Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Từ tiếng Việt đến tiếng Anh

Dương Mạnh Tiến

english-vietnamese…chỉ có chính quyền V+ với các cấp bộ trưởng Giáo Dục, Xây Dựng từng ngồi học ở trường Mỹ, nhưng không lẽ khả năng phiên dịch ra English chỉ được tới cỡ… “Architectural University”!
DCVOnline: Việt Nam trong thời hội nhập với thế giới hiện nay (hay thời “bơi ra biển lớn” như ông Thủ tướng CHXHCN Việt Nam từng hô hào) dường như vẫn chưa vượt qua được một số trở ngại về mặt giao tế, truyền thông; trong đó phần chuyển dịch tiếng Việt sang Anh ngữ là một thí dụ tiêu biểu. Trong bài “Di sản văn hóa và… tiếng Anh” đăng ngày 12/04/2013, tác giả đã nói qua những trở ngại khi quần chúng chuyển ngữ – Việt sang Anh. Hôm nay, DCVOnline xin giới thiệu đến bạn đọc một bài viết khác cùng chủ đề về việc dịch thuật sử dụng tiếng Anh ở một môi trường khác, trong lãnh vực hàn lâm.
Sau đây là bài viết chung quanh tên một trường Đại học ở Hà Nội khi được dịch sang Anh ngữ. Tác giả là một cựu sinh viên trường Đại học Kiến Trúc, Sài Gòn (KT70), hành nghề ở Mỹ, thành viên của AIA (The American Institute of Architects).

Khả năng nông cạn của V+ về mặt dịch thuật và hệ thống giáo dục của những nước dùng tiếng Anh

Dương Mạnh Tiến

Trường Đại Học kiến Trúc tại Hà Nội, đuợc làm chữ đồng gắn trên tường, dịch ra tiếng Anh là: “Hanoi Architectural University”. Còn SG là: HCM Architecture University.
ĐH Kiến Trúc Hà Nội. Nguồn: DMT.
ĐH Kiến Trúc Hà Nội. Nguồn: DMT.
Tôi không hiểu khi người ngoại quốc nhìn giòng chữ đó sẽ nghĩ gì?
Ngôn ngữ có định luật và không có định luật, tùy chữ, tùy nghiã. Như tiếng Anh, Pháp, Tầu, chỉ có Tao, Mày, I and You còn dịch ra chữ Việt Nam thì dài lê thê, anh, chị mày tao ông bà chú bác; đâu phải dịch ra từ dictionary, tự điển mà dịch “canh gà Thọ Xương” máy móc là “Thọ Xương Chicken Soup”.
Kiến Trúc là: Architecture, Đại Học là: School hay University. Thực sự University là Viện Đại Học mới đúng, gồm có nhiều phân khoa, nhiều trường đại học khác chuyên môn. Có nhiều chữ, tiếng Việt không có để chuyển nghĩa đầy đủ ra tiếng Anh và ngược lại. University là Viện Đại Học, College là Trường Đại Học, Faculty là Phân Khoa Đại Học, hay School cũng là Trường Đại Học.
Cái khác nhau của Trường và Viện là như sau: Trường Đại Học là chỉ có một trường, như Trrường Đại Học Kiến Trúc. Viện Đại Học, là một hệ thống gồm nhiều trường, nhiều ngành khác nhau. Thí dụ, Viện Đại Học Saigon có cả chục trường Đại Học nhiều ngành khác nhau nhu: ĐH Luật, Y Khoa, Dược, Kiến Trúc và nhiều nữa.
Cho nên khi dịch ra tiếng Anh, English, cần đi theo hệ thống trường học nơi ngôn ngữ của họ được sử dụng. Mục đích là để cho khối sử dụng tiếng Anh hiểu còn khi dùng Tiếng Việt thì muốn gọi sao cũng được bằng tiếng Việt. Tiếng Việt dịch Viện Đại Học ra tiếng Anh là university, dịch tiếng Việt Trường Đại Học ra tiếng Anh là: school, college  hay faculty (Phân Khoa). Đó là sự khác biệt của Viện Đại Học và Trường Đại Học.
Ở trên thế giới ngày nay, chữ Anh, university là chỉ một Viện Đại Học có hàng chục hay ít nhất trên vài trường hay phân khoa Đại Học nhỏ, khác ngành trong đó chữ Anh, college, school chỉ một trường Đại Học chỉ có một ngành hay hai ngành vậy thôi, như college of arts, college of science, college of engineering; còn university thường là một khu vực rộng lớn, chiếm diện tích rộng có đường xá riêng, thư viện chung, nhà ăn, trung tâm sinh hoạt sinh viên, khu nhà ở, cư xá sinh viên, vận động trường, bịnh viện và có cả cảnh sát riêng cùng xe bus riêng cho các university to lớn Khu Viện Đại Học thường gọi là Campus, sinh viên có thể đi bộ hay đi xe đạp từ trường đại học này nối tiếp qua các trường đại học khác để lấy lớp học khác nhau qua nhiều trường đại học.
Ở Việt Nam không có thiết lập thành phố mới với một khu vực riêng cho Viện Đại Học gồm nhiều trường Đại Học nhỏ khác ngành để tiện lợi xử dụng các sinh hoạt chung. Thời VNCH có dời một phần Viện Đại Học Saigon lên khu đồi cao ở Thủ Đức, bắt đầu được hai ba trường ĐH gì đó như Sư Phạm hay Khoa Học.
Ngoài Viện Đại Học Saigon, còn có Viện Đại Học Huế, Viện Đại Học Cần Thơ với nhiều trường Đại Học nhỏ hay Phân Khoa khác nhau như Y Khoa, Sư Phạm, Văn Khoa, Khoa Học và vân vân.
So với giấy tờ dịch lại tiếng Anh, ngày xưa, khi đi du học, và khi xin vào học trường Mỹ để kiểm chứng lại, thì bây giờ không thấy có dùng chữ Phân Khoa.
Viện Đại học Saigon. Nguồn DMT
Viện Đại học Saigon. Nguồn DMT
Viện Đai Học Saigon ngày xưa, trực thuộc Bộ Giáo Dục VNCH có khoảng 40 ngàn sinh viên, chia ra nhiều Phân Khoa: Luật Khoa, Văn Khoa, Y Khoa, Nha Khoa, Dược Khoa, hay các trường chuyên môn khác như Phân Khoa Kiến Trúc, Cao Đẳng Kỹ Thuật, Nông Lâm Súc, vân vân đó là cách tổ chức hành chánh về hệ thống giáo dục theo như tổ chức của hầu hết 90% các xứ trên thế giới.
Chữ Phân Khoa ở đây là Faculty, cho nên Trường Đại Học Kiến Trúc dịch ra tiếng Anh, theo hệ thống Viện Đại Học là như vầy:
Saigon University or University of Saigon, Faculty of Architecture, Faculty of Medicine, Faculty of Law, và vân vân.
Chứ không ai đè chữ Đại Học ra dịch lại lần nữa: bên trên có University of Saigon, dưới lại có Architecture University tại chữ Việt Nam chỉ có Đại Học, rồi to hơn là Viện Đại Học. Tiếng Việt Nam thì theo nghĩa Việt Nam, khi chuyển qua tiếng Anh thì phải theo tổ chức Đại Học của Anh, Mỹ thì mới đúng nghĩa và vị trí cách dùng chữ của English, để cho người Anh Mỹ và thế giới hiểu tương đương theo hệ thống của họ.
University, tiếng Anh, tiếng Việt là Viện Đại Học, có nhiều Phân Khoa, hay là College, College of Arts, College of Sciene hay nhỏ hơn là Phân Khoa, Faculty hay là School, School of Law, School of Medicine, School of Nursing …
Còn nhỏ hơn, không có đủ ngành, thì gọi là College, vài ngàn students. Một College thì nhỏ hơn, có thể gọi là Đại Học, còn University có đủ ngành, có vài college trong đó như Arts, Science, rồi School vân vân thì gọi là Viện Đại Học, như Viện Đại Học Saigon, Huế, Cần Thơ.
Tiếng Mỹ, lớn, nhỏ gọi là student hết [Tiếng Anh, tại Anh quốc, còn dùng “pupil” để chỉ học trò bậc tiểu học. DCVOnline]; Việt Nam chia ra, học sinh, sinh viên cho nên khi dịch thuật, phải hiểu thêm cả tổ chức nơi tiếng được dịch nữa thì mới đúng, chính xác và tương đương. Cho nên, Mỹ viết: Elementary Students, kindergartens used to cry at school, dịch ra tiếng Việt là: học sinh tiểu học, mẫu giáo hay khóc trong trường … Student cũng là sinh viên, đâu có thể dịch là: sinh viên tiểu học, sinh viên mẫu giáo hay khóc nhè … cho nên chữ Việt Nam chi có một chữ Đại Học, đâu thể dịch University một các bừa bãi, thí dụ  như vầy: Havard University has Architectural University … đúng là đỉnh cao trí tuệ có khác người.
Bảng trước cổng trường ĐH Kiến Trúc Saigon (trước 1975). Nguồn DMT
Bảng trước cổng trường ĐH Kiến Trúc Saigon (trước 1975). Nguồn DMT
Trường Đại Học Kiến Trúc, thuộc Viện Đại Học Saigon, khi dịch văn bằng ra để xin du học, hay xếp tương đương ra để đi học lại ở Mỹ như sau, thì người Mỹ mới hiểu:
1/ Faculty of Architecture hay Architecture Faculty, University of Saigon
2/ School of Architecture hay Architecture School, University of Saigon
3/ College of Architecture, University of Saigon
Thành ra, tự nhiên dịch : Architecture University là chẳng hiểu gì hết, chứng tỏ cái ngu đầu tiên của mình. University là phải có nhiều ngành học hoàn toàn khác nhau, trường chuyên môn, không liên hệ, University trải rộng, có rất nhiều trường, như thành phố nhỏ, campus, chứ không phải một trường duy nhất, chỉ có dậy kiến trúc, và liên hệ.
Chỉ có một ngành học, thì gọi là School, trường, hay Faculty là Phân Khoa Trong đó chia ra nhiều ngành nhỏ liên hệ chung thì gọi là Department Thí dụ Trường Kiến Trúc sẽ có ngành phụ như: Thiết kế đô thị, cán sự nằm trong đó. Tiếng Anh: School of Architecture, trong đó có: Department of Architecture, Department of Interior Architecture, Department of Landscape Architecture, Department of Urban Planning, Department of History of Architecture and Preservation … and so on
Thí dụ: Graduate School of Design, Harvard University; School of Architecture and Allied Arts, University of Oregon.
Dịch như vậy qua tiếng Anh thì mới tương xứng. Còn tiếng Việt Nam dùng sao cũng được cho Việt Nam.
Một số tên ĐH nước ngoài. Nguồn: DMT.
Một số tên gọi và tổ chức của ĐH nước ngoài. Nguồn: DMT.
Cho nên Trường Đại Học Kiến Trúc Saigon là Phân Khoa, Faculty, đứng đầu là Khoa Trưởng coi một trường Đại Học. Viện Đại Học Saigon, là University, đứng đầu là Viện Trưởng, coi gần mười trường Đại Học dưới quyền; hai vị thế khác nhau rõ ràng về số lượng và vị trí quan trọng.
Tiếng Việt trong hai trường hợp trên chỉ có chữ Đại Học, nhưng không thể dịch ra tiếng Mỹ là University cho cả hai trường hợp Tuy nhiên, tiếng Việt rõ ràng có chữ Viện và chữ Trường đứng trước chữ Đại Học. Còn cơ chế của chính quyền CSVN ngày nay, không có tổ chức Viện Đại Học, thì chỉ cần dịch ra tiếng Anh, “Hanoi College of Architecture, Construction Ministry”, “Hanoi School of Architecture, Construction Ministry”, hay “Hanoi Faculty of Architecture, Construction Ministry” cho nhóm chữ “Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, Bộ Xây Dựng”.
Tóm lại, University: Viện Đại Học; College: Đại Học nhưng không có nhiều ngành; Faculty, School: Đại Học, Phân Khoa, trường.
Vài thí dụ trên thế giới
China
Harbin Institute of Technology, (HIT) School of Architecture, Harbin, Heilongjiang,http://jzxyhiteducn/
Xi’an University of Architecture and Technology, School of Architecture, Xi’an, Shaanxi,http://wwwxauateducn
Xi’an JiaoTong University, Department of Architecture, Xi’an, Shaanxi,http://hscexjtueducn/
Chongqing University, Architecture and Construction College, Shapingba, Chongqing,http://wwwcqjzueducn/cgjzx_chtml
Fuzhou University, College of Architecture, Fuzhou, Fujian Province,http://wwwfzueducn/en
South China University of Technology (SCUT), School of Architecture and Civil Engineering,Guangzhou, Guangdong Province, http://wwwscuteducn
Southeast University (SEU), School of Architecture, Nanjing, Jiangsu Province,http://archseueducn
Tianjin University (TJU), School of Architecture, Tianjin,http://wwwtjueducn/eweb/indexhtm
Tongji University, College of Architecture and Urban Planning, Shanghai,http://cauptongjieducn
Tsinghua University (THU), School of Architecture, Department of Architecture, Beijing,http://wwwtsinghuaeducn/eng
Zhejiang University, College of Civil Engineering and Architecture, Hangzhou, ZhejiangProvince, http://wwwcceazjueducn
Huazhong University of Science and Technology, College of Architecture and Urban Planning, Wuhan, Hubei Province, http://wwwhusteducn/english
Zhengzhou University, School of Architecture, Zhengzhou, http://wwwzzueducn
Hong Kong
The Chinese University of Hong Kong, School of Architecture, Hong Kong,http://wwwarchcuhkeduhk
The University of Hong Kong, Faculty of Architecture, Department of Architecture, Hong Kong, http://wwwarchhkuhk
Public University
Japan
Sapporo City University Faculty of Design Department of Design, Space Design Course
Miyagi University Faculty of Project, Department of Design and Information Design, Course of Space Design
Akita Prefectural University Faculty of Systems Science and Technology Department of Architecture and Environment Systems
Akita Municipal Junior College of Arts and Crafts Department of Industrial Design
Iwate Prefectural University College of Life Science, Department of Life Science
Maebashi Institute of Technology Faculty of Engineering, Department of Architecture (Day), Department of Integrated Design (Night)
Tokyo Metropolitan University Faculty of Urban Environment, Department of Architecture and Urban urban environment course
Kanazawa College of Art Faculty of Arts and Crafts Design Department of Environmental Design course
Nagoya City University Faculty of Arts and city Department of Environmental Design
Gifu City Women’s College Interior Design Course, Department of Kansei architecture design vocational life design
The University of Shiga Prefecture Environmental Sciences Department of Environmental Design, Department of
Kyoto Prefectural University Faculty of Life and Environmental Department of Environmental Design, Landscape Design, Architecture, Living Environment course and life course
Osaka City University Faculty of Engineering, Department of Architecture, Environmental Urban Engineering, Graduate School, Life Sciences Division, Department of the living environment
University of Hyogo(Hyogo Prefectural University) Faculty of Human Environment Department of the human environment (course plan living space and conservation course creative living environment course environmental analysis)
Okayama Prefectural University School of Design Department of Design
University of Kitakyushu Faculty of International Environmental Engineering, Department of Environmental Space Design KitaKyushu, http://wwwkitakyu-uacjp/env/lang_en/faculty/architecture/
Prefectural University of Kumamoto, Faculty of Symbiotic Science Course, Department of Environmental Symbiosis residential environment
Phần trên là thí dụ người trên thế giới phiên dịch tên trường của họ ra English như thế nào; từ những nước lân cận Việt Nam như Nhật, Tầu, Hồng Kông, Thái Lan … chỉ có chính quyền V+ với các cấp bộ trưởng Giáo Dục, Xây Dựng từng ngồi học ở trường Mỹ, không lẽ khả năng phiên dịch ra English chỉ được tới cỡ: Architectural University!
Đúng là chữ nghĩa trả thầy Mỹ hết, uổng tiền mẹ V+ nuôi đi chơi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog