Hồi đâu năm nay hai chị em tôi dắt nhau đi nghe một chương trình nhạc, nói nào ngay từ thủa sang Mỹ tôi có đi xem show ca nhạc của Mỹ, nhưng chưa có dịp nào đi nghe nhạc Việt Nam, các show của Paris By Night hay Asia, phần vì họ tổ chức xa nơi tôi ở, và toàn vào ngày CN nên tôi không thể đi xem được cũng như những lý do cá nhân mà tôi chưa đủ hy sinh cho một buổi ca nhạc Việt nào hết. Có lẽ tôi không có sự thích thú đi xem ca sĩ ca hát rồi chụp hình chụp ảnh, xin chữ ký của ca sĩ nên ở nhà nghe cũng OK rồi. Tuy nhiên vào dịp lễ năm ngoái, lang thang ngoài trời lạnh cuối năm, tự nhiên dạt vào nghe Nguyên Khang hát ở một thính phòng, thấy cũng hay hay, dĩ nhiên hay là ca sĩ hát hay, còn mình đi nghe, nhìn thiên hạ cũng học hỏi nhiều điều thú vị. Cho nên đầu năm thấy quảng cáo có show nhạc Đăng Khánh, tôi phải xin nghỉ một ngày thứ Hai, để có thể ở lại xem chương trình nhạc Đăng Khánh, thật ra tôi cũng có mấy CD nhạc của ông để nghe, nhưng như người ta nói "giàu vì bạn sang vì vợ", tôi không quen biết gì bà Phương Hoa, bà là một dược sĩ trước 75 ở VN, là vợ của nha sĩ kiêm nhạc sĩ Đăng Khánh. Tôi đi nghe nhạc để gặp mặt "chị Phương Hoa" như người ta hay gọi bà.
Từ chục năm trước tôi đã nghe bà nói chuyện cho chương trình radio VOVN với một chính kiến rõ ràng, cách bàn chọn đề tài cho những cuộc phỏng vấn, kể những giai thoại văn nghệ sĩ, và cách hỏi cũng như chọn người để phỏng vấn trong chương trình của bà, rất tiếc chương trình radio của bà không còn hoạt động. Ngày ấy tôi "save" lại không biết bao nhiêu chương trình radio của bà. Cho nên biết bà sẽ là người có mặt trong chương trình nhạc, do đó đi nghe nhạc, nhưng chủ yếu để gặp bà. Lý do thứ hai tôi thuyết phục cô em đi cùng là có Trần Như Vĩnh Lạc, người mà tôi có lần nghe cả hơn chục năm trước về những đề tài về âm nhạc cũng như văn chương, về lối nói không chấm phẩy, nói một hơi về một đề tài nào đó không mỏi mệt. Muốn xem ông ta già trẻ ra sao. Dĩ nhiên hơi thất vọng là đó là một ông già tóc trắng bụng bự :-), cứ tưởng ông ta gầy gầy như đã thấy trong youtube.
Từ chục năm trước tôi đã nghe bà nói chuyện cho chương trình radio VOVN với một chính kiến rõ ràng, cách bàn chọn đề tài cho những cuộc phỏng vấn, kể những giai thoại văn nghệ sĩ, và cách hỏi cũng như chọn người để phỏng vấn trong chương trình của bà, rất tiếc chương trình radio của bà không còn hoạt động. Ngày ấy tôi "save" lại không biết bao nhiêu chương trình radio của bà. Cho nên biết bà sẽ là người có mặt trong chương trình nhạc, do đó đi nghe nhạc, nhưng chủ yếu để gặp bà. Lý do thứ hai tôi thuyết phục cô em đi cùng là có Trần Như Vĩnh Lạc, người mà tôi có lần nghe cả hơn chục năm trước về những đề tài về âm nhạc cũng như văn chương, về lối nói không chấm phẩy, nói một hơi về một đề tài nào đó không mỏi mệt. Muốn xem ông ta già trẻ ra sao. Dĩ nhiên hơi thất vọng là đó là một ông già tóc trắng bụng bự :-), cứ tưởng ông ta gầy gầy như đã thấy trong youtube.
Vì thế mà hai chị em có cơ hội diện áo dài. Dặn dò nhau đi cho đúng giờ, vì tôi không thích cái kiểu "ôi ai cũng tới trễ thì mình tới sớm làm gì", ủa ai cũng tới trễ nếu mình không đi đúng giờ thì ai đúng giờ. Dù sao thì một buổi ca nhạc mà người đi nghe, nhìn qua không phải là những người bạ gì cũng nghe, cho nên ai cũng đến trước giờ mờ cửa.
Ấy thế mà phải ngồi chờ cả tiếng đồng hồ mới mở màn. Đã thấy bực mình, chả lẽ một chương trình nhạc như thế lại cũng vẫn coi thường khán giả. Xong mình vẫn phải kiên nhẫn xem như đó là một thứ văn hoá (rất cùn) của người Việt. Tính về sẽ blog nhưng lại nghĩ đem điều bực vào blog làm chi, thôi thì để "buồn cho riêng ai" vậy, nên mãi cũng chưa ghi chép gì. May sao giờ đây đọc trong web của ông Tài Ngọc có ghi lại buổi ca nhạc ấy, và cái lý do tại sao bị trễ, nên tôi lại xin phép post lại, vì ngoài cái chi tiết trễ giờ ấy, đó cũng là một chương trình nhạc hay mà cả hai chị em tôi có lúc bật cả iphone của mình để về nhà nghe lại cho đỡ ... nhớ. Lẽ ra tôi phải nói thêm về một bài hát của Đăng Khánh do Trần Thu Hà hát, phần âm nhạc thì rất hay nhưng ca từ thì rất thường so với những bài hát mà tôi đã nghe trước đây. Lúc ấy tôi nghĩ hay là ông làm nhiều quá rồi, già rồi đâm ra lẩm cẩm nên ca từ lập đi lập lại một cách vô nghĩa. Nhưng thôi tôi cũng thuộc loại ba phải nghe xong về nhà quên mất tên bài hát, dù tờ giới thiệu chương trình còn đó. Quên nó đi để còn nghe nhạc Đăng Khánh chứ phải không?
Xin mời đọc bài
"Tình Ca Đăng Khánh: SàiGòn Buồn Cho Riêng Ai?"
Hôm Chủ Nhật 20-1-2013, vợ chồng anh
Lê Hân và vợ chồng tôi đi xem show nhạc thính phòng “Tình Ca Đăng Khánh: SàiGòn Buồn
Cho Riêng Ai?” ở SaiGon Performing Arts Center, 16149 Brookhurst Street Fountain Valley, CA 92708. Đây
là một show nhạc chỉ hát những sáng tác của soạn
nhạc gia (composer) Đăng Khánh, và lý do anh chọn tên show
hôm nay là vì: "Tôi
chọn “Saigon Buồn Cho Riêng Ai?” làm chủ đề cho CD
mới nhất và cũng cho chương trình nhạc thính
phòng Tình ca Đăng Khánh, thứ nhất là tác phẩm
mới nhất, thứ hai là Saigon luôn luôn ở trong trái tim
tôi, thứ ba là những trăn trở và ước
vọng của tôi với thành phố thân yêu này" (theo Người Việt
Online).
(Anh
Đăng Khánh có trang web ở: http://dangkhanhmusics.com/
, hoặc có thể nghe nhạc Đăng Khánh ở Saigonocean.com. http://www.saigonocean.com/nghenhacDangKhanh/DK-2.htm)
Hơn một tháng trước
đây, anh Đăng Khánh (tên thật là Nguyễn Nhật
Thăng) email mời anh Lê Hân và tôi đi dự show nhạc
thính phòng. Anh Lê Hân là thi sĩ, biết nhiều
người trong giới nghệ thuật nên được
mời đi đây đi đó là phải, còn tôi là vô danh tiểu
tốt, chưa bao giờ hy sinh lớn lao cho tổ quốc,
chưa bao giờ phấn đấu để đạt
được danh hiệu "anh hùng lực lượng
vũ trang" trong quá trình chống Mỹ cứu nước
(mấy chục năm rồi nhưng mình vẫn cứ chống
Mỹ vì Mỹ chẳng thèm đếm xỉa gì đến
mình), chưa bao giờ có nhiệm vụ cụ thể cố
gắng vượt chỉ tiêu phát triển mạnh nhân
văn và văn hóa quốc gia, chưa bao giờ chủ
động tham mưu, phối hợp thực hiện tốt,
đẩy mạnh công tác tuyên truyền (chẳng biết
cho ai, dân ngu cu đen? nhưng mình vẫn tuyên truyền), tạo
sự đồng thuận trong đời sống xã hội
nhân bản, tôi chỉ may mắn
biết anh Lê Hân thế mà cũng được anh
Đăng Khánh mời nên đây thật là một hân hạnh
to tát cho tôi.
Qua nhiều bài viết, tôi đã thú tội với
nhân dân và đất nước là tôi ít nghe nhạc nên không
biết ai là ai trong lãnh vực âm nhạc nên tò mò tôi vào Google tìm "nhạc
Đăng Khánh". Click con chuột xong tôi mới ngã ngửa
ra vì hơn mười trang đầu liệt kê những
link liên hệ về "Đăng Khánh". Tên
Đăng Khánh thường đề cập với những
nhân vật tên tuổi như Du Tử Lê, Từ Công Phụng, Kiều Chinh, Mai Thảo..., và nhạc Đăng Khánh thì hầu
như chỉ có các ca sĩ thượng thặng trình bày: Ý
Lan, Vũ Khanh, Elvis Phương, Tuấn Ngọc, Khánh Hà....
CD Đăng Khánh
Tôi có email qua lại vài lần với
anh Đăng Khánh, và điểm đầu tiên tôi nhận
xét ngay là anh rất khiêm nhường. Tôi
không biết anh bao nhiêu tuổi, chỉ biết anh vào khoảng
thế hệ anh Lê Hân, có nghĩa tôi ở vai em, thế mà
trong email anh cứ gọi tôi là "anh", dù rằng tôi
năn nỉ anh hết cả nước bọt, van anh
như nước đổ lá khoai
hãy gọi tôi là em. Một điều tôi không ngờ
là khi vào website của anh (http://dangkhanhmusics.com/about/), đọc
tiểu sử mới khám phá ra anh là nha sĩ ở Việt
Nam, Mỹ, và là một composer
(soạn nhạc gia) ở Hoa Kỳ. Ấy thế mà khi
email cho tôi, anh hoàn toàn không đề cập đến. Một
người không cần là bác sĩ Tâm Lý Học ở nhà
thương điên Biên Hòa, chỉ cần quan sát người
mình không quen biết xưng hô và hành động như thế nào là mình có thể
đoán biết cá tính người đó ra sao. Anh
Đăng Khánh nhún nhường, không như ông M.C. ngạo
mạn Bắc Kỳ lúc nào cũng xưng tôi và gọi tất
cả mọi người là em, là cháu, dù rằng người
đó có thể lớn tuổi hơn mình, và cũng không như anh chàng bác sĩ ở
California nhẩy vào lãnh vực âm nhạc nghĩ rằng bác sĩ, nha
sĩ, lòi sĩ... tham gia vào lãnh vực âm nhạc khoe
khoang kèm chức M.D. sau tên của
mình trong một chương trình âm nhạc thì không có gì
là chướng, khoe với tôi
(tôi không quen biết) là khi viết email cho tôi, anh ta không kèm
chữ M.D. sau tên của anh ấy vì anh ta xem tôi là bạn
(có nghĩa là viết email vô bổ cho mọi người
khác thì lúc nào anh ta cũng kèm theo chức M.D.).
Chỉ nhận xét qua vài email anh Đăng
Khánh viết cho tôi, dù rằng anh là một người tài
cao học rộng rất thành công trên đường đời,
là nha sĩ ở Việt Nam, Mỹ, là composer ở Hoa Kỳ, sáng lập
ra Mozart Institute of Music, đài phát thanh đầu tiên ở
Houston, Voice of Vietnam Radio, nhưng anh hoàn toàn không cho tôi biết,
chứng tỏ anh là một người hết sức khiêm
nhường. Tôi có thể chứng minh sự quan sát của
tôi không sai vì chính nhà thơ Du Tử Lê phê bình Đăng Khánh là "người
nhạc sĩ tài hoa nhưng cực kỳ nhũn
nhặn.'
Đăng Khánh & Phương Hoa
Anh Lê Hân ở San
Jose, chiều Thứ Bẩy cùng vợ là
chị Châu lái xe đến nhà tôi để
hôm sau chúng tôi cùng nhau đi xem show. Anh Hân là
người ba năm trước đây rủ tôi ra làm
website Saigonocean.com cho vui. Anh là người
có công khó thiết lập và duy trì toàn bộ trang web. Trong anh có hai đức
tính tôi rất khâm phục là khiêm nhường và phục vụ
xã hội. Ngoài việc làm website, anh còn gửi
giúp tài chính cho một trường tiểu học nhỏ ở
Việt Nam.
Những người nghe nhạc Saigonocean.com có lẽ không
biết việc sưu tầm và upload nhạc lên website không
những khó nhọc, người có kiến thức mới
làm được, mà còn tốn nhiều thì giờ, đôi
lúc phải thức suốt đêm hy sinh giờ Tí canh Ba. Tôi thỉnh thoảng cũng làm việc thiên hạ
nhưng ở điểm này tôi và anh Hân khác nhau hoàn toàn.
Nếu phải chọn một trong hai, làm việc thiên hạ,
hay giờ Tí Canh Ba, thì tôi không ngu dại
như anh Hân: tôi sẽ cho thiên hạ đi tầu suốt.
Lê Hân
Tôi biết anh Hân khoảng bốn năm,
nhưng cả hai thân tình như quen nhau lâu lắm, từ thời
vua Ngọa Triều Lê Long Đĩnh. Một việc lạ
lùng là tôi gặp bao nhiêu người trên nước Mỹ,
thế nhưng chỉ có anh là trùng ngày sinh nhật với
tôi, và may mắn thay cho cả hai chúng tôi, ngày đó không trùng
với sinh nhật của bác Hồ.
Trước khi đi xem show,
chúng tôi ghé vào khu Phước Lộc Thọ ăn trưa. Gần
Tết nên giữa Shopping họ dựng
ông Thần Tài và ông Địa to khổng lồ. Ông Địa
mập thù lù nhìn thật là ngứa mắt, anh chàng nào mập
ú nụ như thế này bảo đảm mấy bà mấy
cô cho số de, ấy thế nếu là ông Địa thì bảo
đảm sẽ có bà, có cô khúm núm mang vào nhà.
Ngồi xuống bàn thì chỉ trong vài phút thức
ăn đã đem ra. Tôi nói điều
này chắc chắn không sai: miền Nam California thức ăn ngon và không thiếu bất cứ một
món gì có ở SàiGòn. Giá cả rẻ nhất ở
ngoại quốc. Đĩa bò khô đu
đủ và bánh cuốn ở đây giá là $5, $6 dollars.
Bò khô đu đủ ở đây nhất định ngon
hơn ở Việt Nam,
đĩa to khổng lồ, ăn xong khỏi
còn nhỏ rãi thèm thuồng như ở Việt Nam vì
đĩa bán quá nhỏ.
Chúng tôi đến địa
điểm sớm, 2:15 trưa. Tôi gặp chị
Nhã Ca nên đến chào, hỏi anh ở đâu (chồng chị
Nhã Ca, anh Trần Dạ Từ), và nói với chị ra "chụp hình với vợ chồng
em và chị Châu (vợ anh Lê Hân) một pose". Chị nói chụp thì chụp nhưng nhớ đừng
đăng lên mạng. Tôi bảo chị ấy: "Vâng, nhất định là
không đăng lên mạng. Chị tin em, em có bao giờ
nói láo với chị không?". Hmm, đây
là ảnh chị Nhã Ca, người rất hiền từ
và vui tính.
Chị Nhã Ca, chị Châu (vợ
anh Lê Hân)
Cũng ở hí viện này hai tháng trước
đây tôi vừa xem show nhạc Salut Les Copains. Tôi nghe tin đồn có thật là hí viện này bây
giờ đã được công ty Thúy Nga thuê dài hạn.
Thế là công ty Thúy Nga vẫn sống phây phây, tài chính
như ông Địa, chứ không như tin đồn thất
thiệt nào năm ngoái nói là vì khán giả hâm mộ mua bản
copy đạo chích không mua bản chính nên Paris By Night sắp
sửa đóng cửa.
Vừa mới vào cửa thì chỉ
vài phút sau lần đầu tiên tôi gặp anh Đăng
Khánh và vợ là chị Phương Hoa. Cả hai rất thân thiện, trông tràn đầy
nhựa sống, thảo nào anh Đăng Khánh vẫn còn hứng
chí viết nhạc tình. Tôi phục lăn
những người lớn tuổi như anh Đăng
Khánh, anh Lê Hân mà vẫn còn đủ mười thành công lực
viết nhạc tình. Phải có một bí quyết nào đó,
có thể là ăn mười viên xí mụi
trước khi đi ngủ mỗi tối?
Đăng Khánh & Phuơng Hoa
Lê Hân , Đăng Khánh
Lê Hân & chị Châu, Đăng Khánh
Vào ghế ngồi độ một
giờ đồng hồ thì chương trình bắt đầu. Chị
Phương Hoa, Kiều Chinh, Du Tử Lê, và Đăng Khánh
lần lượt lên phát biểu vài lời giới thiệu
và thổ lộ.
15 phút truớc khi show bắt
đầu
Trần Dạ
Từ & Nhã Ca, Kiều Chinh
Đăng Khánh & Du Tử Lê
Ngoại trừ Nguyên Khang nói chuyện phát âm
tiếng Nam 100%, bốn ca sĩ kia đều là Bắc Kỳ:
Bích Vân sinh trưởng trong Nam nhưng gia đình là người
Bắc, Trần Thu Hà sinh năm 1977 ở Hà Nội, Thu
Phương sinh năm 1972 ở Hải Phòng, và Tuấn Ngọc
sinh cùng thời với Lạc Long Quân ở Ải Nam Quan. Người hướng dẫn chương trình
là nhạc sĩ Trần Như Vĩnh-Lạc.
Bình phẩm một chương
trình nhạc thì lẽ tất nhiên người viết phải
có một chút ít kiến thức gì về nhạc. Tôi phải thú thật là tôi hoàn toàn không có uy tín
để phê bình vì tôi không biết gì về âm nhạc.
Nếu có nghe, thỉnh thoảng tôi lại thích một vài
bài vợ tôi cho là Sến. Tôi đã quen không dám cãi vã với
nàng, dù rằng trong thâm tâm tôi nghĩ rằng nhạc Sến
cũng có bài hay như nhạc nàng thích, cũng như cái ví
$20 dollars nó cũng có giá trị ngang ngửa bên tám lạng
bên nửa cân với cái ví $2500 dollars của Louis Vuitton. Nếu
tôi nêu ra điểm này thì chắc chắn vợ tôi sẽ
cho tôi ăn guốc vào đầu, do đó tôi không dám phân
tích ca từ hay âm giai của nhạc Đăng Khánh, e rằng
sẽ nhận chưởng lực Càn Khôn Nhất Chỉ của
độc giả là tôi múa rìu qua mắt thợ.
Không phân tích nhưng ai cũng có quan điểm,
dù rằng chẳng biết đúng hay sai, nên tôi không ngần
ngại viết
vài dòng nhận xét nhạc Đăng Khánh qua cái nghe mộc mạc của một
người có kiến thức tía em hừng đông đi
cày bừa về âm nhạc.
Bích Vân
Nhạc Đăng Khánh phần lớn
là nhạc tình. Đối với tôi, viết
thơ tình đã khó, người có khả năng viết cả
lời lẫn nhạc như Nhật Trường, Lam
Phương, Từ Công Phụng,
Nhật Ngân, Đăng Khánh… thì tôi phải tôn là sư
phụ, vì chính tôi cũng làm thơ
nhưng không bao giờ làm được thơ tình. Nếu
có làm thì thơ tình của tôi trở nên lệch lạc, nặng
chịch, chỉ là văn có vần chứ chẳng phải
là thơ. Tôi đưa ra thí dụ một vài câu thơ dỏm
của tôi để cho thấy ít ra tôi cũng có một
chút ít thẩm quyền bình lưận về thơ:
hai niềm vui nhất của người
đàn ông:
một vui ngày
lấy vợ thương,
hai vui ngày vợ tử
thương lìa đời.
và đêm tân hôn:
đêm nay anh
thả thuyền buồm,
vào phòng, dâng sóng, em
chuồn nơi đâu?
Giống như bao thi sĩ, nhạc sĩ
khác, người con gái lúc nào cũng trong tâm huyết người
con trai, là động cơ thúc đẩy, là đối
tượng rung cảm Đăng Khánh sáng tác ra những vần nhạc thánh thót,
nhẹ nhàng. Tôi chỉ đưa ra một thí dụ điển
hình:
một ngày không có em, nhớ xôn xao bàng hoàng,
một đời xa vắng em, réo âm vang muộn
màng.
một ngày em không tới, một ngày em không nói, nụ
cười rong rêu mãi nát tan.
(Ta muốn cùng em
say)
Những người nổi
tiếng chắc phải có nhiều kiên nhẫn vì ai
cũng muốn chụp chung một pose nên tôi phải
giải thích bức ảnh này để cho mọi người
thấy chúng tôi cũng chỉ là dân chụp ảnh… ké.
Vợ tôi thấy chị Kiều Chinh, muốn chụp chung
nên nói với tôi. Tôi thấy ngại, không quen biết mà
đến chụp thì kỳ quá. May thay chị Nhã Ca
đến ghế chúng tôi nói chuyện. Tôi biết chị
Nhã Ca thân với chị Kiều Chinh nên nói với chị là
“Vợ em muốn chụp ảnh chung với chị
Kiều Chinh, em không quen biết, hỏi thì thấy kỳ
quá, nhờ chị…” tôi chưa nói hết thì chị đã
dắt tay vợ tôi, kéo đi đến ghế chị
Kiều Chinh. Tôi có hỏi xin phép chị Kiều Chinh, và khám
phá là chị rất hiền từ và nhũn nhặn, vui
vẻ để tôi chụp một tấm hình. Tôi chụp
xong thì anh Đăng Khánh bảo tôi ngồi xuống
chụp luôn một tấm. Nhờ thế mà tôi cũng
được chụp chung với những nhân vật
nổi tiếng:
Trần Dạ Từ, Nhã Ca,
Đăng Khánh, Kiều Chinh
Cô đứng
thứ nhì từ bên trái là Hòa Bình, người tổ
chức show
Nhạc Đăng Khánh không phải là nhạc
Sến. Có nhiều lý do để tôi đưa ra kết luận
này (tôi đã viết bài "Nhạc Sến là
gì?" post trên Saigonocean.com). Lý do chính yếu là vì nhạc
sĩ sáng tác là người Bắc, và bốn ca sĩ gốc
gác đều là Bắc Kỳ dzốn. Không như nhạc
Sến hát lên là đã thấy Sến, chẳng hạn
như bài Đời tôi cô
đơn con nít 14 tuổi
yêu sớm thất tình anh nào cũng hát được vì nó
dễ hát: "Đời tôi cô đơn nên yêu
ai cũng cô đơn, Đời tôi cô đơn nên yêu ai
cũng không thành..." , nhạc
Đăng Khánh khó hát vì không những
nốt nhạc lên xuống khắp
nơi không tiên đoán được như ổ gà trên đường cao tốc mới
xây ở Việt Nam, âm giai của nó cũng cầu kỳ
thay đổi thất thường, đôi lúc không khác gì như
nhạc opera. Tác giả có một kiến thức bao quát về
âm nhạc, là một composer
chứ không phải chỉ là một song writer nên đây là lý do tại sao nhạc
Đăng Khánh cầu kỳ, trình độ cao cấp làm
người phàm tục như tôi nghe phải ngỡ ngàng,
có… sự cố (xin lỗi độc giả, lâu lâu tôi phải
thọc vào một vài chữ như thế này thì tối ngủ
tôi mới hả dạ). Ngồi
nghe suốt 20 bài nhạc, tôi nghĩ chỉ có hai bài là âm
điệu dễ nhớ, tôi có thể lập lại, Niềm nhớ thương, Ta muốn
cùng em say. Phần còn lại,
chẳng hạn như nghe cô Trần Thu Hà hát bài Biển Sầu
Mênh Mông mà tôi cứ tưởng tượng mình đang ngồi
nghe The Phantom of the Opera: điệu nhạc từ từ - nhanh nhẹn,
khoan thai - dồn dập, chậm chạp - đốc thúc,
nhỏ nhẹ - ầm ầm. Vì sự khó
khăn hát nốt nhạc cho được chuẩn, tôi
không tin là ca sĩ nào cũng hát được nhạc của
Đăng Khánh.
Năm ca sĩ hôm nay do đó đều là những
ca sĩ thiện nghệ, có giọng hát và kỹ thuật
xuất chúng. Không thể nào phủ nhận được
tài năng của những ca sĩ Hà-Nội đào tạo,
Thu Phương và Trần Thu Hà, và cả của cô Bích Vân, tốt
nghiệp Quốc Gia Âm Nhạc SàiGòn và nhạc viện ở
Hoa Kỳ: giọng hát hớp hồn, sắc bén, mạnh bạo,
vũ bão, dập dồn, quyến luyến theo tiếng nhạc,
cộng với diễn xuất sống động làm khán
giả say mê nín thở theo dõi cho đến lúc cuối cùng
của nốt nhạc thì mới thở ra một cái phào
như chính mình đang hát.
Bích Vân
Nguyên Khang giọng ấm cúng,
truyền cảm, rất hay.
Tuấn Ngọc thì tôi có viết mười trang
cũng không hết, nên cố gắng vắn tắt: Theo
tôi được biết, show nhạc này đã đặt
cọc Tuấn Ngọc từ mấy tháng trước, hát
vào ngày Chủ Nhật 20-1-2013 ở Fountain Valley, California. Tuấn
Ngọc sau này nhận lời hát thêm cho show Từ Công Phụng
ở Việt Nam
một ngày trước đó, vào ngày Thứ Bẩy 19-1-2013.
Vì Việt Nam đi trước California 15 tiếng, Tuấn
Ngọc đánh cuộc là hát xong Thứ Bẩy 19-1-2013 ở
Việt Nam, leo lên máy bay bay về Mỹ thì vừa kịp giờ
hát cho show Sàigòn Buồn Cho Riêng
Ai. Tôi nghĩ đây là một trong những lý do show
đình trễ, không bắt đầu đúng giờ, trễ
một tiếng, 3:30 PM thay vì 2:30 PM để chờ Tuấn
Ngọc đi xe đến từ phi trường LAX.
Khi ba ca sĩ trình diễn xong, mỗi
người hát hai bài, đến phiên Tuấn Ngọc vừa
về đến nơi nên ra chào khán giả. Chính anh
ta nói mới từ LAX đến, chỉ kịp về nhà
đánh răng rồi đến đây liền lập tức.
Khi Tuấn Ngọc hát bài K. Khúc Của Lê, đến nửa chừng anh ta ú
ớ vài âm trong miệng rồi ngừng hát, đứng giữa
khán đài nhìn xuống đất trong khi ban nhạc tiếp
tục chơi hết bài. Tôi đi xem nhiều show nhạc,
đây là lần đầu tiên thấy ca sĩ ngừng
hát, đứng chịu trận yên lặng cho đến
khi ban nhạc kết thúc bài hát.
Khi ban nhạc chấm dứt, anh ta xin lỗi đưa
ra lý do vì hát ở Việt Nam mới về, đi thẳng
đến đây không có thì giờ tập dượt với
ban nhạc nên không hát tiếp được. Thử tưởng tượng
khán giả trả $35, $50, $75, hay $100 để nghe một
ca sĩ ngừng giữa bài nhạc, không hát!
Sau khi hí viện nghỉ giải lao 30 phút, trở
lại phần thứ hai thì Tuấn Ngọc xin lỗi khán
giả, xin khán giả cho phép "tắt đèn làm lại",
rồi hát lại bài nhạc đó. Sau khi anh ta hát xong, cả
hí viện vỗ tay rối rít.
Tuấn Ngọc
Đây là nhận xét của tôi:
1. Tôi
biết tiền thù lao trả cho ca sĩ
hàng đầu mỗi show vào khoảng 5000 dollars. Quen biết hay "làm ơn làm phước",
giá này có thể xuống còn $3,000 dollars. Nếu đã
nhận tiền thù lao hát cho show nhạc Sàigòn Buồn Cho Riêng Ai? vào ngày Chủ Nhật, mà còn nhận đi hát
ở Việt Nam
vào ngày Thứ Bẩy, không chuẩn bị tập
dượt cho show Chủ Nhật thì cho thấy cá tính
của người ca sĩ:
a.
Xem khán giả và những người tổ chức show SàiGòn Buồn Cho Riêng Ai? không ra gì: Tuấn Ngọc đi thẳng
từ phi trường LAX, về nhà chỉ kịp đánh
răng tắm rửa rồi đi ngay đến show.
Thử hỏi nếu chuyến máy bay đó bị trục
trặc không rời Việt Nam được thì có
phải là show hôm đó sẽ không có Tuấn Ngọc không?
Người tổ chức show ăn nói
sao với khán giả? Danh dự họ sẽ
bị mất mát. Khán giả mua vé
nhưng không có Tuấn Ngọc, thế nhưng Tuấn
Ngọc không xem những điều đó là quan trọng.
b.
Xem tiền là trọng, xem quyền lợi của mình là trên
hết: cứ đi hát tưới hột sen thu tiền, chẳng
cần chuẩn bị, không cần thấy xấu hổ,
chẳng cần đặt cái hãnh diện cá nhân phải
trình bày điêu luyện bài nhạc, dù rằng đó là nghề của mình.
2. Tôi rất ngạc nhiên là thay vì khán giả
giận dữ cho ăn cà chua trứng thối, họ lại
vỗ tay! Nếu
một người bước vào một nhà hàng, bồi dọn
thức ăn dở ẹc, rồi xin lỗi vì lý do mướn
bếp không thử trước, khi khách đến thì mới
thử tài bếp, khách hàng có vỗ tay hay
là chửi rủa? Nếu một
người mua một chiếc xe
hơi, vừa lái xe ra khỏi tiệm xe hư máy không chạy,
hãng xe ra xin lỗi nói máy xe đáng lẽ được
giao một tháng trước nhưng mới nhận hôm qua
nên gắn đại vào xe, chưa có dịp thử, người
mua có vỗ tay hay đòi tiền lại? Nếu con đi học
có một cái test nó biết ba tháng trước, nhưng không
chịu học, đi chơi rồi đến ngày test
không làm bài được, bị Thầy Cô cho điểm
F, bố mẹ có vỗ tay tán thưởng con hay nổi trận
linh đình? Hành động của
khán giả cho phép cái ngứa tai gai mắt
tiếp diễn mà không sửa sai. Nếu mọi người
cứ chấp
nhận sự ngông cuồng xem thường khán giả này
thì những ca sĩ xem trời như vung vẫn tiếp tục
đòi tiền thù lao khổng lồ, không thấy xấu hổ.
Lỗi này tôi đổ lỗi cho khán giả vì đã dung thứ
một hành động sai lầm, không trừng phạt,
không chỉ điểm cái sai, cái quấy.
Thật tình mà nói, tôi không hiểu tại sao khán
giả mê chuộng tiếng hát Tuấn Ngọc: trong khi các
ca sĩ khác thuộc lời, đặc biệt ba cô ca
sĩ vừa hát vừa diễn xuất di chuyển khắp
nơi trên khán đài, thì chỉ có mỗi một Tuấn Ngọc
đứng như trời trồng nhìn teleprompter hát, chứng
tỏ rõ ràng không có một sự chuẩn bị, thế mà
khán giả vỗ tay!
Người điều khiển
chương trình là Nhạc sĩ Trần Như Vĩnh-Lạc.
Trần Như Vĩnh-Lạc
Trần Như Vĩnh-Lạc nói năng trôi
chẩy, văn từ lưu loát, am tường âm nhạc,
kiến thức sâu rộng về nhạc lý. Đây là
ưu điểm, thế nhưng theo tôi,
ưu điểm đó không át nổi hai lỗi lầm tai
hại:
- Thứ nhất, nói quá dài. Rất nhiều
lúc lời giới thiệu của anh ta dài bằng hay dài
hơn ca sĩ hát. Nhiệm vụ của
người M.C. là nếu biết, trình bày ngắn gọn những
dữ kiện liên quan đến bài hát, rồi rút lui, để
cho ca sĩ trình bày. Tôi nói thí dụ giới thiệu bài
"Tôi đưa em sang sông" của anh Nhật Ngân: Khi
anh ấy 18 tuổi thì quen một cô con gái. Cô ấy đi lấy
chồng nên khi anh ta đi đò, nhớ lại cuộc tình
nên mới sáng tác bản nhạc đó, vân vân và vân vân. Người
M.C. giải thích cho khán giả biết để họ có
thể đặt mình vào tâm trạng của tác giả khi sáng
tác bản nhạc. Ca sĩ là người sẽ
dùng tiếng ca của mình hấp hồn khán giả, trình
bày ý tuởng của tác giả qua giọng hát của mình, đi
ngược lại thời gian vào bản nhạc để
rồi khi chấm dứt, khán giả là người quyết
định bản nhạc ấy có hay hay không. Mỗi lần giới thiệu là
anh ta tràng giang đại hải nói bông lung, mơ hồ,
bóng bẩy, phân tích bài hát mà tôi và những người chung quanh chỉ mong muốn anh ta xì-tốp
để ca sĩ hát.
- Thứ hai, giảng moral cho khán giả. Điểm này làm tôi xì-nẹc nhất. Trừ
khi một người là người trong gia đình, hay bạn
bè thân thuộc,
tôi có "vấn đề" nếu họ giảng moral
cho tôi, nhất là trong một hí viện, không phải ở
nhà thờ hay chùa chiền. Khán giả bỏ
tiền túi đi nghe nhạc, người M.C. thay vì nói về
âm nhạc mà lại toan tính chuyện giảng moral cho khán giả
thì họ đã lợi dụng cương vị, đi quá
trách nhiệm bổn phận của mình. Trước
khi cô Trần Thu Hà hát hai bài nhạc sau cùng, Trần Như Vĩnh-Lạc
đi vào một cõi nào nơi tiên cảnh, nói thao thao bất
tuyệt không ngừng. Tôi hỏi vài người
có ai hiểu không, chẳng ai hiểu anh ta nói gì. Chính
tôi cũng chẳng hiểu, chỉ nghe lõm bõm lính Mỹ
đi đánh trận về thì được dân chúng
đón, còn quân đội Việt Nam mình thì khổ cực,
người Việt Nam mình nghèo đói, thương cho dân
mình, người Việt chúng ta phải đi sâu vào nghệ
thuật... Anh ta nói như điên dại luông
tuồng không ngừng về Việt Nam,
về thế sự… rồi khóc ngon lành vì thương cho
thân phận nước Việt Nam? Những
điều anh ta nói chẳng liên quan gì đến bài hát.
Tôi bấm đồng hồ tay: anh ta nói
tám phút, trong khi cô Thu Hà hát bài kế tiếp chỉ có hơn
năm phút.
Bích Vân và Trần
Như Vĩnh-Lạc
Không nhớ Trần Như Vĩnh-Lạc nói
gì thì không thể nào phân tích được, nhưng may thay,
anh ta viết mục đầu tiên "Thay lời Tựa"
trong tờ chương trình. Nó phản ảnh lối nói
chuyện tràng giang đại hải trong show trên trời
dưới đất. Tôi xin chép lại câu thứ nhất
trong bốn câu:
"Chúng ta ngồi đây hôm nay đều là
người Việt. Chúng ta đã chào đời trong lốt người
này, và ngày ngày lớn lên với thứ tiếng Việt-Nam
mà mẹ hiền rót vào đôi tai bé bỏng
ngày xưa. Chúng ta đã yêu, như một
thông-lệ của loài người, nhưng chúng ta đã yêu
như người Việt-Nam mình yêu nhau, như một ngoại-lệ
của vũ trụ. Giờ đây, mảnh đất
thần-tiên từng xây dựng nên bao ngôi đền Tình-Ái
đấy đã dần dà khép cửa. Cõi
xưa vàng rực của chúng ta giờ đây đành rụng
lá rừng chiều. Chung quanh chúng ta, vẫn còn có những
con người đang yêu nhau đấy chứ, nhưng nhịp
tim họ đập giờ này, tuy vẫn
dập-dồn máu chẩy, không còn là nhịp đập của
chúng ta vẫn mang theo." ( THAY LỜI TỰA
- Trần Như Vĩnh-Lạc)
Đọc câu này xong, tôi bảo
đảm ai cũng nghĩ lời văn súc tích, mỹ từ
lưu loát. Nhưng nó có nghĩa
gì không, và có đúng hay không? Hãy phân tích:
"Chúng ta ngồi đây hôm nay đều là
người Việt": Tôi không hiểu sao
người Việt ở hải ngoại cứ mỗi
khi có dịp thì phô trương nguồn gốc của mình.
Hay là ta quen với văn hóa Âu Mỹ, thích thổ lộ ra
bên ngoài, thích khoe khoang nên quên đi văn hóa Á Đông là nên
khiêm nhường, giữ lấy cho riêng mình? Nhưng chính Tổng
Thống Theodore Rosevelt cũng nói: "Speak softly and carry a big stick" ("Nói năng nhỏ
nhẹ và mang một cây gậy thật to"). Hơn nữa,
những người nào ở Hoa Kỳ đã xin vào công dân
Mỹ thì chắc chắn đã phải tuyên thệ trung
thành với nước Mỹ:
“I pledge allegiance to the Flag of
the United States of America, and to the Republic for which it stands, one
Nation under God, indivisible, with liberty and justice for all.” (“Tôi
tuyên thệ trung thành với lá cờ của Hiệp chủng
quốc Hoa Kỳ và trung thành với quốc gia mà lá cờ
tiêu biểu, một quốc gia dưới sự lãnh đạo
của Đức Chúa Trời, bất phân chia, với tự
do và công bằng cho tất cả mọi người”). Đổi quốc tịch sang
nước Mỹ, ăn cơm ở nước Mỹ,
nhà cửa ở nước Mỹ, học hành ở nước
Mỹ, an ninh do quân đội Mỹ bảo vệ, thế
mà không bao giờ nhấn mạnh mình là người Mỹ
mà cứ nhắc đi nhắc lại mình là người Việt
thì có khác gì người VNCH ngày xưa chê những người
theo miền Bắc: "Ăn
cơm quốc gia, thờ ma Cộng Sản"? (Ai chê
tôi mất gốc, xin đọc bài tôi viết "Mất
Gốc" post ở Saigonocean.com). Mình vẫn có thể bảo
toàn và kiêu hãnh với nguồn gốc Việt của mình một
cách kín đáo bằng cách nói: “Chúng ta hôm nay đến đây nghe nhạc Việt
Nam”
vì chỉ có người Việt mới nghe nhạc Việt.
Câu này không phô trương, không gióng chuông loạn
xạ, nhưng vẫn kiêu hãnh với cái gốc của mình
vì tuy rằng tôi là người đã xin vào quốc tịch
Mỹ, tôi đi nghe nhạc Việt Nam.
"yêu như người Việt
Nam
mình yêu nhau": là yêu
như thế nào? yêu dưới đất?
yêu núp sau lu nước? yêu
ở bụi chuối sau hè? Nói đến chuyện yêu nhau
mà đưa thí dụ người Việt Nam thì chứng tỏ
người viết không biết gì mấy về cá tính
người Việt: phần lớn chỉ ghét nhau chứ
không yêu. Đánh nhau, giết nhau, đì người khác
để lấy lợi về mình, hội đoàn nào, tổ
chức nào cũng tan rã, cũng chửi nhau loạn xạ,
chỉ có chia rẽ chứ không bao giờ thống nhất.
Bảo đảm
không có chuyện yêu nhau như người Việt
Nam.
"(yêu) như một ngoại
lệ của vũ trụ":
Thú
thật tôi quá dốt, không biết rằng vũ trụ có định
luật về yêu dành cho người Việt Nam? Cái ngoại
lệ của vũ trụ này là gì? Hay chỉ là một
câu nói rỗng tuếch vô nghĩa?
“Cõi xưa vàng rực của chúng ta giờ đây
đành rụng lá rừng chiều”:
Tôi
không biết rằng
ngày xưa thời VNCH là "cõi xưa vàng rực"? Tôi ở
SàiGòn 17 năm chỉ thấy máu chẩy của quân đội,
của dân sự, chỉ thấy hòm chôn xác người, chỉ
thấy tận cùng nghèo khổ, chỉ thấy rác rến, chỉ
thấy người đái bậy đầy đường,
chỉ thấy nước sông cầu chữ Y, cầu
Trương Minh Giảng đen ngòm bẩn thỉu, chỉ
thấy tham nhũng, chỉ thấy cầu tiêu công cộng
ở xóm Bàn Cờ của tôi dành cho những nhà không có
toilette mùi xú uế lúc nào cũng nồng nặc, chỉ nằm
ngủ trên đường khai nước đái mỗi
đêm đi gác Nhân Dân Tự Vệ, mà chưa bao giờ thấy
cõi xưa vàng rực, không biết
nó nằm ở chỗ nào? Hay là văn của tác giả
đã bị ảnh hưởng quá sâu đậm của
phe đối phương?
“Chung quanh chúng ta, vẫn còn có những con người
đang yêu nhau đấy chứ, nhưng nhịp tim họ đập giờ này, tuy vẫn dập
dồn máu chẩy, không còn là nhịp đập của
chúng ta vẫn mang theo".
Câu này có nghĩa là gì? Tình yêu trai gái của những người ở lại
không giống của những người bỏ nước
ra đi? Như thế thì nó khác nhau
như thế nào? Tình yêu của người
trong nước không bằng của mình, dở hơn của
mình, không thiết tha âu yếm, không đáng kể bằng của
mình? Tại sao mình lúc nào cũng phải
hơn người khác? Tại sao mình
không vui lòng nhường cho người khác hơn mình?
Tình yêu là một sự việc trừu tượng
mà mình còn chê người ta, thế thì khi nói đến vật
chất mình sẽ ghét bỏ họ nếu ai hơn mình?
Thu Phương
Người Việt trước 1975 không ai
có thể phủ nhận sự quan sát này khi đọc
văn của người miền Bắc viết về
chính trị: bóng bẩy, trau chuốt, chữ dùng mỹ miều
nổ to đôm đốp nhưng ý nghĩa thì... chẳng
ra gì cả. Tôi có cảm tưởng như thế
khi đọc lời trần
tình đầu tiên Thay Lời Tựa của Trần Như
Vĩnh-Lạc.
Ai đã viết được
thơ/nhạc tình yêu thì dĩ nhiên cũng viết
được thơ tình quê hương. Trong
chương trình này có hai bài diễn tả tâm trạng khoắc
khoải của Đăng Khánh với nơi sinh đẻ
từ khi rời quê hương: Biển
Sầu Mênh Mông và SàiGòn Buồn
Cho Riêng Ai?.
Tuy rằng bị gián đoạn ly hương không trở
về thăm nhà, nhưng hình ảnh của quê hưởng
cũ, của sinh hoạt cũ lúc nào cũng trong ký ức
của tác giả, không bao giờ quên:
“tôi
thấy em trong bóng đêm
tôi nhớ em trong đáy sâu.
bão trong lòng, gió âm thầm.
rất hoang đường
giữa một biển sầu mênh mông.”
(biển sầu mênh mông)
Năm 1954, ở làn sóng tỵ nạn Cộng
Sản thứ nhất của người miền Bắc
vào miền Nam, Anh Bằng đã viết bài "Nỗi Lòng Người Đi" để
thổ lộ tâm tình của một người rời xa
Hà Nội. Năm 1975, ở làn sóng tỵ nạn Cộng Sản
lần thứ hai của người miền Nam ra sinh sống
ở hải ngoại, 37 năm sau, vào năm 2012,
Đăng Khánh viết bài "SàiGòn
Buồn Cho Riêng Ai?" để thổ lộ tâm tình của
một người rời xa SàiGòn. Nhưng khác với "Nỗi Lòng Người Đi"
Anh Bằng ra đi
tiếc nuối người con gái bạn tình ở
lại thành phố Hà Nội , thì người bạn tình
trong "SàiGòn Buồn Cho Riêng
Ai?" Đăng Khánh bỏ lại chính
là SàiGòn.
“em
đi từ dạo đó, hồn tôi đau rã rời.
chân ai về phố
cũ, giọt buồn rớt trên môi”.
Trần Thu Hà
Một người rời Hà Nội năm
1954 thì 21 năm sau, 1975, khi VNCH thất thủ thì có thể
có cơ hội về thăm Hà Nội. Thế nhưng một
người rời SàiGòn vào năm 1975 mà chưa trở về
thì đến nay đã là 38
năm, một thời gian thật là dài, gần bằng gấp
đôi thời gian người rời xa Hà Nội. 38
năm đã có thể là một kiếp người thế
nên tác giả không còn một hy vọng gặp lại SàiGòn
xưa cũ:
"anh
đi đi, anh vĩnh viễn đi đi,
tình tôi đã chết, đời tôi đã hết."
Trong câu chuyện "Người Mỹ Chung
Tình", tôi viết về một anh bạn Mỹ của
tôi, Kevin, năm 1968 được gửi sang Việt Nam là lính Thủy
Quân Lục Chiến, gặp và ở với một cô gái. Cô
này sinh hai con cho anh ta. Một ngày Kevin
được lệnh rút quân về Mỹ bất ngờ
nên mất liên lạc với cô ấy cho đến tháng 2
năm 1975 mới tìm lại được. Kevin mua vé máy bay
cho cô ta và hai con rời VN nhưng cả ba kẹt lại vì
chuyến đi là ngày 30-4-1975. Cô ta ở lại, lấy chồng
mới, sinh thêm
năm đứa con nhưng dấu
Kevin để anh ta cứ tiếp tục gửi tiền về
giúp đỡ. Kevin muốn làm giấy tờ bảo lãnh vợ
và con sang Mỹ nhưng cô ta cứ trì hoãn không cung ứng giấy
tờ nên năm 1981, anh ta bay về SàiGòn để tìm hiểu
nguyên do. Ở SàiGòn, Kevin khám phá ra vợ của mình đã có
chồng mới và cô ta muốn anh ta bảo trợ tất cả
mọi người sang Mỹ. Muốn đứa con gái rời
SàiGòn sang sống với mình, một đứa chết sau
1975, nên Kevin đồng ý mua vé
máy bay bảo trợ cho vợ chồng cô ấy và tất cả
những đứa con sang Mỹ. Mặc dù bị lừa gạt
như thế, anh ta vẫn chung thủy sống độc
thân cho đến ngày hôm nay. Giống
như anh lính Mỹ bạn tôi, Đăng Khánh vẫn chung thủy với người yêu SàiGòn, dù rằng
ngày tái ngộ càng ngày càng xa tầm tay với:
"dù
cuộc tình không tương lai,
trái tim này chỉ có một mình em thôi."
Con số du khách về thăm Việt Nam trong
năm 2012 từ bốn quốc gia có đông người
Việt nhất ở hải ngoại là một con số
khổng lồ:
Mỹ
: 443,826
người
Úc
: 289,844
người
Pháp : 219,721
người
Canada: 113,563 người
thế mà Đăng Khánh không có tên trong số
443,826 người từ Mỹ về Việt Nam vào năm
2012, cũng như những năm trước đó, 2011,
2010, 2009, 2008....1976.
Sự chung thủy với
người tình xưa của anh bạn Mỹ của tôi
là một trường hợp khó tìm. Sự chung thủy của
Đăng Khánh với quê hương 38 năm chưa về
thăm nhà, cũng như của
rất nhiều người Việt hải ngoại rời
SàiGòn sau 1975, "từ mất
em bao ngày tháng đọa đầy" , cũng rất
hiếm thấy.
Tôi nghĩ cô đứng giữa là Thy Trang,
người cùng với cô Hòa Bình tổ chức show
Anh đứng
giữa là Hoàng Công Luận, kéo violon, Hòa âm, Phối khí,
chỉ huy ban nhạc
Nữ tài tử
Kiều Chinh (đứng giữa)
Việt Hải và
vợ chồng anh Lê Hân
Nguyên Khang
Thu Phương,
Tuấn Ngọc
Uyển Diễm, nhạc sĩ Nguyên Bích, Đại
Dương
Nguyễn Tài Ngọc
January
2013
Tài Liệu Tham Khảo:
wikipedia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét