Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Người Việt ở Âu Châu


Người Buôn Gió
Tôi đi không nhiều nơi, không gặp nhiều người lắm. Nên bài viết này không khái quát hết toàn bộ người Việt ở Châu Âu. Chỉ một góc hẹp trong số những người tôi gặp.

 Người Việt sang Châu Âu rất đa dạng , đi học, đi làm, và di tản.


Người di tản thường là người miền Nam đi hồi năm 1975 bằng con đường vượt biển, họ được tàu Châu Âu cứu và theo tàu của nước cứu về định cư tại nước đó. Có nước dùng riêng cả một con tàu lang thang ngoài biển Đông xem có người Việt vượt biên không để cứu vớt. Cá biệt có số người miền Nam VNCH đi học thời đó và khi chiến tranh xảy ra họ ở lại luôn không về nữa.

Hãnh diện là người Việt Nam?


Nguyễn Văn Tuấn
Lời bình của Nguyễn Văn Tuấn: Đó là tựa đề của một bài viết trên Nguoi-viet.com, có lẽ là nhật báo lớn nhất trong cộng đồng người Việt bên Mĩ. Ngày xưa khi còn ở Mĩ tôi có quen biết với vài người ở đây (trong tạp chí Thế Kỷ 21), nhưng nay thì người đã về bên kia thế giới, người đã thành cao tuổi, nên ít khi ghé qua đó. Hồi còn nhỏ tôi cũng rất tự hào về người Việt, vì tôi nghĩ người mình thông minh và hiếu học. Thời đó, ai nói xấu người Việt là tôi phản đối ngay. Nhưng khi lớn lên, có dịp tiếp cận nhiều nguồn thông tin, thì tôi bắt đầu có cái nhìn khác. Tôi nghĩ người Việt mình chẳng hơn ai, và cũng chẳng hiếu học (bác Hoàng Tụy nói là “hiếu bằng cấp”) hơn ai. Báo chí VN thì cứ tự ru ngủ rằng người mình tài ba, thông minh xuất chúng. Có giáo sư còn lấy mấy cái huy chương thi Olympic ra để chứng minh rằng người Việt thông minh. Thật là ấu trĩ đến mức không ngờ! (Báo chí mà nói như thế thì có thể còn “tha thứ” được, chứ giới khoa học mà nói như thế thì khó nghe quá).

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Cách làm bài giảng trực tuyến

Giáp Văn Dương
Sau khi giới thiệu kênh giáo dục trực tuyến GiapSchool[1], tôi nhận được khá nhiều câu hỏi về cách thức soạn bài giảng trực tuyến dưới dạng video clip bằng máy tính. Vì thế, bài viết này có mục đích chia sẻ những kinh nghiệm của tôi, thu được trong quá trình làm các video clip bài giảng này. Tôi hy vọng những kinh nghiệm còn thiếu sót này sẽ giúp ích được ít nhiều cho các thầy cô giáo, hoặc những người muốn chia sẻ kiến thức với cộng đồng.
1. Bốn câu hỏi khởi đầu
Trước khi tiến hành làm các bài giảng trực tuyến, bạn phải trả lời rõ ràng 4 câu hỏi sau: Giảng cho ai? Giảng cái gì? Giảng để làm gì? Giảng như thế nào?
Chỉ khi nào bạn trả lời rõ ràng được 4 câu hỏi này, bạn mới ý thức được ý nghĩa việc làm của mình. Khi đó, bạn sẽ tìm ra cách làm phù hợp nhất, trọn vẹn nhất.
Vì mỗi người có một cách trả lời riêng cho các câu hỏi này, nên tôi sẽ để ngỏ câu trả lời cho các bạn. Trong các phần sau, tôi sẽ giới thiệu làm các video bài giảng trực tuyến mà không sử dụng camera ngòai để quay. Cách làm này có ưu điểm là đầu tư nhân lực và vật lực thấp. Một mình bạn cũng có thể làm được. Việc bạn lựa chọn cách làm này, hay cách quay bài giảng theo kiểu truyền thống, là theo sở thích cá nhân, và theo điều kiện của riêng bạn.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Thói ăn trộm ở người Việt


Nguyễn Văn Tuấn

Không dám vơ đũa cả nắm, nhưng thỉnh thoảng và đây đó vẫn có những người Việt mang thói xấu. Đó là thói ăn trộm. Nhưng ăn trộm ở Việt Nam không chỉ giới hạn trong những trộm vặt mà có khi còn nghiêm trọng hơn. 


Mấy ngày qua, báo chí Việt Nam rộ lên một bản tin về thói ăn trộm của người Việt ở Nhật. Thật ra, những gì xảy ra ở Nhật đã từng xảy ra ở nhiều nơi như Thái Lan, Singapore, Úc, Pháp, Mĩ, những nơi mà báo chí từng đưa tin về người Việt từng ăn trộm trong siêu thị. Mấy năm gần đây, ở Úc cũng xảy ra nhiều vụ ăn trộm trong siêu thị mà thủ phạm là người Việt. Họ thường vào siêu thị loại đắt tiền (như David Jones hay thấp hơn chút là Meyer) trộm những bộ quần áo, những mĩ phẩm rất đắt giá, và bằng cách nào đó chuồn ra ngoài. Nhưng phần lớn đều bị bắt ngay tại cổng. Sau này, họ có cách ăn trộm tinh vi hơn, như dùng thẻ tín dụng giả để mua thật nhiều, và sau đó thì bay về Việt Nam. Bạn tôi làm nghề thông dịch cho tòa án và cảnh sát cho biết phần lớn thủ phạm là những người mới định cư (đặc biệt những người đi từ các tỉnh phía Bắc) và du học sinh. Hồi mới qua đây định cư, cũng có tình trạng người Việt mang tiếng xấu, không phải vì ăn trộm (cũng có nhưng ít) mà vì những băng đảng du côn. Còn ngày nay thì người mình mang tiếng vì ăn trộm trong siêu thị và trồng cần sa trong nhà. Cứ mỗi lần anh bạn tôi đi dịch là anh ta khổ tâm. Thương đồng hương là đương nhiên, mà giận và nhục còn làm cho anh ta bức bối trăm phần. 

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Thời trang của các cụ

Đọc trên blog của Đông A có tấm hình, thắc mắc không biết là người Việt hay người Trung Quốc, nhìn kỹ thì có người mặc áo dài, đọc bài thì biết là hình ở VN, hoá ra bây giờ phụ nữ Việt Nam hay nói đúng là phụ nữ miền Bắc có mode mặc của các cụ xưa, váy lĩnh và áo yếm. Nhưng nhìn họ sao cứ như người Trung Quốc ấy nhỉ.  Không khéo miền Bắc đã thành một bang của TQ???
 photo dahoptan_zpsdcd0c908.jpg 
 Hình từ blog Đông A

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Từ tiếng Việt đến tiếng Anh

Dương Mạnh Tiến

english-vietnamese…chỉ có chính quyền V+ với các cấp bộ trưởng Giáo Dục, Xây Dựng từng ngồi học ở trường Mỹ, nhưng không lẽ khả năng phiên dịch ra English chỉ được tới cỡ… “Architectural University”!
DCVOnline: Việt Nam trong thời hội nhập với thế giới hiện nay (hay thời “bơi ra biển lớn” như ông Thủ tướng CHXHCN Việt Nam từng hô hào) dường như vẫn chưa vượt qua được một số trở ngại về mặt giao tế, truyền thông; trong đó phần chuyển dịch tiếng Việt sang Anh ngữ là một thí dụ tiêu biểu. Trong bài “Di sản văn hóa và… tiếng Anh” đăng ngày 12/04/2013, tác giả đã nói qua những trở ngại khi quần chúng chuyển ngữ – Việt sang Anh. Hôm nay, DCVOnline xin giới thiệu đến bạn đọc một bài viết khác cùng chủ đề về việc dịch thuật sử dụng tiếng Anh ở một môi trường khác, trong lãnh vực hàn lâm.
Sau đây là bài viết chung quanh tên một trường Đại học ở Hà Nội khi được dịch sang Anh ngữ. Tác giả là một cựu sinh viên trường Đại học Kiến Trúc, Sài Gòn (KT70), hành nghề ở Mỹ, thành viên của AIA (The American Institute of Architects).

Ơi đồng bào Việt Quốc

Thơ của Nguyễn Phương Uyên



nguyenphuonguyen_06122013
Ơi đồng bào Việt Quốc
Đất nước không chiến tranh
Cớ chi đau thắt ruột
Sự tự hào ngộ nhận  
Một chế độ bi hài sau chiến tranh  
Bọn cường quyền gian manh cơ hội  
Đào bới bóc lột dân lành  
Núp dưới bóng cờ máu, bác đảng  
Âm thầm bán từng mảnh đất quê hương
Tổ quốc thân yêu ơi!

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

KHUẤT NGUYÊN VỚI SỰ TÍCH TẾT ĐOAN NGỌ 5-5 ÂL.

Kể lại sự tích này, tôi xin nhắc bạn đọc nhớ rằng hiện nay trên thế giới và ViệtNamđã xuất hiện Khuất Nguyên thời @. Trung Quốc có Lưu Hiểu Ba, giải Nobel năm 2010. ViệtNam có Cù Huy Hà Vũ mà giáo sư Ngô Bảo Châu phong là hiệp sĩ. Nhưng buồn thay, người hiệp sĩ của thời đại chúng ta hiện vẫn ngồi bóc lịch trong bóng tối lao tù, tính mạng nhiều khi mong manh như treo đầu sợi tóc. 

THÁI DOÃN HIỂU

Khuất Nguyên (340-278 TrCN) là nhân vật lỗi lạc thời cổ đại Trung Hoa cả về cuộc đời, nhân cách và nghệ thuật thơ ca. Ông là danh nhân văn hóa thế giới (1953).
Tên thật là Bình. Ông là quan đại phu của nước Sở (tỉnh Hồ Nam). Xuất thân từ dòng dõi vương tộc nhưng đã sa sút từ đời cha, gần hàng thứ dân. Sử gia Tư Mã Thiên nhận xét “Khuất Nguyên học rộng nhớ nhiều, sáng suốt về chính trị, thông thạo về hiến lệnh” Ông sớm được vua Sở trọng dụng, cân nhắc lên hàng lương đống của triều đình (chức Tả tư đồ, dưới Lệnh doãn – Tể tướng). Đối nội, Khuất Nguyên chủ trương cải cách xã hội bằng những biện pháp nhằm hạn chế đặc quyền của bọn đại quý tộc, chủ trương “cân nhắc người hiền, trao quyền cho người có tài năng”; đối ngoại, chủ trương liên Tề chống Tần. Khuất Nguyên bị đả kích kịch liệt vì điều đó mâu thuẫn với đường lối quyền lợi của bọn đại thần.

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Hoàng Thị – ngày xưa, ngày nay

Phanxipăng
DCVonline 
nxhtBài thơ Ngày xưa Hoàng Thị của thi sĩ Phạm Thiên Thư được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát cùng nhan đề vào năm 1971, được nhiều ca sĩ lần lượt thể hiện, tạo sức lan toả sâu rộng. Cũng từ đó, đề cập đến nữ nhân vật trong tác phẩm Ngày xưa Hoàng Thị, vì lắm lý do, có những ngộ nhận đã xảy ra khá nực cười.
Thơ bay bằng cánh nhạc
Phạm Thiên Thư có họ tên Phạm Kim Long, chào đời năm Canh Thìn 1940 tại Hải Phòng trong một gia đình Đông y mà cha gốc Thái Bình, mẹ gốc Bắc Ninh. Giai đoạn 1943 – 1951, Phạm Thiên Thư sống ở Hải Dương, rồi theo gia đình vào Nam, cư ngụ tại Sài Gòn từ năm 1954. Lớp đệ tam (tương đương lớp 10 hiện thời), Phạm Thiên Thư học trường Trung học tư thục Văn Lang ở khu Tân Định, quận 1, chung lớp với một nữ sinh gốc Hải Dương là Hoàng Thị Ngọ tuổi Nhâm Ngọ 1942. Phạm Thiên Thư kể:
“Hoàng Thị Ngọ dáng người thanh mảnh, tóc thả ngang vai. Xếp hàng vào lớp, nàng đứng đầu hàng nữ, tôi đứng cuối hàng nam. Vào lớp, nàng ngồi bàn đầu, tôi ngồi bàn cuối. Ngọ học giỏi, còn tôi thì giỏi… đánh lộn. Thế mà tôi yêu nàng. Yêu đơn phương. Nhà tôi ở đường Trần Khát Chân. Nhà Ngọ ở đường Trần Quang Khải. Mỗi lần tan trường, nàng ôm cặp đi bộ về nhà, tôi cứ lẽo đẽo theo sau.”

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Thuốc trụ sinh có hại cho thận

Đã tìm ra bản tin hôm qua đọc do sở thông báo, dĩ nhiên mọi người sẽ thắc mắc tại sao sở lại thông tin, không có gì nghiêm trọng cả, chì vì tôi làm cho hãng thuốc cũng như sản xuất các thứ phụ tùng làm đẹp cho phụ nữ nên hàng ngày đều phải đọc các bản tin do sở chọn lọc, liên quan đến y tế cũng như sắc đẹp của con người, đàn ông lẫn đàn bà. Bản tin hôm qua do báo chi Canada thông báo
Có một cuộc nghiên cứu thuốc trụ sinh liên quan đế việc làm hỏng thận.  Và vì tôi thấy người Việt mình thì "thích" uống thuốc trụ sinh, bệnh gì cũng tương trụ sinh, đi bác sĩ là xin toa mua thuốc trụ sinh, về VN thì mua một lô mấy chục viên thuốc trụ sinh mang sang trữ để phòng khi cảm cúm uống.  Chả cần biết thuốc thật hay giả.

Do đó tôi phải ghi lại bản tin này cho quí vị Việt Nam cùng đọc,

Chuyện ngày xưa

Tính nghỉ blog luôn hay ít nhất tạm nghỉ, nhưng hôm qua có một bản tin ở sở, lại nghĩ không thể nghỉ được phải dịch post lại cho mọi người xem, để dành lại rồi về nhà dịch, về nhà không thấy đâu hết, rõ là lẩm cẩm, sẽ tìm lại.  Sáng nay đọc bài này nghĩ đến ngày xưa, thôi mời mọi người đọc.  Tác giả viết hay như thế, đọc mà tôi cứ ngỡ là nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, nhưng bây giờ tác giả phải ngồi tù cũng chỉ vì viết blog. Tuy tác giả đã được phong tặng là người phụ nữ can đảm nhất thế giới.
Tui viết cái tựa khác cho blog này vì lỡ ghi tên bài của tác giả, rồi cũng bị ngồi tù, thì oan cho tui quá, vì tui đâu có viết :-)

Tàn Dư Mỹ Ngụy ! Nghe muốn độn thổ luôn á!!!

Hồi nhỏ, nhà tôi có cái máy hát dĩa nhựa và một chồng dĩa lớn nhỏ đủ loại. Dĩa nhỏ thường màu đen, đường kính chừng một gang tay là tân nhạc. Dĩa lớn đủ màu sắc xanh, đỏ, vàng, cam, đường kính chừng gang rưỡi là dĩa tuồng cải lương.
Mỗi lần hát thì cha tôi bỏ bốn cục pin Con Ó bự chảng vào máy, mở nắp máy ra, gắn cái dĩa vô, để cây kim vào đường rãnh ngoài cùng của cái dĩa rồi nhấn nút là máy hát lớn ông ổng, âm thanh cực rõ, cực hay. Bà ngoại tôi thích nghe tuồng cải lương Tuyệt Tình Ca lắm, hễ có mặt bà ngoại tôi thì y như rằng trong nhà, máy hát tuồng này. Tuồng còn có một tên khác “bình dân học vụ” hơn là “Ông Cò quận 9”, kêu theo tên nhân vật ông Cò (Cảnh sát trưởng quận 9) do cố nghệ sĩ Út Trà Ôn thủ diễn. Nghệ sĩ Bạch Tuyết đóng vai Lê Thị Trường An – đứa con gái thất lạc của ông Cò. Nghe nói tuồng này được trình diễn trên sân khấu Dạ Lý Hương khoảng năm 1965.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Lần đầu tiên sang Việt Nam


Lần đầu tiên tôi bước chân vào Việt Nam là tháng Giêng âm lịch năm 1990.  Lúc đó chỉ 20 tuổi.  Tôi chẳng biết gì về Việt Nam ngoài một  số cuốn sách trường học về lịch sử, những phim bạo lực phổ biến của Hollywood, một số phim tài liệu buồn, và việc trước đây có người trong gia đình tôi phản đối việc Hoa Kỳ tham gia vào Việt Nam.
Tôi sang Việt Nam lúc đó với tư cách là một sinh viên trong đoàn gồm có 30 sinh viên đại học và cao học từ 10 nước khác nhau… Chuyến đi này chúng tôi đi vòng quanh 20 nước trên thế giới. Mỹ có, Tây có, và Đông Âu có..) Đó là một chuyến đi do TĐH Witten-Herdecke của Đúc và Giáo Sư Johan Galtung (người Norway) cừng tổ chức, mang chủ dề là: “Hoa Bình Học Xung Quanh Thể Giới).

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Một ngày tháng Sáu

Bạn, 

Hôm nay nhận thư bạn nói, tuổi đã lớn nên bạn nhớ tới bạn học nhiều hơn.  Tôi bỗng nhớ tới câu chuyện với một người bạn cùng lớp của chúng ta, ông ta than phiền sao ai cũng im lặng quá, tôi hỏi lại thế ai ngay cả chính người hỏi đã từng chia sẻ gì với bạn bè chưa.  Ở tuổi chúng ta tuy cũng có người còn bận bịu với con thơ, nhưng đa số đã có thời gian nhiều hơn cho chính mình để thong dong làm những điều mà bao năm qua vì cơm áo gạo tiền, trách nhiệm với con cái, chúng ta đã không thể. Bây giờ thời gian tuy không có là bao nhưng cũng đủ cho chúng ta có thể chia sẻ chút niềm vui rất ngắn ngủi nếu chúng ta còn nghĩ về những người bạn. Tôi biết, có lúc bạn cũng như tôi nhớ đến bạn bè, nhưng làm thế nào gìn giữ xây dựng được tình bạn đã bị thời gian xói mòn mấy chục năm qua, nếu không có sự chia sẻ thì tôi cũng không biết có cách nào hơn, khi chúng ta không biết gì về nhau, một cái email, một lần đóng tiền quĩ giúp cho bạn bè khác, bây nhiêu ấy có lẽ đủ cho một vài nguời trong chúng ta nghĩ sự liên hệ chỉ cần có như thế? 

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog