cả muà này trời trở lạnh, tôi còn thêm một cái túi để đựng áo lạnh, khăn quàng mang theo buổi sáng, chiều về phải bỏ vào túi tha về. Tuy nhiên tôi không thuộc nhóm phụ nữ tung tiền mua những cái xách, ví đắt tiền, tôi chỉ mua những tuí xách thật rẻ tiền, có khi đồ cũ trong mấy tiệm Goodwill. Đi chơi đâu tôi cũng mua một cái túi xách rẻ tiền để làm kỷ niệm, nhân thể đựng làm "giỏ" thế thôi, biết mình tha nhiều thứ, tôi không muốn làm thủng cái túi xách đắt tiền nào. Vả lại, tôi nghĩ nếu tôi có tiền để mua cái ví vài trăm đô thì tôi dùng tiền ấy vào việc khác, nếu chẳng cho ai thì dùng để đầu tư, chứ tôi không phí phạm mua tuí để khoe chị khoe em như tác giả đề cập. Trừ những người giàu có tiền để trong bank vô số kể, dư thưà cho từ thiện, còn dư họ mua sắm tạo công ăn việc làm cho những người làm ví thì không nói làm gì. Tôi chỉ không hiểu những phụ nữ mà tôi đoán họ cũng chẳng giàu có gì, nhưng vẫn thích mua những loại ví đắt tiền (đôi khi không chính đồng tiền của họ làm ra), và cả những người không mua được thì cũng ráng mua đồ giả để dùng. Nói như thế, nếu bạn thấy tôi khoác một cái túi nào đó, đừng nghĩ là tôi dùng đồ giả, vì tôi chả biết thật giả, tôi chỉ biết mua cái gì 10 đô để xài, không chú ý hàng hiệu. Dĩ nhiên tôi sẽ không mua những mặt hàng hiệu nổi tiếng chỉ 10 đô, để khỏi làm xấu hổ những người bạn đang khoác những túi xách đắt tiền.
Dù sao cũng mời bạn đọc tiếp bài viết của ông Nguyễn Tài Ngọc, một người luôn có những thắc mắc về muôn sự trên đời.
|
Tại sao phụ nữ thích mang xách tay đồ hiệu đắt tiền? |
Đời
sống có nhiều chuyện khúc mắc khó hiểu, thế
nhưng theo thời gian bộ óc chúng ta
mở mang và thu thập trí thức để tìm ra câu
trả lời, và cho đến khi chúng ta gần hui nhị
tỳ thì hầu như là không có câu hỏi nào mà bộ óc
chúng ta không có lời giải đáp. Chẳng hạn như
khi còn bé tẻo teo, tôi thắc mắc không biết em bé
ở đâu ra, hỏi bố tôi thì bố tôi nói từ nách.
Câu trả lời này làm tôi hơi nghi ngờ vì không hiểu
làm sao trong nách lại có em bé. Nhiều năm sau khi tôi khám phá em bé thật
sự từ đâu ra, tôi mới biết là bố tôi,
một người dậy tôi lúc nào cũng phải thành
thật, lại là người nói láo số một.
Tôi có bốn đứa con, nhưng chỉ có một cậu con trai út duy nhất. Khi tuổi nó còn đang lớn, cũng như những bố mẹ khác, tôi mong khi trưởng thành nó cao lớn hơn tôi. Khi nó trưởng thành, lời ước mơ của tôi trở thành sự thật, nhưng tiếc thay nó không dừng ở chỗ cao lớn, mà còn mập hơn tôi, nặng 108 ký. Tôi cứ hy vọng là một ngày đẹp trời nào khi tôi vẫn còn sống, nó xuống cân còn 80 ký bằng tôi để khi chết đi tôi để lại gia tài biết bao nhiêu xì-líp cũ của tôi cho nó, thế nhưng hai năm nay thân hình nó không suy suyển nên tôi biết là khi hui nhị tỳ, nỗi thắc mắc của tôi sẽ được giải đáp: nó không bao giờ mặc vừa quần lót của bố nó để lại.
Tôi có bốn đứa con, nhưng chỉ có một cậu con trai út duy nhất. Khi tuổi nó còn đang lớn, cũng như những bố mẹ khác, tôi mong khi trưởng thành nó cao lớn hơn tôi. Khi nó trưởng thành, lời ước mơ của tôi trở thành sự thật, nhưng tiếc thay nó không dừng ở chỗ cao lớn, mà còn mập hơn tôi, nặng 108 ký. Tôi cứ hy vọng là một ngày đẹp trời nào khi tôi vẫn còn sống, nó xuống cân còn 80 ký bằng tôi để khi chết đi tôi để lại gia tài biết bao nhiêu xì-líp cũ của tôi cho nó, thế nhưng hai năm nay thân hình nó không suy suyển nên tôi biết là khi hui nhị tỳ, nỗi thắc mắc của tôi sẽ được giải đáp: nó không bao giờ mặc vừa quần lót của bố nó để lại.
Tính
đến sang năm, tôi lập gia đình đúng 30
năm. Đàn ông và đàn bà tính tình khác nhau, không một
đấng nam nhi nào có thể hiểu
hết tính phụ nữ. Tôi cũng không
nằm trong trường hợp ngoại lệ. Thưở
ban đầu mới lấy nhau tôi thường ngẩn tò
te với những hành động khác
thường của phái nữ, thế nhưng sau 30 năm
chung sống, tôi hiểu được hầu hết tính
tình của vợ tôi. Chẳng hạn như trước
khi đi dự một buổi gì trịnh trọng,
phải đợi phụ nữ 24 tiếng đồng
hồ cho họ sửa soạn nhan sắc vì có thoa son
đánh phấn họ mới đẹp lộng lẫy lên,
không như nam nhi chúng mình sáng dậy mặt tuy vẫn còn
dính ke nhưng không cần trang điểm mình cũng
đẹp giai như thường; không bao giờ chê
thức ăn vợ nấu vì ngày hôm sau mình sẽ chết
đói không ai nấu cơm cho ăn, lý do là phụ nữ
không thích phê bình xây dựng về lãnh vực bếp núc
của họ; vân vân và vân vân.
Thế
nhưng có một điều tôi không hiểu vợ tôi mà
tôi chắc chắn khi về chín suối, tôi không bao giờ
tìm được câu giải đáp: Tại sao đàn bà
thích mang xách tay đồ hiệu
đắt tiền?
Trước
khi đi sâu vào vấn đề, tôi phải thú nhận là
trước khi lấy vợ, là người tía em hừng
đông đi cày bừa sinh đẻ ở xóm Bàn Cờ,
tôi chẳng biết đồ hiệu là cái quái gì. Sau khi
lập gia đình, nhờ công ơn vợ dậy dỗ
chỉ đạo cho tôi, nhờ tôi cố gắng theo dõi
nghiêm túc, tự phê bình kiểm điểm trí óc mình ngu
dốt, bản
lĩnh yếu kém không thể đối phó với những
thách thức của tình hình thực tại mà giờ đây
về lãnh vực thời trang, tri thức của tôi được
chuyển biến vững mạnh, đoàn kết phối hợp
chặt chẽ hơn, nhất trí trong tư tưởng,
toàn tâm toàn ý với sự hướng dẫn của vợ
nói riêng và của phụ nữ nói chung. Nhìn lại quá trình
tranh đấu, hiện giờ tôi có thể nói là tôi đã thực
hiện thắng lợi đường lối và chính sách
của vợ tôi, nhìn cái ví có chữ CC là tôi biết ngay hiệu
Chanel, chữ LV là của Louis Vuitton (xin độc giả đừng viết email hỏi
tôi giải thích nghĩa của cái câu dài thoòng này vì nếu tôi
biết chết liền).
Khi
nói đến ví thì đàn ông chúng ta 100% đơn giản
hơn đàn bà. Chúng ta chỉ cần một
cái ví nhỏ xíu vừa đủ bỏ trong túi quần.
Cái ví chỉ cần một ngăn to để tiền, vài
cái ngăn nhỏ để thẻ căn cước và vài
thẻ tín dụng, thế là đủ. Vì để trong túi quần
chẳng ai thấy nên cũng không cần mua thứ tốt
hay đắt tiền làm gì. Cái ví của tôi
mua 12 dollars, tôi dùng đã 10 năm nhưng vẫn còn tốt
chán, không cần mua cái mới.
Nếu
tôi là thẩm phán phải ra án một phụ nữ khi
họ phạm pháp, thì thay vì cho án mấy tháng tù, tôi bắt
họ khi ra đường chỉ được mang ví
đàn ông mà không được mang xách tay đàn bà, bảo
đảm họ sẽ thà tự tử chết. Phụ
nữ khi ra đường mang theo
cả tấn vật liệu nên cần phải có một
xách tay to mới chứa đủ.
Đại
diện đàn ông, tôi xin liệt kê những thứ tôi mang
trong ví của tôi:
-Tiền (giấy và bạc cắc).
-Thẻ căn
cước.
-Vài thẻ tín dụng.
-Một tờ giấy in tên, số
điện thoại, địa chỉ người thân.
Và đây là những thứ
phụ nữ mang trong xách tay của
họ:
-Ví nhỏ.
-Chìa khóa.
-Check book.
-Thẻ tín dụng.
-Điện thoại.
-Dây cắm điện cho điện
thoại.
-Tiền giấy.
-Một ví nhỏ khác đựng bạc
cắc.
-Kem thoa tay.
-Chewing gum ăn cho thơm
miệng.
-Thoa son (nhiều cái chứ không phải
một cái).
-Bút.
-Tablet.
-Thức ăn vặt (bánh
kẹo).
-Dây buộc tóc.
-Máy chụp hình.
-Sổ
tay.
-Tem.
-Kính
đeo.
-Nước
rửa tay.
-Thuốc
nhỏ mắt.
-Đồ
dũa móng tay.
-Kim
chỉ, kéo nhỏ.
-Band Aids.
-Thuốc Aspirin.
-Găng tay.
-Gói thuốc lá (nếu hút thuốc).
-Đồ bật lửa
(nếu hút thuốc)....
Xách tay của đàn bà
như chiếc cặp da "nuclear football" đi theo
với Tổng Thống, có đầy đủ tất
cả mọi sự phòng khi cần thiết (có đến
28 thứ so với đàn ông chỉ có 4 thứ), phần
lớn rất hữu dụng nên tôi đồng ý là phụ
nữ cần mang xách tay chứ không phải mang một cái
ví nhỏ xíu như của đàn ông (Ấy là chưa
kể đến những bà vợ còn mang theo cả kéo cắt
xương và dao cắt thịt phòng trường hợp
hữu sự cần dùng như khi bà vợ nói NO
mà ông chồng cứ nói YES).
Cho là cái ví của đàn ông
giá 30 dollars, xách tay đàn bà rộng hơn mười
lần nên giá gấp mười lần là 300 dollars thì tôi
đồng ý, nhưng tại sao phụ nữ phải mua
xách tay giá cả nghìn đến chục nghìn dollars? và không mua một nhưng mua những mười cái? Đàn ông khi
gặp đàn bà thì chỉ chăm chú vào những
đường cong tuyệt mỹ (bảo đảm các
cô ý kiến này của đàn ông là hoàn toàn đồng
nhất), chẳng ai để ý đến cái xách tay xanh xanh đỏ đỏ cho em nhỏ
nó mừng của các cô, cho dù nó đắt đến
đâu đi nữa. Tôi nghĩ 99% đàn ông không biết
sự khác biệt của xách tay
đắt tiền và rẻ tiền. Thành ra nếu cần
sự chú ý của đàn ông, tôi khuyên các cô thay vì mua xách tay
đồ hiệu thì nên dùng tiền đó đi sửa
sắc đẹp, nếu thích (đối với tôi,
sửa sắc đẹp không có gì là sai quấy vì trời
sinh phụ nữ là phái yếu, và phái yếu thì đi
đôi với nhan sắc).
Vợ tôi nói xách tay đồ hiệu đắt tiền vì
họ khâu băng tay. Điều này tôi đồng ý;
thật sự đó cũng là lời "tuyên
truyền" của Louis Vuitton hay Chanel biện luận cho
giá bán sản phẩm của họ quá đắt. Thế
nhưng lập luận này không đứng vững vì
một phần chu trình ráp xe của Rolls-Royce bằng tay
không bằng máy nên giá của Rolls-Royce gấp
hai rưỡi đến bốn lần xe Mercedes S Class,
nhưng nếu ai có tiền thì họ mua Mercedes (trang bị
tương tự) chứ đâu dại gì mua Rolls-Royce? Áo vest
mua ở Mỹ cũng vậy. Người ta ra tiệm mua
sẵn giá chỉ có $200-$300 dollars, đâu có ai dại đi
may tay ở tiệm tốn $500-$800
dollars? Ấy là giá những món
này chỉ đắt hơn khoảng hai, ba lần, trong khi
xách tay thì đồ hiệu đắt
hơn đồ thường đến mười
lần.
Cái khó hiểu của
phụ nữ ở đây là khi mang xách tay đắt
tiền, tôi nghĩ họ không cần đàn ông chú ý,
nhưng lại muốn người cùng phái đàn bà chú ý. Một
khi mua ví mới thì khoe với bạn gái nhặng xị
cả lên (khoe với mấy ông chồng vô ích vì cái xách tay
nào đàn ông chúng tôi cũng chỉ thấy giá trị có 30
dollars). Đàn ông thì trái lại, làm gì cũng mong
được sự chú ý của đàn bà như khi
mặc một bộ quần áo vest đẹp đi dự
một buổi tiệc chẳng hạn, muốn một em
nào trầm trồ khen ngợi chứ chẳng quan tâm gì
đến một ông khác có để ý đến mình hay
không.
Không một đàn ông nào mua
ví mới, khi gặp bạn nhậu nhẹt rồi mang khoe
ví mới cho bạn bè. Mẫu đàm thoại dưới
đây không bao giờ xẩy ra lúc đàn ông gặp nhau:
-Tao mới mua ví Louis Vuitton, cho tụi bay xem.
-Wow.
-Hết sẩy con cào cào.
-Ví này mang lấy le với em được
rồi đó mày.
-Lộng lẫy một cây xanh dzờn.
-Cái ví này đẹp cũng giống cái
hiệu Kmart, nhưng nhìn thấy sang hơn.
-Mày mua bao nhiêu?
-Giá chính thức là một ngàn đô, nhưng
bán sale bớt 35%, chỉ có hôm nay thôi. Tụi bay ra mua đi
không thôi hết liền. Tao có gọi cho em tao, cho em cùng cha
khác mẹ với tao, cho em cùng mẹ khác cha với tao, cho
em khác cha khác mẹ với tao, cho anh nuôi tao, cho tụi
bạn thân học Taberd với tao, ra tiệm Louis Vuitton
ở Beverly Hills mua liền vì chỉ sale ngày hôm nay.
-Mầu nâu này đẹp quá, mặc chung với bộ áo vest mầu nâu của mày
thiệt đúng là ton-sur-ton.
-Rồi mày còn bộ áo vest mầu đen thì sao?
-Biết rồi mày. Vì vậy mà tao mua hai cái,
một mầu nâu, một mầu đen để mang
với bộ vest mầu đen kia.
(Bỏ ví vào túi
, đứng lên):
-Tao quay một vòng cho tụi bay xem
đẹp không?
-Wow, đẹp ác, nhìn đít mày thấy
nổi lên một chỗ, nhờ cái ví cồm cộm đó
mày.
-Chúc mừng mày có ví mới nhe mày. Có cái mới rồi chắc dẹp mấy cái
cũ hả?
-Đâu có. Tao còn hai chục cái ví khác, mỗi cái gói trong
bao vải riêng biệt hẳn hòi để lộng kính
trong tủ.
Một điều tôi không
hiểu nữa: nếu là ví hiệu như LV, Chanel... thì bao nhiêu nghìn dollars giá
chính thức không bớt, phụ nữ cũng cắn
răng mua, thế nhưng nếu không phải là đồ
hiệu thì phải sale đại hạ giá họ mới
chịu tậu mang về nhà.
Khi phụ nữ mang xách tay đồ hiệu đắt tiền,
họ cảm thấy thoải mái, sung sướng, đời
lên hương, giá trị bản thân của họ tăng
lên gấp bội. Phụ nữ nghĩ xách tay
đắt tiền đặt họ vào một lớp
người khác. Họ nghĩ xách tay
đắt tiền bày tỏ phong cách cá nhân và có thể là
một phần đại diện cho cá tính của họ. Nó giúp cho họ có cảm
tưởng là họ bây giờ đã hòa đồng
với một nhóm người này, hay không thuộc vào
một nhóm người kia. Nó làm cho họ
tăng thêm lòng tự tin. Không một phụ nữ nào
muốn bị người khác nhìn thấy mình mang một
xách tay rẻ tiền trong một
buổi hội họp hay tiệc tùng.
30 năm đã trôi qua mà tôi
vẫn không hiểu tại sao vợ tôi/phụ nữ mang
xách tay đồ hiệu đắt tiền thì vài mươi năm nữa
xuống tuyền đài chắc chắn tôi sẽ ân
hận không tìm được lời giải đáp.
Nghĩ cho kỹ thì tôi cũng không nên than phiền vì chính
Chúa sáng tạo ra phụ nữ, bà Eva, nhưng cũng không
ngờ bà ta trái lời Chúa nghe con rắn, làm Chúa không
hiểu phụ nữ được thì tôi có thẩm
quyền gì mà tìm được giải đáp cho câu
hỏi khúc mắc này?
Tuy không tìm được
lý do tại sao đàn bà thích xách tay
đồ hiệu đắt tiền, tôi tìm
được danh sách liệt kê mười bảng
hiệu xách tay đắt tiền nhất thế giới,
theo trang web http://www.therichest.com/luxury/most-expensive/most-expensive-handbag-brands-in-the-world/
Mười bảng hiệu xách tay đắt tiền nhất thế
giới:
10. Prada: Ý-Đại-Lợi,
do nhà thiết
kế thời trang Mario Prada thiết lập vào năm 1913.
Prada bán quần áo, mỹ phẩm, nữ trang nước
hoa, đồng hồ, xách tay...
9. Lana Marks: Hoa Kỳ. Lana Marks là
tên của một bà thiết kế thời trang sinh ở
Nam Phi, nhưng sống ở Palm
Beach, Florida. Tài tử Hollywood thích mang
ví hiệu này. Xách tay Lana Marks
đắt tiền nhất là The
Cleopatra Clutch với 1,500 kim cương, giá bán $250,000 dollars.
Elizabeth Taylor và Helen Mirren đã mang ví này.
source:
http://www.plentyofcheddar.com/news/expensive-purses-world/
8. Hilde Palladino: Âu Châu.
Tên của một bà thiết kế thời trang người Na-Uy,
xuất hiện đầu tiên vào năm 2001 với xách tay
tên Gadino. Xách tay của Hilde Palladino làm
ở Ý-Đại-Lợi.
7. Judith Leiber: Âu Châu.
Tên của một bà thiết kế xách tay
người Hung-Gia-Lợi, mở tiệm đầu tiên
vào năm 1963. Nhiều phu nhân Tổng Thống mang xách tay hiệu Judith Leiber. Xách tay
Judith Leiber đắt nhất tên là The Precious Rose với 42 carats đủ
thứ kim cương, xa-phia (sapphires) và tourmalines, trị
giá $90,000 dollars.
6. Marc Jacobs: Hoa
Kỳ. Marc Jacobs là người Mỹ, đồng tính
luyến ái, từng là Giám Đốc sáng tạo của
Louis Vuitton từ năm 1997 đến 2013. Vào tháng 10 năm
nay, Jacobs nghỉ LV, đứng ra sáng tạo hãng
riêng của mình, Marc Jacobs. Xách tay Marc Jacobs đắt
nhất là Carolyn Crocodile, giá bán $50,000 dollars.
5. Fendi: Ý
Đại Lợi. Tên tiệm bán áo da và áo lông
thú của hai anh em người Ý Edoardo and Adele Fendi
mở cửa đầu tiên ở Rome vào năm 1925. Xách tay Fendi đắt nhất là B.
Bag, giá bán $28,000 dollars.
4. Chanel: Pháp,
thiết lập vào năm 1909, trụ sở hiện
thời ở Paris. Chanel là tên của bà
Coco Chanel, nhà thiết kế thời trang Pháp. Tên
hiệu Chanel được giới tài tử và người
mẫu ưa
chuộng. Hai thứ được cả thế giới
yêu thích là áo cocktail "little black dress" và nước hoa
"Chanel No. 5" . Vào
thời Đệ Nhị Thế Chiến, Coco Chanel đóng
cửa tiệm bán quần áo ở Maison Chanel, chỉ bán
nước hoa và nữ trang. Bà ta dọn vào Hôtel Ritz
Paris sống chung với tình nhân là
một sĩ quan gián điệp người Đức, Hans Günther von Dincklage. Khi chiếm Pháp vào
năm 1940, Đức Quốc Xã thiết lập trụ
sở căn cứ ở Hôtel Meurice, gần Hôtel Ritz nơi
bà Coco Chanel ở.
Sau khi
chiến tranh chấm dứt, vì hai lý do: thứ nhất tình
nhân của Coco Chanel là sĩ quan người Đức, và
thứ hai bà ta sống ở sát bên căn cứ của quân đội
Đức Quốc Xã, nhiều người tình nghi bà ta làm
gián điệp cho Đức với bí số điệp
viên là 7124, mật danh "Westminster".
Coco Chanel bị bắt và đem ra xử
về tội phản quốc. Tuy nhiên, vì không
đủ bằng chứng và nhờ Winston Churchill can
thiệp, bà ta được xử trắng án.
Sau khi
được thả ra, cùng với tình nhân người
Đức cũ, ông Hans Günther
von Dincklage, hai người dọn sang Thụy Sĩ ở.
Tám năm sau, vào năm 1953, Coco Chanel trở lại Pháp làm
việc và trước khi mất vào năm 1971 lúc 87
tuổi, bán đa số cổ phần của Chanel cho
Jacques Wertheimer. Hai người con của
Jacques Wertheimer hiện thời là chủ của Chanel.
Rất
nhiều tài tử Hollywood mang
hiệu Chanel. Xách tay Chanel đắt tiền nhất tên là
Diamond Forever. Khóa và đồ cài làm bằng vàng trắng,
với một hột kim cương
nặng 3.5 carats. Xách này đang treo giá bán: $261,000 dollars.
source:
http://www.plentyofcheddar.com/news/expensive-purses-world/
3. Mouawad: Beirut, Lebanon. Mouawad
thật sự là công ty chuyên bán đồng hồ, nữ
trang đắt tiền, ít bán xách tay.
David Mouawad thiết lập công ty ở Beirut,
Lebanon vào
năm 1891. Trụ sở chính bây giờ ở Geneva,
phụ thuộc ở Dubai
và Trung Đông. Xách tay
Mouawad nổi tiếng tên là Mouawad 1001 Nights Diamond Purse. Nó làm bằng vàng 18 karat
với hơn 4,500 kim cương,
trị giá $3.8 triệu dollars. Guinness World Records cho nó là xách tay đắt nhất thế giới vào
năm 2010.
source:
http://www.plentyofcheddar.com/news/expensive-purses-world/
2. Hermès: Pháp. Ông Thierry Hermès thiết
lập vào năm 1837, sản phẩm đầu tiên bán là
dây cương và vòng nịt ngựa. Ngoài xách tay, Hermès bán nữ trang, đồng hồ,
thắt lưng... Xách tay đắt nhất của Hermès
hiện thời là Birkin Ginza Tanaka , do nhà thiết kế Nhật
Bản vẽ kiểu. Nó làm bằng platinum, có 2,000 kim cương. Giá bán là 1,9
triệu dollars, cho luôn vòng cổ và vòng đeo tay. Trên xách tay có một hột xoàn nặng 8-carat, có
thể gỡ ra, đeo vào vòng cổ. Còn xách tay
hiệu Matte
Crocodile Birkin (Birkin là tên của tài tử & ca sĩ Jane
Birkin) thì giá "chỉ có" $120,000 dollars.
Xách tay
Birkin Ginza Tanaka, source: http://www.plentyofcheddar.com/news/expensive-purses-world/
Xách tay Matte Crocodile Birkin, source: http://www.plentyofcheddar.com/news/expensive-purses-world/
1. Louis Vuitton (LV): Pháp. Ông Louis Vuitton thiết
lập vào năm 1854, ban đầu chỉ bán valise.
Năm 1901, LV
bắt đầu bán xách tay. Năm 1913, LV mở tiệm
trên đường Champs-Élysées, lúc bấy giờ là
tiệm bán valise, xách tay du lịch lớn
nhất thế giới. LV hiện thời bán
nhiều sản phẩm khác nhau: valise, giầy, đồng
hồ, nữ trang, kính đeo, ví, xách tay...
Vào thời
Đệ Nhị Thế Chiến, khi Đức Quốc Xã
cai trị Pháp, gia đình của cháu Louis Vuitton là Gaston-Louis
Vuitton (Louis Vuitton và
con là Georges Vuitton đều mất) hợp tác
với Đức. Ký giả
Stephanie Bonvicini viết quyển sách "Louis Vuitton, Chuyện dài của
nước Pháp" ghi lại gia đình Vuitton hăng
hái hợp tác giúp đỡ chính phủ bù nhìn Marshal Philippe
Pétain*, kiếm thêm nhiều tiền lời buôn bán với
Đức Quốc Xã. Gia đình Vuitton
thiết lập xưởng máy cho sản xuất 2,500
tượng vinh danh Pétain.
Caroline Babulle, phát ngôn viên của hãng sách Fayard in
quyển sách này, nói rằng: "Gia đình Vuitton không
phủ nhận những điều tiết lộ trong
cuốn sách, họ chỉ nhắm mắt làm ngơ xem
như cuốn sách này không hiện hữu".
Trong
sáu năm liên tiếp kể từ năm 2006, LV được liệt kê là
hiệu đắt tiền có giá trị nhất hoàn
cầu. Vào
năm 2012, tổng giá trị của LV là $25.9 tỷ dollars. Ba-lô tên New Age Traveler
của LV
bán $55,000 dollars. Xách tay tên Patchwork làm
từ da của 15 xách tay khác nhau (cũng của LV) bán giá $42,000
dollars.
* Marshal Philippe Pétain, Tướng
trong quân đội Pháp, lên nắm chính quyền khi Hitler xâm
lăng, chiếm đóng Paris.
Pétain hợp tác với Đức, hủy bỏ chính
thể dân chủ La Troisième République (1870-1940), thay vào đó
lập nên chế độ độc tài l'État Français (Vichy
France)
từ tháng 7-1940 đến
tháng 8-1944 với quân đội Đức quản trị
tất cả quan chức Pháp. Pétain đồng ý cho
Đức mang hai triệu lính Pháp sang Đức làm lao công,
tìm bắt người Do Thái giao cho Đức, và ngay
cả hợp tác với quân đội Đức đánh
lại quân đội Đồng minh.
Tháng 6
năm 1944 khi quân đội đồng minh giải phóng
Pháp, Charles De Gaulle, sống tha hương ở London,
trở về Pháp nắm chính quyền. Cả
nghìn binh sĩ, tướng tá, dân sự làm trong chính
quyền Pétain, l'État Français, bị Kháng chiến quân Pháp mang
ra xử tử. Pétain bị kết án tử hình,
tội phản quốc nhưng DeGaulle giảm án tù
Pétain xuống còn chung thân khổ sai.
Vì Pétain
hợp tác với Đức lùng bắt người Do Thái
giao cho Đức để Đức giết, và vì LV
hợp tác với Pétain và Đức, người Do Thái ngày
nay tẩy chay hiệu LV. Nhiều người Do Thái không
dùng cả hiệu Chanel và Christian Dior vì hai người này
ngày xưa cũng liên hệ với Đức.
Nguyễn Tài Ngọc
December 2013
Tài liệu
tham khảo:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét