GN: Đọc bài báo sau đây trên blog của giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, ông khéo léo nói là báo Tuổi trẻ có lẽ vì không đủ chỗ để đăng "bài dài" của ông. Nên ông cho đăng lại trên blog, ông có để link trên trang của ông, nhưng bấm vào link thì không thấy gì cả, tìm trên net bài báo của Tuổi trẻ thì cũng không thấy luôn. :-)
Báo Tuổi Trẻ phỏng vấn về đợt hoạt động của trí thức chuyên gia Việt Nam phản đối Trung Quốc áp đặt đường lưởi bò chiếm đoạt biển Đông Nam Á
Lời dẫn
Hôm qua ngày 2/10/2011 phóng viên báo Tuổi Trẻ, cô Khỗng Loan có qua một thư điện tử gởi cho tôi một số câu hỏi. Tôi đã trả lời và hôm nay một phần nhỏ của bài phỏng vấn đã được đăng tải.
Vì nhiều lý do, có lẽ là tôi trả lời hơi dài, báo Tuổi Trẻ đã không có chỗ cho toàn bộ bài phỏng vấn. Xin xuất bản sau đây nội dung để bạn đọc tham khảo.
Nguyên văn những câu trả lời phỏng vấn
Báo Tuổi Trẻ- Các nhà khoa học Việt Nam đã làm gì, các bước ra sao…để tạp chí Science chú ý, và thay đổi?
GS Nguyễn Đăng Hưng,
Sau khi phát hiện bài báo sau đây:
“China’s Demographic History and Future Challenges”
do tác giả người Trung Quốc Xizhe Peng đăng trên Science Magazine, số ngày 29 tháng bảy 2011, quyển số 333, bản số 6042 từ trang 581 đến 587, trong đó tác giả đã công bố bản đồ Trung Hoa, và cố ý có kèm theo đường đứt đoạn 9 khúc hình lưởi bò (ĐLB) thì chúng tôi rất bất bình.
Nhất là tờ Science là một tờ báo khoa học rất có uy tín trên giới học thuật quốc tế, có lượng độc giả rất cao. Biết tôi có quan tâm đặc biệt về việc này sau vụ TS Lê Văn Út bên Phần Lan can thiệp có hiệu quả khả quan với GS Raffaello Cossu (Padova, Ý) về một bài báo khác với sự cố tương tự, trên tờ Waste Management, nhóm anh Nguyễn Hùng bên Úc có liên lạc với tôi và vài trí thức chuyên gia Việt kiều khác để cùng nhau bàn bạc, hợp sức phản ứng. Một thư phản kháng đã được soạn thảo và trong thời gian ngắn đã có 57 chuyên gia trí thức ở trong và ngoài nước đồng ký tên. Ngày 21/8/2011 anh Nguyễn Hùng đại diện nhóm đã gởi thư này đến TS Alan I. Leshner, nhà xuất bản và TS Bruce Alberts, Tổng Biên tập báo Science Magazine. Nhận thấy việc gởi thư phản đối mỗi khi có một tạp chí nào đó cho đăng bài viết của một người Hoa xuất xứ từ Trung Quốc có chèn bản đồ hình lưỡi bò chỉ là việc làm thụ động có tính cách chửa cháy, nên anh em đã soạn một bức thư khác chủ động gởi cho nhiều nơi cảnh giác trước để bản đồ đường lưỡi bò không còn cách nào xuất hiện trên các tạp chí hay các phương tiện truyền thông quốc tế. Chúng ta đang tiêm cho các tạp chí một liề thuốc chủng ngứa dịch xâm lược ”lưỡi bò MAD COW”. Cho tới nay trên một trăm tờ báo quốc tế đã nhận được văn kiện có 57 chữ ký ban đầu của chúng tôi.
Điều đáng chú ý tác giả các bài báo có vần đề đều là người Trung Hoa lục địa. Đặc biệt GS Xuemei Shao, Viện khoa học địa lý và nghiên cứu tài nguyên của Hàn Lâm Viện Trung Quốc, trong một thư điện tử cho Tổng biên tập tạp chí Climatic Change TS. Oppenheimer, ngày 22/6/2011 đã thú nhận là chính Trung Quốc đã ra lịnh cho các nhà khoa học Trung Quốc phải kèm theo hình lưởi bò mỗi khi nhắc đến bản đồ Trung Quốc trong các bài báo khoa xuất bản trên các diễn đàn quốc tế.
Rõ ràng Trung Quốc đã sắp đặt thiết kế một âm mưu chính trị chuẩn bị đặt công luận thế giới trước chuyện đã rồi! Chúng tôi đã vẽ bản đồ như thế từ lâu mà các anh vô tình cho đăng tải, không có ai phản đối như vậy thế giới đã gián tiếp công nhận 85% biển Đông là “lãnh thổ” của Trung Quốc. Nhưng thủ đoạn náy không qua mặt được giới trí thức chuyên gia Việt Nam đặc biệt là các trí thức Việt kiều. Ông Shao đã giúp cho chúng tôi một chiêu quý giá nhờ đó chúng tôi có lý do xác đáng để cảnh tỉnh dư luận khoa học toàn cầu : Các ngài cởi mở cho đăng tải các bài khoa học, nhưng các ngài nên cảnh giác và nhất là không tiếp tay trong chiến dịch tuyên truyền sai trái kiểu Goebbels của Đức Quốc Xã !
Báo Tuổi Trẻ- Hiện nay, các báo cáo, bài viết khoa học của Việt Nam đang rất ít, so với số lượng bài viết của Trung Quốc (chỉ kém mỗi Mỹ trên thế giới), vậy các nhà khoa học, mỗi người dân cần làm gì để ngăn chặn việc bản đồ có đường lưỡi bò được đăng tải?
Báo Tuổi Trẻ- Hiện nay, các báo cáo, bài viết khoa học của Việt Nam đang rất ít, so với số lượng bài viết của Trung Quốc (chỉ kém mỗi Mỹ trên thế giới), vậy các nhà khoa học, mỗi người dân cần làm gì để ngăn chặn việc bản đồ có đường lưỡi bò được đăng tải?
GS Nguyễn Đăng Hưng,
Các nhà khoa học Việt Nam nhất là các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực địa lý, tài nguyên môi trường cần tăng cường báo cáo khoa học liên quan đến biển Đông Nam Á và trình bày một cách trung thực và chính xác bản đồ Việt Nam, bản đồ hải đảo, thềm lục địa của Việt Nam nhất là những vùng mà luật pháp quốc cho phép là vùng trời, vùng biển của đất nước chúng ta. Đây là việc làm hữu hiệu nhất, không cần can thiệp chính trị, chỉ cần tính khách quan vô tư, tính trung thực của nhà khoa học. Ngoài ra các nhà khoa học Việt Nam nên nhanh chóng thành lập một Hội khoa học địa lý môi trường để có dịp lên tiếng với quốc tế khi có yêu cầu. Ngay bây giờ chính phủ nên chi viện kinh phí cho các nhà khoa học tăng cường nghiên cứu về biển Đông Nam Á, tạo dựng ra những học bổng tiến sỹ để Việt Nam không phải chỉ có một Nguyễn Nhã mà hằng trăm Nguyễn Nhã khác…
Báo Tuổi Trẻ
- Nếu bản đồ có đường lưỡi bò được đăng tải nhiều trên thế giới, mối nguy hiểm sẽ là gì cho chúng ta?
Báo Tuổi Trẻ
- Nếu bản đồ có đường lưỡi bò được đăng tải nhiều trên thế giới, mối nguy hiểm sẽ là gì cho chúng ta?
GS Nguyễn Đăng Hưng,
Như tôi đã nói ở trên, TQ sẽ dần dần chính thức hóa sự chiếm đoạt bất hợp pháp của mình và Việt Nam sẽ trở thành một đất nước có gần 3.000 km bờ mà không có biển. Nguồn hải sản ngàn năm của dân tộc bị lấy mất. Đừng nói chi đến những nguồn lợi khác như dầu khí. Chúng ta sẽ như người không có buồn phổi, sẽ bị chết ngạt. Và thế giới cũng sẽ bị khống chế vì con đường di chuyển hàng hải sôi động vào bực nhất sẽ bị kiểm soát và ngăn chặn. Qua các phương tiện học thuật, Trung Quốc muốn thực thi tham vọng bá quyền của mình tại Châu Á và trên thế giới…
Báo Tuổi Trẻ- Vai trò của các nhà khoa học cần được phát huy ra sao nữa trong việc phát hiện những thông tin bất lợi cho Việt Nam liên quan tới vấn đề chủ quyền biển đảo?
GS Nguyễn Đăng Hưng,
Tôi nghĩ đây là một cuộc chiến lâu dài và bền bĩ. Trung quốc sẽ không từ bỏ tham vọng của mình một sớm một chiều. Chúng ta phải liên tục cảnh giác và hành động kịp thời. Con số trí thức ký tên thư phản đối từ 57 người nay đã lên đến trên 90 người. Chúng tôi nghĩ khi thông tin lan truyền trong dư luận Việt bằng con đường chính thức như việc làm hôm nay của báo Tuổi Trẻ, số người ủng hộ ký trên sẽ tăng cao. Ngay cả với các thành viên hiện có chúng tôi sẽ tổ chức lại cho chặc chẻ và hữu hiệu hơn. Dần dần Trung Quốc sẽ thấy phía dân tộc Việt Nam không những chỉ có những phản ứng riêng rẽ du kích mà ngày càng chuyên nghiệp chính quy. Ở đây chúng ta hoàn toàn có chính nghĩa và chúng tôi chờ đợi ở sự ủng hộ ngày càng vang đội của giới khoa học toàn thế giới, trước hết là các nước thuộc khối ASEAN, địa bàn bị trực tiếp đe dọa.
Báo Tuổi Trẻ- Với tư cách là 1 người - như bác nói - đang âm thầm cùng nhiều cộng sự phát hiện những việc làm sai trái của Trung Quốc - bác suy nghĩ thế nào về cách làm của Việt Nam hiện nay liên quan tới chủ quyền biển đảo, chúng ta chưa làm tốt điều gì, cần làm gì tốt hơn?
GS Nguyễn Đăng Hưng,
Chúng tôi thấy phía Việt Nam vẫn chưa lựa chọn một hướng đi nhất quán trong việc đối phó với âm mưu vô cùng nguy hiễm của anh láng giềng ngày càng hung hăn thô bạo. Việt Nam giữ thái độ hoà hiếu, nhường nhịn, mưu cầu yên thân làm kinh tế. Đất nước chúng ta đã trải qua quá nhiều đau thương mất mát và chỉ muốn ổn định phát triển. Tuy nhiên, việc nhẫn nhục quá đáng sẽ không bao giờ làm cho Trung Quốc chùn bước. Họ sẽ tiếp tục gây hấn và sẽ ngày càng xúc phạm đến các bạn quý của chúng ta như Ấn Độ hiện muốn cộng tác làm ăn lương thiện với chúng ta. Ngày nào Trung Quốc còn xem đường lưởi bò là lợi ích cốt lõi của TQ, còn tiếp tục xử dụng đường này như biên cương mới của TQ, ngày ấy TQ còn tự diễn biến thành người bắt nạt Việt Nam, thành người bạn tệ hại của Việt Nam, nói một đường làm một nẽo, thành một phường cướp biển… Chỉ có cách dứt khoát nói không với đường lưởi bò, nó rõ lập trường này là xâm lấn, là vi phạm luật pháp quốc thì chúng ta mới có thể đoàn kết được người Việt khắp nơi, với các nước ASEAN anh em, có được sự ủng hộ của các cường quốc có quyền lợi trên biển Đông Nam Á.
Cụ thể hơn tôi mong mỏi tổ chức Hiệp Hội các Tổ Chức Khoa học Việt Nam (VUSTA) lên tiếng, nhất là có hành động trong việc phản bác đường lười bò…
Báo Tuổi Trẻ- Hiện nay, chiến dịch Góp đá xây Trường Sa của báo Tuổi Trẻ đang thu hút sự chú ý của dư luận. Bác nghĩ thế nào về việc này, và có những ý kiến đóng góp gì?
GS Nguyễn Đăng Hưng,
Tôi rất hoan nghinh chiến dịch này. Đây là động tác nuôi dưởng, phát huy tình yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam, nguồn năng lực không bao giờ tắt cho việc đoàn kết của dân tộc Việt Nam và những tham vọng bành trưởng sẽ phải dè chừng. Tôi đề nghị chiến dịch này sẽ được phát triễn ra trong tương lai với chủ đề nói không với đường lười bò… Bởi vì Trường Sa sẽ ổn định trước sóng gió nếu cái lười bò oan nghiệt kia không còn hăm he liếm phá thềm lục địa Việt Nam nữa…
Sài Gòn ngày 2/10/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét