Hôm nọ cô em kể nói chuyện huyên thuyên với cô bạn qua điện thoại “Nó bảo tao sắp thi công dân Mỹ thì đã chọn tên để đổi chưa? Tao bảo luôn cho nó tên tao đẹp thế cần gì phải đổi, mấy người tên xấu mới phải đổi, chị tao ở đây mấy chục năm chị tao có đổi đâu”. Nghe giọng cô nói một cách kiêu hãnh về chị, làm tôi cũng … nở cả mũi. Cô bảo em la nó, em đâu có biết là nó mới đổi tên, sau cô bạn khác bảo nhỏ cho em, em phải gọi xin lỗi cô bạn mà cô vô tình mắng xéo người ta.
Cũng khổ, đổi tên tuổi là ý thích của riêng mỗi người và trong những trường hợp âm tên có thể gây sự hiểu lầm tế nhị đối với người bản xứ, với tôi thì tôi chẳng thích đổi gì vì nghĩ mình da vàng mũi tẹt, cũng có tự ái hơi cao một tí, tụi Tây nó bắt mình đọc tên nó trẹo quai hàm thì mình cũng phải cho họ học tập cách phát âm tên họ của mình, để mai đây con cháu mình có sinh sôi nảy nở ở cái đất nước này, họ nhìn vào tên là biết mình là dân tộc ở đâu tới. Như bây giờ nhìn vào cái tên nào mà hơi khó đọc thì biết chắc là không Đức thì cũng Bắc Âu, tên nào mà đọc mấy âm mới phát thành tên thì không Nga cũng Urkrain hay Đông Âu đại loại đâu đó. Cỡ hai chục năm trước anh chàng Lào trong sở tôi, có cái tên khá hay đọc nghe cứ như tên Tây rồi, thế mà không hiểu sao khi vào công dân, hắn đổi ngay ra thành Ted. Mỗi lần có ông da trắng nào mới vào, giới thiệu thì ai cũng ngạc nhiên nói “Ủa tôi tưởng ông là người Mỹ”, ô hay hắn đã là người Mỹ chứ có phải còn là Lào đâu, thế đấy tên Ted chỉ để cho dân da trắng, tự nhiên vác vào người để cho họ nhìn … xuống mình như là cầm nhầm hàng của họ. Kinh nghiệm ấy cho tôi thấy tôi giữ tên cúng cơm của tôi là đúng. Dần rồi họ cũng quen gọi tên tôi một cách chính xác, có khi họ còn phát âm đúng hơn cả mình, vì cách phát âm của họ đọc rõ tới âm cuối cùng, còn mình thì âm cuối cùng nuốt luôn cho tiện, không thấy tên tôi viết ra mà chỉ nghe tự giới thiệu thì họ còn lầm tưởng tên tôi là một cái Họ phổ thông nữa chứ, một triều đại vang danh của VN, mà thật ra không phải, chưa kể khi biết họ của tôi, họ còn cho là tôi cùng họ với ông tổng bí thư nổi tiếng của đảng cộng sản Trung Quốc nữa chứ.
Nhớ tới chuyện này để kể lại vì câu chuyện nói tiếng Việt với con cái ở nhà. Đôi lúc tôi vẫn ân hận là không có thì giờ dậy cho con tôi lúc nhỏ biết đọc viết tiếng Việt. Thời ấy tôi cũng lặn lội mua sách đánh vần dậy cho con, cứ đánh vần tới dấu ngã thì con tôi đọc "tờ e te sắc ngã" nó không đọc là té mà nó chuyển sang chữ ngã luôn, nản quá, rồi vì bận bịu cơm áo gạo tiền, tôi để con tôi mù chữ luôn, lại sống ở vùng cả năm không gặp một người Việt nào, nên không có một lớp học Việt ngữ nào cho trẻ con cả. Tuy nhiên có một an ủi mà tôi đã làm được mỗi việc là buộc con tôi nói tiếng Việt ở nhà, dĩ nhiên là rất cương quyết khi tụi nó còn nhỏ, hễ cứ nghe hai đứa cãi nhau chí choé bằng tiếng Anh là lại bắt cãi bằng tiếng Việt. Và bản thân tôi, dù có thể nói chuyện bằng tiếng Anh với con, tôi cũng không nói, cứ nói với nó bằng tiếng Việt thì dù nó có trả lời bằng tiếng Anh, nghĩa là chúng tôi vẫn hiểu nhau bằng hai thứ tiếng. Và dĩ nhiên sau này con lớn thì không thể ép buộc con tôi nữa, nhưng chúng nó cũng đã đi vào khuôn khổ, không bao dùng tiếng Anh gọi bố mẹ bằng You hay xưng I đối với bố mẹ. Đó cũng là điều an uỉ là dù có nói tiếng Anh thế nào, con tôi vẫn xưng con, xưng cháu với gia đình, họ hàng không ngọng nghịu.
Lắm lúc nhớ chuyện trẻ con có thể học và nói các ngôn ngữ khác nhau từ lúc bé rất dễ dàng, chẳng qua trách nhiệm của chúng ta là cha mẹ có chịu khó "học tập" cùng con không? Gia đình ông anh tôi có hai ông con trai, ông thường đuà con ông sau này làm tổng thống vì nó sinh ở Mỹ, cho nên cả hai ông bà chỉ nói tiếng Anh với nó, thế là khi nó lớn, ông bà hết chữ tiếng Anh để nói với con, thế là hai ông con không nói được một chữ tiếng Việt nào, dù cũng hiểu. Và ông bà thì tới lúc cảm thấy "chả biết nói gì với tụi nó" thấy cũng tội. Nghĩ hoàn cảnh con mình còn nói tiếng Việt "ba rọi" và mình tiếng Mỹ thì cũng chí choé với thiên hạ, nhưng cái màn tâm sự với con cũng thấy bí, đã khổ, thì cảnh ông anh bà chị tôi còn cay đắng biết chừng nào. Nói với con, có khi con nó cứ im lặng vì nghĩ bố mẹ chẳng biết họ đang nói gì. Vì thế, tôi cứ phải dặn mấy cô em, đừng có nói tiếng Anh "ba rọi" của mình với con, và ráng tập cho con nói tiếng Việt ở nhà không thôi mai đây lại lại nỗi niềm chẳng biết tỏ cùng ai.
Cho nên chuyện đọc tên Việt được hay không và con có nói được tiếng Việt được hay không là do cha mẹ, do người lớn, do chính mình thích Tây/Mỹ hóa chứ không phải Tây không đọc được tên Việt, hay con không nói được tiếng Việt, đúng không? Như cái cảnh ở Việt Nam bây giờ cũng đang sản sinh phong trào đặt tên Mỹ cho con, thì không biết đó là phải gọi đó là lý do gì, mà thôi câu hỏi này chắc ai cũng thấy câu trả lời rồi phải không ạ?
Đôi điều chia sẻ ở blog, chủ blog xin chào, sẽ tạm nghỉ vì bận... đi chu du :-).
Cũng khổ, đổi tên tuổi là ý thích của riêng mỗi người và trong những trường hợp âm tên có thể gây sự hiểu lầm tế nhị đối với người bản xứ, với tôi thì tôi chẳng thích đổi gì vì nghĩ mình da vàng mũi tẹt, cũng có tự ái hơi cao một tí, tụi Tây nó bắt mình đọc tên nó trẹo quai hàm thì mình cũng phải cho họ học tập cách phát âm tên họ của mình, để mai đây con cháu mình có sinh sôi nảy nở ở cái đất nước này, họ nhìn vào tên là biết mình là dân tộc ở đâu tới. Như bây giờ nhìn vào cái tên nào mà hơi khó đọc thì biết chắc là không Đức thì cũng Bắc Âu, tên nào mà đọc mấy âm mới phát thành tên thì không Nga cũng Urkrain hay Đông Âu đại loại đâu đó. Cỡ hai chục năm trước anh chàng Lào trong sở tôi, có cái tên khá hay đọc nghe cứ như tên Tây rồi, thế mà không hiểu sao khi vào công dân, hắn đổi ngay ra thành Ted. Mỗi lần có ông da trắng nào mới vào, giới thiệu thì ai cũng ngạc nhiên nói “Ủa tôi tưởng ông là người Mỹ”, ô hay hắn đã là người Mỹ chứ có phải còn là Lào đâu, thế đấy tên Ted chỉ để cho dân da trắng, tự nhiên vác vào người để cho họ nhìn … xuống mình như là cầm nhầm hàng của họ. Kinh nghiệm ấy cho tôi thấy tôi giữ tên cúng cơm của tôi là đúng. Dần rồi họ cũng quen gọi tên tôi một cách chính xác, có khi họ còn phát âm đúng hơn cả mình, vì cách phát âm của họ đọc rõ tới âm cuối cùng, còn mình thì âm cuối cùng nuốt luôn cho tiện, không thấy tên tôi viết ra mà chỉ nghe tự giới thiệu thì họ còn lầm tưởng tên tôi là một cái Họ phổ thông nữa chứ, một triều đại vang danh của VN, mà thật ra không phải, chưa kể khi biết họ của tôi, họ còn cho là tôi cùng họ với ông tổng bí thư nổi tiếng của đảng cộng sản Trung Quốc nữa chứ.
Nhớ tới chuyện này để kể lại vì câu chuyện nói tiếng Việt với con cái ở nhà. Đôi lúc tôi vẫn ân hận là không có thì giờ dậy cho con tôi lúc nhỏ biết đọc viết tiếng Việt. Thời ấy tôi cũng lặn lội mua sách đánh vần dậy cho con, cứ đánh vần tới dấu ngã thì con tôi đọc "tờ e te sắc ngã" nó không đọc là té mà nó chuyển sang chữ ngã luôn, nản quá, rồi vì bận bịu cơm áo gạo tiền, tôi để con tôi mù chữ luôn, lại sống ở vùng cả năm không gặp một người Việt nào, nên không có một lớp học Việt ngữ nào cho trẻ con cả. Tuy nhiên có một an ủi mà tôi đã làm được mỗi việc là buộc con tôi nói tiếng Việt ở nhà, dĩ nhiên là rất cương quyết khi tụi nó còn nhỏ, hễ cứ nghe hai đứa cãi nhau chí choé bằng tiếng Anh là lại bắt cãi bằng tiếng Việt. Và bản thân tôi, dù có thể nói chuyện bằng tiếng Anh với con, tôi cũng không nói, cứ nói với nó bằng tiếng Việt thì dù nó có trả lời bằng tiếng Anh, nghĩa là chúng tôi vẫn hiểu nhau bằng hai thứ tiếng. Và dĩ nhiên sau này con lớn thì không thể ép buộc con tôi nữa, nhưng chúng nó cũng đã đi vào khuôn khổ, không bao dùng tiếng Anh gọi bố mẹ bằng You hay xưng I đối với bố mẹ. Đó cũng là điều an uỉ là dù có nói tiếng Anh thế nào, con tôi vẫn xưng con, xưng cháu với gia đình, họ hàng không ngọng nghịu.
Lắm lúc nhớ chuyện trẻ con có thể học và nói các ngôn ngữ khác nhau từ lúc bé rất dễ dàng, chẳng qua trách nhiệm của chúng ta là cha mẹ có chịu khó "học tập" cùng con không? Gia đình ông anh tôi có hai ông con trai, ông thường đuà con ông sau này làm tổng thống vì nó sinh ở Mỹ, cho nên cả hai ông bà chỉ nói tiếng Anh với nó, thế là khi nó lớn, ông bà hết chữ tiếng Anh để nói với con, thế là hai ông con không nói được một chữ tiếng Việt nào, dù cũng hiểu. Và ông bà thì tới lúc cảm thấy "chả biết nói gì với tụi nó" thấy cũng tội. Nghĩ hoàn cảnh con mình còn nói tiếng Việt "ba rọi" và mình tiếng Mỹ thì cũng chí choé với thiên hạ, nhưng cái màn tâm sự với con cũng thấy bí, đã khổ, thì cảnh ông anh bà chị tôi còn cay đắng biết chừng nào. Nói với con, có khi con nó cứ im lặng vì nghĩ bố mẹ chẳng biết họ đang nói gì. Vì thế, tôi cứ phải dặn mấy cô em, đừng có nói tiếng Anh "ba rọi" của mình với con, và ráng tập cho con nói tiếng Việt ở nhà không thôi mai đây lại lại nỗi niềm chẳng biết tỏ cùng ai.
Cho nên chuyện đọc tên Việt được hay không và con có nói được tiếng Việt được hay không là do cha mẹ, do người lớn, do chính mình thích Tây/Mỹ hóa chứ không phải Tây không đọc được tên Việt, hay con không nói được tiếng Việt, đúng không? Như cái cảnh ở Việt Nam bây giờ cũng đang sản sinh phong trào đặt tên Mỹ cho con, thì không biết đó là phải gọi đó là lý do gì, mà thôi câu hỏi này chắc ai cũng thấy câu trả lời rồi phải không ạ?
Đôi điều chia sẻ ở blog, chủ blog xin chào, sẽ tạm nghỉ vì bận... đi chu du :-).
Câu chuyện thú vị, cách đặt ngược vấn đề của KCN, có sơ sở giải đáp vì sao phải giữ tên Việt và dạy trẻ tiếng Viêt.
Trả lờiXóaChào anh Tranhung09,
Trả lờiXóaChỉ là kể chuyện, chia sẻ kinh nghiệm, chứ có dám đặt ngược vấn để đâu, nghe to tát quá. Cám ơn anh đã post lại bài.
Chúc vui,