Tháng Chạp Năm 2012
Tôi mê coi hát bóng (movie) lắm! Nhất là những phim dính líu tới dã sử với tình tiết éo le. Hồi bé, tôi thích xem phim The King and I (Vua Xiêm và Thiếp) do anh tài tử đầu trọc đa tình là Yul Brynner (1920-1985) sánh vai cùng cô đào lẳng Deborah Kerr (1921-2007) tuyệt sắc, vào năm 1956. Đúng là đào thương mà gặp kép độc! Tôi khoái nhạc đệm với cách diễn xuất của hai tài tử này. Vua Xiêm là vua của xứ Xiêm (Siam) hay còn gọi bằng Xiêm-La mà bây giờ ta gọi là xứ Thái, hay Thái-Lan (Thailand). Tôi bắt đầu để ý tới đất nước và dân tộc Xiêm từ đấy.
Sau năm 1975, học hết đại học rồi, tôi vẫn tiếp tục mê coi hát bóng. Phim Vua Xiêm và Thiếp được quay lại qua anh chàng tài tử kung-fu Châu Nhuận- Phát với cô đào xinh xắn Jodie Foster, vào năm 1999. Tên tuồng cũ The King and I được đổi lại thành Anna and the King cho đúng với tựa đề cuốn truyện tiểu thuyết của tác giả Margaret Landon (1903-1993). Phim này khá hay. Xứ Thái, một lần nữa lại hấp dẫn tôi. Lần này, tôi chú ý, không phải vì truyện tình lãng mạn của cô giáo Anna với ông vua Mongkut của Thái, mà vì vai trò lãnh đạo của vua chúa trong lịch sử quân chủ ở đất nước Thái-Lan.
Ông vua Mongkut này (1804-1868) có cái tên dài thườn thượt: Phra Bat Somdet Phra Poramenthramaha Mongkut Phra Chom Klao Chao Yu Hua, (พระบาทสมเด็จพระปรเมนทรมหามงกุฎฯ พระจอมเกล้าเจ้าอยู่หัว), được sách sử gọi tắt là Vua Rama Đệ-Tứ (Rama IV).
Tôi muốn đi thăm xứ Thái. Đi thì đi. Đâu có ngại chi. Chờ suy nghĩ chút xíu!
Quảng cáo du lịch Thái-Lan trên thị trường quốc tế thì hết chỗ chê! Bãi biển chỗ nào cũng đẹp, vừa hữu tình lại vừa có chứa hộp đêm (night clubs), nên thêm chuyện đa tình với giá rẻ. Nào là ăn uống thỏa thuê, nào là tình gái trai xả láng, đổi hệ trai hóa thành gái, múa may quay cuồng. Chơi luôn! Đủ thứ loại dịch vụ đấm bóp: bóp đầu bóp vai, bóp cẳng bóp chân, bóp cả toàn thân, cộng thêm tắm hơi cho xì khói. Khiến Tây, Tàu và Ta đều mê mệt vì của lạ:
Năm 2012 có hơn 22 triệu du khách đi du lịch Thái-Lan. Trong đó có hơn 500 ngàn khách đến từ ViệtNam. Trong khi đó, ngành du lịch ở một vài quốc gia khác trong vùng, thiên hạ đi chơi một lần rồi dông luôn, vì nghe theo quảng cáo láo, treo đầu heo bán thịt chó! Muốn bắt chước Thái mà ngại học hỏi, lại không dám thay đổi cơ chế, nên không thể cạnh tranh nổi.
Tôi muốn đi du lịch Thái-Lan một lần cho biết. Hai thành phố tôi định thăm là Bangkok và Chiang Mai trong vòng hơn hai tuần, rồi luôn tiện sau đó sẽ ghé thăm Yangon của Miến-Điện. Mục đích đi du lịch của tôi kỳ này nhắm tới: thứ nhất, thăm địa điểm cảnh vật mới lạ tại xứ Thái; thứ nhì, học hỏi tình hình xã hội dân chúng ở địa phương; và thứ ba, quan trọng không kém hai thứ kia là, tìm hiểu hiện trạng của người Việt hải ngoại đang sinh sống, hợp pháp và bất hợp pháp, tại xứ người.
Người Việt sinh sống bất hợp pháp tại Thái-Lan? Có thật vậy không? Tôi được vài người bạn kể lại cho nghe tình hình. Nhưng muốn chắc vào tin nghe thì phải thấy thêm sự kiện. Dạo lông bông vài vòng Bangkok đi, rồi sẽ thấy!◙
1. HÀNG QUÁN ĂN UỐNG BÀY BÁN ĐẦY KHẮP HANG CÙNG NGÕ HẸP
Phẩm chất thức ăn trên các chuyến hàng không quốc tế càng ngày càng tệ. Trên máy bay, tôi chỉ nhấm nháp qua loa để dằn bụng. Có lẽ kinh tế thế giới đang xuống nên dịch vụ ăn uống cho khách hàng cũng tụt theo. Đến phi trường Bangkok lúc một giờ sáng, vào khách sạn ghi danh xong là tôi vọt ra ngoài đường kiếm đồ ăn vì đang đói meo. Dĩ thực vi tiên mà!
Khỏi phải đi đâu xa. Vài bước khỏi khách sạn là thấy ngay hai quán mì lưu động trước mặt. Một tô mì xá xíu 45 baht, thêm một dĩa cơm chiên thập cẩm 50 baht, cộng với nước ngọt, cả thảy chưa tới 3 đôla rưỡi ($1 = 30 baht). Ăn uống xong là thành tiên liền! Về ngủ, sáng dậy ra chợ ăn tiếp.
Trưa dậy, xuống đường làm một vòng dạo phố đầu tiên xem sao! Cả nguyên cái chợ trời buôn bán thực phẩm hiện ra dọc theo đường phố. Đầy đủ mọi loại thức ăn nước uống, nấu chín có, còn tươi sống cũng có. Giá cả không đắt lắm, rất phải chăng. Độ 2 đôla là ăn được một bữa cơm ngon.
Trong văn học, ta có hai loại văn chương: văn chương bác học và văn chương bình dân. Còn trong thị trường, mình cũng có hai loại chợ: siêu thị, là chợ sang trọng cho người có tiền, tương đối sung túc, đa số người mua (consumer) là dân của xóm nhà ngói; và chợ tiệm là các cửa hàng bình thường cho người có ít tiền hơn, gọi tắt là dân của xóm nhà lá. Tuy nhiên, còn một loại chợ bán dọc-đường-dọc-xá, buổi sáng bày ra và buổi trưa dẹp vào, hoặc buổi tối lên đèn rồi buổi sáng đi ngủ.
Loại chợ-theo-buổi này thật tiện lợi và thích hợp cho giới ít tiền hơn nữa, lại vừa túi cho bà con xóm nhà lá, kể cả dân của xóm nhà cháy thiệt là nghèo,
cũng có thể ăn nhậu. Cho nên ba xứ hàng xóm nghèo: dân Lào, dân Miên và dân Miến, đều mong chạy qua Thái-Lan sống nhờ tá túc; còn dân Philippines, Singapore, Mã-Lai và Nam-Dương thì chuộng làm ăn buôn bán và du hí ở Bangkok hay Phukhet. Còn dân ViệtNam thì sao? Chút xíu tôi sẽ kể tiếp!
Chợ là nơi trao đổi sản phẩm hay dịch vụ giữa người mua và kẻ bán. Kỹ nghệ thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại Bangkok rất phong phú, hỗ trợ thêm cho hệ thống du lịch Thái-Lan lớn mạnh. Tôi phỏng đoán: chữ chợ búa là bị biến âm từ chữ gốc chợ buổi (chợ-theo-buổi: mua bán vào buổi sáng, buổi chiều hoặc buổi tối). Chã lẽ, ‘chợ búa’ là chợ chuyên môn chỉ bán búa ?$!
Lợi tức bình quân của một người dân Thái (GDP per captita) khoảng 10000 đôla Mỹ cho năm 2012. GDP tăng trưởng là 5.6%. Lạm phát chừng 3.1%. Thất nghiệp độ 0.9%. Tôi đi một đường thống kê kinh tế cho bà con mát mắt. Đâu có gì khó, nhào vô mạng của CIA (The World Factbook) thì biết rõ: https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/th.html Mình vào cái rừng thông tin này để nắm sơ sơ tình hình kinh tế của Thái-Lan trong khi đi chơi, để khỏi bị lạc … và để luôn tiện học hỏi thêm, cũng như có thể so sánh hiện trạng xã hội giữa Thái và Việt.
Dân số toàn xứ Thái-Lan khoảng 69 triệu rưỡi người, và họ tụ về sinh sống tại thủ đô Bangkok độ trên 10 triệu nhân khẩu trong năm 2012, theo The World Bank. Nhà nước không thể đặt tiêu chí lợi tức 10000 đô cho một đầu người mà có thể thiếu vắng được sức năng động để hiện thực của nhân dân. Tôi nhận thấy xã hội Thái: ngai vua là chuyện nhỏ; nắm được đảng cầm quyền là việc thường tình; lo cho dân xây dựng được nội lực của đất nước mới là chuyện chính lớn. Lãnh đạo Thái-Lan hay thật! Họ thấy được sức bật của nhân dân.
Trở lại việc ăn uống. Trong một rừng hàng quán với đồ ăn, tôi để ý đến hai món này: thứ nhất là món trầu cau; thứ nhì là món cào cào, châu chấu, cà cuống, dế cơm, dế lửa, bọ cạp … tất cả đều được RÁN.
Ở chung khách sạn với tôi, đa số là đám tây ba-lô. Mỹ-trắng, Mỹ-đen và Mỹ-vàng có đủ cả. Tôi là Mỹ-vàng (hãnh diện là xứ tôi có ông tổng thống là Mỹ-đen) làm quen được vài anh chị Mỹ khác giống. Khi đi chung ra chợ, có vị hỏi đố: ai dám ăn thử hai món trầu cau và cào cào châu chấu. Hồi nhỏ ở nhà quê, tôi có ăn món dế cơm lăn bột (ngắt đầu, bỏ cánh, nhét hột đậu phộng vào bụng dế; lăn bột chiên lên, ngon tuyệt cú mèo!). Còn bã trầu cau thì nhớp lắm, nên tôi không dám rớ tới. Tôi nhớ ông và bà tôi thường nhai trầu cau, mẹ tôi thì thỉnh thoảng cũng có nhai, nhưng dùng một cách đột xuất, phun tùm lum. Phần tôi, xin chịu thua. Đầu hàng cho chắc ăn!
Món cào cào châu chấu rán rất dòn, nhấm với trái ớt hiểm tươi xanh thì khỏi chỗ chê! Mấy anh chị Tây-trắng đứng chỉ chỏ, dòm ngó mà không dám ăn thử; toàn là thành viên của nhóm NATO (No Action Talk Only = chỉ nói mà không dám làm). Mình tôi ra vẻ ta đây, vừa nhai bọ cạp rán, vừa gật gù đắc ý. Lâu lâu, có chị người Thái tạt ngang mua cả kí-lô về nhậu. Cũng đâu có rẻ rê gì, giá tới 5 đô nửa kí, gấp 4 lần kí thịt.
Nhớ lại vài năm trước đây, hồi cậu tôi (em của mẹ) còn sống, ổng thường dặn con cháu nên ăn chay, tránh sát sanh, tránh cảnh tuyệt giống cho muôn loài. Nếu em gái tôi biết được tôi thưởng thức ba thứ cào cào châu chấu này, chắc là nó la tôi dữ lắm, vì gia đình tụi nó thích ăn chay. Cậu tôi, vốn là một cựu sĩ quan VNCH, về già đi tu theo mật-tông trở thành nhà sư, nên khuyên người nhà trong đại gia đình tránh ăn mặn là đúng rồi! Tôi thì nghĩ khác. Chay hay mặn là chuyện nhỏ. Dụng và dưỡng mới là chuyện đáng quan tâm.
Dân mấy xứ tiền tiến rất thực dụng: tha hồ tiêu dùng thịt, cá, chim, côn trùng, nhưng đâu có thứ nào tuyệt chủng, vì họ có chương trình bảo dưỡng các loài vật, nên ăn bao nhiêu vẫn còn bấy nhiêu. Không tuyệt giống. Còn mấy xứ chậm tiến, đụng con gì nhúc nhích cũng xực, ngoại trừ bù-lon con tán (nut and bold), lại thêm lý giải láo lếu ra điều bổ óc bổ tim. Ăn uống món gì chỉ là thói quen chủ quan của khẩu vị, và sự lựa chọn dựa vào sở thích của cá nhân, tùy theo kiến thức mỗi người. Vai trò của nhà nước là làm sao để bảo vệ môi trường sống cho muôn loài: cho người ăn, dưới nhãn hiệu bảo tồn văn hóa, và cho con vật bị ăn, dưới nhãn hiệu phát triển kinh tế.
Dụng và dưỡng đi đôi với nhau là như vậy! Bạn thấy chưa!
Khẩu vị của tôi là muốn thử, nên đi tới đâu là muốn thử thức ăn của dân địa phương đến đấy. Ngoại trừ hai thứ cấm kỵ mà tôi kiêng cữ. Đó là thịt chó và thịt mèo. Hồi nhỏ, sống trong xóm Hoà-Hưng bình dân ở Sài-Gòn, tôi có nuôi con chó đặt tên là LuLu; sau một thời gian, nó bị thiên hạ bắt trộm để làm thịt. Tôi khóc sướt mướt vì nhớ con LuLu: nó thương tôi, tôi thương nó. Tiếp theo đó, không nuôi chó nữa, tôi lại nuôi con mèo tam-thể; sau một thời gian cũng bị thiên hạ bắt trộm để làm thịt. Tôi lại khóc tỉ tê vì nhớ con mèo tam-thể. Tôi buồn không nuôi chó và nuôi mèo nữa và cũng thề không bao giờ ăn thịt chó hay thịt mèo. [Ghi chú thêm: Hồi học trung học ở Sài-Gòn, tôi cũng có dịp khóc thầm về vụ một con mèo khác. Kỳ này, không phải vì nó bị người ta ăn thịt, mà vì nó là con-mèo-hai-chân. Cổ (cô ta) theo ông già cổ được lên làm quận trưởng, nên chuyển về miền Trung. Cổ nói rất thương nhớ đến tui, làm tui càng đứt ruột nhớ thương cổ]… Bây giờ xin đi qua món khác.
Món trầu cau thì tôi không dám đụng tới. Bạn hãy tìm đọc bài ký sự Phập Phồng Một Vòng Yangon, cũng của tôi viết, về chuyến thăm viếng Miến-Điện. Dân Miến còn nhai trầu bạo hơn dân Thái nữa, nên tôi không lý lẽ ở đây.
Trong khu chợ và phố xá gần chỗ khách sạn tôi ở (khu Khaosan, gần bờ sông Chao Phraya), tôi để ý đến một ngôi miếu nhỏ của người Tàu dựng sừng sững giữa hai dãy nhà lầu cao. Tuy nhỏ nhưng miếu được gìn giữ rất sạch sẽ, được sơn son thiếp vàng sặc sỡ, trông thật đẹp đẽ. Dân Tàu lưu vong thường là gốc Quảng-Đông, ưa chuộng Thầy Khổng; đi tới đâu cũng lập đền thờ, miếu mạo tôn vinh Khổng-học tới đó. Để ý kỹ, chỉ thấy hai con lân gác cổng và con rồng quấn cột chống trời. Họ quên đi hai con quy và con phụng trong nhóm tứ-linh (long, lân, quy, phụng) của Nho-học.
Đình/Đền hay miếu của ta thường trưng bày đủ bộ bốn con. Nhất là chim phụng đứng trên lưng con rùa. Ông ngoại tôi là thầy thuốc Nam, hồi còn sống, thường hay giải thích cho chúng tôi học hỏi: con rồng (long) tượng trưng cho kinh tế, con lân (lân) tượng trưng cho giáo dục, con rùa (quy) tượng trưng cho chính trị, và con phụng (phụng) tượng trưng cho văn hóa. Bốn con vật linh thiêng này chầu vây quanh cái đình làng truyền thống, đứng làm trung tâm trống không ở giữa. Đó là ý nghĩa của ngũ-hành: vòng ngoài tứ-linh, vây quanh tâm trống ở vòng trong. Quan niệm về một xã hội quân bình và toàn diện xuyên qua cấu trúc của đình làng là như thế.
Ôi biết còn bao nhiêu người nhắc chuyện xưa để nhớ đến chuyện nay! Mấy người Tàu ở Bangkok còn trưng con lân và bày con rồng là hay lắm rồi! Còn hiểu tới đâu lại là việc khác. Hết vòng một, thăm mấy món ăn, giờ tới vòng hai … lai rai kể chuyện về mấy ông vua già …
2. VÀ ĐI ĐÂU CŨNG THẤY HÌNH ẢNH ÔNG VUA !
Đại-đế (hay quốc vương) Thái-Lan hiện tại là ngài Bhumibol Adulyadej, 85 tuổi, ngự trị ngai vàng lâu nhất trong lịch sử quân chủ Thái-Lan và cũng là vị lãnh đạo quốc gia lâu năm nhất trên thế giới. Tôi đến Bangkok vào đúng trong tháng đang kỷ niệm sinh nhật nhà vua, sử sách gọi tắt là Vua Rama Đệ-Cửu (Rama IX), nên đâu đâu cũng thấy treo hình ông ta.
Trên nóc nhà, dưới cửa chợ, trước cổng biệt thự, sau ngõ garage, đứng thấy xa xa, ngồi lại gần gần, đều có chân dung của vị vua già thương dân yêu nước. Quốc vương Thái-Lan, muôn năm, muôn muôn năm !!!
‘Quốc vương’ là tiếng Hán-Việt, gọi để nghe cho trang trọng. Bình dân ta kêu là ‘vua’. Muốn chọc quê ông hay bà vua, mình gọi bằng ‘vua cỏ’, nói lái lại là ‘vỏ cua’. Không biết tiếng Thái có chơi trò nói lái như tiếng Việt hay không, chứ trong tiếng Việt thì đầy dẫy. Lịch sử đất nước Việt chứa quá nhiều đau thương bởi vua chúa cuối đời triều Nguyễn, nên dân chúng ít có cảm tình với mấy ông vua. Chứ bên Thái, nếu chọc ông vua là vỏ cua, thì có thể bị cảnh sát tóm vô bót ngay. Dân chúng Thái nói chung, còn tôn sùng ngôi vua lắm! Chửi thề/tục thì không sao, nhưng chửi/chọc nhà vua là có chuyện.
Vua Rama IX (Bhumibol Adulyadej đọc là Phu-mi-phôn A-đun-da-đệt) là cháu 5 đời của vua Rama IV (Phra Chom Klao Chao Yu Hua đọc là Phờ-ra Chôm-cờ-lão Chão-du-hùa), tức là vua Mongkut nổi tiếng trong lịch sử vương triều Chakri của Xiêm.
Đời xưa: vua Mongkut đã nổi danh nói thông thạo tiếng Anh, ưa chuộng khoa học và kỹ thuật Tây phương, và nhất là mở cửa ngoại giao trung lập; khiến cho đất nước Thái-Lan sau này (được nối ngôi lãnh đạo bởi con cháu của Mongkut) tiếp tục phát triển công nghệ, cải cách chế độ quân chủ thành lập-hiến, mở cửa cho dân chủ và tự do vào, tránh cảnh bị ngoại bang cai trị.
Đời nay: vua Bhumibol bắt chước thời ông cố ông sơ, ai tới cũng chơi, không sợ theo đuôi. Phá chấp: nhà chùa thiệt nhiều mà nhà chứa cũng không ít. Miễn sao đủ tiền nuôi dân và không bị nước ngoài thao túng. Thà quân chủ mà pháp trị, còn hơn dân chủ mà độc tài độc đảng trị.
Vài bạn quen tranh cãi với tôi, cho rằng ViệtNam mình chừng 30 năm sau chưa chắc đã bằng Thái-Lan; tôi không rõ lẽ, nhưng khó tìm ra bằng chứng cụ thể để đấu lý ngược lại. Bạn tôi còn kể thêm: Thủ tướng ViệtNam kiêu hãnh với Thủ tướng Thái-Lan về dân tộc ViệtNam anh hùng đã chiến thắng ba đế quốc Pháp, Nhật và Mỹ để giành độc lập; Thủ tướng Thái trả lời rằng, dân tộc Thái không cần phải đánh ai và thắng ai mà vẫn giữ được nền độc lập và tự do. Không biết lãnh đạo đảng cộng-sản có thấm ý/đòn chăng?
Bàn về lãnh đạo Thái-Lan dài giòng lắm! Không phải chỉ có một mình ông vua già và dòng họ hoàng gia thủ cựu. Còn nhiều thứ như nhà nước có chính sách nghinh tiếp tân dân, quân đội độc lập, đảng phái tranh đua phục vụ quần chúng, tôn giáo tự do phát triển, tổ chức dân sự hãnh tiến; nói tóm lại, nhiều yếu tố mới tạo thành nếp sinh hoạt thành công cho xã hội Thái-Lan.
Nhìn hình ảnh quốc vương Thái ngồi trên ngai vàng rất tôn nghiêm. Áo quần ông bà mặc thật là trang trọng. À, áo vua mặc gọi là long-bào. Cái gì dính líu đến nhà vua thì thường có chữ long đi kèm theo. Thí dụ, giày vua mang là long-hài, giường vua nằm là long-sàn, vua chạy nạn gọi là long đong, bãi biển vua tắm tên là Long Beach, đồng hồ vua đeo chính hiệu là Longine, bộ óc nhà vua gọi là long-não ……… Đố bạn: vua khoái nhảy đầm gọi là gì ?
Nếu bị bí, trả lời không được, hãy xem lời giải ở cuối bài.
Để mai mốt, tôi sẽ đi thăm Đại Hoàng Cung (The Grand Palace) là nơi các đời vua trước ở, xem thử có khác với cung điện của triều đình nhà Nguyễn tại cố đô Huế bên ViệtNam ta hay không.
3. XE CỘ KẸT ĐẦY ĐƯỜNG
Phương tiện di chuyển và giao thông ở Bangkok thật là thuận lợi. Đủ mọi dạng thức, đáp ứng đúng nhu cầu cho người dân, tùy theo túi tiền và thời gian nhiều ít. Thông dụng nhất, đối với giới bình dân địa phương, là xe buýt và xe ôm. Xe buýt giá chỉ có 6 baht cho tuyến gần và 12 baht cho tuyến xa. Loại xe buýt nhỏ (bằng xe van của Mỹ), màu trắng, có máy lạnh chứa được 15 người, giá tới 20 baht. Tôi thử đi vài chuyến xe buýt to, miễn phí, do nhà vua và hoàng gia đài thọ, vé màu xanh để dễ phân biệt (nhưng đợi hơi lâu).
Gia đình nhà vua của Thái-Lan là đại tài phiệt, không thua kém gì Nhật-Bổn và Ăng-Lê. Họ đầu tư sinh lợi đủ thứ, đời này sang đời khác, nên tài sản tích tụ kếch sù. Nhưng mặt khác, họ cũng chăm lo cho thần dân, làm công tác bố thí và nhân đạo rất tốt. Tôi được nghe đến những sinh hoạt phước đức của công chúa và hoàng gia tại những vùng sâu xa, rất đáng ngưỡng mộ. Ngay tại thành phố, họ cũng bỏ tiền tài trợ cho các chuyến xe buýt miễn phí cho dân nghèo. Thiệt là hay! Nhờ vậy tôi được hưởng lây.
Phải chi các tay lãnh tụ ViệtNam cho bà con thế giới biết được tài sản của gia đình và giòng họ của mình, làm ăn ra sao, đầu tư ở đâu, tiền ra tiền vào như thế nào, chắc là dân chúng sẽ hoan hô đem hình lộng kiếng! Ngoài miệng thì đeo theo dân-chủ-tập-trung, còn tay chân thì trùng-trùng-tham-nhũng; chắc là sẽ không thọ với đồng bào. Thái hơn Việt, trong thời nay, không phải chỉ ở xa lộ gần xa, mà còn ở nếp sống, chế độ và cái đầu lãnh đạo.
Đi xe buýt có hàng chữ màu xanh dương dán trên kính xe là mình biết do hoàng gia đài thọ (chỉ có dân địa phương mới biết rành điều này). Leo lên xe, nhân viên kiểm soát không tính tiền, nhưng vẫn phát vé để biết số người đi mà hoàng gia sẽ hoàn trả lại tiền cho công ty tư quản chuyên chở. Tôi giữ lại các vé xe để làm kỷ niệm, để làm bằng chứng và để nhớ ơn vua.
Mấy bà nội trợ đi chợ và con nít đi học lại thích ngồi xe ôm (xe gắn máy hai bánh). Khách ngồi phía sau, ôm tài xế ngồi phía trước. Tài xế phải đội mũ an toàn và mặc áo khoác cụt tay màu cam để mọi người dễ nhận diện. Nhớ phải trả giá. Tôi đi thử xe ôm hai lần, cảm giác là vừa leo vừa teo, chắc tại chưa quen. Tài xế lạng qua lạng lại, tim tôi quay theo nhịp điệu valse, vòng vòng!
Tuy đường lộ khá tốt và tối tân, nhưng lượng xe cộ quá đông, nên nạn kẹt xe nhiều như cơm bữa. Thái-Lan chế được xe gắn máy, nên xe hai bánh chạy đầy đường. Ở dưới tỉnh nhỏ, hầu như nhà nào cũng có đôi ba chiếc. Giá từ 1200 đến 2200 đôla mỗi chiếc.
Ghi chú thêm, ngoài lề : Nghe nói xứ Miên chế (hay ráp) được xe hơi. Còn xứ Việt, không biết tạo được loại xe nào? Xe cộ thì tôi chưa biết, chứ về vật dụng thì thời nay, sau 1975, ViệtNam có chế được loại xi-măng-cốt-tre (bamboo-reinforced concrete) dùng cho kỹ nghệ xây cất; xây nhà lầu tới đâu coi chừng nó vẹo tới đó. Chớ còn trước 1975, tôi lại nhớ tới thời thập niên 1960 của VNCH, giới sản xuất miền Nam có chế được một loại lược chải đầu, gọi là lược nylon vì làm bằng hóa chất nylon. Đi chợ Tết, tôi thường được nghe rao hàng, rất điệu nghệ, như sau:
Tôi thích nhất, cũng như giới trung lưu người Thái, là đi sky train. Đây là loại
xe lửa điện được xây dựng trên tuyến riêng trên cao, cao hơn mặt bằng của xe hơi chạy. Một mình một chợ. Xe chạy lẹ và lướt dọc ngang toàn thành phố Bangkok.
Chỉ cần xin một bản đồ hệ thống sky train có hướng dẫn rõ các tuyến đường với tên các trạm; rồi mua vé trước cổng với giá từ 20 đến 45 baht (tùy theo trạm xa hay gần) là ta có thể ngồi trên xe lửa trời (sky train), có gắn máy lạnh, du ngoạn hạ giới. Trước khi tới trạm nào thì loa trong xe đều có nhắc nhở bằng tiếng Thái, rồi tiếng Anh, và với hình ảnh truyền trên LCD nên không sợ bị lạc đâu cả. Hệ thống xe lửa điện BTS còn bao gồm loại xe ngầm trong lòng đất nữa, nhưng ít tuyến hơn xe chạy trên trời.
Tôi thích thứ nhì là ngự thuyền trên sông. Bangkok được bao dọc bởi dòng sông Chao Phraya (giống như sông Sài-Gòn của ViệtNam). Ngồi trên thuyền, loại dành cho khách du lịch, chỉ tốn có 20 Baht là có thể ngắm các địa điểm như chùa chiền, dinh thự một cách mát mắt. Dân địa phương cũng sử dụng đường sông bằng loại thuyền xấu hơn, nhưng mã lực cực mạnh, nên di chuyển rất lẹ, tránh nạn kẹt xe trên bộ.
À, tôi quên giới thiệu với độc-giả về em 00Rành, người dẫn đường cho tôi. Số là tôi gặp em bán kem dừa trong khu tây ba-lô, em là du khách trên đất Thái, nhưng thật ra là đi bán dạo bất hợp pháp. Mỗi ngày em kiếm được khoảng 10 đôla (300 Baht). Mỗi tháng bán dạo được hơn 200 đô, để dành độ 100 đô, gửi về cho bố mẹ 50, còn 50 bỏ túi. Công việc bán kem dừa không nặng nhọc vì đã có xe đẩy. Em chỉ cần gọt phần đầu trái dừa, phần nước bỏ vô ly nhựa để uống/bán riêng, bỏ hai muỗng kem vô trái dừa rồi bán cho khách du lịch. Giá bán trái dừa kem là 35 baht. Mỗi trái dừa cho em 00Rành lời được 10 baht. Trời nóng hừng hực, khách bộ hành ưa thích món này.
Khổ một nỗi là phải tránh cảnh sát Thái. Em qua đây mang tiếng là đi chơi, chứ đâu phải đi làm. Visa cho tới 3 tháng, hết hạn trở về ViệtNam vài ngày, sau đó lại đi du lịch nữa. Em làm ăn lậu theo kiểu này được hơn hai năm rồi, nên nói tiếng Thái tạm OK, đường đi nước bước em cũng rành rọt.
Tôi hỏi em nhỡ bị cảnh sát hốt thì sao? Em bảo cũng không sao! Đóng tiền phạt, hai ba trăm đô gì đó, thì họ thả ra. No problemo! Tôi thấy em bặt thiệp, lo làm ăn, thương mẹ cha, biết đường biết xá, nên nhờ em làm hướng dẫn viên. Em cho biết, có thể thích cảnh sát Thái-Lan hơn, nhưng rất ghét công an ViệtNam, vì cảnh sát Thái hiền; nhỡ bị bắt mà có người địa phương bảo lãnh, nhiều khi cũng được thả ra.
Trong siêu thị Big C, có nhiều tốp khách du lịch đến từ ViệtNam, họ đi mua sắm và … toan tính đủ thứ. Không biết ai du thật hay du giả. Nhưng nghe họ líu lo và thỉnh thoảng chửi thề thì biết họ là người Việt. Người Thái cũng líu lo khi nghe họ nói từ xa xa, lúc lại gần gần lắng nghe thật kỹ, thì không hiểu gì ráo. Bởi vì họ nói tiếng Thái. Âm thinh và âm vận của tiếng Thái rất gần với tiếng Việt của mình. Chắc trước đời Châu-Tần-Hán của Trung-quốc, Thái và Việt có bà con hàng xóm gần, hoặc cùng lắm, xa xa như bắn súng cà-nông! Có vài quán nước trong chợ phụ đề thêm vài chữ tiếng Việt, như ‘chỉ có tiền mặt’. Chủ nhà hàng Thái hay thiệt! biết rành tâm lý và túi tiền người tiêu thụ. Nhắn nhủ vừa đủ!
Thức ăn Thái ướp nhiều gia vị, gồm nhiều tiêu, ớt, tỏi, hành, gừng, giống chừng như của ViệtNam ta, nên rất đậm đà. Tuy nhiên, về các loại nước mắm chấm, vẫn chưa phong phú bằng của ta. Tôi vẫn nhớ và ưa chuộng các mùi vị chua, ngọt, mặn, nồng và hơi cay cay của nước mắm ViệtNam, vừa hít hà vừa la ngon! Thái và Việt rất gần gũi với nhau qua cơm gạo và nước mắm. Nói về việc ăn uống, cư dân ViệtNam trên đất Thái sống khá dễ dàng.
Băng qua đường lộ là cả một vấn đề sinh tử. Tôi rất ghét bị xe đụng. Thứ nào đụng cũng đều nguy hiểm. Tôi cứ tìm cầu vồng, bắc ngang qua đầu đường lộ mà đi, an toàn hơn, nhưng vì phải leo lên leo xuống nhiều bậc thang cao, nên người già yếu hoặc con nít không thích sử dụng cầu vồng. Dân Thái cứ băng qua đường túi bụi, tôi cũng chưa thấy cảnh sát cho giấy phạt ai.
Xã hội biết ăn chơi mà còn thiếu kỷ luật đi đường, theo tôi, vẫn chưa ổn! Dân chủ là người dân phải tự mình biết làm chủ. Tự chủ, bảo vệ bản thân và cơ thể mình cho an lành là ưu tiên hàng đầu khi du lịch. Ông ngoại tôi dặn: quân tử giữ thân, tiểu nhân giữ của. Tôi nhớ hoài câu này về tính dân chủ.
© Trương Như Thường
© Đàn Chim Việt
Tôi mê coi hát bóng (movie) lắm! Nhất là những phim dính líu tới dã sử với tình tiết éo le. Hồi bé, tôi thích xem phim The King and I (Vua Xiêm và Thiếp) do anh tài tử đầu trọc đa tình là Yul Brynner (1920-1985) sánh vai cùng cô đào lẳng Deborah Kerr (1921-2007) tuyệt sắc, vào năm 1956. Đúng là đào thương mà gặp kép độc! Tôi khoái nhạc đệm với cách diễn xuất của hai tài tử này. Vua Xiêm là vua của xứ Xiêm (Siam) hay còn gọi bằng Xiêm-La mà bây giờ ta gọi là xứ Thái, hay Thái-Lan (Thailand). Tôi bắt đầu để ý tới đất nước và dân tộc Xiêm từ đấy.
Sau năm 1975, học hết đại học rồi, tôi vẫn tiếp tục mê coi hát bóng. Phim Vua Xiêm và Thiếp được quay lại qua anh chàng tài tử kung-fu Châu Nhuận- Phát với cô đào xinh xắn Jodie Foster, vào năm 1999. Tên tuồng cũ The King and I được đổi lại thành Anna and the King cho đúng với tựa đề cuốn truyện tiểu thuyết của tác giả Margaret Landon (1903-1993). Phim này khá hay. Xứ Thái, một lần nữa lại hấp dẫn tôi. Lần này, tôi chú ý, không phải vì truyện tình lãng mạn của cô giáo Anna với ông vua Mongkut của Thái, mà vì vai trò lãnh đạo của vua chúa trong lịch sử quân chủ ở đất nước Thái-Lan.
Ông vua Mongkut này (1804-1868) có cái tên dài thườn thượt: Phra Bat Somdet Phra Poramenthramaha Mongkut Phra Chom Klao Chao Yu Hua, (พระบาทสมเด็จพระปรเมนทรมหามงกุฎฯ พระจอมเกล้าเจ้าอยู่หัว), được sách sử gọi tắt là Vua Rama Đệ-Tứ (Rama IV).
Tôi muốn đi thăm xứ Thái. Đi thì đi. Đâu có ngại chi. Chờ suy nghĩ chút xíu!
Quảng cáo du lịch Thái-Lan trên thị trường quốc tế thì hết chỗ chê! Bãi biển chỗ nào cũng đẹp, vừa hữu tình lại vừa có chứa hộp đêm (night clubs), nên thêm chuyện đa tình với giá rẻ. Nào là ăn uống thỏa thuê, nào là tình gái trai xả láng, đổi hệ trai hóa thành gái, múa may quay cuồng. Chơi luôn! Đủ thứ loại dịch vụ đấm bóp: bóp đầu bóp vai, bóp cẳng bóp chân, bóp cả toàn thân, cộng thêm tắm hơi cho xì khói. Khiến Tây, Tàu và Ta đều mê mệt vì của lạ:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn héo hắt suốt năm canh!
Kỹ nghệ du lịch nằm trong quốc sách phát triển kinh tế của Thái-Lan.
Và cộng thêm nhiều dịch vụ khác như đưa đón, khách sạn, chuyển vận, chợ
búa, và đối thuật kích thích về tài chánh, ngoại giao, đã yểm trợ cho
ngành du lịch đặc thù của Thái chiếm thế thượng phong trong vùng
Đông-Nam-Á, và lan tỏa ra toàn quốc tế trong vòng hơn chục năm qua.
Thiên hạ du lịch du hí đất Thái, rồi trở lại: đem thêm bè thêm bạn và
đem thêm tiền, góp gần 9% cho tổng sản lượng nội địa (GDP) của Thái (GDP
gần 650 tỉ đôla Mỹ).Năm 2012 có hơn 22 triệu du khách đi du lịch Thái-Lan. Trong đó có hơn 500 ngàn khách đến từ ViệtNam. Trong khi đó, ngành du lịch ở một vài quốc gia khác trong vùng, thiên hạ đi chơi một lần rồi dông luôn, vì nghe theo quảng cáo láo, treo đầu heo bán thịt chó! Muốn bắt chước Thái mà ngại học hỏi, lại không dám thay đổi cơ chế, nên không thể cạnh tranh nổi.
Tôi muốn đi du lịch Thái-Lan một lần cho biết. Hai thành phố tôi định thăm là Bangkok và Chiang Mai trong vòng hơn hai tuần, rồi luôn tiện sau đó sẽ ghé thăm Yangon của Miến-Điện. Mục đích đi du lịch của tôi kỳ này nhắm tới: thứ nhất, thăm địa điểm cảnh vật mới lạ tại xứ Thái; thứ nhì, học hỏi tình hình xã hội dân chúng ở địa phương; và thứ ba, quan trọng không kém hai thứ kia là, tìm hiểu hiện trạng của người Việt hải ngoại đang sinh sống, hợp pháp và bất hợp pháp, tại xứ người.
Người Việt sinh sống bất hợp pháp tại Thái-Lan? Có thật vậy không? Tôi được vài người bạn kể lại cho nghe tình hình. Nhưng muốn chắc vào tin nghe thì phải thấy thêm sự kiện. Dạo lông bông vài vòng Bangkok đi, rồi sẽ thấy!◙
1. HÀNG QUÁN ĂN UỐNG BÀY BÁN ĐẦY KHẮP HANG CÙNG NGÕ HẸP
Phẩm chất thức ăn trên các chuyến hàng không quốc tế càng ngày càng tệ. Trên máy bay, tôi chỉ nhấm nháp qua loa để dằn bụng. Có lẽ kinh tế thế giới đang xuống nên dịch vụ ăn uống cho khách hàng cũng tụt theo. Đến phi trường Bangkok lúc một giờ sáng, vào khách sạn ghi danh xong là tôi vọt ra ngoài đường kiếm đồ ăn vì đang đói meo. Dĩ thực vi tiên mà!
Khỏi phải đi đâu xa. Vài bước khỏi khách sạn là thấy ngay hai quán mì lưu động trước mặt. Một tô mì xá xíu 45 baht, thêm một dĩa cơm chiên thập cẩm 50 baht, cộng với nước ngọt, cả thảy chưa tới 3 đôla rưỡi ($1 = 30 baht). Ăn uống xong là thành tiên liền! Về ngủ, sáng dậy ra chợ ăn tiếp.
Trưa dậy, xuống đường làm một vòng dạo phố đầu tiên xem sao! Cả nguyên cái chợ trời buôn bán thực phẩm hiện ra dọc theo đường phố. Đầy đủ mọi loại thức ăn nước uống, nấu chín có, còn tươi sống cũng có. Giá cả không đắt lắm, rất phải chăng. Độ 2 đôla là ăn được một bữa cơm ngon.
Trong văn học, ta có hai loại văn chương: văn chương bác học và văn chương bình dân. Còn trong thị trường, mình cũng có hai loại chợ: siêu thị, là chợ sang trọng cho người có tiền, tương đối sung túc, đa số người mua (consumer) là dân của xóm nhà ngói; và chợ tiệm là các cửa hàng bình thường cho người có ít tiền hơn, gọi tắt là dân của xóm nhà lá. Tuy nhiên, còn một loại chợ bán dọc-đường-dọc-xá, buổi sáng bày ra và buổi trưa dẹp vào, hoặc buổi tối lên đèn rồi buổi sáng đi ngủ.
Loại chợ-theo-buổi này thật tiện lợi và thích hợp cho giới ít tiền hơn nữa, lại vừa túi cho bà con xóm nhà lá, kể cả dân của xóm nhà cháy thiệt là nghèo,
cũng có thể ăn nhậu. Cho nên ba xứ hàng xóm nghèo: dân Lào, dân Miên và dân Miến, đều mong chạy qua Thái-Lan sống nhờ tá túc; còn dân Philippines, Singapore, Mã-Lai và Nam-Dương thì chuộng làm ăn buôn bán và du hí ở Bangkok hay Phukhet. Còn dân ViệtNam thì sao? Chút xíu tôi sẽ kể tiếp!
Chợ là nơi trao đổi sản phẩm hay dịch vụ giữa người mua và kẻ bán. Kỹ nghệ thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại Bangkok rất phong phú, hỗ trợ thêm cho hệ thống du lịch Thái-Lan lớn mạnh. Tôi phỏng đoán: chữ chợ búa là bị biến âm từ chữ gốc chợ buổi (chợ-theo-buổi: mua bán vào buổi sáng, buổi chiều hoặc buổi tối). Chã lẽ, ‘chợ búa’ là chợ chuyên môn chỉ bán búa ?$!
Lợi tức bình quân của một người dân Thái (GDP per captita) khoảng 10000 đôla Mỹ cho năm 2012. GDP tăng trưởng là 5.6%. Lạm phát chừng 3.1%. Thất nghiệp độ 0.9%. Tôi đi một đường thống kê kinh tế cho bà con mát mắt. Đâu có gì khó, nhào vô mạng của CIA (The World Factbook) thì biết rõ: https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/th.html Mình vào cái rừng thông tin này để nắm sơ sơ tình hình kinh tế của Thái-Lan trong khi đi chơi, để khỏi bị lạc … và để luôn tiện học hỏi thêm, cũng như có thể so sánh hiện trạng xã hội giữa Thái và Việt.
Dân số toàn xứ Thái-Lan khoảng 69 triệu rưỡi người, và họ tụ về sinh sống tại thủ đô Bangkok độ trên 10 triệu nhân khẩu trong năm 2012, theo The World Bank. Nhà nước không thể đặt tiêu chí lợi tức 10000 đô cho một đầu người mà có thể thiếu vắng được sức năng động để hiện thực của nhân dân. Tôi nhận thấy xã hội Thái: ngai vua là chuyện nhỏ; nắm được đảng cầm quyền là việc thường tình; lo cho dân xây dựng được nội lực của đất nước mới là chuyện chính lớn. Lãnh đạo Thái-Lan hay thật! Họ thấy được sức bật của nhân dân.
Trở lại việc ăn uống. Trong một rừng hàng quán với đồ ăn, tôi để ý đến hai món này: thứ nhất là món trầu cau; thứ nhì là món cào cào, châu chấu, cà cuống, dế cơm, dế lửa, bọ cạp … tất cả đều được RÁN.
Ở chung khách sạn với tôi, đa số là đám tây ba-lô. Mỹ-trắng, Mỹ-đen và Mỹ-vàng có đủ cả. Tôi là Mỹ-vàng (hãnh diện là xứ tôi có ông tổng thống là Mỹ-đen) làm quen được vài anh chị Mỹ khác giống. Khi đi chung ra chợ, có vị hỏi đố: ai dám ăn thử hai món trầu cau và cào cào châu chấu. Hồi nhỏ ở nhà quê, tôi có ăn món dế cơm lăn bột (ngắt đầu, bỏ cánh, nhét hột đậu phộng vào bụng dế; lăn bột chiên lên, ngon tuyệt cú mèo!). Còn bã trầu cau thì nhớp lắm, nên tôi không dám rớ tới. Tôi nhớ ông và bà tôi thường nhai trầu cau, mẹ tôi thì thỉnh thoảng cũng có nhai, nhưng dùng một cách đột xuất, phun tùm lum. Phần tôi, xin chịu thua. Đầu hàng cho chắc ăn!
Món cào cào châu chấu rán rất dòn, nhấm với trái ớt hiểm tươi xanh thì khỏi chỗ chê! Mấy anh chị Tây-trắng đứng chỉ chỏ, dòm ngó mà không dám ăn thử; toàn là thành viên của nhóm NATO (No Action Talk Only = chỉ nói mà không dám làm). Mình tôi ra vẻ ta đây, vừa nhai bọ cạp rán, vừa gật gù đắc ý. Lâu lâu, có chị người Thái tạt ngang mua cả kí-lô về nhậu. Cũng đâu có rẻ rê gì, giá tới 5 đô nửa kí, gấp 4 lần kí thịt.
Nhớ lại vài năm trước đây, hồi cậu tôi (em của mẹ) còn sống, ổng thường dặn con cháu nên ăn chay, tránh sát sanh, tránh cảnh tuyệt giống cho muôn loài. Nếu em gái tôi biết được tôi thưởng thức ba thứ cào cào châu chấu này, chắc là nó la tôi dữ lắm, vì gia đình tụi nó thích ăn chay. Cậu tôi, vốn là một cựu sĩ quan VNCH, về già đi tu theo mật-tông trở thành nhà sư, nên khuyên người nhà trong đại gia đình tránh ăn mặn là đúng rồi! Tôi thì nghĩ khác. Chay hay mặn là chuyện nhỏ. Dụng và dưỡng mới là chuyện đáng quan tâm.
Dân mấy xứ tiền tiến rất thực dụng: tha hồ tiêu dùng thịt, cá, chim, côn trùng, nhưng đâu có thứ nào tuyệt chủng, vì họ có chương trình bảo dưỡng các loài vật, nên ăn bao nhiêu vẫn còn bấy nhiêu. Không tuyệt giống. Còn mấy xứ chậm tiến, đụng con gì nhúc nhích cũng xực, ngoại trừ bù-lon con tán (nut and bold), lại thêm lý giải láo lếu ra điều bổ óc bổ tim. Ăn uống món gì chỉ là thói quen chủ quan của khẩu vị, và sự lựa chọn dựa vào sở thích của cá nhân, tùy theo kiến thức mỗi người. Vai trò của nhà nước là làm sao để bảo vệ môi trường sống cho muôn loài: cho người ăn, dưới nhãn hiệu bảo tồn văn hóa, và cho con vật bị ăn, dưới nhãn hiệu phát triển kinh tế.
Dụng và dưỡng đi đôi với nhau là như vậy! Bạn thấy chưa!
Khẩu vị của tôi là muốn thử, nên đi tới đâu là muốn thử thức ăn của dân địa phương đến đấy. Ngoại trừ hai thứ cấm kỵ mà tôi kiêng cữ. Đó là thịt chó và thịt mèo. Hồi nhỏ, sống trong xóm Hoà-Hưng bình dân ở Sài-Gòn, tôi có nuôi con chó đặt tên là LuLu; sau một thời gian, nó bị thiên hạ bắt trộm để làm thịt. Tôi khóc sướt mướt vì nhớ con LuLu: nó thương tôi, tôi thương nó. Tiếp theo đó, không nuôi chó nữa, tôi lại nuôi con mèo tam-thể; sau một thời gian cũng bị thiên hạ bắt trộm để làm thịt. Tôi lại khóc tỉ tê vì nhớ con mèo tam-thể. Tôi buồn không nuôi chó và nuôi mèo nữa và cũng thề không bao giờ ăn thịt chó hay thịt mèo. [Ghi chú thêm: Hồi học trung học ở Sài-Gòn, tôi cũng có dịp khóc thầm về vụ một con mèo khác. Kỳ này, không phải vì nó bị người ta ăn thịt, mà vì nó là con-mèo-hai-chân. Cổ (cô ta) theo ông già cổ được lên làm quận trưởng, nên chuyển về miền Trung. Cổ nói rất thương nhớ đến tui, làm tui càng đứt ruột nhớ thương cổ]… Bây giờ xin đi qua món khác.
Món trầu cau thì tôi không dám đụng tới. Bạn hãy tìm đọc bài ký sự Phập Phồng Một Vòng Yangon, cũng của tôi viết, về chuyến thăm viếng Miến-Điện. Dân Miến còn nhai trầu bạo hơn dân Thái nữa, nên tôi không lý lẽ ở đây.
Trong khu chợ và phố xá gần chỗ khách sạn tôi ở (khu Khaosan, gần bờ sông Chao Phraya), tôi để ý đến một ngôi miếu nhỏ của người Tàu dựng sừng sững giữa hai dãy nhà lầu cao. Tuy nhỏ nhưng miếu được gìn giữ rất sạch sẽ, được sơn son thiếp vàng sặc sỡ, trông thật đẹp đẽ. Dân Tàu lưu vong thường là gốc Quảng-Đông, ưa chuộng Thầy Khổng; đi tới đâu cũng lập đền thờ, miếu mạo tôn vinh Khổng-học tới đó. Để ý kỹ, chỉ thấy hai con lân gác cổng và con rồng quấn cột chống trời. Họ quên đi hai con quy và con phụng trong nhóm tứ-linh (long, lân, quy, phụng) của Nho-học.
Đình/Đền hay miếu của ta thường trưng bày đủ bộ bốn con. Nhất là chim phụng đứng trên lưng con rùa. Ông ngoại tôi là thầy thuốc Nam, hồi còn sống, thường hay giải thích cho chúng tôi học hỏi: con rồng (long) tượng trưng cho kinh tế, con lân (lân) tượng trưng cho giáo dục, con rùa (quy) tượng trưng cho chính trị, và con phụng (phụng) tượng trưng cho văn hóa. Bốn con vật linh thiêng này chầu vây quanh cái đình làng truyền thống, đứng làm trung tâm trống không ở giữa. Đó là ý nghĩa của ngũ-hành: vòng ngoài tứ-linh, vây quanh tâm trống ở vòng trong. Quan niệm về một xã hội quân bình và toàn diện xuyên qua cấu trúc của đình làng là như thế.
Ôi biết còn bao nhiêu người nhắc chuyện xưa để nhớ đến chuyện nay! Mấy người Tàu ở Bangkok còn trưng con lân và bày con rồng là hay lắm rồi! Còn hiểu tới đâu lại là việc khác. Hết vòng một, thăm mấy món ăn, giờ tới vòng hai … lai rai kể chuyện về mấy ông vua già …
2. VÀ ĐI ĐÂU CŨNG THẤY HÌNH ẢNH ÔNG VUA !
Đại-đế (hay quốc vương) Thái-Lan hiện tại là ngài Bhumibol Adulyadej, 85 tuổi, ngự trị ngai vàng lâu nhất trong lịch sử quân chủ Thái-Lan và cũng là vị lãnh đạo quốc gia lâu năm nhất trên thế giới. Tôi đến Bangkok vào đúng trong tháng đang kỷ niệm sinh nhật nhà vua, sử sách gọi tắt là Vua Rama Đệ-Cửu (Rama IX), nên đâu đâu cũng thấy treo hình ông ta.
Trên nóc nhà, dưới cửa chợ, trước cổng biệt thự, sau ngõ garage, đứng thấy xa xa, ngồi lại gần gần, đều có chân dung của vị vua già thương dân yêu nước. Quốc vương Thái-Lan, muôn năm, muôn muôn năm !!!
‘Quốc vương’ là tiếng Hán-Việt, gọi để nghe cho trang trọng. Bình dân ta kêu là ‘vua’. Muốn chọc quê ông hay bà vua, mình gọi bằng ‘vua cỏ’, nói lái lại là ‘vỏ cua’. Không biết tiếng Thái có chơi trò nói lái như tiếng Việt hay không, chứ trong tiếng Việt thì đầy dẫy. Lịch sử đất nước Việt chứa quá nhiều đau thương bởi vua chúa cuối đời triều Nguyễn, nên dân chúng ít có cảm tình với mấy ông vua. Chứ bên Thái, nếu chọc ông vua là vỏ cua, thì có thể bị cảnh sát tóm vô bót ngay. Dân chúng Thái nói chung, còn tôn sùng ngôi vua lắm! Chửi thề/tục thì không sao, nhưng chửi/chọc nhà vua là có chuyện.
Vua Rama IX (Bhumibol Adulyadej đọc là Phu-mi-phôn A-đun-da-đệt) là cháu 5 đời của vua Rama IV (Phra Chom Klao Chao Yu Hua đọc là Phờ-ra Chôm-cờ-lão Chão-du-hùa), tức là vua Mongkut nổi tiếng trong lịch sử vương triều Chakri của Xiêm.
Đời xưa: vua Mongkut đã nổi danh nói thông thạo tiếng Anh, ưa chuộng khoa học và kỹ thuật Tây phương, và nhất là mở cửa ngoại giao trung lập; khiến cho đất nước Thái-Lan sau này (được nối ngôi lãnh đạo bởi con cháu của Mongkut) tiếp tục phát triển công nghệ, cải cách chế độ quân chủ thành lập-hiến, mở cửa cho dân chủ và tự do vào, tránh cảnh bị ngoại bang cai trị.
Đời nay: vua Bhumibol bắt chước thời ông cố ông sơ, ai tới cũng chơi, không sợ theo đuôi. Phá chấp: nhà chùa thiệt nhiều mà nhà chứa cũng không ít. Miễn sao đủ tiền nuôi dân và không bị nước ngoài thao túng. Thà quân chủ mà pháp trị, còn hơn dân chủ mà độc tài độc đảng trị.
Vài bạn quen tranh cãi với tôi, cho rằng ViệtNam mình chừng 30 năm sau chưa chắc đã bằng Thái-Lan; tôi không rõ lẽ, nhưng khó tìm ra bằng chứng cụ thể để đấu lý ngược lại. Bạn tôi còn kể thêm: Thủ tướng ViệtNam kiêu hãnh với Thủ tướng Thái-Lan về dân tộc ViệtNam anh hùng đã chiến thắng ba đế quốc Pháp, Nhật và Mỹ để giành độc lập; Thủ tướng Thái trả lời rằng, dân tộc Thái không cần phải đánh ai và thắng ai mà vẫn giữ được nền độc lập và tự do. Không biết lãnh đạo đảng cộng-sản có thấm ý/đòn chăng?
Bàn về lãnh đạo Thái-Lan dài giòng lắm! Không phải chỉ có một mình ông vua già và dòng họ hoàng gia thủ cựu. Còn nhiều thứ như nhà nước có chính sách nghinh tiếp tân dân, quân đội độc lập, đảng phái tranh đua phục vụ quần chúng, tôn giáo tự do phát triển, tổ chức dân sự hãnh tiến; nói tóm lại, nhiều yếu tố mới tạo thành nếp sinh hoạt thành công cho xã hội Thái-Lan.
Nhìn hình ảnh quốc vương Thái ngồi trên ngai vàng rất tôn nghiêm. Áo quần ông bà mặc thật là trang trọng. À, áo vua mặc gọi là long-bào. Cái gì dính líu đến nhà vua thì thường có chữ long đi kèm theo. Thí dụ, giày vua mang là long-hài, giường vua nằm là long-sàn, vua chạy nạn gọi là long đong, bãi biển vua tắm tên là Long Beach, đồng hồ vua đeo chính hiệu là Longine, bộ óc nhà vua gọi là long-não ……… Đố bạn: vua khoái nhảy đầm gọi là gì ?
Nếu bị bí, trả lời không được, hãy xem lời giải ở cuối bài.
Để mai mốt, tôi sẽ đi thăm Đại Hoàng Cung (The Grand Palace) là nơi các đời vua trước ở, xem thử có khác với cung điện của triều đình nhà Nguyễn tại cố đô Huế bên ViệtNam ta hay không.
3. XE CỘ KẸT ĐẦY ĐƯỜNG
Phương tiện di chuyển và giao thông ở Bangkok thật là thuận lợi. Đủ mọi dạng thức, đáp ứng đúng nhu cầu cho người dân, tùy theo túi tiền và thời gian nhiều ít. Thông dụng nhất, đối với giới bình dân địa phương, là xe buýt và xe ôm. Xe buýt giá chỉ có 6 baht cho tuyến gần và 12 baht cho tuyến xa. Loại xe buýt nhỏ (bằng xe van của Mỹ), màu trắng, có máy lạnh chứa được 15 người, giá tới 20 baht. Tôi thử đi vài chuyến xe buýt to, miễn phí, do nhà vua và hoàng gia đài thọ, vé màu xanh để dễ phân biệt (nhưng đợi hơi lâu).
Gia đình nhà vua của Thái-Lan là đại tài phiệt, không thua kém gì Nhật-Bổn và Ăng-Lê. Họ đầu tư sinh lợi đủ thứ, đời này sang đời khác, nên tài sản tích tụ kếch sù. Nhưng mặt khác, họ cũng chăm lo cho thần dân, làm công tác bố thí và nhân đạo rất tốt. Tôi được nghe đến những sinh hoạt phước đức của công chúa và hoàng gia tại những vùng sâu xa, rất đáng ngưỡng mộ. Ngay tại thành phố, họ cũng bỏ tiền tài trợ cho các chuyến xe buýt miễn phí cho dân nghèo. Thiệt là hay! Nhờ vậy tôi được hưởng lây.
Phải chi các tay lãnh tụ ViệtNam cho bà con thế giới biết được tài sản của gia đình và giòng họ của mình, làm ăn ra sao, đầu tư ở đâu, tiền ra tiền vào như thế nào, chắc là dân chúng sẽ hoan hô đem hình lộng kiếng! Ngoài miệng thì đeo theo dân-chủ-tập-trung, còn tay chân thì trùng-trùng-tham-nhũng; chắc là sẽ không thọ với đồng bào. Thái hơn Việt, trong thời nay, không phải chỉ ở xa lộ gần xa, mà còn ở nếp sống, chế độ và cái đầu lãnh đạo.
Đi xe buýt có hàng chữ màu xanh dương dán trên kính xe là mình biết do hoàng gia đài thọ (chỉ có dân địa phương mới biết rành điều này). Leo lên xe, nhân viên kiểm soát không tính tiền, nhưng vẫn phát vé để biết số người đi mà hoàng gia sẽ hoàn trả lại tiền cho công ty tư quản chuyên chở. Tôi giữ lại các vé xe để làm kỷ niệm, để làm bằng chứng và để nhớ ơn vua.
Mấy bà nội trợ đi chợ và con nít đi học lại thích ngồi xe ôm (xe gắn máy hai bánh). Khách ngồi phía sau, ôm tài xế ngồi phía trước. Tài xế phải đội mũ an toàn và mặc áo khoác cụt tay màu cam để mọi người dễ nhận diện. Nhớ phải trả giá. Tôi đi thử xe ôm hai lần, cảm giác là vừa leo vừa teo, chắc tại chưa quen. Tài xế lạng qua lạng lại, tim tôi quay theo nhịp điệu valse, vòng vòng!
Tuy đường lộ khá tốt và tối tân, nhưng lượng xe cộ quá đông, nên nạn kẹt xe nhiều như cơm bữa. Thái-Lan chế được xe gắn máy, nên xe hai bánh chạy đầy đường. Ở dưới tỉnh nhỏ, hầu như nhà nào cũng có đôi ba chiếc. Giá từ 1200 đến 2200 đôla mỗi chiếc.
Ghi chú thêm, ngoài lề : Nghe nói xứ Miên chế (hay ráp) được xe hơi. Còn xứ Việt, không biết tạo được loại xe nào? Xe cộ thì tôi chưa biết, chứ về vật dụng thì thời nay, sau 1975, ViệtNam có chế được loại xi-măng-cốt-tre (bamboo-reinforced concrete) dùng cho kỹ nghệ xây cất; xây nhà lầu tới đâu coi chừng nó vẹo tới đó. Chớ còn trước 1975, tôi lại nhớ tới thời thập niên 1960 của VNCH, giới sản xuất miền Nam có chế được một loại lược chải đầu, gọi là lược nylon vì làm bằng hóa chất nylon. Đi chợ Tết, tôi thường được nghe rao hàng, rất điệu nghệ, như sau:
Lược nylon chải cong không gãy,
Chải chí té nhào, chải gàu bật ngửa,
Chải ba bốn bữa … chỉ còn cái gọng không!
Thế mà lược nylon được bán chạy như tôm tươi vì giá rẻ và tiện dụng
cho bà con trong giới bình dân. Lược nylon bán nhiều hơn là lược làm
bằng cây.Tôi thích nhất, cũng như giới trung lưu người Thái, là đi sky train. Đây là loại
xe lửa điện được xây dựng trên tuyến riêng trên cao, cao hơn mặt bằng của xe hơi chạy. Một mình một chợ. Xe chạy lẹ và lướt dọc ngang toàn thành phố Bangkok.
Chỉ cần xin một bản đồ hệ thống sky train có hướng dẫn rõ các tuyến đường với tên các trạm; rồi mua vé trước cổng với giá từ 20 đến 45 baht (tùy theo trạm xa hay gần) là ta có thể ngồi trên xe lửa trời (sky train), có gắn máy lạnh, du ngoạn hạ giới. Trước khi tới trạm nào thì loa trong xe đều có nhắc nhở bằng tiếng Thái, rồi tiếng Anh, và với hình ảnh truyền trên LCD nên không sợ bị lạc đâu cả. Hệ thống xe lửa điện BTS còn bao gồm loại xe ngầm trong lòng đất nữa, nhưng ít tuyến hơn xe chạy trên trời.
Tôi thích thứ nhì là ngự thuyền trên sông. Bangkok được bao dọc bởi dòng sông Chao Phraya (giống như sông Sài-Gòn của ViệtNam). Ngồi trên thuyền, loại dành cho khách du lịch, chỉ tốn có 20 Baht là có thể ngắm các địa điểm như chùa chiền, dinh thự một cách mát mắt. Dân địa phương cũng sử dụng đường sông bằng loại thuyền xấu hơn, nhưng mã lực cực mạnh, nên di chuyển rất lẹ, tránh nạn kẹt xe trên bộ.
Đây là loại xe ba bánh, an
toàn hơn xe hai bánh, và có cả mui che nên rất mát, không cần mở máy
lạnh. Và nếu muốn mở máy lạnh thì xe cũng không có máy lạnh mà mở! Đi
taxi và tuk-tuk thì phải biết trả giá. Không trả giá thì không xong!
Chúng tôi leo lên tuk-tuk, trực chỉ đến siêu thị Big C …
Vùng Pratunam có vài siêu thị nổi tiếng, giá cả phải chăng, nên nhiều
du khách thích đi các chợ này. Em dẫn đường người Việt, nói cho văn hoa
là hướng dẫn viên (tour guide), cho tôi biết là bà con đi du lịch từ
ViệtNam hay viếng thăm siêu thị Big C. Tôi cũng muốn thử đến xem cho
biết với người ta.À, tôi quên giới thiệu với độc-giả về em 00Rành, người dẫn đường cho tôi. Số là tôi gặp em bán kem dừa trong khu tây ba-lô, em là du khách trên đất Thái, nhưng thật ra là đi bán dạo bất hợp pháp. Mỗi ngày em kiếm được khoảng 10 đôla (300 Baht). Mỗi tháng bán dạo được hơn 200 đô, để dành độ 100 đô, gửi về cho bố mẹ 50, còn 50 bỏ túi. Công việc bán kem dừa không nặng nhọc vì đã có xe đẩy. Em chỉ cần gọt phần đầu trái dừa, phần nước bỏ vô ly nhựa để uống/bán riêng, bỏ hai muỗng kem vô trái dừa rồi bán cho khách du lịch. Giá bán trái dừa kem là 35 baht. Mỗi trái dừa cho em 00Rành lời được 10 baht. Trời nóng hừng hực, khách bộ hành ưa thích món này.
Khổ một nỗi là phải tránh cảnh sát Thái. Em qua đây mang tiếng là đi chơi, chứ đâu phải đi làm. Visa cho tới 3 tháng, hết hạn trở về ViệtNam vài ngày, sau đó lại đi du lịch nữa. Em làm ăn lậu theo kiểu này được hơn hai năm rồi, nên nói tiếng Thái tạm OK, đường đi nước bước em cũng rành rọt.
Tôi hỏi em nhỡ bị cảnh sát hốt thì sao? Em bảo cũng không sao! Đóng tiền phạt, hai ba trăm đô gì đó, thì họ thả ra. No problemo! Tôi thấy em bặt thiệp, lo làm ăn, thương mẹ cha, biết đường biết xá, nên nhờ em làm hướng dẫn viên. Em cho biết, có thể thích cảnh sát Thái-Lan hơn, nhưng rất ghét công an ViệtNam, vì cảnh sát Thái hiền; nhỡ bị bắt mà có người địa phương bảo lãnh, nhiều khi cũng được thả ra.
Trong siêu thị Big C, có nhiều tốp khách du lịch đến từ ViệtNam, họ đi mua sắm và … toan tính đủ thứ. Không biết ai du thật hay du giả. Nhưng nghe họ líu lo và thỉnh thoảng chửi thề thì biết họ là người Việt. Người Thái cũng líu lo khi nghe họ nói từ xa xa, lúc lại gần gần lắng nghe thật kỹ, thì không hiểu gì ráo. Bởi vì họ nói tiếng Thái. Âm thinh và âm vận của tiếng Thái rất gần với tiếng Việt của mình. Chắc trước đời Châu-Tần-Hán của Trung-quốc, Thái và Việt có bà con hàng xóm gần, hoặc cùng lắm, xa xa như bắn súng cà-nông! Có vài quán nước trong chợ phụ đề thêm vài chữ tiếng Việt, như ‘chỉ có tiền mặt’. Chủ nhà hàng Thái hay thiệt! biết rành tâm lý và túi tiền người tiêu thụ. Nhắn nhủ vừa đủ!
Thức ăn Thái ướp nhiều gia vị, gồm nhiều tiêu, ớt, tỏi, hành, gừng, giống chừng như của ViệtNam ta, nên rất đậm đà. Tuy nhiên, về các loại nước mắm chấm, vẫn chưa phong phú bằng của ta. Tôi vẫn nhớ và ưa chuộng các mùi vị chua, ngọt, mặn, nồng và hơi cay cay của nước mắm ViệtNam, vừa hít hà vừa la ngon! Thái và Việt rất gần gũi với nhau qua cơm gạo và nước mắm. Nói về việc ăn uống, cư dân ViệtNam trên đất Thái sống khá dễ dàng.
Băng qua đường lộ là cả một vấn đề sinh tử. Tôi rất ghét bị xe đụng. Thứ nào đụng cũng đều nguy hiểm. Tôi cứ tìm cầu vồng, bắc ngang qua đầu đường lộ mà đi, an toàn hơn, nhưng vì phải leo lên leo xuống nhiều bậc thang cao, nên người già yếu hoặc con nít không thích sử dụng cầu vồng. Dân Thái cứ băng qua đường túi bụi, tôi cũng chưa thấy cảnh sát cho giấy phạt ai.
Xã hội biết ăn chơi mà còn thiếu kỷ luật đi đường, theo tôi, vẫn chưa ổn! Dân chủ là người dân phải tự mình biết làm chủ. Tự chủ, bảo vệ bản thân và cơ thể mình cho an lành là ưu tiên hàng đầu khi du lịch. Ông ngoại tôi dặn: quân tử giữ thân, tiểu nhân giữ của. Tôi nhớ hoài câu này về tính dân chủ.
© Trương Như Thường
© Đàn Chim Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét