Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Một bản sao của Tầu

GS Nguyễn Văn Tuấn

Nghĩ hoài không biết nên kể chuyện này, nhưng cuối cùng thì yes. Hôm qua, cà phê cà pháo với tên bạn lâu ngày không gặp từ ngày hắn đi lập nghiệp ở bang khác. Tên bạn này rất quan tâm đến tình hình chính trị chính em. Chuyện nọ xọ chuyện kia một hồi, quay sang chuyện “biển Đông dậy sóng”, và tôi có nhận xét rằng Tàu cộng thật là nguy hiểm, không chỉ đối với Việt Nam và các nước trong vùng, mà cả thế giới. Tội của chúng thì đầy, nhưng nguy hiểm nhất vẫn là huỷ hoại nền văn hoá Trung Hoa và tạo nên những thế hệ người máy chỉ biết suy nghĩ theo giáo điều của đảng, không phân biệt được trắng với đen. Mà, số người này chiếm 1/4 thế giới. Vì thế, trong tương lai chúng sẽ trở thành một đội quân gieo rắc kinh hoàng cho cả thế giới.
Tôi tưởng cái “discourse” say sưa của tôi làm cho tên bạn thông cảm và bày tỏ ủng hộ một vài chữ. Ai dè nó mỉm cười nhìn tôi rồi nói: thế mày nghĩ Việt Nam của mày văn minh hơn Tàu ư? Xin lỗi mày, tao đã đến Việt Nam cả chục lần, công tác lẫn du lịch, và thấy cách Việt Nam cai trị dân chẳng khác gì Tàu cả. Cũng xã hội công an trị. Cũng tuyên truyền một chiều và cũng tẩy não người dân. Xem cái loa phường đi thì biết Việt Nam đang ở thế kỉ nào? Mày có vào các viện bảo tàng chiến tranh chưa? Vào đi và nếu mày còn khách quan mày sẽ thay đổi những gì mày nói. Vâng, Tàu là nguy hiểm, nhưng Việt Nam cũng nguy hiểm. Tàu là mối đe doạ cho cả thế giới, còn Việt Nam mày thì chỉ đe doạ cho sự tồn vong của dân tộc Việt Nam mà thôi.

Một thoáng Hàn Quốc

Nguyễn văn Tuấn  
Tôi mới ghé qua Hàn Quốc (nước mà trước đây tôi quen gọi là “Đại Hàn”) mà tôi đã có ấn tượng đẹp về đất nước và con người ở đây. Ngay từ lúc ở phi trường và đi xe về khách sạn, tôi không ngớt ngạc nhiên về mức độ phát triển của Hàn Quốc. Những xa lộ như Mĩ nhưng đồng ruộng thì rất Hàn. Những so sánh cứ hiện trong đầu: cũng là người Á châu, cũng có nền văn hoá Khổng, cũng từng bị chia đôi vì ý thức hệ, cũng từng trải qua chiến tranh, hai dân tộc cũng có mức độ thông minh như nhau, v.v. vậy mà sau 30 năm Hàn Quốc trở thành một nước kĩ nghệ và văn minh, còn VN thì vẫn là một nước nghèo nàn và lạc hậu. Trong bài này tôi ghi lại một số cảm nhận rất cá nhân về Hàn Quốc trong thời gian ngắn lưu lại xứ sở này.
Phi trường và hải quan 
Đúng là “một thoáng”, bởi vì thời gian tôi lưu lại ở Hàn Quốc chỉ có 3 ngày. Thật ra, nói đúng hơn là ở Seoul, chứ không phải Hàn Quốc. Đây là lần đầu tôi đến xứ sở của Kim Chi, nên cái gì cũng mới đối với tôi. Chính vì mới nên tôi phải ghi chép lại những cảm nhận của mình. Một trong những điểm tôi hay chú ý đến là cách tổ chức ở phi trường và thái độ của nhân viên hải quan, vì tôi nghĩ qua đó mà có thể biết được chút ít về mức độ văn của một quốc gia.
Dịp đến Hàn Quốc chỉ có thể qua một hội nghị.  Trong giới khoa học, hội nghị vừa là một cơ hội quảng bá (nhiệm vụ) và cũng là dịp du ngoạn (đặc quyền, đặc lợi).  Lần này tôi đi phó hội trong một hội nghị loãng xương châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific Bone and Mineral Research - APBMR) lần này được tổ chức ở Seoul. Là một invited speaker của hội nghị quốc tế, tôi hưởng tất cả những đặc quyền của một khách mời, và qua đó mới thấy tính hiếu khách của người Hàn Quốc.  Tính hiếu khách thể hiện ngay từ lúc đáp xuống phi trường cho đến về khách sạn, đi lại trong hội nghị, và cho đến lúc tôi lên máy bay về nước. Tất cả đều được lo lắng (hay nói đúng hơn là “chăm sóc”) một cách chu đáo.  Tôi đã từng là khách mời của rất nhiều hội nghị quốc tế, nhưng chưa hội nghị nào chăm sóc khách mời quá tốt như APBMR. Thật tình, tôi không tìm ra một thiếu sót nào để phàn nàn.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Triệu phú gốc Việt tại Pháp muốn mua tháp Eiffel

Thụy My
Thứ sáu 27 Tháng Sáu 2014
Nhà triệu phú Pháp gốc Việt Chuc Hoang.
Nhà triệu phú Pháp gốc Việt Chuc Hoang. -  DR
Phụ trang kinh tế của nhật báo Le Monde hôm nay có bài viết mang tựa đề « Chúc Hoàng, nhà triệu phú của tháp Eiffel » với giòng giới thiệu : « Ở tuổi 70, người kỹ sư Pháp gốc Việt kín tiếng ra khỏi bóng tối khi đưa ra đề nghị OPA đầu tiên » : ông muốn mua lại cổ phiếu của Công ty quản lý tháp Eiffel.
Dành hẳn một trang báo lớn cho bài viết, phía trên là chân dung nhà triệu phú gốc Việt mới chụp ngày 25/06/2014 tại Paris, Le Monde nhận định trong nhiều thập kỷ qua, ông Chúc Hoàng vẫn ẩn mình phía sau một số công ty như Tổng công ty thương mại Phương Đông, MI29 hay Quỹ địa ốc Wilson, nên ít ai chú ý đến.

Khi một nền giáo dục không còn khả năng tự cải hóa tự thay đổi

Vương Trí Nhàn
Giá trị khoa học cao nhất thời nay là biết chăm chỉ phục vụ thời sự
Việc một số nhà giáo dạy văn kì cựu tỏ ý hoan nghênh đề thi tốt nghiệp THPT năm nay bàn về biển đảo không làm cho những người như tôi ngạc nhiên.
Chẳng qua các nhà giáo ấy chỉ muốn khẳng định con đường mà họ đã theo từ trước đến nay.
Con đường nào? Đó là thông qua văn học — chủ yếu là văn học hiện thời -, thuyết minh rao giảng cho các hoạt động đang thu hút sự chú ý của xã hội và coi đó gần như là công việc chính của người giảng dạy một bộ môn nhân văn như văn học.
Lịch sử kể cả lịch sử văn chương chả là thứ gì xa xôi trừu tượng mà phải quá lo. Tất cả trông vào phản ứng của người ta trước tình hình thời sự.
Người sáng tác cũng như người giảng dạy văn chương phải coi phục vụ thời sự là niềm hãnh diện.
Nhiều thế hệ người thày đã quen với ý nghĩ như vậy.

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Nhìn Lại Nền Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa : Sự Tiếc Nuối Vô Bờ Bến

Huỳnh Minh Tú

Sách Giáo Khoa Thời Việt Nam Cộng HòaGiáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng "nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí," "nền giáo dục đại học được tự trị", và "những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn."
Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm Tiểu Học, Trung Học, và Đại Học, cùng với một mạng lưới các Cơ Sở Giáo Dục Công Lập, Dân Lập, và Tư Thục ở cả ba bậc học, và hệ thống tổ chức quản trị từ Trung Ương cho tới Địa Phương.

Mỹ và Đức

Lẽ ra phải đặt cái tựa là Mỹ "đánh nhau" với Đức, một cuộc chiến có thể đang làm cho dân Mỹ, các công sở Mỹ ngưng hoạt động một thời gian.  Một hoạt động có lẽ chưa từng có, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II.  Sáng nay trên xe bus chỉ lèo tèo vài người.  Một phụ nữ nói thường ngày trạm này có mấy người đàn ông xuống mà. Họ đi đâu, đi "đánh nhau"? không ai biết.  Nhưng tôi biết là hãng tôi, một cái hãng đang trên bờ bị hãng khác mua lại, làm náo động tin tức ở Wallstreet, NewYork cả tháng nay, luôn nhắc nhở công nhân viên tiết giảm mọi thứ, tăng năng suất để làm vui lòng các cổ đông, thì hôm qua lại thông báo cho cả hãng ngưng làm việc lúc 9 giờ sáng ngày 26 tháng Sáu,  2014 chỉ để xem World Cup do hai đội Mỹ và Đức đấu với nhau.  Sẽ có nước ngọt bánh trái cho nhân viên vừa xem vừa cổ võ đội nhà.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Việt Nam lại đứng thứ nhì thế giới!

NTZung-Nguyễn Tiến Dũng (zung.zetamu.net)
VN ‘đội sổ về đóng góp cho nhân loại’

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Người Nhật 'thoát Á' và người Việt 'xấu xí'

Cao Huy Huân

Trước đây, thời còn là nghiên cứu sinh, những lúc rảnh rỗi tôi hay dạo quanh các diễn đàn với chủ đề đại loại như “nước Việt Nam lớn hay nhỏ”. Quả thật đó là một chủ đề bất tận để mà bàn cãi và tranh luận. Ngay cái tên của chủ đề cũng đã thấy có nhiều vấn đề cần được mổ xẻ và bình luận rồi. Lại thêm cái cảnh người Việt rất thích tranh luận trên thế giới ảo nên tha hồ mà tôi đọc được các ý kiến đủ mọi loại. Qua những diễn đàn này tôi cũng được vinh dự biết đến những thành công của người Việt trên quy mô quốc tế. Rồi còn yêu thêm những tinh hoa trong ẩm thực Việt Nam đang dần dần chinh phục những thực khách khó tính nhất trên thế giới. Liệu như vậy đã đáng tự hào? Đáng chứ! Sao lại không? Tuy nhiên, tôi cũng không quá tự hào mà quên mất, chính người Việt chúng ta cũng đang làm xấu đi hình ảnh của dân tộc mình trong tâm tưởng của công dân toàn cầu.

Nhớ những cuốn sách, nhớ mấy ông Thầy

Góc nhỏ: Đọc bài của Kính Hoà thì tui nhớ anh chàng kỹ sư tốt nghiệp ở Đông Đức trở về, sau 75 vào làm ở xí nghiệp Việt Tiến thời ấy, anh chàng chắc cũng là con ông cháu cha "cách mạng" ở miền Nam, nên được cấp căn biệt thự ở trong xóm khu ông Tạ gần công ty.  Làm được đâu một thời gian ngắn, anh chàng bỏ việc về nhà băm rau chuối nuôi heo, vì nhà có đất vườn rộng rãi. Hỏi sao thì bảo là không thể làm việc với mấy ông trong rừng ra.  Còn tui làm được một thời gian thì cũng tìm đường ra đi "cứu thân" sau khi vỡ mộng "hoà bình rồi, đem tuổi trẻ xây dựng đất nước".  Vì làm gì có chuyện cho con người lính cũ chung tay xây dựng cơ chứ.  Đúng là tuổi trẻ đôi khi chỉ làm chuyện tào lao làm hỏng cả một tương lai.  

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Thêm mắm thêm muối là như thế này

Người ta gửi cho tôi bài báo nói về phở đăng trên Wallstreet Journal cuối năm ngoái.  Không thấy ghi tên tác giả bài báo là Joe Ray, dò trên net thì bài báo được đăng ở Dân Trí do Hồ Bich Ngọc dịch, đọc lại bải gửi trong email thì đã được xoá đi những đoạn nói "Hai thúng hai đầu và một dải quang gánh ở giữa nối liền, ai đó đã miêu tả hình ảnh đất nước Việt Nam như vậy. Miền Bắc với Hà Nội ở một đầu quang và miền Nam với thành phố Hồ Chí Minh ở đầu còn lại. Đến với thành phố mang tên Bác, tôi cũng dùng phở và nhận thấy hương vị hai nơi thật khác nhau, phong cách nấu ở hai thành phố này có những khác biệt thú vị.", khiến tôi tò mò tìm bài gốc, thì cũng không thấy Joe Ray nói gì tới cái quang gánh hay mang tên bác ở đâu cả.  Tôi tin rằng khi dịch thì người dịch cũng có thể "phóng dịch" để làm rõ văn hoá hay từ ngữ, nhưng thêm thắt để làm khác đi ý của tác giả với một mục đích nào đó thì người đọc có quyền nghi ngờ ý của người dịch.  Ví dụ như ở đây, tác giả chỉ viết "Of course, at the other end of the country, in clamoring, cosmopolitan Ho Chi Minh City (formerly Saigon), citizens beg to differ. The two cities make very different styles of pho—and the competition between them is fierce." mà lại dịch thành nguyên một đọan ở trên, cũng được đi nếu không có cái câu thòng "mang tên bác".  Làm người đọc cứ tưởng ông tác giả Mỹ này cũng gọi ông Hồ của VN là bác luôn.  Vì thế tôi phải post lại để có thì giờ xem lại dịch thêm mắm thêm muối là như thế nào.  Người đọc ở VN nên tự tìm bản gốc nếu biết tiếng Anh, và nếu bản dịch không link tới nguồn hay tác giả bài viết thì cũng nên nghi ngờ cái vụ dịch ...giả như thế này.
Đọc email kiểu này lắm lúc cũng bực cả mình nhưng cũng học được một điều quí giá là chớ nên tin báo VN :-)

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Chuyện hoa Sen nhà người

Sáng nhận những cánh hoa trong vườn nhà người, ngồi không so sánh chuyện những cánh hoa.  Hoa sen là loài hoa được tượng trưng cho sự tinh khiết trong một khung cảnh không có gì đẹp đẽ cho lắm.  

Trong đầm gì đẹp bằng Sen,
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
 (Ca dao Việt Nam)

Đã có bao nhiêu bài viết cảm nhận về hoa Sen, rồi có thời được bàn tán chọn làm quốc hoa cho VN.  Và hiện nay xuất hiện trên đuôi máy bay của Hàng Không Việt Nam.  Ở đây tôi chỉ gõ lại vài dòng cảm nghĩ của buổi sáng "nhàn hạ" ngồi chơi xơi nước ngó hoa nhà người.

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Phải chăng đây là Xã hội chủ nghĩa


Một ngày cuối tuần, cả nhà Ổi đi chơi. Bố lái xe. Mẹ thích nhất cảm giác ngả ngốn ở ghế sau, chìm mình trong tiếng nhạc, ngắm những vạt cây lướt vun vút trên nền trời xanh qua ô cửa kính, và nghĩ ngợi vẩn vơ .... Trong khung cảnh thật yên bình, mẹ nghĩ đến những tháng ngày mình đang sống - cuộc sống ở Nhật, đến xã hội này, con người ở đây, ... rồi mẹ chợt nhận ra cái này thật ngộ: Đây chính là xã hội chủ nghĩa... :-)
 
Hihi...thực ra, bao nhiêu kiến thức lý luận triết học, xã hội học, kinh tế học về xã hội chủ nghĩa đầy cao siêu đã học trong trường ĐH mẹ Ổi quên tiệt hết rồi. Chủ nghĩa xã hội theo cách hiểu của mẹ Ổi chỉ đơn giản là một xã hội thật đẹp, như những gì mẹ đã mường tượng ra qua những bài tập đọc sách đạo đức lớp 5, nơi có những con người sống trung thực nhặt được của rơi trả người đánh mất, sống trách nhiệm như bạn Thắng trên đường đi học về thấy thanh ray đường tàu bị trật đã tìm mọi cách báo hiệu cho đoàn tàu dừng lại...nơi con người ta sống bình đẳng, yêu thương nhau, không có người nghèo khổ ... thì đây, chính là những gì mẹ nhìn thấy.

Một nước Nhật quá xa xôi!

Vương Trí Nhàn

Cộng với những hiểu biết vốn có từ trước

năm ngày du lịch bụi ngắn ngủi,

đủ để tôi cảm thấy xã hội Nhật, người Nhật
là cả một hình ảnh đảo ngược của xã hội Việt, người Việt 

8 - 6 -2013

Xuất phát từ Hà Nội, sau một chuyến bay đêm hơn bốn tiếng đồng hồ, chúng tôi bắt đầu một ngày mới trên chiếc xe từ sân bay Narita về Tokyo. Không khí dịu mát như một ngày cuối thu đầu đông ở đồng bằng sông Hồng, song cái lạnh ở đây lại có khí vị vùng biển bắc, cái cảm giác mà tôi cảm nhận khi đến Leningrad vào năm 1988.


Nhìn chung quanh, thấy khung cảnh thoáng rộng sạch sẽ, cây cối đạm bạc. Ghé lại một trạm bên đường để xe mua xăng, bắt gặp không khí của nước Nhật bình thường, người nào người nấy chăm chú vào công việc.

Có cái lạ là, khi đến Tokyo, tôi cũng lại gặp một khung cảnh vắng lặng như vậy. Không những trên đường người đi bộ thưa thớt mà cả ô tô đi lại cũng ít. Trong khi đó, lại biết rằng Tokyo có đến 20 triệu dân và hàng ngày có đến 40 triệu người lai vãng. Nơi tôi tới chỉ là ngoại ô chăng? Thành phố chính ở đâu? Như đã đoán được thắc mắc của tôi, người hướng dẫn du lịch sớm giải thích, đây chỉ là phần trên mặt đất, còn trong lòng đất có đến bốn thành phố nữa. Ở đó cũng có giao thông, xe điện ngầm, những phố buôn bán; ở đó mặc dù rất đông, nhưng rất trật tự.


Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Lời trăn trối của một người cha

On the net

Đây là một lá thư riêng của Ông Tôn Vận Tuyền, Viện trưởng viên Quốc Gia Hành Chánh, một chánh khách nổi tiếng Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) gởi cho các con của ông lúc ông còn sống. Bây giờ mới thấy lưu hành trên mạng Internet, được nhiều phụ huynh đọc và cảm xúc sâu đậm. 
Thật sự lá thư này nên được phổ biến để mọi người cùng đọc và suy ngẫm. Nếu được dịch sang tiếng Anh để thế hệ con cháu đọc thì càng hay.
"KIẾP SAU, DÙ CÓ THƯƠNG HAY KHÔNG THƯƠNG, CŨNG KHÔNG CÒN DỊP GẶP LẠI NHAU ĐÂU "...
______________________________________________
Tôn Vận Tuyền để lại những lời căn dặn như sau: 
Các Con thân mến,
Viết những điều căn dặn nầy, cha dựa trên 3 nguyên tắc như sau:
     1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần  nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.

     2. Cha là cha của các con, nếu cha không nói ra thì chắc không ai nói với các con những việc này đâu!

     3. Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của bản thân mà cha ghi nhận được, nó sẽ giúp các con không phạm những nhầm lẫn có thể tránh được trên con đường trưởng thành của các con.

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Ông Nguyễn Hùng Trương và Nhà sách Khai Trí

Theo blog Thởì 2D

Khi đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 sau Hiệp định Geneve (2O/7/1954), nhà sách Khai Trí đã có mặt tại Sài Gòn từ hai năm trước đó. Tôi di cư sớm hơn, vào Đà Lạt năm 1953 và trong những chuyến về chơi thủ đô, nhà sách Khai Trí là một trong những địa điểm tôi thường lui tới để thỏa mãn tính tò mò, tìm hiểu về thế giới sách vở tại đây.

Dạo đó, mỗi chiều cuối tuần người Sài Gòn thường rủ nhau đi “bát phố” Bonard, hết đi lên rồi lại đi xuống suốt con đường từ Quốc Hội (sau này đổi là Nhà hát lớn) đến chợ Bến Thành. Kể từ thời Đệ nhất Cộng hòa Bonard được đổi tên thành Lê Lợi. Đặc biệt con đường này chỉ đông người phía bên phải theo hướng từ tòa nhà Quốc Hội đi đến cuối đường là chợ Bến Thành.

Đường Lê Lợi đông người “bát phố” vì trên suốt con đường có nhiều địa chỉ nổi tiếng… nhà hàng Givral nằm ngay góc đường đường Catinat (đường Tự Do, sau đổi là Đồng Khởi) và Bonard. Nơi này được mệnh danh là “Khu tứ giác Eden” gồm Passage Eden có rạp ciné Eden của gia đính họ Huỳnh Phú, đầu kia của tứ giác, nhà hàng Givral (góc đường Tự Do và Lê Lợi)…

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Sài Gòn ngày xưa: Ông chủ nhà sách Khai Trí Sài Gòn

545891_479078338782681_554360760_n.jpg
Người Sài Gòn nên đọc, không phải người Sài Gòn, đọc cho biết!
Tôi có ngươì chị ruột giúp viêc bán sách cho tiệm sách Việt Hương ở số 34 đưòng Lê Lợi. Từ đây đi về hướng chợ Bến Thành có thêm 3 tiệm sách: Thanh Tuan số 56, Phuc Thành số 58 và Khai Trí chiếm 2 căn 60 - 62 . Theo chị tôi kể laị Ông Khai Trí khởi nghiệp bằng 1 chiếc xe đẩy (như xe bán sách ở bến sông Seine bây giờ). Xe bán sách của Ông thường đậu trước cổng Trường Chasseloup Laubat đường Hồng Thập Tự. Tôi nghe kể laị vây thôi chớ đâu ngờ gặp Ông ở trại Z30C Hàm Tân.

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Ôi, sách sử của VN

Hôm qua đọc bàn tin sau mà giật cả mình, hoá ra lâu nay người lớn ở VN biểu tình chống TQ, còn "trẻ em" thì đa số là thờ ơ, có khi họ còn cho là người lớn khuấy động an ninh của xã hội.  Chỉ vì bao lâu nay cả bao thế hệ miền Bắc và ngày nay ở Miền Nam đã học sách sử như bản in mà Trung Quốc mới trưng ra với Liên Hiệp Quốc để biện hộ cho lãnh hải của nước họ, được "chứng minh" hùng hồn bằng sách sử của VN. Từ nhỏ tới lớn tôi chưa từng học một loại sách sử nào như sách này, nói về lãnh thổ của TQ mà viết như lãnh thổ của nước mình, lại còn chêm vào những câu có tính cách chính trị nhất thời rất chủ quan, cho thấy người làm sử ở nước ta của miền Bắc rất có "tính đảng" thay vì tính khách quan cần có của người viết Sử, chả trách môn sử ngày nay lại không được học sinh thích thú cho lắm.  

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

This is Japan (Đây là Nhật Bản)

Đặng Ngữ

THIS IS JAPAN (CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ)

Cuối năm rồi, tôi có chuyến công tác đến Nhật. Đoàn gồm 01 “advisor” người Nhật đang làm việc tại văn phòng Việt Nam và 04 “manager” người Việt bao gồm cả tôi. Theo lịch trình, nhóm sẽ bay từ Sài Gòn đến Tokyo và sau đó di chuyển qua nhiều địa phương xuống phía Nam – những nơi mà Công ty chúng ta đặt nhà máy. Lệ thường, theo văn hóa kinh doanh theo kiểu Nhật, khi đi thăm lẫn nhau, chúng tôi thường mang theo những món quà nhỏ đặc trưng của địa phương để tặng đồng nghiệp. Cả nhóm quyết định mang theo cà phê Trung Nguyên để tặng các đồng nghiệp Nhật Bản. Đến Tokyo, cả nhóm lên tàu điện từ sân bay Haneda để về khách sạn ở khu trung tâm Tokyo. Hệ thống tàu điện ở Nhật xứng danh là một trong những biểu tượng của đất nước Nhật Bản (chuyện này có dịp tôi sẽ kể sau). Xuống tàu ở Tokyo Station về đến khách sạn thì cả nhóm mới sực nhớ là để quên túi quà đựng cà phê mang theo từ Sài Gòn ở trên tàu điện. Đang rầu rĩ thì anh đồng nghiệp người Nhật – Ikawa-san nói: “Do not worry! This is Japan! Everything will be back!”. Bạn có biết mỗi ngày có bao nhiêu lượt người Nhật sử dụng tàu điện không? Hàng triệu, hàng nhiều triệu người sử dụng phương tiện giao thông này mỗi ngày. Mình không tin rằng cái túi nhỏ đấy của bọn mình có cơ hội “be back” như lời Ikawa-san nói. Nói là làm, anh Ikawa lập tức gọi điện thoại đến J.R (công ty đường sắt Nhật Bản): “Moshi!Moshi! Chúng tôi đón tàu điện từ Haneda về Tokyo, chuyến tàu số… bla… bla… bla”.

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Ôi tuổi ... trẻ

Mạng hôm nay chậm không làm việc được, nên ngồi gõ linh tinh vậy.  Sáng ra nhìn mặt trong gương, Bạn kể "Bây giờ làm gì cũng chậm chạp, suy nghĩ cũng lười", đó là tôi chưa trách gọi phone cũng lười vì biết có nói thì cũng sẽ đổ tội cho một nguyên nhân.  Bạn làm tôi cụt hứng kể sáng ra nhìn mặt mình không thấy vết nhăn, nghĩ bụng chắc tại dùng Shiseido White Lucent Brightening Moisturizing Cream hay là tại đi Cosco thấy ROC bán rẻ mua về dùng ? Không rõ nhưng bảo bạn coi dùm mặt tôi một tháng nữa, vì tôi sẽ lấy vỏ chuối bôi mặt :-)  theo như một bài báo là vỏ chuối làm nhạt những vết nâu trên da (bài báo ở yahoo đó đọc rồi quên mất nên phải link từ cái post trên), ngoài những công dụng khác của chuối, trong khi mấy lọ Vivite mua rẻ của hãng còn nằm mời mọc.  Nói gì thì nói nghĩ lại mình đi làm ngồi phòng lạnh, cream bôi mặt thì thoa tùm lum, trong khi người cùng tuổi ở quê nhà da có khi đã như vỏ hạt dẻ rồi.  Cho nên không thể nào than khổ cho được.  Do đó nghe bạn than thờ mà chỉ biết cười thông cảm, đúng là da dẻ trông như chưa là vỏ hạt dẻ nhưng ngó cái mặt lúc nào cũng buồn buồn thì cũng mất cảm tình rồi, huống chi một người như tôi, từ thủa xa xưa bạn bè đã nói "khéo" sau lưng là cái mặt (xấu) khó ưa rồi.

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Chuyện Quan Âm Thị Kính

Sáng CN ở nhà không như thường lệ là sẽ trên đường trở về nhà, tuần này được ngủ một giấc dài sau đó theo lời giới thiệu ở blog Làng Nam, vừa tập thể dục vừa xem youtube vở kịch hát Quan Âm Thị Kính của gs Phan Quang Phục của trường đại học Indiana.  Chưa xem thì nghĩ tới cuốn phim đen trắng hồi nhỏ về Thị Kính, nhớ hồi đó đi xem phim, cuốn phim đã lấy nước mắt của con bé, để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng một đứa trẻ.  Xem xong vở kịch hát này, thầm mong một ngày nào vở kịch đươc diễn ra ở Broadway thì đó là niềm vui cho người Việt mang được văn hoá phong tục đến với phương Tây trong các cảnh đám cưới, sinh hoạt vợ chồng thời xưa của người Việt, nỗi oan ức của người đàn bà phải chịu, sự hy sinh, cảnh môn đăng hộ đối và sự cay nghiệt của bà mẹ chồng ngày xưa. 
Đúng như lời người giới thiệu là đáng xem.  Diễn xuất hay, nhạc cảnh hay nhưng muốn nghe được lời hát thì phải đọc được lời, nếu không thì như nghe nhạc Ý vậy, hay thì hay mà không hiểu chi hết.  


Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Cây cầu đá cổ Stari Most ở Bosnia and Herzegovina

Buổi sáng thức dậy lang thang ra con phố gần khách sạn để chụp mấy tấm hình của buổi sáng ở biển "ngọc bích" ra sao.  Đúng là ở một nơi mà đời sống không thấy xe chạy liên tục, không khí chỉ là gió biển và mùi thơm của những tiệm bánh mở sớm. Điều đặc biệt là rất nhiều tiệm bánh mở rất sớm cho khách ăn sáng cùng với café, nếu ở Mỹ là những tiệm Donut thì nơi đây những tiệm bánh với đủ loại bánh rất hấp dẫn.  
Biển lúc hừng đông


Người Nhật thật sự đánh giá thế nào về người Việt Nam? (*)


Awake Phamtt


Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp. Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào.

Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung” Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5tr/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Mẹ tôi

Bà Hoàng Đạo

Tôi không biết phải bắt đầu ra sao khi viết về mẹ tôi, vì có rất nhiều điều để nói. Cũng có thể dưới con mắt chủ quan, tôi nghĩ bà là một trong những người phụ nữ phương Đông tuyệt vời nhất trên cõi đời này. Người mẹ dịu hiền mà tôi được may mắn biết đến, với đầy đủ những đức tính về công, dung, ngôn, hạnh của một người đàn bà Á Đông, đã hy sinh cả một cuộc đời mình cho chồng, cho con và cho những nghĩa cử từ thiện ngoài xã hội với nụ cười luôn trên môi cùng chiếc răng khểnh duyên dáng.

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Vấn nạn hạn hán tại California

 
Thanh Phong -Viễn Đông Daily
SANTA ANA - Con người không có nước không thể sống được, nhưng nước bẩn, nước nhiễm trùng, nhiễm độc chất nguy hiểm cũng làm cho con người dễ bệnh tật đưa đến tử vong. Nạn hạn hán đã làm cho nhiều nơi thiếu nước, trong đó California đặc biệt hạn hán nặng năm nay.

Trong khi đó, nguồn nước biển thì vô tận nhưng mặn không thể uống hay trồng trọt, vì thế từ nhiều năm trước, các nhà khoa học đã sáng chế ra máy lọc nước biển thành nước ngọt nhưng giá thành quá đắt. Một kỹ sư Việt Nam, ông Vương Xuân Điềm, sau nhiều năm nghiên cứu đã chế ra máy lọc nước biển thành nước ngọt mà giá thành rất hạ, và chúng tôi, phóng viên Viễn Đông, đã xin được tiếp xúc với ông để viết bài này, giới thiệu với quý đồng hương một phát minh rất giá trị và một kỹ sư tỵ nạn đã làm rạng danh người Việt tại hải ngoại.
Từ Little Saigon chúng tôi lái xe về hướng Đông, cuối đường 17 đi vòng vèo lên một đỉnh đồi khá cao thì đến nơi. Căn nhà của ông bà kỹ sư Điềm nằm êm đềm nơi đây, xung quanh là những bụi cây tỏa bóng mát, hai phía trước, sau đều nhìn xuống thung lũng phía dưới với muôn vàn căn nhà và cơ xưởng. Mấy năm trước đã có lần ban đêm chúng tôi tới đây ngắm nhìn khắp Orange County với hàng triệu ngọn đèn lấp lánh như sao sa, thật ngoạn mục vô cùng. Căn nhà sáng sủa, trang trí đẹp mắt, hài hòa và khá rộng nhưng khi hỏi thăm, gia chủ cho biết chỉ có hai ông bà cư ngụ, bà là cựu nữ sinh Trưng Vương, hai ông bà có gia đình người con ở phía dưới đồi nên hàng ngày bà sang chơi với cháu để ông ở nhà một mình cho dễ “nghiên cứu.” Kỹ sư Điềm năm nay bước vào tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng tâm hồn ông rất trẻ trung, vui vẻ nên nhìn vóc dáng bề ngoài không ai đoán ông đã 70.

NHÂN TƯỚNG VÀ THẦN TƯỚNG: NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA MỘT SỐ NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC CỤ NGÔ HÙNG DIỄN XEM TƯỚNG

Theo blog Thu Trâm
LỜI MỞ ĐẦU
Ông Trương Đình Giần và bà Ngô Thị Dẫn, con rể và con gái cụ Ngô Hùng Diễn, ông Trần Quang Duật, người đã được Cụ chỉ bảo để tránh được nhiều hoạn nạn, ông Trần Xuân Kính, người đã được Cụ chỉ cách để tránh họa chết, Kỹ sư Bửu Hạp, người quen Cụ trong gần 15 năm và đã được Cụ chỉ dẫn để cá nhân ông và gia đình được thành công, hạnh phúc và bình an, ông Trần Văn Hài, một người bạn thân của Cụ trong suốt mấy chục năm và nhiều thân hữu khác nữa đã cung cấp cho tác giả những câu chuyện về những người đã được Cụ Ngô Hùng Diễn xem trải qua một khoảng thời gian gần năm chục năm từ ngày Cụ còn trẻ.
Vì số trang sách có hạn, tác giả chỉ xin chọn một số ít chuyện rồi, nếu cần, trích hoặc thu ngắn các chuyện này để ghi nhận lại những chi tiết quan trọng. Tên nhân vật trong một số tài liệu đã được tác giả viết tắt vì vấn đề tế nhị của câu chuyện. Tuy nhiên, nếu suy diễn căn cứ trên nội dung câu chuyện mà thấy trùng với chuyện của người nào thì đó là ngoài ý muốn của tác giả. Xin làm ơn cho tác giả biết để thay đổi trong ấn bản sau cho thích hợp.

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

CHUYỆN NHÂN TƯỚNG HỌC VÀ KHẢ NĂNG XEM NHÂN TƯỚNG THẬT DIỆU KỲ CỦA CỤ NGÔ DIỄN HÙNG




Lê Văn

GIỚI THIỆU

Để mở đầu thư, tôi xin phép được kể lại một vài mẩu chuyện khá kỳ lạ mà tôi thấy không sao giải thích được.

Hôm 29 tháng 7, 1981, tôi và nhà tôi làm một bữa tiệc nho nhỏ, mời bạn bè đến uống rượu chơi cho vui. Tình cờ hôm ấy lại đúng vào ngày diễn ra cuộc hôn lễ giữa công nương Diana và thái tử Charles của hoàng gia Anh. Đám cưới vương giả này được cử hành với đầy đủ nghi thức cổ truyền hết sức long trọng, và được hơn 750 triệu người trên khắp thế giới theo dõi qua các đài truyền hình quốc tế.

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog