Cuối cùng thì tôi cũng viết xong lá thư cho chú tài xế ngày xưa khi một người quen nhắc đến tên chú, tôi mới nhớ là lá thư chưa đươc viết. Chú cũng nhắc nhớ cho tôi những ngày kỉên nhẫn chở cô đi đến những nơi mà cô muốn như thăm bạn bè. Chú làm cái công việc đó thật là chăm chỉ. Tôi cứ thong dong đi chơi để chú ngồi đợi đâu đó hay sẽ trở laị đón tôi vào một giờ khắc được hẹn trước. Bây giờ ngồi viết thư cho chú mà nhớ đến những kỷ niệm thật xa xăm. Nhớ những vùng biển của tuổi thơ.
Hàng ngày tôi đi về qua biển để nhìn thấy biển đẹp vô cùng với màu xanh dường như không có một tí gì vẫn đục, che dấu tất cả những tàn nhẫn hung bạo cũa nó bằng vẻ êm đềm cũa một ngày không có sóng, biển lặng lờ như một cô gái ngồi bên cửa mông mơ, biển hiền từ quá đỗi.
Hàng ngày tôi đi về qua biển để nhìn thấy biển đẹp vô cùng với màu xanh dường như không có một tí gì vẫn đục, che dấu tất cả những tàn nhẫn hung bạo cũa nó bằng vẻ êm đềm cũa một ngày không có sóng, biển lặng lờ như một cô gái ngồi bên cửa mông mơ, biển hiền từ quá đỗi.
Biển của ngày gió thổi mạnh làm tung nhũng ngọn sóng hân hoan nồng nhiệt, những ngọn sóng dồn nhau như cơn vui oà vỡ. Biển của ngày xưa khi con bé 4 tuồi đầu không dám tới gần biển vì sợ quãng đường đi tới băng ngang khoảng trống dài, có ma, ngôi nhà nguyện với những dây leo làm tăng phần cổ kính u tịch, sáng sáng con bé phải thức dậy sớm theo các chị lớn vào nhà nguyện thầm thì với Chúa những gì con bé cũng chả biết, con bé cầu nguyện Chúa cho con bé đừng phải thức dậy nửa đêm, muốn đi ra nhà vệ sinh để rồi phải đi băng qua cái sân rộng có ma ấy. Con bé cầu nguyện sáng mai vào lớp, con bé không ngủ gục để khỏi phải bị những kẻ sắt đánh vào tay. Con bé cầu nguyện bố sẽ đến đón về nhà ngày cuối tuần để con bé được nằm trong căn nhà còn trống những cửa sổ, ngắm vì sao xa lạ tuyệt vời trong trí đưá trẻ con 4 tuổì.
Năm tuổi đầu ngồi thơ thẩn chơi với những viên sỏi bên hông nhà thờ, giả vờ chơi với một người bạn nào đó trong tưởng tượng. Buổi chiều bỗng vui lên với tiếng người phở gánh rao lên mời gọi. Năm tuổi đầu con bé đã hiểu thế nào là cô đơn, em thì còn nhỏ quá để chơi với nó, và cũng chẳng ai chơi với một con bé xấu xí thì phải.
Năm học trong ngôi trường Thánh Tâm sao dài mãi không bao giờ dứt. Những Ma Soeur aó trắng sao mà nghiêm. Con bé cứ đi luẩn quẩn giữa bầy con nít mà cứ thấy thiếu một tiếng cười.
Buổi chiều chờ đợi xe đến đón về từ lớp một, con bé ngồi lặng lẽ chờ đợi, buồn hiu.
Lớp học thêm của ông thây gìáo có cái thước kẻ sắt làm cho nó sợ, chẵng hiểu tại sao nó lại phải đi học nhiều thế, từ cái tuổi thò lò mủi xanh ấy, để lâu lâu lại bị thầy bảo dơ mấy ngón tay ra. Chắc thế nên bây giờ các ngón tay vẫn còn sưng những mối u xương xẩu. Nhưng rồi ngày cuối năm chú tài xế phải vào trường khệ nệ mang dùm cho con bé những phần thưởng cuối năm, con bé nhỏ quá không mang hết nổi những món quà của một năm, những món quà ấu thơ thì bao giờ cũng tràn đầy.
Rồi một ngày con bé lớn biết buồn khi nhìn những cành lục bình trôi trên dòng nước chảy trên sông Hàn, nghĩ đến thân phận ai đó rôì cũng như cánh hoa lục bình trôi ra biển mà thương cho đời hoa. Biết đứng bên cửa sổ nhà ai nhìn ra bãi Thanh Bình, để thấy tình yêu sao mong manh quá, như những đợt sóng đánh vào bờ hân hoan rồi tan vỡ ngay sau đó, sóng nước rút đi lặng lờ để lại mặt cát im lặng buồn đón chờ cơn sóng mới, một tình yêu mới sẽ đến??? Biển của thời con gái với những nỗi vui với gia đình trong những cuộc vui đi tắm biển, với bạn bè trong những ngày họp lớp, picnic cuối năm, bây giờ chỉ đủ mang lại những nỗi nhớ nhung mơ hồ.
Biển cũng mang cuộc đời của con bé rời xa quê hương vĩnh viễn, để không bao giờ thấy được quê hương vẫn còn trong trí nhớ con bé như ngày xưa, biển đã giữ con bé lại phía bên này để mãi mãi nhìn về phía bên kia với muôn ngàn thương nhớ. Biển bây giờ, cũng đã làm con bé thủa xưa, cách xa với nhung nhớ cho một người, thật xa xôi. Con bé ngày xưa đã không còn bé, nó đã qúa lớn, để không còn có thể nói những điều, chỉ nên giữ trong lòng mà thôi, suốt một đời. Ðể cho biển vẫn mãi mãi là biển nhớ của ngàn xưa.
12 tháng năm, 2002
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét