Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

Phố Hàn, Phố Việt

Thỉnh thoảng tôi thích đi dạo một vòng những khu buôn bán của người Đại Hàn (nay gọi là Hàn Quốc) và của người Việt ở Sydney. Qua nhiều lần như thế, tôi đi đến một nhận xét là người Việt mình ăn ở dơ bẩn và kém văn minh hơn người Hàn. Tôi biết nói ra nhận xét này làm nhiều người tức giận, nhưng tôi quen nói ra suy nghĩ của mình.

Ở Sydney, những trung tâm buôn bán tiêu biểu của người Đại Hàn là Burwood và Strathfield. Tôi có một anh bạn làm hiệu trưởng một đại học ở VN, mỗi lần sang đây, đều kéo tôi đến Strathfield để nhâm nhi thức ăn Hàn Quốc và ... nhìn. Nhìn người qua lại. Nhìn phong cách phục vụ của các nhà hàng Hàn. Nhìn khách Hàn ăn uống và thì thầm trong nhà hàng. Ấn tượng đầu tiên của tôi khi đến hai khu này là sự sạch sẽ. Đường xá hầu như không có rác. Xe cộ đậu rất thứ tự (và họ thích lái xe Hiện Đại của Hàn Quốc). Họ ăn mặc đàng hoàng và tươm tất. Cho dù các cô gái mặc đồ casual nhưng cũng tiềm ẩn tính sang trọng của người có văn hoá. Nói chung, đó là những chỗ chẳng khác gì những khu buôn bán trung lưu của người Úc.

Tiếp viên Vietnam Airlines (VNA) : Chả bao giờ thấy nàng cười

Nhân một bạn nhận xét về tiếp viên VNA, tôi muốn chia sẻ cùng các bạn vài cảm nhận cá nhân. Chuyện tiếp viên VNA thì nói hoài không hết. Tôi đã nói nhiều lần và có thể đóng gói thành một quyển sách nhỏ. VNA có cải tiến trong thời gian gần đây, nhưng nói chung là hơi chậm. Nếu chỉ nói những điểm chưa tốt của các nàng và chàng VNA, tôi có thể nhận ra những điểm sau đây:

1. Kém chuyên môn: họ không biết chữ "service" có nghĩa là gì, nên rất ít khi nào giúp đỡ hành khách đang lúc khó khăn. Thậm chí có nhiều lúc họ tỏ ra mất lịch sự và có khi hống hách với khách. Rất nhiều lần tôi thấy nhiều khách tay bồng bế con và vali, nhưng họ đứng đó mà chẳng giúp gì, làm tôi nóng ruột phải tình nguyện giúp khách. 

2. Kém kiến thức: nghề tiếp viên đòi hỏi kiến thức văn hoá, ẩm thực, và một chút "worldly", nhưng tiếp viên VNA rất kém về mấy mảng này. Họ thậm chí không biết món nào đi với món nào! Thật ra, tôi thông cảm cho tiếp viên người Việt vì phụ nữ VN nói chung không biết rượu hay ăn uống hạng up-market, nên khó nói chuyện gì với họ. 

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

NGƯỜI UYGHUR VÀ NGƯỜI VIỆT CÓ CHUNG ĐIỀU GÌ?

(NCTG) “Người Uyghur sống chết với thảo nguyên nơi linh hồn bay trên ngọn bạch dương và râu tóc lẫn trong cát mịn. Năm 2015, người Việt sống chết với điều chi?”.

Đông Turkestan, vùng đất bí hiểm và đầy đau thương
Đông Turkestan, vùng đất bí hiểm và đầy đau thương
Thành phố Ürümqi (Ô Lỗ Mộc Tề, ئۈرۈمچی), thủ phủ vùng Tân Cương nằm dựa rặng Thiên San. Người Việt biết Ürümqi qua tiễn khúc “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương: “Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn. Vui ca lên rồi đi tiễn binh ngoài ngàn…”.

Cư dân Ürümqi là ai?

Địa bàn Turkestan gồm hàng ngàn bộ lạc da trắng trải từ Nam Siberia, Tây Mãn Châu, Nội Mông, Tân Cương (Uyghurstan/Đông Turkistan) đến Cam Túc. Miền đất chứng kiến hai tộc da vàng/da trắng hợp chủng, cũng là nơi tiếp nhận nhiều nền văn minh rạng rỡ nhất của nhân loại, La Mã, Hy Lạp, Ba Tư, Trung Hoa

Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) là nhóm da trắng đi xa nhất về phía Đông, cao lớn, tóc dợn sóng đỏ hay vàng nhạt.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

“Ta mất người như người đã mất tên”

Nhân thấy một vài bạn bàn rôm rả về việc dùng chữ “Sài Gòn” cho TPHCM, tôi nhớ đến hai người thi sĩ lừng danh có những sáng tác liên quan đến việc thay tên đổi họ thành phố: Vũ Hoàng Chương và Nguyễn Đình Toàn. Một người sáng tác câu "Đồng khởi vùng lên mất Tự do", một người sáng tác bài "Sài Gòn niềm nhớ không tên". Cái note này có thể xem như là một bổ sung cho cuộc bàn thảo đó, vì tôi nghĩ có vài thông tin mới đối với một số bạn.


Sau 1975, chúng ta biết rằng Sài Gòn bị đổi tên thành “Thành phố Hồ Chí Minh”. Hình như kiểu đổi tên này là một trào lưu xuất phát hay bắt chước từ Liên Xô, nơi mà những người cộng sản đổi tên thành phố danh tiếng St Petersburg thành Leningrad, và kinh dị hơn là đổi tên thành phố Tsaritsyn thành tên đồ tể Stalingrad. Kể ra thì cũng đáng tiếc, vì cái tên "Sài Gòn" đã ăn sâu vào tiềm thức của người miền Nam, vậy mà đùng một cái nó bị đổi thành tên của ông cụ. Tôi không biết nếu còn sống, ông Hồ có thích như thế không.

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Tôi thấy hoang tàn trên tuổi xanh


0e471523_people-shadow-banner
Đó là một buổi chiểu của năm 1987. Một buổi chiều mà tôi cứ hay bị ký ức lôi về căn phòng tối thăm thẳm không lời đáp.
Đó là năm thứ 2 trung cấp, tôi đang theo học ở Nhạc Viện TP. Buổi chiều với giờ học Trích giảng Âm nhạc của thầy Trương Hữu Lang. Cả lớp bỗng sững lại. Gương mặt ông thấy cũng bối rối khi bà bí thư Đảng Uỷ Nguyệt Anh dẫn theo một công an viên đến lạnh lùng gọi tên một người bạn của tôi bước ra khỏi lớp. Anh Trịnh Bằng Phi, học contrabass, luống cuống nghe thông báo rồi quay lại bàn gom sách vở ra về. Từ đó về sau, tôi không bao giờ gặp lại anh được nữa. Anh Phi bị đuổi học bất ngờ vì người ta tìm thấy ba anh là một sĩ quan của chế độ VNCH. Khi ấy anh chưa được 25 tuổi, nhưng đã là một trong những tay chơi contrabass hiếm hoi đủ thể chất và trình độ của miền Nam, thế nhưng anh bị xô ngã một tương lai, vì lý lịch.

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Nhà văn Võ Phiến qua đời

Nguyễn Văn Tuấn

Nhà văn Võ Phiến (20/10/1925 - 28/9/2015). Ảnh của Người Việt.
Mới đọc báo Người Việt mới biết tin Nhà văn Võ Phiến đã qua đời ở California, ngày hôm nay, thọ 90 tuổi (1). Có lẽ nhiều bạn trẻ không/chưa biết đến ông, nhưng ông là một trong những tác giả quan trọng nhất của văn học Việt Nam. Ông tên thật là Đoàn Thế Nhơn, người gốc Phù Mỹ, Bình Định (quê ngoại tôi), từng tham gia kháng chiến chống Pháp, nhưng sau này ông bỏ về thành. Sau 1975, ông di tản qua Mĩ, và có công gầy dựng trào lưu văn học Việt ở hải ngoại.
Ông nhạc phụ tôi là người cùng thời với Võ Phiến và từng có thời công tác chung trong Việt Minh. Lúc sinh thời, ông nhạc tôi kể hoài về văn tài của Võ Phiến, một người nói không nhiều, có vẻ "sớ rớ", mà viết văn cực hay. Ông nói rằng lúc Võ Phiến bỏ VM về thành vì một bất đồng chính sách văn nghệ, những người VM tiếc hùi hụi vì mất một văn tài. Nhưng Võ Phiến thì không hề tiếc khi ông bỏ hàng ngũ VM, và sau này trở thành một người có những tác phẩm có thể nói là làm cho người cộng sản không hài lòng (nói lịch sự là thế).

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Câu nói của một người "thầy"

GN: Không muốn đưa mấy cái chuyện chính trị vào blog này nhưng mà đọc bài báo sau không khỏi ngạc nhiên, thời buổi này mà có một ông thày "thành thực" tới mức người đọc không hiểu ông thày có nên được gọi là thày.  Có lẽ sinh viên VN từ nay nên hiểu rõ khi trường có đoàn, có đảng bộ, có bí thư thì có nghĩa là trường do những người cộng sản lập ra và sinh viên nào không cùng lý tưởng thì nguy cơ bị đuổi học hay bị đì rất là cao.  Và xin nhớ, lý tưởng Cộng Sản tương khắc với lý tưởng Dân Chủ.  Cho nên nếu có nghe xã hội VN mà dân chủ gấp ngàn lần thì chỉ là bịa. Vì chính ông thầy ở một trường đại học đã phát biểu thì không thể sai, đúng không ạ? 
Chả trách ngày nay sinh viên học sinh ùn ùn bỏ ra nước ngoài học và chẳng muốn quay về xây dựng đất nước chỉ vì điều gì, thì cứ đọc câu nói của ông thày trong bản tin sau là biết lý do tại sao.
 

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Người Việt và thói ăn cắp

Báo chí mới rộ lên một tin làm nhiều người Việt buồn rầu và tức giận. Đó là bản tin hai người du khách từ VN bị cảnh sát Thuỵ Sĩ bắt vì tội ăn cắp trong một tiệm bán hàng đắt tiền (1). Dĩ nhiên, đây không phải là trường hợp cá biệt, vì đã xảy ra nhiều vụ như thế trong quá khứ. Nhưng nhục nhã nhất có lẽ là vụ Nhật in poster chống ăn cắp nhưng với hình cờ đỏ sao vàng vẽ theo dạng những giọt máu tươi, kèm theo dòng chữ "lao động là vinh quang" (2).


Poster phòng chống trộm cắp ở Nhật nhắm thẳng vào người Việt 

Ngoài vụ ăn cắp, báo chí còn làm ồn ào một vụ nhục nhã chẳng kém là một số hành khách nữ bị chận lại ở phi trường Singapore, không cho nhập cảnh (3), vì họ bị nghi ngờ là sang đó làm điếm (4-5).

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Một số từ Anh- Việt đối chiếu

GN: Không cò gì bực bội khi đến một vùng được cho là thủ phủ của người Việt tỵ nạn, nghe được đài phát thanh tiếng Việt rồi không hiểu họ nói gì.  Nhất là nghe những người đại diện cho tầng lớp trí thức như luật sư, bác sĩ mà nói ngọng tiếng Việt, thà rằng họ nói tiếng Anh hẳn, chứ nói tiếng Việt "ba rọi" cỡ như tôi, tiếng Anh không rành tiếng Việt thì nhớ nhớ quên quên, nên đi đâu không dám mở miệng.  Một lần nghe buỗi nói chuyện của một luật sư diễn giải những câu chuyện kiện tụng, tôi cứ thắc mắc sao ông ta cứ nói cái "cây" nào đó trong câu chuyện của ông ta, nghe một hồi mới biết là ông ta nói "cái case".  Ôi ông ơi, case thì nói có âm "s", ông không nói, ông cứ nhè "cây", mà còn cho mạo từ "cái" trước chữ "case" thật là khổ sở cho người nghe.  Chả đâu vào đâu cả, không hiểu mấy ông bà làm công việc truyền thông (có ý nghĩa là hướng dẫn thính giả) có bao giờ nghe lại lời họ nói không nhỉ, tiếng Anh tiếng U phát âm sai trật lại không chịu tìm hiểu tiếng Việt nói cho rõ, cứ nói ngọng chen vào nhau, dân đen như tôi nói không ai chú ý còn đỡ, họ là "trí thức" mà ăn nói kiểu đó cứ như là hề vậy đó.
Xin được post lại đây để bản thân không trở thành hề với chính ngôn ngữ tiếng Việt.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Hình ảnh nghệ sĩ Văn Cao

Xem cái clip sau về đời sống các văn nghệ sĩ một thời của miền Bắc, họ đã bị trù dập khốn khổ ra sao. Cả một thế hệ tinh hoa đã ra đi dần, những thế hệ sau này nều không tìm hiểu đọc thì không thể hiểu được chế độ họ đang sống đã từng trù dập biết bao nhiêu con người nếu chi nhìn thấy những hào nhóang của xã hội hiện tại. Dĩ nhiên ở đâu chế độ nào cũng có những mặt trái, khoảng tối, nhưng đa số các xã hội văn minh, con người được bảo vệ bởi luật pháp, và chế độ cũng thay đổi từng kỳ, chỉ duy VN thì như một đế chế, một triều đại kéo dài mấy thế hệ, không thay đổi. Người ta già người ta cũng ra đi, nhưng chế độ kéo dài mãi khiến phải rùng mình.


 

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Cha mẹ và con

GN: Ngồi clean computer thấy có lá thư cũ, đọc thấy cũng cần học lại để dậy cháu :-)

Các em,

Chị viết thư chung này cho tất cả vì gần đây có câu hỏi về kinh nghiệm của chị về cách dậy con ra sao. Một điều trước tiên chị muốn nói là chị không phải là hoàn toàn và tất cả chúng ta cũng như đa số ông bà cha mẹ chúng ta đã không được ai dậy "làm thế nào làm cha mẹ" Chúng ta thừa hưởng cung cách làm cha mẹ một cách tự nhiên từ do cha mẹ chúng ta và họ cũng thế.  Điều hay dở cứ thế tiếp tục truyền lại hoặc do xã hội đào tạo.  Nhưng may mắn cho chị khi đặt chân đến Mỹ chị đã được đọc một cuốn sách  nhỏ có tựa đề là “How to be parent” (Làm thế nào làm cha mẹ), từ đó chị học hỏi được đôi điều để áp dụng trong đời sống với con cái. 

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Thì sông cứ chảy, phận người cứ trôi

Nhạc sĩ Tuấn Khanh
Theo blog Nhạc sĩ Tuấn Khanh

 

Trong ngày 1/6 vừa qua, có một bản video ngắn với chủ đề về trẻ em miển Tây Việt Nam được âm thầm đưa lên các trang mạng. Bản video chỉ có 4 phút nhưng đã nhanh chóng tạo nên một niềm xúc động khó tả cho nhiều người. Chỉ trong vài ngày “Thì sông cứ chảy” – tên của video này – thu hút một lượng lớn khán giả vào xem. Bản upload chỉ riêng một trang trên facebook đã leo đến gần con số một triệu người vào theo dõi.
Phim rất ngắn, và chỉ có những hình ảnh mô tả lướt qua đời sống của những gia đình nghèo, sống trên sông nước tại Long Xuyên – hay với cái nhìn rộng hơn ngụ ý, là dành cho cả miền Tây đất Việt giàu có, sảng khoái nhưng phải đội nghịch cảnh và nghèo nàn. Xem video, người ta có thể cảm nhận rằng những người thực hiện có thể đã bỏ ra không ít hơn 4 tháng để suy nghĩ và thực hiện hoàn tất 4 phút phim này. Được biết người viết kịch bản là Mai Huyền Chi, và quay phim là Tạ Nguyên Hiệp, những người có tay nghề thật chắc và tâm huyết thật đáng trân trọng. Hãng phim sản xuất và phát hành cũng rất quen thuộc: công ty Chánh Phương.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Tháng 5 tưởng nhớ nhạc blues, nhạc trẻ và những “người muôn năm cũ”

Cát Linh

B.B.King tại Farm Aid năm 1985 vừa hát vừa thay một dây đàn bị đứt trong lúc trình diễn
Không biết có phải là ngẫu nhiên hay không mà vào tháng 5 năm 2003, những người say mê dòng nhạc trẻ thuộc thập niên 70s, 80s đã ngậm ngùi luyến tiếc tạm biệt tiếng đàn thăng trầm của Lê Hựu Hà, người đi tiên phong cho phong trào sáng tác nhạc theo lối đa âm năng động, một trong những nhạc sĩ đầu tiên Việt hoá nhạc trẻ Âu mỹ. Rồi cũng tháng 5 của 15 năm sau, thế giới và những người yêu blues lại ngỡ ngàng tiếc nuối, ngã mũ chào một tiếng đàn mà có thể làm cho nhân loại cảm thấy rằng “Nỗi sợ hãi đã qua” (The thrill is gone,) đó là B.B. King, ông vua nhạc Blues, bậc thầy đàn sáu dây của những ca sĩ nổi tiếng như Eric Clapton, nghệ sĩ guitar nhạc blues Kenny Wayne Shepherd.
Theo nhạc sỹ Kỳ Phát, một trong những thành viên của ban nhạc Trẻ thập niên 70s hiện đang sinh sống ở Nam California cho biết:

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

9 lý do tại sao những người sống nội tâm thu hút người khác

Theo Đại Kỷ Nguyên
(Ảnh: internet)

(Ảnh: internet)

Thực tế thì người ta rất dễ nhận biết người nào đó có tính cách như thế nào, hướng nội, hướng ngoại, vui vẻ hòa đồng hay lạnh lùng khó gần… thông qua lời nói và biểu hiện của người ấy.
Khi còn nhỏ, tính cách mỗi người chưa được định hình hết hoàn toàn. Tác động của môi trường và ảnh hưởng từ những trải nghiệm trong cuộc sống đã góp phần nên tính cách của một người.
Tính cách của người hướng nội rất kín đáo, dè dặt, ít tiếp xúc với người lạ, thích yên tĩnh và ngại va chạm nơi đông người; ngược lại hoàn toàn với điều này, người hướng ngoại lại thích nơi ồn ào náo nhiệt, thích giao du, làm quen với nhiều người và thoải mái nói chuyện với người lạ.
Nhưng có một điều thú vị là, người có tính cách hướng nội thường nhận được sự quan tâm và thu hút người khác.
Vậy, những người sống nội tâm này tại sao lại có sức hút người khác đến thế?

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

30-4-75: ai giải phóng ai và ai thắng ai thua

Đinh Từ Thức
Theo Da Màu
Danh nghĩa và thực tế

Theo cách nói chính thức, ngày 30 tháng Tư 40 năm trước, dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Miền Bắc đã thắng trong cuộc chiến giải phóng Miền Nam, và đồng thời, thắng cả Hoa Kỳ, là đồng minh chính của Miền Nam. Nhưng sau 40 năm nhìn lại, trên thực tế, ai đã giải phóng ai, ai thắng ai thua, cũng như ai được ai mất, và mất gì được gì?

clip_image002
Theo những tài liệu được chính báo chí phía Cộng Sản công bố, không có ai chụp được cảnh chiếc xe tăng đầu tiên đụng cổng Dinh Độc Lập khi tiến vào Dinh trưa 30 tháng 4. Hôm sau, người ta mới dàn cảnh chụp hình lại để làm “tài liệu lịch sử” (Hãy xem video http://www.yourepeat.com/watch/?v=ivNE2OKTfcA#!)

Trước hết, hãy nói chuyện “giải phóng”:

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Cái Cò


Cao-Đắc Tuấn (Danlambao) - Nhạc sĩ Nguyệt Ánh viết ca khúc "Cái Cò" nói về sự hy sinh và nỗi cực nhọc của những người vợ chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) sau khi chồng bị bắt đi tù cải tạo hoặc khi chồng tuẫn tiết trong trận chiến khi quân cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam Việt Nam vào năm 1975. "Cái Cò" là một tác phẩm có giá trị văn chương và lịch sử cao. Là một tác phẩm văn chương, "Cái Cò" gói ghém những tinh hoa của các kỹ thuật thi ca và văn học truyền thống Việt Nam như ca dao và thành ngữ, nói lên những đức tính hy sinh, cần cù, can đảm, tháo vát, và chịu đựng của phụ nữ Việt Nam. Là một tác phẩm lịch sử, "Cái Cò" ghi nhận cuộc sống đen tối của dân miền Nam sau năm 1975, nhất là vào cuối thập niên 1970 cho tới suốt thập niên 1980, và sự tàn bạo của cộng sản Bắc Việt đối với quân cán chính VNCH và thân nhân họ sau ngày cộng sản chiếm đóng miền Nam Việt Nam vào năm 1975.


Nguyệt Ánh biểu lộ một tài năng khác thường trong "Cái Cò" qua kỹ thuật xếp đặt giai điệu nhẹ nhàng với những thay đổi lên xuống thích hợp cho những hành động hy sinh và cần cù của người vợ, và cách dùng các kỹ thuật mô tả dung hòa việc tạo sống động và gây cảm xúc cho người nghe. Ngoài việc dùng những ẩn dụ tuyệt vời, Nguyệt Ánh phối hợp cách dùng từ ngữ theo kiểu thành ngữ truyền thống Việt Nam với những từ ngữ mô tả mạnh mẽ rất hiệu quả. Qua những kỹ thuật tinh vi, câu chuyện của những người vợ chiến sĩ VNCH được kể trung thực rất cảm động và tạo tác dụng mạnh trên người nghe.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sỹ Kim Chi

KIM CHI
Diễn viên điện ảnh KIM CHI (người quấn khăn rằn)
Trước đây mỗi năm tới ngày 30/4 tôi rất vui nên hay tổ chức gặp gỡ bạn bè. Nhiều lần tôi bay vào SG cùng đồng đội về thăm căn cứ cũ ở miền Đông, miền Tây Nam bộ. Chúng tôi thắp hương cho bè bạn đã hi sinh để bày tỏ lòng tri ân với những người đã để lại tuổi xuân ở chiến trường. Rồi chúng tôi quây quần bên nhau cùng ôn lại bao kỉ niệm buồn, vui những năm chiến tranh ác liệt. Trong lòng chúng tôi tràn ngập niềm vui và tự hào vì nghĩ rằng mình đã dâng hiến cả tuổi trẻ để góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Những lần gặp gỡ truyền thống như thế, chúng tôi thường ngồi bên sông Sài Gòn hát bài “Mùa xuân trên TP HCNM” của Nhạc sĩ Xuân Hồng: …”Ôi đẹp biết bao biết mấy tự hào/Sài gòn ơi cả nước vẫy chào/Cờ sao đang tung bay cao,qua hết rồi những năm thương đau…/Mà niềm vui như đến bất ngờ/Ngày đi như trong đêm mơ tuổi lớn rồi mà như ngây thơ”…

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Tin được không 'Không có ngược đãi sau 30/4'

Định post mấy tấm hình hoa đào bên Nhật trong chuyến đi đầu tháng Tư, thế nhưng tình cờ đọc bài viết ở BBC và bài của bác sĩ Hồ Hải.  Chán ơi là chán sao có một ông "sử gia" Hànội lại nói như ông bị mù bị điếc.  Có thể ông nói không có tắm máu tràn lan ở VN, chỉ có dân chạy trối chết, chết tràn lan trên quốc lộ từ Banmêthuột, Pleiku, trên biển từ miền Trung vào Nam, có lẽ chưa đủ để ông gọi là "máu".  
Không có đủ nhà tù nên nhốt hàng trăm ngàn người trong rừng sâu nước độc để họ tự xây nhà tù cho chính họ.  Chả hiểu BBC nghĩ sao mà phỏng vấn một ông "sử gia" nói chuyện như ông đang ở trên mây... đen nên chả thấy gì, chỉ "tôi nghĩ, tôi cảm thấy" . Cứ cái kiểu này mỗi năm vào ngày 30/4 người ta càng kêu gọi hoà hợp hoà giải, nhưng lại cứ có mấy cái ông trả lời phỏng vấn đâm sâu vào vết thương của những nạn nhân, thân nhân của những người đã chịu nhiều mất mát trong cuộc nội chiến đã tàn 40 năm. 
Và cũng không hiểu BBC tại sao chỉ phỏng vấn ông "sử gia" này trong khi nhân chứng, nạn nhân, tù nhân còn sống cả đấy không phỏng vấn, họ đã "khuất" hết cả đâu cơ chứ.   

Xem thêm Chuyện tù cải tạo
Chuyện buồn vui cải tạo 

Đó chỉ là những câu chuyện nho nhỏ, nếu có thì giờ đọc thêm Đại học Máu, câu chuyện vể đởi sống người tù dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam, có lẽ đó là cuốn sách đầy đủ nhất trong những cuốn sách hồi ký đời tù mà tôi được đọc. 

Nghe ông Vũ Quang Hiển 

'Không có ngược đãi sau 30/4'


18 tháng 4 2015 Cập nhật lúc 22:56 ICT


Sau chiến tranh chấm dứt ngày 30/4/1975, ở Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người, trong đó với các lực lượng cựu quân, cán, chính của chính quyền Sài Gòn, theo ý kiến một sử gia từ Hà Nội.

Trao đổi với BBC về 30/4 và hậu cuộc chiến Việt Nam trong một tư liệu từ trước, Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói:

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Gió Tháng Ba, Bão Tháng Tư

Theo Việt Báo

Tác giả: Tôn Nữ Thu Dung
Bài số 3495-16-29895vb4032515

Bài viết là hồi ức của một cô học trò viết văn tại miền Nam tự đào hố chôn những bài viết, những cuốn sách, ước mơ và hoài bão của mình. Trước tháng Tư 1975, tại Sài Gòn, cô từng cộng tác với tần báo Tuổi Ngọc và là một trong những cây bút học trò được bạn đọc yêu mến. Sau 35 năm ở lại trong nước, mãi tới đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21, tác giả mới sang định cư tại Hoa Kỳ và hiện là cư dân San Dimas, California. Với bài "Chuyện Cổ Tích Không Phải Cho Bé Thơ", tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt, Viết Về Nước Mỹ 2013.
* * *

Tôi viết câu chuyện này (không phải truyện ngắn) để tặng Phạm thị Thìn (đã mất tích), Lý Bá Hoài Khanh (Lyon) và Đặng Anh Tuấn (California)

Như tiếng roi quất vào đêm hun hút.
Như tiếng vó ngựa phi qua thảo nguyên mênh mông.
Như tiếng chó sói tru dưới trăng man dại.
Như tiếng vượn hú giữa rừng thẳm hoang vu.
Như tiếng hồn tử sĩ oán than bên trời huyền hoặc…
Gió…
Tôi ôm trái tim mình đau buốt.
Ai đang gọi tôi trở về trong mịt mù ký ức ?
Ký ức từ một ngày thơ dại xa xăm…
Một ngày của tháng Ba.

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

LỜI NÓI THỰC TẾ CỦA MỘT NHÓM NGƯỜI GIÀ

Bài dịch sang Việt Ngữ do Thầy Chạy Sydney thực hiện
 
Có một tổ ấm của riêng ta, chưa đến lúc chết, xin nhớ muôn ngàn lần chớ bỏ mất nó đi.

Có một người bạn đời thân thiết, phải cùng đối đãi và chăm sóc tốt cho nhau,

Có một cái thân thể, tự mình phải biết bảo trọng, có một cái tâm thái tốt, tự mình vui sướng!
Chúng ta đã già rồi! Nhưng mà hiện tại sức khoẻ vẫn còn tốt, đầu óc hãy còn minh mẫn, già rồi trông cậy vào ai! Phải phân chia ra nhiều giaiđoạn mà nói.

Giai đoạn thứ nhứt

Sau khi đã về hưu, tuổi từ 60 đến 70, sức khoẻ cũng như điều kiện hãy còn tốt. Thích ăn gì thìăn, thích mặc gì thì cứ mặc, thích chơi đùa gì thì cứ chơi đùa, chẳng nên tự bạc đãi mình, vì những ngày giờ này sẽ không còn là bao lâu nữa, cần phải nắm lấy (cơ hội). Nắm giữ một ít tiền, giữ lại căn nhà, biết tự an bài tốt cho con đường sau cùng của mình.

CÂY SÀI GÒN

Nguyễn Đức Tùng

Tất cả cây cối ở Sài Gòn, trước Nhà hát Lớn và trên các đại lộ Hàm Nghi, Tự Do, Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, Trần Quốc Toản, công trường Lam Sơn, dọc bến Bạch Đằng, công viên Gia Định, một khi bị đốn hạ đều biến thành ve sầu. Tội ác đối với chúng quá lớn nên thiên nhiên phải tìm cách ghi lại, không phải bằng văn chương hay hội họa mà bằng ký ức của âm nhạc. Những tấm màng mỏng rung động mãnh liệt, âm thanh khuếch đại trong bụng ve rỗng, cường độ mạnh, âm vực lớn, tạo nên những khúc ca thay đổi. Nhưng thiếu bóng mát, ve sầu chỉ có thể sống lẩn lút giữa các bức tường xây ngổn ngang, trong gạch đá vôi vữa của kiến trúc đô thị bị phá hủy, rút ngắn đời sống của chúng.

Cơn điên mùa hè thổi tới. Bạn cảm nhận trong thứ tiếng khàn khàn: một chuyện gì khủng khiếp sắp xảy ra. Đó là một mùa hè nóng như thiêu đốt. Nhiều ngày không mưa, không khí đặc lại, trời mờ mờ, lá khô rơi xuống không chạm đất. Máy móc gầm rú khắp ngã đường. Khi những cây cổ thụ trăm năm, đã từng sống sót qua bão táp, qua bọ rầy, sâu, nấm, độc tố, ngày ngày cho bóng mát, bị các lưỡi cưa máy điềm nhiên cắt ngang như một người tù bị cưa ngang đầu gối, trên sa mạc Trung Đông, bị bịt miệng bằng tấm vải đen, chúng từ từ khuỵu chân xuống, ngã ngửa ra sau, phía không có lưỡi cưa, không có quá khứ, không có kỷ niệm, đổ ào vào các bức tường trắng bên đường.

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

VIỆT KIỀU VIỆT KIA

Lưu Thy
vietkieuvietkia
Việt kiều là cụm từ mà người Việt trong nước dùng để gọi tất cả hơn 3 triệu người Việt sinh sống ở nước ngoài. Cho dù người ấy mắt có xanh, mũi có lõ, sinh ra ở đâu, có biết tiếng Việt, có thèm nước mắm, có mê bánh tráng, có chịu được mùi trái sầu riêng, cũng không thành vấn đề. Chỉ cần có tí ti chút xíu xìu xiu dây mơ rễ má Việt Nam là đều được gắn cho cái mác Việt kiều. Mọi thứ khác đều là chuyện nhỏ!
Cái chữ Việt kiều này hình như không được người Việt ngoài nước thích lắm. Cái chữ “kiều” theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh có nghĩa là “ở đậu, ở nhờ một làng, một nước nào đó”. Nếu lấy cái nghĩa này mà áp đặt cho tất cả mọi người Việt đang sống ở nước ngoài thì hoàn toàn sai bét. Nhưng mà ngôn ngữ có cái oái oăm mà dễ dãi vô cùng của nó. Chỉ cần số đông quen miệng chấp nhận là đương nhiên được vô sổ bộ, được cấp giấy khai sinh. Có thuê luật sư đâm đơn khiếu nại kiện cáo lên tòa án quốc tế La Haye cũng bằng thừa.
Người trong nước chế ra cái nghĩa mới cho chữ Việt kiều thì người Việt bên ngoài hà cớ nào lại phải chịu thua. Có người muốn dùng một cái tên nào đó để chỉ người Việt trong nước, nhưng kiếm hoài chưa ra. Trong thời gian chờ đợi một cái tên chính thức ra đời, tôi xin mạn phép lấy cái tên Việt Kia dùng để chỉ người Việt trong nước. Cũng là bắt đầu bằng chữ K và tiếp theo bằng chữ i, hoàn toàn ngẫu nhiên và không mang bất cứ ý đồ lớn nhỏ nào hết. Nay xin bố cáo bà con cô bác rõ để khỏi phải mất công bỏ thì giờ truy tìm tông tích. Nếu chẳng may sau này được dùng thì khỏi phải e ngại vấn đề bản quyền copyright. Cái chữ này thuộc về copyleftopen source, tự do sửa đổi thêm bớt vô tư.

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

Những tập tục kỳ lạ của văn hoá Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia được biết đến nhiều bởi nền văn hoá độc đáo và các lễ nghi nghiêm ngặt. Sau đây là một vài những quy tắc xã hội và những truyền thống của người Nhật mà những du khách nước ngoài nên để ý nếu đi du lịch đến quốc gia này.
 ăn uống ở những nơi công cộng hay trên tàu là thô lỗ. Photo courtesy: Business Insider
 
Cali Today News - Nhật Bản là một quốc gia được biết đến nhiều bởi nền văn hoá độc đáo và các lễ nghi nghiêm ngặt. Sau đây là một vài những quy tắc xã hội và những truyền thống của người Nhật mà những du khách nước ngoài nên để ý nếu đi du lịch đến quốc gia này.

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Turkey Greece Tour

Turkey Greece Tour - Hot balloon tour

Cuối tháng Chín 2014 chúng tôi tham dự chuyến đi Hot air balloon ở Cappadocia Turkey.  Sau khi đi về nghe tin có tai nạn hot air balloon làm chết và bị thương một nhóm du khách Trung Quốc, và sau đó là có nổ bom ở ngay Istanbul nơi chúng tôi đến viếng thăm.  Nghĩ lại đoàn chúng tôi rất là may mắn, cứ đi tới đâu xong nơi đó lại có tai nạn, như động đất hay rớt máy bay.  Cho nên con người có số, trời kêu ai nấy dạ.  Và đi chơi là cái ... tật không chừa, do đó lại lên list đi tiếp. :-)



Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Những điều chưa được nói tới, về Trung Tướng Ngô Quang Trưởng

Góc nhỏ: Sáng nay đọc bài này, nhớ ngày xưa đúng là không có duyên gặp phu nhân tướng Trưởng, dù đã được tới nhà bà nhiều lần, nhưng cứ ngồi ngoài xe, nêu ngày đó mà biết bà là con gái nhà văn Thạch Lam thì chắc cũng phải rón rén xin vào diện kiến bà (mà không biết bà có cho gặp một đứa con nít không nhỉ). 
 

 
Bà Nguyễn Tường Nhung* (giữa) phu nhân cố Trung Trướng Ngô Quang Trưởng. Ảnh: Báo Viễn Đông



Những điều chưa được nói tới, về Trung Tướng Ngô Quang Trưởng
Nhân ngày giỗ đầu sắp tới của cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, nguyên Tư Lệnh Quân Ðoàn IV rồi Quân Ðoàn I, ông Nguyễn Tường Tâm đã nói chuyện với bà quả phụ Ngô Quang Trưởng

LTS: Trong bài “Nguyễn Cao Kỳ, con người của thời cuộc” của tác giả Bằng Phong Đặng Văn Âu đã tạo ra dư luận sôi nổi, trong đó có những chi tiết đang được nhiều người quan tâm liên quan đến cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và những cố gắng của Tướng Kỳ trong những ngày cuối cùng của VNCH. Đàn Chim Việt trích đăng lại bài phỏng vấn của ông Nguyễn Tường Tâm với bà quả phụ Ngô Quang Trưởng, đã được đăng trên Người Việt và mạng lưới Trời Nam trước đây để rộng đường dư luận.

Đôi Điều của Trời Nam về bài viết dưới đây của ông Nguyễn Tường Tâm đăng trên Người Việt:

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Thảm Họa Bắc Thuộc - Phần 1

Kính gởi Quý Vị
Hôm nay, Vietnam Film Club hân hạnh gởi đến Quý Vị 
Video trên Youtube "Thảm Họa Bắc Thuộc - Phần 1" vừa hoàn tất sau gần hai năm thực hiện:
Bộ phim được sự đóng góp của 26 nhân vật, trong và ngoài nước, người Việt Nam và người ngoại quốc. 
Tất cả họ cùng gởi đi một thông điệp khẩn thiết về Thảm Họa Bắc Thuộc đang xảy ra từng giờ trên đất Việt.

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Khổng Giáo

Nancy Nguyễn

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín (nam giới) và Công Dung Ngôn Hạnh (nữ nhân)
Đó là những điều tiên quyết mà bất cứ một 1 người theo Khổng Giáo nào cũng phải tuyệt đối tuân thủ. Nên công tâm mà nói, ở mức độ phổ thông đại chúng, đạo Khổng dạy con người ta làm điều tốt đẹp, hướng thiện. Song, điều này chẳng khiến cho đạo Khổng có chút gì nổi bật so với những triết lý sống khác, như đạo Lão, đạo Kito, hay Phật Giáo. Nếu đi sâu vào mổ xẻ, thì ở mức độ phổ thông đại chúng, đạo Khổng còn có nhiều điều chưa bằng được so với nhiều triết lý sống khác, nổi bật nhất là Phật Giáo.
Điều nên chú ý, trong triết học Khổng Tử, là nỗ lực hình thành 1 trật tự xã hội. Có thể nói, Khổng Tử tin rằng, nếu ai ai trong xã hội cũng tin theo “vai trò mặc định” thì xã hội sẽ ổn định và thịnh vượng. Nỗ lực hình thành 1 trật tự xã hội có thể được thấy rõ trong việc Khổng Tử thiết lập các mối liên hệ trong xã hội:
Vua thì cần phải được nghe theo: Trung Quân, rồi mới tới Ái Quốc, Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.
Cha: phải được cả nhà tôn kính: Tại gia tòng phụ (chứ không phải là mẹ).
Chồng: phải được vợ phụng sự.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog