Nóng, nóng ơi là nóng
Cây cổ thụ rước cổng khách sạn, cổ thụ ở đây cũng được xem là thần hay sao đó
Xứ sở của đủ loại hoa Sứ
Thần đá cũng không chịu nổi nóng phải che dù
Vào đền nào mà thấy tượng quấn sà rông là biết phải mặc sà rông mới được bước qua cổng đền
Sân đền giữa nắng chang chang của Bali
Hai cây ... thần được quấn sà rông
Bên kia cổng đền không phải là ngôi đền hay chùa chiền, mà là một cái hang đông, không biết họ thờ gì, tất cả ngồi bệt dưới đất dâng thức ăn cúng cho một God vô hình nào đó ở cây đa, hòn núi nào đó. Người Indo thờ thần gió, thần lửa, thần nước dù họ có các tôn giáo khác, như Muslim, Hindu, đạo Phật, Thiên Chúa giáo và Cơ đốc. Nhưng đi đâu cũng chỉ thấy toàn cổng đá kiểu như thế này,ngay cả cổng nhà và mỗi nhà một ngôi đền nhỏ.
Leo lên ngọn đền này là một con dốc 1 km, đến con dốc này phải đi lên đỉnh núi cao hình như 7000 mét trên mặt biển, không biết có nhớ nhầm không? và bên kia cổng đền là một quần thể toàn đền đến mấy tầng núi nữa rất rộng, có lẽ đi cả ngày cũng không hết được, và không phải ai cũng lang thang tới được, trông rất huyền bí. Không hiều sao người xưa leo mãi tận trên núi này để lập đền thờ, tất cả đẽo bằng đá, tồn tại từ thế kỷ thứ Tám
Có nhìn thấy tận nơi mới thấy người Indo hay đúng hơn là người xưa ở bất cứ đâu trên trái đất này rất dư thì giờ và rất khéo tay tạo nên những nghệ thuật điêu khắc rất tinh xảo.
Tất cả cổng đền và cổng nhà đều có một cấu trúc giữa phẳng như cắt ra làm đôi, ý nghĩa là một thân thể gồm có xấu và tốt tồn tại trong một con người.
Hình ảnh một buổi dâng lễ khác
Người Indo thờ lạy 3 lần một ngày, họ đang đi dâng cúng vào buổi trưa ở một đền thờ Hindu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét