Lần đầu tiên tôi bước chân vào Việt Nam là tháng Giêng âm lịch năm
1990. Lúc đó chỉ 20 tuổi. Tôi chẳng biết gì về Việt Nam ngoài một số
cuốn sách trường học về lịch sử, những phim bạo lực phổ biến của
Hollywood, một số phim tài liệu buồn, và việc trước đây có người trong
gia đình tôi phản đối việc Hoa Kỳ tham gia vào Việt Nam.
Tôi sang Việt Nam lúc đó với tư cách là một sinh viên trong đoàn gồm
có 30 sinh viên đại học và cao học từ 10 nước khác nhau… Chuyến đi này
chúng tôi đi vòng quanh 20 nước trên thế giới. Mỹ có, Tây có, và Đông Âu
có..) Đó là một chuyến đi do TĐH Witten-Herdecke của Đúc và Giáo Sư
Johan Galtung (người Norway) cừng tổ chức, mang chủ dề là: “Hoa Bình Học
Xung Quanh Thể Giới).
Chuyến đi này “hay phết…!” Chúng tôi đã đi Moscow vào mùa thu 1989
thời peristroika, đi Warsa, và thậm chí có mặt ở miền Đông Berlin trong
những ngày cuối cùng của chế độ đó. (Một chi tiết tôi mới biết (theo Huy
Đức) là lúc đó Nguyễn Văn Linh đang tham dự một hội thảo, dù ốm nặng,
đã cố gắng, thuyết phục Gorbi nên tăng cường chế độ xã hội chủ nghĩa “để
nỗ lực…”, nhưng ông đã thất bại) và cừng lúc chúng tôi đã ở Tây Berlin
Đông Đức sựp đổ.
Sâu Châu Âu đoàn đã sang Trung Đông, Ấn Độ, Thái Lan. Và sau Việt Nam sang TQ và Nhật trước khi về Bắc Mỹ…
Về chuyến đi Việt Nam, khi sang Hà Nội, sâu 2-3 ngày đoàn có cơ hội
gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nghe phát biểu qua phiên dịch, bắt tay với
Ông, mà thật sự chẳng biết Ông là ai. Vài năm sau đó mới biết về Ông,
và 10 năm nữa mới biết Ông đã bị loại trừ ra khỏi giới lãnh đạo như thế
nào…và mới cách đây vài tháng biết nhiều hơn qua việc đọc Bên Thắng Cuộc của Huy Đức
Trong thời gian ngắn ở Hà Nội, nếu tôi nhớ không lầm là chỉ có 7
ngày. Chúng tôi ở khách sạn Thống Nhất, nay là Metripole. Tôi vẫn còn
nhớ giữa đêm phải đá những con chuột bò lên giường. Nhưng đáng nhớ
nhất, không phải là con chuột trên giường giữa đem tại khách sạn Thống
Nhất hoặc kinh nghiệm đi lăng Bác (một kinh nghiệm thật lạ), mà là
chuyện đi xe đạp.
Tôi không biết tại sao, cho đến giờ này tôi vẫn có hành vi rất là vô
tư. Tôi nhận ra điều đó trên blog này, đặc biệt khi đề cấp đến quốc kỳ!
Tôi làm không phải vì tôi tự cao, mà vì tôi coi mình là một người cởi
mở và dễ gần gũi, thích gặp những bạn mới; thích có kinh nghiệm mới.
Một thí dụ là ở Hà Nội, rất tự nhiên tôi bước vào nhà bếp của khách sạn
Thống Nhất tìm một nhân viên tôi đã có dịp tiếp xúc trước đây. Cho đến
bây giờ tôi không nhớ rõ tại sao, tôi đã mượn được một chiếc xe đạp.
Tôi đã xử dụng chiếc xe đạp đó liên tục quanh thành phố Hà Nội, mà nhớ
có ân tượng thành phố này như một làng xã có 2 triệu dân. Tôi nhiều lần
đi lạc. Tốc độ giao thông rất chậm. Không có nhiều nhiều tiếng động –
thỉnh thoảng mới có một tiếng ồn của xe gắn máy.
Các nhân viên nhà bếp tại khách sạn Thống Nhất, Tháng 1, 1990
Năm 1997 tôi mới có cơ hội lại sang Viêt Nam, năm năm sau khi tôi đã
bước vào chương trình tiến sĩ tại TĐH Wisconsin (Mỹ) và bất đầu tìm hiểu
về Việt Nam. Từ năm 1997 đến bây giờ tôi đã sang và làm việc ở Việt Nam
không biết bao nhiêu lần. Từ 1997 đến 1999 tôi đã ở HBT Hà Nội Từ
1999-2000 tôi đã nghiên cứu ‘thức địa’ ở Tỉnh Quảng Nam… và tư 2000-2004
tôi đi Mỹ về Việt Nam nhiều đến 2004 hoàn thành luận án tôi. (Nghiên
cứu của tôi tâp trung vào các vấn đề phúc lợi xã hội từ góc nhình lich
sự xã hội và chính trị.) 2004 tôi đã sang Singapore và làm bên đó 3 năm
đến năm 2008, khi tôi lên Hương Cảng.
Tối nay đang ngồi trong phòng khách của tôi tại Hương Cảng, 23 năm
sau lần đầu tiên sang Việt Nam và sau 20 năm nghiên cứu về đất nước này.
Còn nhiều chuyện khác muốn chia sẻ. Thế nhưng tối nay chỉ thấy đời sống
là những chuỗi ngày học tập. Hy vọng tôi sẽ tiếp tục những chuỗi ngày
này…và càng năm càng hiểu sâu hơn về Việt Nam…
JL
Ngày mai sẽ có bài về chủ đề biểu tình ở Việt Nam….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét