Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

TÔI CHẾT GIỮA HỒNG HÀ SÓNG ĐỎ

MINH DIỆN
   Nhân dịp ra Hội An dự đêm thơ Nguyên Tiêu, tôi và mấy người bạn rủ nhau ra Huế thăm mộ nhà văn Phùng Quán. Ông mất ở Hà Nội ngày 22-1-1995, sau đó được người thân và bạn bè đưa về an táng tại quê nhà (xã Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế). Hơn 170 người, gom góp được 223.731.000 đồng, xây mộ hết 127.000.000 đồng, còn lại tặng những học sinh hiếu hiếu học quê hương nhà văn.
 
                 Tôi bước trên những doi cát trắng mịn mà lòng ngập tràn những suy tư về Phùng Quán. Tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông được giải thưởng của  Hội Nhà văn Việt Nam năm 1955. Về quá trình viết tác phẩm này, trong di cảo hồi ký "Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào" do NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2007, ông kể nhiều chi tiết rất thú vị về sự ngẫu nhiên và tình cờ đưa ông từ một người lính trở thành một nhà văn và những oan khuất phải gánh chịu nhưng với giọng kể rất hóm hỉnh, không một chút trách móc hay thù hận. Không lâu sau đó, Phùng Quán tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm bằng hai bài thơ "Lời mẹ dặn" và "Chống tham ô lãng phí" (1957). Khi phong trào này chấm dứt dưới tác động của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Phùng Quán bị kỷ luật, mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi. 
 

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Nằm mơ

Chẳng hiểu có phải vì lá thư cho bạn về một căn bệnh đã lâu, ngày còn đi học, bây giờ sợ trở lại, rồi mang đến giấc ngủ ngàn thu luôn, vì thế mà đêm qua năm mơ. Giấc mơ chẳng bao giờ có, từ ngày mẹ tôi mất, tôi lại thấy mẹ tôi, dáng mẹ cao trong chiếc áo màu sẫm, cầm dù đi trước trong cơn mưa vừa dứt, trời còn ướt nước, tối sẫm,  mà cũng lạ có cơn mơ nào có nắng và trời sáng không nhỉ? Dĩ nhiên khi mình mơ, mắt nhắm làm sao mà có ánh sáng được nhỉ.  Mẹ tôi đi trước, tôi cầm dù đi sau, cách nhau một quãng, không nói, tôi lặng lẽ theo mẹ tôi vào một căn nhà cuối đường có vẻ quen thuộc, rồi tôi choàng dậy, nghĩ hay là mình sắp đi theo mẹ.  Cũng không có gì phải lo lắng, nhưng nghĩ phải làm gì bây giờ để chuẩn bị nhỉ? Viết di chúc, ghi lại những con số trương mục ngân hàng, chứng khoán, trương mục hưu bổng, và nói làm sao cho con không hoảng hồn, mẹ còn... trẻ còn khỏe sao tự dưng nói linh tinh.  Ai biết đâu được, lỡ ngày mai là ngày cuối cùng làm sao. Nói với con, living trust nằm trong bià đỏ, con muốn thăm mẹ thì đốt đi làm phân trồng một cái cây nào đó ở bià rừng nào đó, kèm thêm cái bảng tên sau mà nhớ, mà tới, mà phải xin chính quyền địa phương đó nhé.  Còn không đốt đi mang ra sông ra biển nuôi cá cũng được.  Còn muốn giữ cho con cháu sau này, con muốn làm lễ chôn đàng hoàng thì tuỳ con.  Sao cũng được, mẹ ngủ thôi đó mà.  Nghĩ trong đầu vậy chứ ai lại đi nói thế cho con nó lo, nó lại bảo con chưa lấy vợ, chưa có con mà mẹ tính ngủ luôn thì ai trông con cho con, cũng tội.  Không thể dứt ngang xương vậy được.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Trình độ Việt Ngữ của BBC và VOA Tiếng Việt

Khoảng hơn 20 năm nay tôi hầu như không bao giờ mở nghe đài VOA hoặc BBC bởi vì nếu là tin tức thế giới thì đã được các hãng thông tấn AP, UPI, Reuters… rồi các hãng truyền hình lớn như CNN, Fox News, các báo như New York Times, Washington Post tranh nhau loan tin sớm nhất. Rồi thì báo chợ, báo biếu Việt ngữ lan tràn ở cộng đồng cho nên chẳng cần nghe BBC hay VOA làm gì. Nhưng mấy lúc gần đây vì cần theo dõi tin tức ở trong nước cũng như những diễn biến dồn dập ở Biển Đông cho nên tôi mới “mò” vào xem các trang Việt ngữ của BBC và VOA bởi vì các hãng này loan tin khá nhanh song nhiều khi cũng “cóp” lại bản tin trong nước.  Nhưng tôi thật kinh hoàng khi phải đọc một thứ Việt ngữ xa lạ, không còn là thứ Việt ngữ mẫu mực mà tôi đã được học, được nghe, rồi viết rồi học hỏi gần như suốt đời. Đó là một thứ Việt ngữ cẩu thả, kém cỏi của những người không biết học tiếng Việt ở đâu. Văn phạm thì sai, chữ dùng thì làm dáng hoặc “đao to búa lớn”, câu văn tối nghĩa, què hoặc văn không phải là văn Việt mà là văn dịch  theo kiểu “mot à mot”. (*).

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Đừng có đi Mỹ, một đất nước ngu dốt và lạc hậu

Nguyễn Đại Hoàng chuyển ngữ

Lời dẫn của Alan Phan: Cuối tuần, gửi đến bài viết thú vị về nước Mỹ qua giọng văn châm biếm của một người Trung Quốc. Bản tiếng Việt do anh Nguyễn Đại Hoàng chuyển ngữ kèm lời giới thiệu.
Dẫn: Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội Sina Weibo, bài viết này đã nhận được hàng chục ngàn chia sẻ và bình luận. Nội dung tưởng như châm chích cười cợt mỉa mai nước Mỹ như một quốc gia ngu ngốc, sơ khai và ngây ngô, nhưng thực ra lại là lời phê phán sắc sảo sâu cay thú vị về chính Trung Quốc! Tờ Tea Leaf Nation đã trích dịch, biên tập lại những phần đinh nhất của bài viết nói trên. Chúng tôi xin giới thiệu sau đây bản chuyển ngữ của Nguyễn Đại Hoàng. (Phần Tiếng Anh đính kèm bên dưới).
Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách tới được cái xứ sở siêu cường đó.
Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến là rất đáng thất vọng!

Những con số làm đẹp

Hôm nay đổi hướng, chẳng bao giờ tôi nói về chuyện làm đẹp nhất là liên hệ tới công việc của mình từ mấy chục năm qua, nhất là hãng cũng không khuyến khích nhân viên bàn luận social network.  Nhưng đọc bản tin hàng ngày từ sở lại muốn dịch lại cho bà con trong và ngoài nước đọc chơi cho biết, vì khuyh hướng làm đẹp thì ai cũng có, và ngày nay thật giả khó lường. Ngày xưa cách đây hai mươi năm tôi nghe thống kê trên radio là khoảng 34% phụ nữ trên 30 tuổi có bằng cấp mới giải phẫu thẩm mỹ, phần là do công việc đòi hỏi cạnh tranh với phe đàn ông, và sắc đẹp mang lại tự tin cho họ.  Sau hai mươi năm khi mà công việc nghiên cứu vẽ kiểu tạo hình của tôi biến thiên từ lớn tới bé, từ kiểu Âu tới kiểu Á thì số lượng phụ nữ có giải phẫu thẩm mỹ đã tăng không chỉ số lượng mà đủ mọi giai cấp thành phần, trẻ em tuổi đôi mươi có khi là món quà của cha mẹ hay tự làm, điều mà tôi không hiểu nổi.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Kỷ niệm

Bố mất, cậu mới biết ông bố có cả trăm cuốn sách, cậu không biết làm gì với số sách mà cậu không bao giờ đọc.  Chợt nhớ cái thư viện gần nhà, cậu gọi cho hết. Cậu th dài thoải mái, đã làm một công việc hữu ích cho xã hội và cho chính mình.  Chỉ giữ lại chiếc xe và vài vật dụng điện tử mà cậu nghĩ có thể lên Ebay bán đi.  Ý nghĩ giữ kỷ vật của cha mình không hề bay qua đầu cậu.

Bố ốm vào bệnh viện, ngươì con gái lôi hết quần áo của ông soạn ra đem vất, tất cả đồ vật của ông được cho đi, chỉ giữ lại những tấm hình.  Như thể ông sẽ không bao giờ trở lại căn phòng cũ, nơi ông đã hàng ngày ngồi nhìn ra cửa sổ nhớ tới người vợ đã ra đi hằng chục năm trước, hàng nắng rọi qua khe cửa sẽ không còn soi bóng ông.   Ông đã thật sự ra đi không trở lại, cái ngày những bài thơ viết nháp, ép trong trang sách của ông bắt đầu bước chân lưu lạc.

Cử Nhân Triết học

Minh Văn

Chúng tôi gặp nhau lần đầu khi anh đang tu sửa chiếc xe máy tại một cửa hàng làm khung cửa sắt. Anh đang nhờ người ta hàn lại cái giá đỡ được lắp sau chiếc xe máy Nhật cũ đời 81. Loại xe mà giờ đây người ta chỉ dùng để chở đồ vì tính bền bỉ của nó, chứ không ai sử dụng nữa vì đời đã quá cũ và lạc hậu. Chiếc xe thấp bé được lắp đằng sau một chiếc giá cồng kềnh để chở đồ, nhìn vào người ta cũng biết là xe dùng để làm ăn chứ không phải đi chưng diện. Vì họ sửa lâu nên anh ghé vào ngôi quán đối diện – nơi tôi đang ngồi – để mà chờ đợi. Sau khi châm điếu thuốc lá, anh từ từ ngồi xuống ghế, những giọt mồ hôi còn lấm chấm trên vầng trán cao rộng và thông minh. Nhìn qua cũng đã biết anh đã mệt mỏi và thấm mệt. Đưa ánh mắt nhìn quanh, anh chép miệng rồi nói một câu đầy tính triết lý, có lẽ là để cho tôi và mọi người trong quán cùng nghe:

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Lông bông vài vòng Bangkok [3]

tl1 
6.  VIẾNG THĂM ĐẠI HOÀNG CUNG (The Grand Palace)
Sức mấy mà buồn, buồn ơi bỏ qua đi tám!
Mấy lời ca của nhạc sĩ Phạm Duy đã nhắc tôi trở về thực tại. (Bỏ qua tâm trạng buồn khi đi thăm trại giam IDC ngày hôm qua). Hôm nay tôi đi thăm đại hoàng cung của vương triều Chakri, được xây dựng từ năm 1782, bao gồm nơi ăn chốn ở, cung điện làm việc của hoàng gia và một vài cơ quan chính phủ, kể luôn Đền Phật Ngọc (Emerald Buddha Temple). Tôi đi chung với em hướng dẫn viên 00Rành cho có bạn, vì tuy ở đất Thái trên 2 năm, nhưng em 00Rành chưa có dịp và không có tiền để vào xem hoàng cung (400 Baht/1 người). Đã bảo là không-không-rành mà!
Đi cả ngày mới xem hết cung điện, gồm 35 dinh thự, chỗ nào cũng sơn son thiếp vàng, ngó thiệt là chói mắt. Lạ thì có lạ. Nhưng đẹp thì chưa chắc! Vì cái gì cũng nhọn hoắc, có lẽ tại tôi thích hình tròn hơn là hình tháp. Hình tháp là thời quân chủ, vua chúa là mũi nhọn trên cao, đè đồng loại nằm dưới đáy. Hình tròn là thời dân chủ, con người bình đẳng với nhau. Đấy là thành kiến chủ quan, không thích vua chúa, của tôi. Chứ cái nhà làm sao xây tròn cho được? Nhưng nếu tôi sinh làm hoàng tử thì tôi sẽ nghĩ cách khác!

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Lông bông vài vòng Bangkok [2]



Đài Dân Chủ
Đài Dân Chủ
4. TƯỢNG ĐÀI KỶ NIỆM DÂN CHỦ
Trong khi đi xe buýt, tôi thấy một tượng đài khá đẹp được đặt ngay giữa giao điểm các trục lộ giao thông. Hỏi ra thì được biết tên của công trường này là Quảng trường Dân Chủ. Ở Bangkok có tất cả 3 tượng đài nổi tiếng: đài Chiến Thắng (Victory Monument), đài Độc Lập (Independence Monument) và đài Dân Chủ (Democracy Monument).

Lông bông vài vòng Bangkok [1]

Ký Sự và Lý Sự
Tháng Chạp Năm 2012
tl15 
Tôi mê coi hát bóng (movie) lắm! Nhất là những phim dính líu tới dã sử với tình tiết éo le. Hồi bé, tôi thích xem phim The King and I (Vua Xiêm và Thiếp) do anh tài tử đầu trọc đa tình là Yul Brynner (1920-1985) sánh vai cùng cô đào lẳng Deborah Kerr (1921-2007) tuyệt sắc, vào năm 1956. Đúng là đào thương mà gặp kép độc! Tôi khoái nhạc đệm với cách diễn xuất của hai tài tử này. Vua Xiêm là vua của xứ Xiêm (Siam) hay còn gọi bằng Xiêm-La mà bây giờ ta gọi là xứ Thái, hay Thái-Lan (Thailand). Tôi bắt đầu để ý tới đất nước và dân tộc Xiêm từ đấy.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog