Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Tháng Tư Sừng Sững Đứng



Tôi thức dậy trong đêm
gió đập ngoài cửa sổ
đồng hồ một giờ sáng
đêm đã bước qua ngày
con số 30 gẫy
Tháng tư từ từ rơi
nốt giọt thời gian cuối

37 năm với vòng tang tiên tri và định mệnh

Lê Diễn Đức
 
 
Tôi viết bài thơ dưới đây nhân ngày 30 tháng Tư. Tôi tin con người có định mệnh, đất nước có vận mệnh.
 
Vòng khăn tang mà thanh niên, sinh viên miền Nam Việt Nam mang trên đầu vào ngày 27/4/1975 trên đường phố Paris 3 ngày trước khi Sài Gòn thất thủ, đau xót thay, đã trở thành lời tiên tri ai oán trong suốt 37 năm qua.

Tôi viết khi đất Văn Giang khóc, người nông dân quê tôi khóc và tôi cũng khóc! "Đất vỡ toang như trái tim đang vỡ… Từng mảnh tim ứa máu rải khắp quê hương này… Và người ta đang lấy máu Đất để sơn phết những gương mặt Quỷ đang nhảy múa cuồng điên trong cơn khát tiền tài danh vọng" (Thuỳ Linh).

Tất cả những tang tóc, đau thương của dân Việt, dù chỉ gói gọn trong vài câu thơ, đều có thể chứng minh bằng rất nhiều thông tin và hình ảnh cụ thể.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương

Nhân ngày 30 tháng 4 nhắc lại chuyện cũ về thi sĩ Vũ Hoàng Chương

Nàng trả con về nơi xóm cũ
Nghẹn ngào trở lại đẩy xe nôi
Rồi từ hôm ấy ôm con chủ
Trong cánh tay êm luống ngậm ngùi
Nàng nhớ con nằm trong tổ lạnh
Không chăn, không nệm ấm, không màn
Biết đâu trong những giờ hiu quạnh
Nó gọi tên nàng giọng đã khan
Rồi từ đêm ấy những đêm sau
Hồi hộp nàng ra tựa cửa lầu
Ngó xuống ven trời đầy bóng nặng
Tìm nghe trong gió tiếng con đâu
Gió vẫn vô tình lơ lửng bay
Những tàu cau yếu sẽ lung lay
Xạc xào động cánh… nàng mơ tưởng
Như tiếng lòng con vẳng tới đây
Nàng nhớ con u sầu rũ rượi
Gục đầu thổn thức trên bàn tay
Bạn ơi, nguồn gốc sầu kia bởi
Số mạng hay do xã hội này

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Những đóng góp của các giáo sĩ thừa sai

Từ Léopold Cadière: Nghĩ về những đóng góp của các giáo sĩ thừa sai với nghiên cứu Việt Nam

Số 362 Tháng 8 – 2010
ĐÀO HÙNG
TƯỞNG NIỆM 55 NĂM NGÀY QUA ĐỜI CỦA LINH MỤC CADIÈRE (1955-2010), MỘT TRONG NHỮNG NGƯỜI ĐẦU TIÊN ĐẶT NỀN MÓNG CHO NGHIÊN CỨU DÂN TỘC HỌC Ở VIỆT NAM, ỦY BAN VĂN HÓA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM VÀ TÒA TỔNG GIÁM MỤC GIÁO PHẬN HUẾ, SẼ TỔ CHỨC CUỘC HỘI THẢO VỀ “THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LÉOPOLD CADIÈRE” TẠI TRUNG TÂM MỤC VỤ GIÁO PHẬN HUẾ. HỘI THẢO DIỄN RA TỪ NGÀY 7 ĐẾN NGÀY 9-9-2010, VỚI SỰ THAM GIA CỦA NHIỀU NHÀ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI. NHẰM THÔNG TIN CHO BẠN ĐỌC VỀ CUỘC HỘI THẢO TRÊN, CHÚNG TÔI SẼ ĐĂNG MỘT SỐ BÀI THAM LUẬN TRÌNH BÀY TRONG HỘI THẢO NÀY.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Đọc Đường Phía Bắc Của Lê Đại Lãng


S.T.T.D Phạm Xuân Đài
-
Ngay sau chiến thắng của phe cộng sản tại Việt Nam tháng Tư năm 1975, một sự kiện bi tráng đã xảy ra và kéo dài liên tục trong hơn 15 năm: đó là cuộc vượt biên của nhân dân Việt Nam nhằm đào thoát ra khỏi chế độ cộng sản.

Cuộc đào thoát thoạt tiên xảy ra tại vùng đất thua trận miền Nam. Từ lâu, dân miền Nam là “bà con gần” với thế giới tự do, cho nên trong cơn hoạn nạn ngay trên đất nước của mình, thì phản ứng tự nhiên là chạy tới tìm nhờ bà con. Cũng từ lâu, khi nói tới vượt biên, hầu hết chúng ta chỉ nghe nói những địa chỉ tới của các con thuyền lén lút ra khơi là Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Phi Luật Tân, Úc. Từ các bến bãi miền Nam, thuyền tị nạn tìm đến các bến bờ vùng Nam Á ấy là lẽ tự nhiên – về địa lý cũng như về sự tin cậy. Thế nhưng đường tị nạn còn một hướng nữa, về phía Bắc, mà hầu hết đều tấp vô bến Hồng Kông. Một số người vượt biên từ các tỉnh cực bắc của VNCH cũ, như Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi có khuynh hướng chạy ngược lên hướng Bắc vì đường gần hơn. Nhưng xem kỹ lại thì đa số người tị nạn trong các trại Hồng Kông có vẻ là những người ra đi từ miền Bắc Việt Nam, là miền đất thuộc phe thắng trận năm 1975.

Nỗi buồn Văn Giang

Hưng Yên, cái tên gọi của một nơi mà những người thân của hai bên dòng họ tôi luôn nhắc đến. Bây giờ chuyện xảy ra ở Văn Giang khiến tôi thắc mắc không hiểu những ngôi làng mà gia đình tôi vẫn nhắc có gần Văn Giang. Vào Wiki xem thì tôi thấy không xa, đó là những vùng đồng bằng của sông Hồng.  Những chuyện xảy ra ở Văn Giang rồi có sẽ xảy ra nơi tổ tiên nội ngoại của các con tôi rồi cũng phải đối mặt.  Tôi nhớ tới cái đình làng và con đường vào làng sạch sẽ tráng xi măng và những người đàn bà hiền lành vẫn còn quấn khăn ngồi bên đường bán bánh kẹo đầu thế kỷ 21.  

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Chuyện xưa nay và GS Bùi Văn Nam Sơn

Vẫn biết blog này thì chả có gì đặc biệt cho thiên hạ thường xuyên ngó tới, ngoại trừ như cuốn sổ ghi chú những điạ chỉ cho mình hay cho bạn đọc ghé qua tìm và lang thang tới chỗ khác để đọc.  Thế nhưng hai tuần nay  bài chép phỏng vấn GS Bùi Văn Nam Sơn tự nhiên được nhiều người chú ý nhất, dù bình thường bài đó vẫn được mọi người đến đọc.  Nhưng đầu tuần này đã có 115 người ghé qua đọc bài phỏng vấn ông, ngạc nhiên sao có sự lạ lùng, bởi vì đó chỉ là bài phỏng vấn không phải là những bài triết học được đăng ở nơi khác.  Không phải là Chuyện Xưa Chuyện Nay trên báo Tiếp Thị.  Bây giờ đọc bài sau tôi mới hiểu tại sao, bạn đọc đi tìm đọc bài của ông tăng lên.  Chắc phải tìm đăng những bài của ông BVNS để khỏi phụ lòng bạn đọc tìm đến chỉ thấy có mỗi một bài của ông :-).  

Một sự khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc


Nguyễn Hưng Quốc
Diễn đàn Thế Kỷ 

Tôi có khá nhiều đồng nghiệp, vì một lý do nào đó, thường đi Việt Nam và Trung Quốc. Những lúc tán gẫu, tôi hay hỏi cảm nghĩ của họ về hai đất nước ấy. Chúng tôi đủ thân để có thể nói thật với nhau về nhiều điều. Một trong những điểm chung hầu như mọi người đều đồng ý với nhau là cách nhận xét về con người Việt Nam và Trung Quốc.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

BẢN SONATE CHO MỘT NGƯỜI TỬ TẾ, NGÔ ĐÌNH LỆ QUYÊN

Kim Thanh
 
Tin dữ chuyển đến tôi sáng nay từ một anh bạn phương xa làm tôi rụng rời, như mỗi lần một người quen, già hay trẻ, tại Portland bất ngờ nằm xuống, không kịp nói lời từ giã. Huống chi Ngô Đình Lệ Quyên rời bỏ dương trần lúc 53 tuổi –còn quá trẻ đối với tôi. Trong một phút giây, tôi mong đó không phải là sự thật. Biết đâu ai đó đã đùa dai tung trễ lên mạng ảo một poisson d’Avril, dù tháng tư sắp hết. Đến khi Luật sư Trương Phú Thứ gọi điện thoại kiểm chứng với Ngô Đình Quỳnh và sau đó tôi lên mạng thế giới và có trong tay bài báo bằng tiếng Ý, thì nỗi hy vọng mong manh thật sự tan vỡ và sự đau buồn trong tôi lên tới tột độ.

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

"Người đi qua đời tôi"

Bây giờ tôi ngôi nhìn ông, nguời đàn ông thứ tư trong đời tôi,  có lẽ lâu lắm rồi tôi không nhìn người đàn ông nào như thế.  Môi ông trề ra phơn phớt hồng, mũi ông cao vừa với khuôn mặt ông, đều đặn.  Lúc này mắt ông đang nhắm lại nên tôi không thể diễn tả được.  Nhưng nhìn ông, không biết chán, đã bảo lâu lắm tôi không yên lặng "chiêm ngưỡng" người đàn ông nào cơ mà.  Ông đến trong đời tôi không mong đợi.  Tôi cũng không vất vả chăm sóc, lo lắng gì cho ông.  

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Những hình ảnh không in ra được

Sáng thức dậy đọc hai bài này và bài viết về một người me, đã lấy của tôi tí nước mắt vào sáng sớm, có lẽ không ai trong chúng ta những người đã sống qua thời điểm 1975 lại không mang theo vào ...đáy mộ một vài hình ảnh không bao giờ quên được.  Thật sự ngày 30 tháng 4 đối với tôi lại là một ngày ít "kinh hoàng" hơn những câu chuyện mà tôi đã được đọc, lúc ấy tôi đang ở trong một căn biệt thự ở Vũng Tàu, khi tiếng súng nổ, nhìn thấy người lính bộ đội trước mặt biệt thự chuẩn bị những nòng súng B40 chiả vào một góc nào đó, thì những người trong ngôi biệt thự đã bảo nhau dương cờ trắng, cờ Pháp để họ hiểu đấy là biệt thự của Pháp, và chúng tôi được an toàn? Tôi chỉ nhớ có thế.  Rồi tiếng súng, hỗn loạn của thành phố cũng qua đi.  Tôi không còn nhớ gì những ngày sau đó.  Hình như tôi  mất trí nhớ một thời gian khá dài về những ngày tháng ba.  Để sau đó trí nhớ phục hồi tôi nhớ được những ngày cuối tháng Ba về một hành trình từ Đà Lạt về Nha Trang, ra Qui Nhơn bay về Đà Nẵng, rồi lại từ Đà Nẵng trên xà lan vào Nha Trang, đến Cam Ranh vào Sài Gòn và ngay đêm sau lại đi xe đò ra Vũng Tàu cho hết tháng Tư.  Bạn sẽ hỏi tôi đi đâu mà đi lòng vòng, nhưng đó là câu chuyện khác. Tôi chỉ muốn nói đến những hình ảnh tôi không quên được trong những ngày tháng Ba, là

Viết về mẹ

Lang thang trên facebook, thấy mấy dòng này của cháu Bùi Trung Nhân. Cháu viết như cảm xúc sao viết vậy chứ không có ý viết thành bài. Tên bài viết do NTTblog đặt. 


Mẹ sinh ra trong gia đình kiểu mẫu, bà làm thương nghiệp, ông thì trong quân đội, lớn lên dưới mái trường XHCN, nơi mà 18 năm con học luôn nói về việc giữ đạo đức làm gốc. Cái mà người ta gọi là kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ, hòa đồng nhường nhịn với anh chị em và quý trọng chan hòa với bạn bè. Trong mắt con, có lẽ mẹ luôn là bà chị khó chịu nói nhiều, nhưng 18 năm rồi con ở với mẹ, cái đạo đức mà nhà trường dạy ấy, con nghĩ mẹ học và áp dụng tốt hơn con, đó là qua các hành động của mẹ. Nhưng mẹ ơi, xã hội thay đổi từng ngày, và cái mà bọn nó rao giảng hàng ngày, hàng giờ trên trường trên báo, trên tin tức, nó lỗi thời rồi ! Bằng Chứng à!? Ông mất sớm, lúc ông mất mẹ có gì ngoài bàn tay trắng với 3 đứa con!? Trong mắt họ, mẹ chỉ là một đứa nghèo hèn.

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Lại xin đừng bấm vào link

Trở về nhà sau một ngày mệt mỏi, nhận mầy cái thư của người lạ lẫn người quen, người quen của người quen gửi đến với cái mỗi dòng chữ nhắn nhủ bấm vào cái link có cái đuôi như sau.  Biết ngay là có nạn "virus" đang xâm nhập email thiên hạ và gửi đi tùm lum rồi, vì ông thầy tui thủa đời nào thầy tui, người quen của người quen mà tui thì không quen lại gửi riêng cho tui mấy dòng chữ rất ư là vô duyên như thế. Tui delete luôn và thông báo cho mấy cô em đừng có tơ lơ mơ bấm vào, giờ này lẽ ra tui phải đi ngủ mà phải vào đây gõ để xin mọi người đừng có bấm vào cứ delete đi cho yên chuyển kẻo ngày mai emai của bạn sẽ gửi cho tất cả người quen của bạn dòng chữ sau lại làm khổ người ta nữa đó.  Xin vui lòng đừng cả tin mà bấm nhé.


this is intense you should check this out "panews15.net/biz/?news=6893729"

Không có gì "intense" cả, chỉ có delete, loại bỏ ngay lập tức


Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Quá khứ

Không rõ ai ở Dân Làm Báo đã vẽ bức tranh này, bức tranh có màu sắc rất sống động, nếu mà có tấm tranh này, tôi sẽ mua về treo để hình dung lại những đêm tối mênh mông trên biển, có khi mình sẽ lấy cọ vẽ thêm luôn một người đang ngồi ngay mạn thuyền thò hai chân xuống biển, bọc hai chân vào cái bao nylon vì sợ cá mập xơi tái :-).  Ây vậy không hề hấn chi lại cũng không rơi xuống biển, và sống sót cũng nhờ hít khí trời, chứ mà ngồi ở chỗ kín đáo an toàn có khi đi đoong mất rồi.  Thôi bây giờ không phải lúc nhớ chuyện cũ làm chi.  


Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Giang Trang

Hôm nay đọc bài viết của blogger Bùi Văn Phú giới thiệu Giang Trang, tôi mới nhớ hôm nọ mình có copy một bài nói về cô bé cùng quê... nội, vào blog tìm không thấy, hóa ra gõ xong để đó rồi quên mất.

Đây là post copy cũ của tôi.

Tình cờ đọc được bài viết của Lê minh Hà, một nhà văn ở Đức mà tôi thích đọc lối văn kể chuyện tác giả về đời sống ở Miền Bắc. Bài viết về một người ca sĩ tên Này, có Giang Trang, tôi chưa nghe cô ấy hát bao giờ cho đến hôm nay khi cái tên đập vào mắt mình, khiến tôi không khỏi cười một mình "ai sao có cái tên là một nửa của mình". Thật sự đã có lúc tôi ân hận không chọn GT.  Cho nên bây giờ cái tên GT mỗi chữ là một nửa của hai cái tên, ít bạn bè của tôi biết được điều này, bạn dĩ nhiên biết 1/2 tên, người làm chung thì biết 1/2 kia. :-). Và tôi post lại bài viết bởi vì những tấm hình đen trắng được chụp theo tôi là khá đẹp trong bài. Sau đó tôi mới vào youtube nghe cô hát.  Giọng cô trong trẻo tuy đối với tôi không có gì xuất sắc hơn vài ca sĩ đã từng hát nhạc Trịnh Công Sơn, nhưng đặc biệt vì cô hát với tiếng đàn đệm Guitar, làm nổi bật giọng ca của cô hơn. Chợt nhớ có lần tôi góp ý về các clip nhạc của Trương Qúy, người nữ giới thiệu chương trình nhạc Bài ca Hà Nội cũng tên là Giang Trang, đọc nhanh quá làm mất đi sự truyền cảm của bài viết cho chương trình, khi ấy tôi cứ nghĩ người nữ Giang Trang chắc là trưởng thành trong thời chiến tranh khi mà xướng ngôn viên có cách đọc phải hùng hồn như chuyển tải tinh thần hành quân đến người lính, nay vẫn quen cách đọc như thế. Không hiểu cô Giang Trang ấy cũng là cô ca sĩ hát nhạc Trịnh không nhỉ.  Nếu là một người thì tiếc quá, cô chỉ nên hát không nên đọc :-)  

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Vì đâu nên nỗi ?

Lức Thê (Danlambao) - Những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, hồi đó tôi con rất bé, bây giờ ngồi ôn lại tôi chỉ nhớ những sự kiện đã xảy ra, nhưng không thể nào nhớ rõ cụ thể tháng năm cũng như điều nào xảy ra trước điều gì xảy ra sau. Với chút hiểu biết hiện tại, cũng như những câu chuyện nghe ba tôi kể lại, tôi cố gắng sắp xếp các ký ức rời rạc thành một câu chuyện cuộc đời của cha tôi từ đó đến năm ông mất.

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt


Tống Văn Công

Trong tiếng Việt có nhiều từ gốc Hán đã Việt hóa rất lâu, tuy vậy vẫn thường bị dùng sai. Cách đây nhiều năm, trên diễn đàn này, tôi có đánh động việc dùng sai từ “quyết liệt”. Từ này Từ điển Hán- Việt của Đào duy Anh định nghĩa: “thật ra mặt xung đột”. Từ điển Tiếng Việt 1992 do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa “Quyết liệt: tính từ. Hết sức mạnh mẽ, tỏ ra kiên quyết đến cùng trong hoạt động đấu tranh, chống đối. Cuộc chiến đấu quyết liệt. Chống cự quyết liệt. Thái độ rất quyết liệt.” Hồi đó tôi cho rằng không thể nói  “ Chỉ đạo quyết liệt”, mà “chỉ đạo kịp thời, chỉ đạo cụ thể, chỉ đạo rành mạch”. Nhưng ngày nay cách nói thiếu chính xác này đã trở thành phổ biến trên các phương tiện truyền thông, bởi đó là cách nói của các vị lãnh đạo cấp cao!

Tiếng Việt - hiện đại hoá xưa và hiện đại hoá nay

Viet-Studies
Không cần nói thì ai cũng hiểu sức mạnh và quyền lực của ngôn ngữ. Các cụ ngày xưa mặc dù tỏ ra rất thoải mái “Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, nhưng ngay đấy lại cảnh báo với lời lẽ rất hình sự “Lời nói đọi máu”. Câu chuyện về cái lưỡi lắt léo của Edôp cho ta một bài học rằng ngôn ngữ có thể tâng người ta lên mây nhưng đồng thời có thể dìm người ta xuống bùn đen, có thể biến kẻ thù thành bạn bè và ngược lại. Ở tầm rất cao như tầm một dân tộc hay thấp hơn là một cá nhân, ngôn ngữ có giá trị như một tài sản vô giá vì ngôn ngữ thể hiện vốn sống, trình độ, trí tuệ, cảm xúc, tư duy, sự khôn ngoan, sự nghiêm túc, óc hài hước, lòng dũng cảm, trí sáng tạo…  Đây còn là một tài sản đặc biệt vì một khi đã sở hữu nó rồi thì không thế lực nào có thể tước đoạt nó đi được. Tuy nhiên ngôn ngữ cũng có thể bị mai một, bị xói mòn nếu không được trau dồi, bồi đắp, và ở thái cực khác, ngôn ngữ cũng thể hiện sự hời hợt lười biếng, sự hèn nhát, thói giả dối...

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Tháng Tư

GN: Hôm nay ở nhà tôi làm rất nhiều việc, kể cả mở được một CD nghe nhạc, bước ra sân xem hoa, ngửi gió muà Xuân đang thổi, tận hưởng một ngày nắng ấm mà tin nói tuần sau sẽ chuyển sang cơn mưa hầu như suốt tuần.  Mấy tuần lễ hay có thể nói cả một năm trời cứ cuối tuần là tôi rong ruổi đi đi về về mấy trăm dặm,  bỏ lái xe hàng ngày, dùng xe bus đi làm một phần cũng để tiết kiệm xăng thế mà cuối tuần còn đi gần bằng số dặm đi làm.  Cho nên có một ngày thong thả nhất, là ông chồng tôi tự nhiên "tình nguyện" nói để ông ăn bánh mì tôi khỏi phải nấu cơm.  Không dưng tôi có thêm chút thì giờ cho chính mình, kể cả cuối ngày ngồi xuống đọc bài viết của một tác giả tôi hay đọc, Trần Mộng Tú. 

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Hùng ca sử Việt

Hôm nay xem trên net giới thiệu bộ phim DVD Golden Asia 2, tôi mở một clip ra xem để vừa xem vừa giết thì giờ khi tập thể dục, rút cuộc tôi xem luôn một mạch hết cả 8 clip trên youtube.  Lúc đầu xem, cứ nghĩ ai hoà âm cho chương trình nhạc hay thế, hào hùng thế, nhất định xem xong phải emai cho con chạy ra tiệm mua ngay cho tôi một DVD để cho ông xem và tôi để dành, tôi ít xem chương trình ca nhạc, những hễ xem clip nào có giá trị thì tôi mua, thứ nhất để dành cho con cháu, thứ hai để cho nhà sản xuất tiếp tục làm thêm những bộ phim có giá trị cho tui coi tiếp. 

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Mỏ dầu?

Nhà tôi ở ngoại thành, mỗi lần đi về ngang những hàng rào mà bên trong đầy những xe truck trắng tinh với những thùng đổ nghề chất đầy đậu đầy sân bên trong hàng rào.  Những mảng đất được xới lên bằng phẳng, những giàn khoan ở đâu được đưa đến trong đêm sửa soạn cho một cuộc khoan đào.  Những dàn khoan cũ từ lâu bỗng dưng hoạt động công việc bơm đều đặn.  Là lúc tôi biết phải chuẩn bị túi tiền. 

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Bài diễn văn của cụ Phan Châu Trinh

GN: Chép lại tặng các bạn học Phan Châu Trinh nhân dịp họp mặt cuối tháng Năm này. Với những người bạn trẻ thời nay thì chắc chỉ cần thay thế mấy chữ Nho Giáo với mấy chữ Karl Marx hay tư tưởng của ông nào đó.
pct
Đây là bài diễn văn của cụ Phan Châu Trinh năm 1925 tại Sài Gòn, sau khi Pháp thấy cụ gần chết vì lao phổi nên đưa cụ từ Pháp về Sài Gòn (để chết). Đến lúc gần chết cụ vẫn đau đáu về tương lai của Việt Nam.

QUÂN TRỊ CHỦ NGHĨA VÀ DÂN TRỊ CHỦ NGHĨA

Phan Châu Trinh

Thưa các anh em, chị em, đồng bào!
Từ khi tôi biết cái học mới đến bây giờ, thì trong trí tôi bực tức, ngẫm nghĩ lấy làm lạ quá. Lạ vì trong xứ Á Đông này có bốn nước đồng văn, mà đều sùng bái cái chính thể quân chủ, đều sùng thượng Nho Giáo. Vậy làm sao mà từ hồi cái văn minh bên Châu Âu tràn sang cõi Á Đông đến nay thì chỉ có người Nhật Bản bỏ ngay cái học cũ mà theo lối mới, thì sự giàu mạnh trông thấy liền trước mắt, chừng trong bốn năm mươi năm mà đã sánh vai với liệt cường? Còn nước Xiêm [Thái Lan] ở gần bên ta, thì nó chẳng có đạo Nho gì hết, nó chỉ có đạo Phật mà thôi, mà nay nó cũng đứng vào hàng Vạn quốc bình đẳng. Tại làm sao mà được như thế?
Chẳng có sự gì thế, hễ người Anh lại nó cũng cho vào, người Pháp lại nó cũng cho vào, người Mỹ, người Đức lại nó cũng đãi tử tế, để nó theo học cái hay của mấy nước đó. Chỉ chừa ra có ba nước là nước Tàu, nước Cao Ly [Triều Tiên] và nước ta, dân thì nghèo, nước thì yếu, cái phần người dốt nát thì chiếm đến 80%. Còn gọi là thượng lưu, chẳng qua là trong bọn “bát cổ” đã chiếm hai phần ba trong nước; thật chẳng biết biết cái Nho Học là gì, mà cũng nhắm mắt lại chê càn cái văn minh mới là mọi rợ! (đây tôi nói Cao Ly và Tàu, còn Việt Nam ta để tôi nói lại sau).

Chủ đề

Góp Nhặt

Blog Anh

Lưu trữ Blog