Đã tìm ra bản tin hôm qua đọc do sở thông báo, dĩ nhiên mọi người sẽ thắc mắc tại sao sở lại thông tin, không có gì nghiêm trọng cả, chì vì tôi làm cho hãng thuốc cũng như sản xuất các thứ phụ tùng làm đẹp cho phụ nữ nên hàng ngày đều phải đọc các bản tin do sở chọn lọc, liên quan đến y tế cũng như sắc đẹp của con người, đàn ông lẫn đàn bà. Bản tin hôm qua do báo chi Canada thông báo
Có một cuộc nghiên cứu thuốc trụ sinh liên quan đế việc làm hỏng thận. Và vì tôi thấy người Việt mình thì "thích" uống thuốc trụ sinh, bệnh gì cũng tương trụ sinh, đi bác sĩ là xin toa mua thuốc trụ sinh, về VN thì mua một lô mấy chục viên thuốc trụ sinh mang sang trữ để phòng khi cảm cúm uống. Chả cần biết thuốc thật hay giả.
Do đó tôi phải ghi lại bản tin này cho quí vị Việt Nam cùng đọc,
Cuộc nghiên cứu cho biết là có hiện tượng thuốc trụ sinh có chất Fluroquinolones làm thận bị tổn thương. Những người dùng thuốc thì sự nguy hiểm suy thận tăng gấp đôi khi họ đang dùng thuốc hơn là những người không dùng.
Tác giả cho biết là con số thực sự có nghĩa là thêm số lượng người bị tổn thương thận cho mỗi 1529 người uống thuốc fluoroquinolones.
Cuộc nghiên cứu cũng cho biết là hậu quả này chưa thấy ở các loại trụ sinh khác như amoxicillin và azithromycin.
Cuộc nghiên cứu đã được đăng tải ở bản tin hàng tuần của Canadian Medical Association Journal.
Các chuyên gia nghiên cứu từ U.S. Food and Drug Administration, the University of Florida in Gainesville, Fla., the therapeutic evaluative unit of the University of British Columbia in Vancouver, McGill University Health Centre in Montreal and the University of Washington in Seattle, Wash.
Cuộc nghiên cứu chỉ xem xét những người uống thuốc, chứ không xem xét những người được chích thuốc ở bệnh viện.
Đã có những ý kiến cho biết loại thuốc này gây nguy hại cho thận. Suy thận là một hiệu ứng phụ được ghi là hiếm trên nhãn hiệu của những loại thuốc này.
Nghiên cứu cũng cho biết đã có báo cáo những người dùng thuốc fluoroquinolones bị rách gân và bong võng mạc, điều đó cho thấy thuốc này hủy hoại collagen (chất keo) và các mô liên kết.
Cuộc nghiên cứu cho biết hậu quả nghiêm trọng hơn đối với những người uống thuốc này cùng với các loại thuốc như ACE inhibitors - loại thuốc dùng để chữa cao máu, suy tim và bệnh thận do tiểu đường. Đối với những người dùng ACE và fluoroquinolones, nguy cơ tổn hại thận gia tăng trong khi uống trụ sinh là gần 4.5 lần hơn những người không uống trụ sinh.
Bác sĩ David Juurlink, một chuyên gia về an toàn thuốc ở Toronto's Sunnybrook Health Sciences Centre, nói rằng cuộc nghiên cứu được thực hiện tốt và đáng tin tưởng.
"Sẽ không là một trường hợp hiếm có", bác sĩ Juurlink đã nói về hậu quả, bác sĩ không có liên quan gì đến cuộc nghiên cứu.
" (Nhưng) ngay cả khi một trong 1500 bệnh nhân, nếu thình lình những loại thuốc này được dùng bởi 1.5 triệu người, và họ là - sẽ có thêm 1 ngàn bệnh nhân với thận suy.
Juurlink nói rằng những loại thuốc này chỉ được cho toa trong những trường hợp cần thiết, và ông cũng không ngần ngại dùng chúng khi lợi ích cho bệnh nhân cao hơn những nguy cơ. Tuy vậy ông cũng nói, nghiên cứu này nhấn mạnh tại sao bác sĩ chỉ cho thuốc trụ sinh khi cần thiết.
Đó là bản tin, ôi chao có dịch xong bản tin đọc ở sở rất nhanh và hiểu rõ, thế mà dịch lại tiếng Việt thì mới biết mình dốt tiếng Việt quá, phải nhờ các bạn chữa lại khi đọc là các số chấm phẩy của số viết theo tiếng Việt ra sao cho đúng, tôi biết tôi sai nhưng chưa biết sửa sao, còn tôi dịch xong đọc lại vẫn thấy ngớ ngẩn thế nào, lại phải sửa lại tiếng Việt của mình. Nếu bỏ blog thì viết tiếng Việt vào đâu? Và dịch xong thì tôi đoán chắc ông bạn bác sĩ mà đọc được lại "quạt" tôi dịch ấm a ấm ớ, như cái vụ post bài thuốc đu đủ tôi cũng bị mắng "ai nghe chết ráng chịu".
Nhưng mà dịch xong thì mới nhớ ra mấy cuộc nghiên cứu này thua các ông bà cha mẹ nhà mình ngày xưa, các cụ cứ dặn con cháu uống thuốc gì mà đi đại tiện thấy màu đen thì phải ngưng lại, hoặc dù không dùng thuốc mà thấy đen thì cũng phải khám cái thận xem sao trước. Các cụ chả cho biết các cụ làm nghiên cứu gì, nhưng sau này con cháu thấy Âu Mỹ làm những cuộc nghiên cứu những chuyện mà ông bà ta đã biết từ lâu, chẳng hạn trúng gió xây xẩm mặt mày là các cụ biết có thể chết, nhưng các cụ không nói rõ nên mình không biết là do đứt mạch máu não.
hmm, gõ tới đây lại lo ngay ngáy ông bạn sẽ mắng từ nay đừng vác mặt tới gặp bs nữa nhé :-)
Và nguyên bản tiếng Anh thì như sau
Study suggests some antibiotics linked to kidney damage
The Calgary Herald (Alberta)
Helen Branswell, The Canadian Press
June 6, 2013
A new study says commonly used antibiotics called fluoroquinolones appear to increase a user's risk of developing kidney injuries.
The study says people taking the drugs have double the risk of developing kidney problems while they are on the medication than people who aren't taking these drugs.
The authors say that in actual numbers that means an additional case of kidney injury for every 1,529 people taking oral fluoroquinolones.
Drugs in this class include ciprofloxacin, gatifloxacin, gemifloxacin, levofloxacin, moxifloxacin and norfloxacin.
The study says this effect is not seen with other commonly used antibiotics like amoxicillin and azithromycin.
The research is published in this week's issue of the Canadian Medical Association Journal.
The researchers are from the U.S. Food and Drug Administration, the University of Florida in Gainesville, Fla., the therapeutic evaluative unit of the University of British Columbia in Vancouver, McGill University Health Centre in Montreal and the University of Washington in Seattle, Wash.
The research only looks at people taking the drugs orally; it does not include people receiving fluoroquinolones administered intravenously in hospital.
There have already been suggestions that these drugs may cause kidney problems. Renal failure is listed as an uncommon but potential side-effect on the labels of these antibiotics.
The study notes that there have been reports of tendon rupture and retinal detachment in people taking fluoroquinolones, which suggest the drugs may damage collagen and connective tissues.
The research suggests the effect is more profound for people who take these drugs while on another type of medication known as ACE-inhibitors - drugs used to treat high blood pressure, heart failure or diabetic kidney disease. For people using ACE-inhibitors and fluoroquinolones, the risk of developing kidney damage while on the antibiotics is nearly 4.5 times higher than people who aren't taking the drugs.
Dr. David Juurlink, a drug safety expert at Toronto's Sunnybrook Health Sciences Centre, says the study is well done and persuasive.
"It's still not going to be common," Juurlink, who was not involved in the study, says of the effect.
"(But) even if it's one in ... 1,500 patients, if suddenly these drugs are given to 1.5 million patients - and they are - you've got 1,000 extra patients with renal failure."
Juurlink says these drugs need to be prescribed in some circumstances, and he wouldn't hesitate to use them when the benefits for a patient outweigh the risk. But he says this underscores why doctors should only use antibiotics when antibiotics are needed.
short
--------------------------------------------------------------------------------
Copyright 2013 The Calgary Herald, a division of Canwest MediaWorks Publication Inc. All Rights Reserved
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét