Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Câu nói của một người "thầy"

GN: Không muốn đưa mấy cái chuyện chính trị vào blog này nhưng mà đọc bài báo sau không khỏi ngạc nhiên, thời buổi này mà có một ông thày "thành thực" tới mức người đọc không hiểu ông thày có nên được gọi là thày.  Có lẽ sinh viên VN từ nay nên hiểu rõ khi trường có đoàn, có đảng bộ, có bí thư thì có nghĩa là trường do những người cộng sản lập ra và sinh viên nào không cùng lý tưởng thì nguy cơ bị đuổi học hay bị đì rất là cao.  Và xin nhớ, lý tưởng Cộng Sản tương khắc với lý tưởng Dân Chủ.  Cho nên nếu có nghe xã hội VN mà dân chủ gấp ngàn lần thì chỉ là bịa. Vì chính ông thầy ở một trường đại học đã phát biểu thì không thể sai, đúng không ạ? 
Chả trách ngày nay sinh viên học sinh ùn ùn bỏ ra nước ngoài học và chẳng muốn quay về xây dựng đất nước chỉ vì điều gì, thì cứ đọc câu nói của ông thày trong bản tin sau là biết lý do tại sao.
 
 
Sinh viên hai lần bị đuổi học vì 'không có lý tưởng Cộng Sản'

Việt Hùng/Người Việt
HÀ NỘI (NV) - Sinh viên Phạm Lê Vương Các, sinh năm 1986, vừa cho biết anh bị trường đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội mời gặp ở văn phòng hôm 1 tháng 9 sau tuần đầu tiên nhập học.


Phạm Lê Vương Các (phải) cùng 3 nhà hoạt động (từ trái sang) là Nguyễn Quang A,
Amy Vy Hạnh và Trịnh Hữu Long trước trụ sở Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 năm 2014
trong chiến dịch vận động UPR. (Hình: Nhân vật cung cấp)
Trả lời báo Người Việt vào tối ngày 4 tháng 9 năm 2015, anh Các cho biết “Đây là lần thứ hai tôi bị trường Đại HỌC đề nghị thôi học vì cùng một lý do. Lần trước, năm 2013, tôi đã học đến năm cuối trường đại học Luật TP.HCM tôi đã phải bỏ học do sức ép khá nặng nề và chưa có bản lĩnh vững vàng như bây giờ”.
'Không cùng lý tưởng'
Kể về sự việc mới nhất, anh Vương Các cho biết, “Sáng ngày 1 tháng 9, tôi đến trường đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội theo lời mời của một thầy mà tối qua bảo là ‘hướng dẫn tôi bổ túc hồ sơ.’”
Khi đến nơi, người thầy này dẫn tôi đến phòng của thầy Hà Đức Trụ - phó hiệu trưởng, kiêm trưởng khoa liên thông của trường.”
Tại đây, thầy đã hỏi tôi rằng, “Em có biết cô Y bên Cục An Ninh không?” Tôi trả lời rằng biết vì tôi đã làm việc với cô Y mấy lần.
Rồi thầy cho biết, bên Tổng Cục An Ninh có báo cáo về trường hợp của tôi rồi thầy nói thẳng thừng, “Em nên nghỉ học ở trường này đi, rút lại hồ sơ và kiếm trường khác mà học.”
“Tôi khá bất ngờ về câu nói này, vì không thể nghĩ được nó lại xuất phát từ một người thầy phó hiệu trưởng, khuyên sinh viên của mình như vậy. Thế nhưng tôi liền phản kháng là tôi sẽ không rút hồ sơ nghỉ học, vì tôi chẳng làm gì sai trái cả?”
Thầy bắt đầu hơi lớn tiếng và đi thẳng vào vấn đề, “Ai cũng có lý tưởng của riêng mình, em có lý tưởng tự do Dân Chủ, còn chúng tôi có lý tưởng Cộng Sản. Trường này do những người Cộng Sản lập ra, và sẽ đào tạo ra những con người thuộc về chế độ chính trị Cộng Sản này.
Tôi cũng lớn tiếng trả lời, “Khi dự tuyển vào trường này em không thấy chỗ nào giới thiệu trường này là do những người Cộng Sản lập ra, mà trường này là trường Dân Lập. Em cũng không quan tâm và không cần biết trường này do Cộng Sản hay Tư Bản lập ra.”
“Và em cũng nói cho thầy biết, chức năng cao cả của giáo dục không phải là để đào tạo ra những con người thuộc về chế độ chính trị. Mà là đào tạo ra những con người tự do trước chế độ chính trị.”
Sẽ đấu tranh đến cùng
Trả lời câu hỏi: “Anh có muốn tiếp tục học ở trường này nữa không?”
Vương Các nói: “Mặc dầu không còn yêu thích ngôi trường này, nhưng tôi vẫn sẽ đi học.”
Bởi giờ đây, đối với tôi chỉ nhằm một mục đích duy nhất là để chứng minh rằng: Bất kỳ một lực lượng chính trị nào cũng không có khả năng xâm phạm và tước đoạt đến quyền được học tập, được giáo dục của chính tôi.
Tôi sẽ kiên quyết đấu tranh để bảo vệ nó. Chúng ta hãy nhớ rằng, giáo dục đại học cũng chỉ là một nơi cung cấp dịch vụ. Tôi không đi xin, mà tôi đã phải trả một khoản tiền không hề nhỏ là 15 triệu/1 năm để được học ở trường này, và tôi có quyền đòi hỏi sự tôn trọng trong tư tưởng và chất lượng khoa học từ nhà trường.
Anh Các cũng không quên nói với các giáo viên, “Gia nhập đảng phái chính trị là quyền của thầy cô, nhưng đừng dùng sự giảng dạy và nghiên cứu để lồng ghép tuyên truyền cho đường lối, chính sách của đảng phái mình và kêu gọi học trò tuân theo.”
Chức năng của thầy cô không phải là đi tuyên truyền cho đảng phái chính trị mà là hướng dẫn học trò chạm tới mọi ngóc ngách của tri thức nhân loại và giải quyết các nan đề từ cuộc sống đang đặt ra.
“Tuyên truyền, bản thân của nó cũng là một hình thức của nhồi sọ để mọi người nghe theo, điều này là phi khoa học và phi giáo dục. Để thụ hưởng quyền tự do học thuật, trong đó có việc tự do nghiên cứu và tự do giảng dạy luôn phải đòi hỏi quyền tự trị của các tổ chức giáo dục đại học,” anh Các nói.


Phạm Lê Vương Các và bà Elenore Kanter - phó đại sứ, trưởng Ban Chính Trị
và Thương Mại của Thụy Điển tại Việt Nam! (Hình: Nhân vật cung cấp)

Anh Phạm Lê Vương Các là một nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam. Anh đã có mặt ở trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genever - Thụy Sĩ vào tháng 6 năm 2014 để phát biểu về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Từ khi về nước vào tháng 8 năm 2014 cho đến nay, anh Các liên tục có những hoạt động phổ biến cho người dân hiểu về “cơ chế kiểm định nhân quyền của Liên Hợp Quốc (UPR).” Chính điều này đã khiến anh trở thành cái gai trong mắt chính quyền CSVN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog