Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Tiếng Việt của một "ông Tây"

GN: Không bàn chuyện chính trị ở đây nhưng đọc hỏi đáp trả lời của một vị giáo sư người Mỹ viết tiếng Việt trả lời một người Việt, cho thấy khoảng cách ngôn ngữ, giáo dục của người Việt viết tiếng Việt đã "thụt lùi", sẽ có người vặn tôi "có bao giờ tiến đâu mà tụt", thì tôi cứ so sánh từ thời tôi đi học, chẳng ai sẽ viết lối văn với một người mình không quen biết như thế cả.  Còn thời bây giờ "tân tiến" hơn thế nào thì rất nhiều người than, đọc báo, đọc văn họ viết bây giờ chẳng hiểu họ nói gì, không nói đâu xa ngay báo Người Việt mấy hôm trước có đăng bài báo "Nga bị truy tố 6 người Việt ép đồng hương làm nô lệ", tôi đọc cái tựa mà chẳng hiểu họ viết gì vì rõ ràng Nga truy tố người Việt chứ có bị đâu, hai ba hôm tôi cứ mở trang báo ra xem thấy có thay đổi gì không? Mãi hôm nay mở lại mới thấy họ sửa lại, bỏ đi chữ "bị".  

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Quốc thể và quốc kỳ

GN: Bài này Dr. Nikonian ý nhị nhắc đến ở phần đầu là một lá cờ khác mà những người tuổi trẻ có lẽ không hề biết, và lá cờ treo như phướn ở khắp nơi là lá cờ hiện tại.  

Dr. Nikonian
Theo blog Dr. Nikonian
MỘT

Như mọi trường học ở miền Nam thời ấy, trường tôi hồi đó cũng chào cờ vào mỗi sáng thứ Hai đầu tuần. Không mở băng cassette để phát quốc ca qua loa, chúng tôi, như những chú gà trống choai, ưỡn ngực ra hát bài quốc ca. Dù trẻ con thì hiếu động, không ai bảo ai, chúng tôi đều hiểu giây phút ấy là trang nghiêm và không có chỗ cho những trò nô đùa, nghịch phá.
Trong sách công dân giáo dục, người ta dạy chúng tôi phải đứng nghiêm mỗi khi quốc kỳ được kéo lên. Bài học ấy không nằm trên giấy, vì tôi đã không ít lần chứng kiến những thầy giáo, công chức, quân nhân… đã đứng nghiêm phăng phắc trên đường, mỗi khi lá quốc kỳ đang từ từ kéo lên ở một công sở, trường học nào đó.
Chào cờ, trong ký ức thơ dại của tôi, đã là một nghi lễ trang trọng và vinh dự. Không phải chỉ những quân nhân danh dự mới được thượng kỳ, mà chỉ những “trò” học giỏi, “thông tín bạ” đầy những điểm tốt trong tuần, mới được chọn lên kéo cờ trong mỗi đầu tuần. Vinh dự lắm, sung sướng lắm… cho những chú nhỏ như tôi hồi đó khi được cô Hiệu trưởng chọn lên kéo cờ trong những năm tháng ấy.

Céline Zünd - Vốn Con người: Bí quyết thành công của giáo dục Phần Lan



Diên Vỹ chuyển ngữ tiếng Việt từ bản Anh ngữ của Sarah Collings
17.08.2013
Mặc dù chi phí cho mỗi học sinh tại quốc gia này ít hơn nhiều nước phát triển khác, kết quả kiểm tra của các học sinh lại cao hơn hầu hết các quốc gia khác trên toàn thế giới. Sau đây là lý do vì sao.
Sau một thời gian, việc này đã trở nên thật sự khó chịu. Học sinh Phần Lan luôn đứng đầu hạng. Họ dẫn đầu điểm kiểm tra quốc tế tiến hành bởi Tổ chức Hợp tác & Phát triển Kinh tế (OECD), kể từ năm 2000, cứ mỗi ba năm tổ chức này lại đánh giá sức học của học sinh lứa tuổi 15 trong các nước phát triển về các môn toán, văn và khoa học.
Kết quả gần đây nhất của đợt kiểm tra PISA này (2009) một lần nữa đã đặt các học sinh Phần Lan vào hạng giỏi nhất trên thế giới. Họ theo sát nút nước hạng nhì là Nam Hàn (Thượng Hải, Trung Quốc đạt hạng nhất), mặc dù không cần phải dùng đến biện pháp trừng phạt học sinh hoặc làm chúng phải mất ăn mất ngủ, những việc không thể nào tưởng tượng nỗi trên xứ sở của ông già Noel.

Nhắm mắt… đi du lịch

Theo blog Sao hôm Sao mai Sài gòn 
Cô Nương
saigonco08171301 
Du lịch trong nước phát triển mạnh.
Ngày xửa, ngày xưa, “du lịch”, đi “vacance” chỉ dành cho giới nhà giàu vào mùa hè nhưng ngày nay giao thông tốt hơn, du lịch cũng phát triển mạnh mẽ theo.
Một năm có hai mùa du lịch chính là hè và tết, tết không còn ở nhà cúng kiếng ngày ba bữa như xưa nữa mà người ta lợi dụng kỳ nghỉ dài ngày để đi chơi xa. Ngoài ra có thể đi du lịch quanh năm, thích lúc nào đi lúc nấy: các ngày lễ được nghỉ bắc cầu bốn, năm ngày, hoặc nhân ngày nghỉ cuối tuần thứ Bảy, Chủ nhật rồi xin nghỉ phép thêm hai, ba ngày nữa là đủ một tour gần
Bởi thế các tour du lịch ào ạt ra đời. Nào là các hãng du lịch lớn của nhà nước, của tư nhân, các hội đoàn, tôn giáo… cho đến các tour giá rẻ trong xóm, tour trả góp ngoài chợ…

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Câu chuyện "nhân bản"

GN: Chiều về, mắt nhắm mắt mở đọc bài sau của tác giả Phạm Thị Hoài, mà buồn cười quá, xin đừng nghĩ là tôi cười tác giả nhé, bà viết rất nghiêm túc nhưng người đọc xoàng xoàng cỡ như tôi thấy cả sự buồn cười cho một làng báo của VN và những người gọi là trí thức ở VN.   Nhất là đọc cái tít ở bức hình của tờ báo, tôi cứ ngỡ là tờ báo "tiếng nói của người Việt hải ngoại" thật nên mới vào đọc, hoá ra không phải, mấy người Việt nào mà rỗi hơi viết bài cho báo Nhân dân vậy ta.  Hơi sức đâu mà lo mấy chuyện nhà nước, đã có đảng lo cả rồi, dân bình thường ở hải ngoại lo làm ăn và đi nghỉ hè, dư dả thì giúp người nghèo trong hay ngoài nước, một số người có lo tranh đấu cho tự do dân chủ thì họ cũng không dư thì giờ phản biện ở mấy tờ báo mà chưa chắc được đăng.  Chuyện ở trong nước, đảng và dân lo, chứ dân ở hải  ngoại thì đa số thành ngưòi nước ngoài cả, chỉ mong nhà nước dành dụm tiền bạc lo cho các cháu bé trong nước, mở trang web cho các bé gửi thư xin quần áo, xin thịt thì hơn, đừng nên tốn tiền gửi ra hải ngoại mở trường, gửi sách cho các em bé ở hải ngoại học làm chi, bố mẹ chúng nó dư sức lo cho chúng nó.  Ở hải ngoại họ muốn nói gì thì họ tự lập trang web trang blog, miễn là nhà nước VN không cấm thì ai cũng đọc được mà.  Khổ lắm, làm chi chuyện phản biện vờ vĩnh thế này khiến cho toàn dân phải cười.


Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Học và đọc

Phạm Tuấn Anh

Khi ở Hà Nội, tôi thường lên Thư viện Quốc gia ở Tràng Thi để làm việc. Nói là để làm việc cho oai, nhưng thực ra là còn nhiều lý do khác nữa. Một trong những lý do đấy là để nói chuyện với các bạn khác lên học ở thư viện. Từ thời tôi còn đi học đại học đến nay cũng được vài năm rồi nên so với các bạn sinh viên vẫn lên thư viện để học hành chuẩn bị cho thi cử tôi bây giờ là thế hệ anh lớn. Anh lớn mà lại có chút thành đạt thì hay được các em hỏi han về kinh nghiệm học hành thi cử. Cả kinh nghiệm và thành đạt của tôi, như nhiều người quen tôi đều biết, gắn liến với việc thành công trong việc học tiếng Anh rồi sử dụng tiếng Anh để đạt được các mục tiêu thiết thực khác.
Các bạn sinh viên bây giờ quan tâm đến việc chuẩn bị để đi học ở nước ngoài nhiều hơn thời tôi còn đi học. Điều này cũng dễ hiểu. Ngày xưa, xin được học bổng đi học nước ngoài là một ý định mà thành công phụ thuộc nhiều vào may rủi và hoàn cảnh. Ngày nay, vai trò của may rủi và hoàn cảnh không còn nặng nề như thời trước. Có ý định, bạn sinh viên sẽ cần có thêm ý chí, quyết tâm và đường đi nước bước dần dần sẽ tự mở ra trước mặt. Việc có được học bổng tuy thế lại mới chỉ là một nửa thành công, nửa kia phụ thuộc vào việc bạn sẽ học như thế nào khi ở nước ngoài. Điều này, các bạn đã đi học như tôi đều hiểu là rất quan trọng. Việc học bằng ngoại ngữ trong một môi trường học vấn khác cơ bản môi trường học ở Việt Nam là một trong những trở ngại làm nhiều sinh viên Việt Nam học giỏi chưa phát huy được hết trình độ và khả năng của mình. Một vài lời khuyên từ những người đi trước sẽ có ích cho bạn.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Bản đồ Hoa Kỳ phiên âm địa danh sang tiếng Việt

Nguyn Tài Ngọc

Vài người bạn gửi cho tôi bản đồ Hoa Kỳ in ở Việt Nam mà địa danh đã được phiên âm ra tiếng Việt. Không biết bản đồ này đã lâu chưanhưng cho dù in vào năm nào đi nữa, đọc qua những địa danh Mỹ phiên âm sang tiếng Việt, tôi phải công nhận nước Việt Nam nghìn năm văn vật đất Thăng Long của chúng ta có quá nhiều nhân tài thông thạo  Anh ngữ như ông Luận-Văn-Sai.

Tôi ở Mỹ gần 40 năm, nói tiếng Anh vẫn còn dở ẹc, và tuy là kiếnthức về địa lý của Mỹ hay Canada của tôi tương đối tạm được, thế     nhưng đọc vài chữ trên bản đồ tôi phải ngẩn người, không biết tiếng Mỹ là gì và nó nằm ở đâu, gần Hà Nội, Móng Cái, hay Hải Phòng?


Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

"Ru ta ngậm ngùi"

Tình cờ xem được clip đen trắng cô Khánh Ly hát từ thủa xa xưa, post lại trên Youtube, và clip này lại tìm ra từ trang của  Dâu Tây, anh chàng blogger, Joe Rulle, Canadien viết tiếng Việt ở VN.  Clip cũ nhưng âm thanh rất rõ, như nghe lại những tháng ngày ngày xưa, khi cô hát bài này, bọn con nít tập làm người lớn như chúng tôi nghe thì nghe, nhưng vẫn không hiểu đất nước mình đang trải qua những cơn lốc kinh hoàng ra sao.  Bây giờ nhìn lại có lẽ tuổi thanh niên cũng nên được nghe lại những bài hát như thế này để hiểu đất nước lịch sử phần này qua những bài hát, là những đồng dao của lịch sử. 

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Stockholm, Thụy Điển

Tiếp tục chuyến hành trình thăm viếng Scandianvia. Rời chuyến Ferry từ Phần Lan sang Thụy Điển, đoàn chúng tôi đến thủ đô của Thụy Điển, Stockholm trong một buổi sáng trời đầy những mây, những đám mây rất ít thấy ở nơi tôi sống, chúng chỉ gợi cho tôi nhớ những đám mây ở thành phố cũ, nơi những cơn mưa đổ xuống bất ngờ và cũng tắt khi aó chưa đủ ướt. 
Cảm giác đầu tiên của tôi ở thành phố Stockholm là nơi đây không khí rất trong lành, không có sự ồn ào của xe cộ, người ta đi bộ, đi xe đạp nhiều hơn.  Cứ nhìn cặp thanh niên thiếu nữ, có vẻ là sinh viên dong duổi cũng đủ thấy đời sống của họ thong dong, gõ vậy hẳn sẽ có người sẽ la lên "chỉ vớ vẩn láo khoét, ở đâu chả có hình ảnh như thế", đúng mà không đúng, phải ở đó mới cảm nhận một không khí yên tĩnh, thở một hơi thở không một "mùi" và hình ảnh không vội vàng của đôi người trẻ thì mới thấy tôi "khoác" đến cỡ nào. Dĩ nhiên đó chỉ là cảm nhận, chả trách những thành phố Bắc Âu được xem là nơi hạnh phúc.  Vậy chứ cho tôi đến đây ở, thì chắc tôi cũng lắc đầu, vì nơi đây có những tháng chẳng thấy mặt trời. Chịu thua.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Chuyện một đôi bạn

GN: Sáng nay đọc bài này đoạn nhà báo Nguyễn Tường Thụy khóc, tui cũng khóc luôn, tưởng tượng mình gặp một cô gái không những xinh đẹp mà còn can cường như thế, một chàng trai "nét cương nghị của một người đàn ông cứng cõi" theo mô tả của tác giả, tưởng tượng đến thế hệ Cô Giang, Nguyễn Thái Học truyền đạt tới Phương Uyên, Nguyên Kha, tới những bà mẹ của Uyên và Kha, những ngươì đàn bà cứng cỏi như thế hỏi sao không sinh ra những đứa con "anh hùng, anh thư" trong mắt một người mẹ bình thường như tôi. Sáng nay tôi cũng rấm rức theo, dù ở xa ngàn dặm cũng cầu mong phiên toà ngày mai sẽ cho Phương Uyên, Kha và Uy sẽ được trở về với gia đình, tiếp tục việc học việc làm.  Nhưng toà ở VN có khi nào tha bổng người ta vì chống Trung Cộng không?

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Lỗi tại ai !

Một ngày không nắng không mưa, tự nhiên tôi nhìn quanh rồi buột miệng nói với chồng tôi. 
-Sao anh mua cái đẻn một năm nay rồi anh chưa mắc lên? Từ năm ngoái anh nói anh sẽ chùi sạch cái đèn solar mà tới giờ vẫn chưa thấy gì hết? 
Thế là ông chồng tôi như người vừa bừng cơn mê.
-À, à để đó hôm nay anh làm. 
Chiều về tôi được ông chồng tôi khoe:
-Thấy không anh chùi sạch và mắc cái đèn lên trông rất đẹp.  Anh tắt điện và làm suốt ngày hôm nay.  

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Chuyện mẹ con và bài hát

Tình cờ hôm nay nghe cô ca sĩ Nhật Mayumi Itsuwa hát bài Koibito Y (My dear love), dịch nôm na từ tiếng Anh sang tiếng Việt là Tình yêu dấu, nghe âm điệu của bài hát, tôi nhớ là có nghe bản tiếng Việt, nhưng không nhớ ai dịch và tên bài hát là gì.  Phải email hỏi anh chị quen, chị cho biết đó là bản Người yêu dấu ơi.  Bài hát hay nhưng có một lý do khác mà tôi chú ý, để gửi cho ông con trai, để nó lấy điểm với cô bạn gái mà ngôn ngữ thông thạo của cô là Nhật, tuy cô là người Việt.  Hỏi con sao con thích cô bạn, nó bảo cô là người Việt nhưng đưọc giáo dục như người Nhật do đó lợi cả hai.  Nghe vậy tui cũng đồng ý.  Thế là cô gái Việt sinh trưởng lớn lên ở Nhật giờ sang Mỹ đã đánh bại mấy cô bạn Nhật của con trai tôi.  Các cụ xưa nói "ta về ta tắm ao ta" vẫn đúng ở bất cứ thời nào.  


Chép lại bản dịch từ Youtube
My Dear Love / Koibito-yo


Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

7 Bài học mãi vẫn chưa thuộc!

 
Học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được!
 
Thứ nhất, “học nhận lỗi”. 
Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hòa”. 
Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Cười buồn về y đức


Bs Lê Đình Phương 


Báo Tuổi Trẻ, mấy ngày nay khá nóng về cuộc tranh luận chung quanh cái gọi là lương tâm chức nghiệp của giới thầy thuốc ở các bệnh viện công. Khen có, chê cũng kha khá. Lại có một ý kiến của đồng nghiệp HT bị ném đá tơi bời. Nó như thế này:

Tôi là một BS làm việc ở một bệnh viện công của TP.HCM.
Đọc bài “Bác sĩ công và bác sĩ tư” của bạn Hoàng Mai, tôi thấy chạnh lòng vì tôi từng chứng kiến nhiều đồng nghiệp đối xử như vậy với bệnh nhân (tâm trạng của tôi lúc đó cũng rất mâu thuẫn).

Tôi biết cư xử như thế là không đúng, nhưng thực tế có bao nhiêu phần trăm BS thật sự xem công việc ở bệnh viện là quan trọng trong cuộc đời, toàn tâm toàn ý cho công việc? Dù không thể đổ lỗi cho thu nhập, nhưng thật sự chúng tôi đi làm vì cái gì, chỉ vì lương tâm thôi sao, chỉ để được xã hội công nhận là từ mẫu thôi hay sao?

Những Preludes không đầu đuôi cho Lê Uyên và Phương

BS Lê Đình Phương
Theo blog Dr.Nikonian
LeUyenPhuong1972  Đề từ
“Như hoa đem tin ngày buồn
Như chim đau quên mùa xuân
Còn trong hôn mê buồn tênh
Lê mãi những bước ê chề
Xin cho thương em thật lòng
Xin cho thương em thật lòng
Còn có khi lòng thôi giá băng”


Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Mẹo vặt cho nhà bếp


*** CHIÊN KHOAI TÂY DÒN ***
Khoai tây ngâm trong nước có pha một chút muối và chanh hoặc giấm để khoai được trắng.  Rửa sạch khoai lại rồi thái khoai thành từng lát dày độ 1 cm theo chiều dọc của củ khoai. Vớt khoai để ráo.
Cho khoai vào chảo dầu chiên cho vàng.  Khi chiên, khoai sẽ phồng lên, lấy khoai ra cho vào rổ có lót giấy lau tay, rắc lên một chút muối và xốc đều.

*** NẤU KHOAI KHÔNG NÁT ***
Rửa khoai thật sạch trước khi gọt vỏ. Gọt vỏ xong, đem ngâm trong nước có pha một chút muối để khoai không bị đen và khi nấu khoai không bị rã.

*** RỬA NGÊU, SÒ SẠCH VÀ BỚT MÙI HÔI ***
Thả chúng vào trong chậu chứa nước ngọt và một số dụng cụ bằng kim lọai như dao, muỗng nĩa... chừng 2 - 3 tiếng. Khi chúng ngửi phải mùi sắt sẽ nhả bùn và chất dơ ra rất nhanh và sạch.

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Lịch sử phở

Sơn Trung
pho1 
Trên báo chí trong và ngoài nước, thậm chí một vài học giả nước ngoài cũng ra công tìm hiểu lịch sử của phở Việt Nam. Ý kiến thì khá nhiều, tôi cũng xin góp ý cùng chư quân tử.
Trong ngôn ngữ, nước này vay mượn nước kia là chuyện bình thường. Có thể các từ xuất xứ ở nước này sau chuyển sang nước khác. Cũng có thể có sự ngẫu nhiên giống nhau. Các học giả thông thái đôi khi cũng chủ quan và lầm lẫn. Như một học giả Pháp bảo rằng tiếng Việt Nam là mẹ của các ngôn ngữ trên thế giới. Ông bảo tiếng Pháp “convoi” là do chữ “con voi” của Việt Nam. Một học giả khác lầm lẫn giữa “dâu”, “râu” mà viết rằng “con dâu là phụ nữ có râu”. Nhiều từ ngữ mình tưởng là tiếng Việt hóa ra là tiếng Hán Việt như sướng, khoái, thích 暢,快,適.
Vấn đề của Phở cũng vậy. Phở có lai lịch từ đâu? Sao lại gọi là Phở? Phở là tiếng Việt hay tiếng Hoa?
I. Phở xuất hiện lúc nào?
Tìm kiếm trong văn chương và ngôn ngữ Việt Nam, chúng ta cũng có được vài dấu vết. Thi sĩ Tản Đà đã sống ở Hà Nội khoảng 1907. Trong bài “Đánh bạc” của Tản Đà được viết vào khoảng 1915-1917 có đoạn:

Tờ 100 Đô La Mới Sẽ Lưu Hành Ngày 08.10.2013

Những Đặc Điểm An Toàn Trong Tờ 100 

Đô La  Sẽ  Lưu Hành Vào Ngày 08.10.2013

 

Để bảo vệ đồng tiền của Mỹ và giữ tỷ lệ làm tiền giả ở mức thấp, chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục nâng cao mức an toàn đối với đồng tiền sắp lưu hành. Tờ 100 đô la mới là tờ tiền mới nhất trong tiền tệ Mỹ được thiết kế lại với những đặc điểm bảo đảm an toàn được nâng cao. Đây là tờ tiền giấy cuối cùng trong nhóm những tờ tiền giấy được thiết kế lại: lần đầu là thiết kế lại tờ 20 đô la vào năm 2003 và tiếp theo là các tờ 50 đô la, 10 đô la và 5 đô la.

 

Những đặc điểm bảo an của tờ 100 đô la mới là kết quả của hơn một thập kỷ niên nghiên cứu và phát triển. Có nhiều đặc điểm bảo an trong tờ tiền 100 đô la được thiết kế lại bao gồm những đặc điểm bảo an mới và nâng cao làm cho việc làm giả tờ giấy bạc này khó hơn, nhưng lại giúp người sử dụng và các doanh nghiệp xác định dễ dàng.

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Chuyện của một cô giáo

Góc Nhỏ: Chuyện của cô giáo Bích Hạnh, tôi cũng có nghe mấy năm trước, tưởng cô là người Quảng Nam, hoá ra cô ở tận Nghệ An.  Đấy, đất nước luôn có những con người âm thầm làm những chuyện hơn người, có lẽ đó là một trong những lý do mà nước Việt vẫn tồn tại.  Hôm nay đọc câu chuyện sau, mới rõ hoàn cảnh của cô, người phụ nữ can đảm  học tới thạc sĩ chứ phải ít đâu, chỉ vì dạy cho học sinh có tư duy độc lập mà cô mất việc, như câu chuyện gần đây, một nữ giáo sư cũng chỉ vì viết một luận án với tư duy độc lập thế là cũng mất việc. Giờ đây cô Bích Hạnh cô quạnh nuôi con chờ chồng, cứ như hòn vọng phu thuả nào.  

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

THẦM LẶNG

Nhiều người trong cộng đồng người Việt hải ngoại biết đến nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Một đời dạy học, một đời viết văn, hơn mười một năm tù tội, ông đã trở thành một trong những biểu tượng đối kháng của văn nghệ sĩ miền Nam . Nhưng ít có người biết rằng đằng sau sự tỏa sáng của một người đàn ông Việt Nam thường là cái bóng thầm lặng của một người phụ nữ. Bà Doãn Quốc Sỹ cũng là một trong những trường hợp như vậy. Có thể nói rằng, sẽ không có một ông Doãn Quốc Sỹ cống hiến cho lý tưởng trọn vẹn nếu ông không có một người vợ hiền thầm lặng hỗ trợ.

Mời quí độc giả nghe con gái của nhà văn Doãn Quốc Sỹ kể lại cuộc đời thầm lặng của mẹ mình nhân ngày Mother’s Day… 

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Tản mạn chuyện chữ Hán-Việt

Ngũ Phương

Tôi có hai người bạn, một không thích dùng chữ Hán-Việt, một lại rất thích thú và giỏi chữ Hán-Việt. Tôi gọi người không thích là “Anti-HV”, còn người kia là “Pro-HV”.
Anti-HV không thích chữ Hán-Việt tới mức hễ cứ đụng tới chữ Hán-Việt là anh ta lại loay hoay dịch nó ra chữ thuần Việt cho bằng được. Như có một lần tôi dùng chữ “thậm chí” trong câu “Công an lấy đất của dân, thậm chí người có công với cách mạng…” Thế là Anti-HV gạch đánh xoẹt chữ thậm chí, bảo tại sao không viết cho dễ hiểu hơn như: “Công an lấy đất của dân, ngay cả người có công với cách mạng”.
Tôi trả lời rằng “ngay cả” không sai nhưng nghe không mạnh bằng “thậm chí”. Chữ “thậm” dấu nặng nên nghe như cái búa của ông quan tòa giáng xuống một cái đùng, nghe đanh thép hơn chứ. Anti-HV nhất định không chịu thua, bảo mình có tiếng mình thì dùng, mắc gì dùng chữ người. Tôi cười xòa, không cãi nữa nhưng tự nhủ cái bệnh dị ứng chữ Hán-Việt của gã này đã đến độ… “thậm (cấp) chí nguy”.
Mà cái sự ở đời nó lạ lắm, khi mình ghét cái gì thì mình sẽ lại chú ý tới cái đó hơn, hơn cả những cái mình ưa thích nữa, nên Anti-HV từ khi treo bảng “Nói Không với chữ Hán-Việt” thì đâm ra phải tìm hiểu chữ Hán-Việt tỉ mỉ hơn để hòng cãi lại người thường dùng chữ Hán-Việt là tôi.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog