Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Chuyện Quan Âm Thị Kính

Sáng CN ở nhà không như thường lệ là sẽ trên đường trở về nhà, tuần này được ngủ một giấc dài sau đó theo lời giới thiệu ở blog Làng Nam, vừa tập thể dục vừa xem youtube vở kịch hát Quan Âm Thị Kính của gs Phan Quang Phục của trường đại học Indiana.  Chưa xem thì nghĩ tới cuốn phim đen trắng hồi nhỏ về Thị Kính, nhớ hồi đó đi xem phim, cuốn phim đã lấy nước mắt của con bé, để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng một đứa trẻ.  Xem xong vở kịch hát này, thầm mong một ngày nào vở kịch đươc diễn ra ở Broadway thì đó là niềm vui cho người Việt mang được văn hoá phong tục đến với phương Tây trong các cảnh đám cưới, sinh hoạt vợ chồng thời xưa của người Việt, nỗi oan ức của người đàn bà phải chịu, sự hy sinh, cảnh môn đăng hộ đối và sự cay nghiệt của bà mẹ chồng ngày xưa. 
Đúng như lời người giới thiệu là đáng xem.  Diễn xuất hay, nhạc cảnh hay nhưng muốn nghe được lời hát thì phải đọc được lời, nếu không thì như nghe nhạc Ý vậy, hay thì hay mà không hiểu chi hết.  


Bài báo của trường đại học Indiana viết về vở kịch






Theo Làng Nam 

Opera The Tale of Thị Kính/ Quan Âm Thị Kính

Trân trọng mời  thưởng thức vở Opera The Tale of Thị Kính/ Quan Âm Thị Kính, của soạn giả Phan Quang Phục, trình diễn tại Musical Art Center, Jacob School of Music, Indiana University, Bloomington, Indiana. Biên soạn rất công phu, ngôn từ rất ý nghĩa, 
Phim dài 2 tiếng 29 phút, nhưng rất đáng dành thì giờ xem:
Lược truyện:  
- Thị Kính là một phụ nữ đã tài sắc vẹn toàn lại hiếu thảo hết lòng, được bố mẹ gả cho Sùng Thiện Sĩ – một thư sinh đẹp trai, chăm học. Một lần đọc sách mệt, Thiện Sĩ ngủ thiếp đi. Thị Kính ngắm nhìn khuôn mặt tuấn tú của chồng, bỗng nhận ra ở cằm chồng có một sợi râu mọc ngược. Sẵn con dao nhíp trong thúng khảo đựng đồ may, Thị Kính liền cầm lên định tỉa sợi râu. Bỗng Thiện Sĩ chợt tỉnh, nhìn thấy vợ cầm dao kề vào cổ mình, liền tri hô là vợ định giết mình. Thế là Thị Kính mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án.
Tình ngay lý gian, không sao giãi bày được nỗi oan, Thị Kính cắn răng chịu tủi nhục, quay về nhà cha mẹ. Nhưng rồi nỗi oan khổ cũng chẳng biết thổ lộ cùng ai, nàng bèn quyết tâm đi tu, trước là báo đáp ân sâu của cha mẹ, sau là tẩy rửa nỗi oan khiên. Đang đêm, nàng cắt tóc, cải trang thành nam tử và trốn khỏi nhà. Lại một lần nữa, Thị Kính bị mang tiếng oan, bởi thiên hạ đồn là bỏ nhà theo trai...
Thật sự thì nàng tìm đến nương nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế.
Sư cụ, không hề biết nàng là gái, bèn nhận nàng cho làm tiểu, đặt tên là Kính Tâm. Trong làng có Thị Màu, con gái của một phú ông, có tính lẳng lơ, đi lễ chùa, thấy Kính Tâm thì đem lòng yêu trộm. Bao lần Thị Màu tán tỉnh nhưng “chú tiểu” Kính Tâm vẫn cứ thản nhiên, càng làm cho Thị Màu say mê. Quen thói trăng hoa, Thị Màu bèn tư thông với một người đầy tớ trong nhà, không ngờ thị mang thai và bị làng phạt vạ. Thị Màu bèn vu vạ cho Kính Tâm ăn nằm với thị. Vì thế Kính Tâm bị làng đòi đến tra khảo, không biết biện bạch ra sao để gỡ mối oan này.
Sư cụ thấy “chú tiểu” bị đánh đòn đau, thương tình, kêu xin với làng nộp khoán. Dù thương xót Kính Tâm, nhưng vì sợ ô danh chốn thiền môn nên sư cụ cũng phải để Kính Tâm ra ở ngoài mái tam quan. Thị Màu sanh con trai, đem đứa bé bỏ trước cổng chùa. Động lòng từ bi, Kính Tâm ra ẵm lấy đứa bé và chăm lo nuôi nấng hết lòng.
Ngày ngày, Kính Tâm phải bế đứa bé đi xin sữa khắp đầu làng cuối xóm trong sự cười chê của thế gian. Ba năm sau, Kính Tâm yếu hẳn đi, trước khi mất, viết một lá thư dặn đứa bé giao lại cho cha mẹ mình. Đứa bé vội lên chùa trên báo cho sư cụ. Lúc đó, mới hay Kính Tâm là đàn bà. Khi lá thư của nàng về đến quê thì mọi người biết nàng không phải là gái giết chồng. Nỗi oan tình của Thị Kính từ đó được tỏ, nhưng vẫn còn đọng lại một điều gì đó quá nặng nề với người đời.
Từ chuyện tích này, dân gian có thành ngữ “oan Thị Kính” để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không sao giãi bày được.
Từ thành ngữ nói trên, đã hình thành một thành ngữ phái sinh là “oan Thị Màu” để nói đến việc đã rõ ràng mười mươi là do mình gây ra nhưng vẫn cứ kêu oan, như Thị Màu bị dân làng bắt vạ vì không chồng mà chửa mà vẫn cho rằng mình… oan!
Và đây:  

Người đẹp Thị Mầu:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog