Đến chết cười vì cái bác blogger Cua Rận này luận về chuyện cải cách nhất là cải cách giáo dục. Nghĩ thời xưa mình đi học, lớp sáu lớp bẩy học văn chia làm hai phần Kim văn và Cổ văn, học thế nào cũng đâu có "ngố" như trẻ 13 tuổi như Cua Rận kể, cũng hiểu "thiếp" là gì trong văn chương cổ. Làm toán thì cũng hay ho ra phết, có lẽ thời ấy mình không có bị học kiểu toán đánh chém giết nhau để biểu hiện một bài toán nào, nên đầu óc không có mộng mị một cuộc tàn sát nào để chẳng giải ra bài toán, ngày ấy chỉ khổ sở vì đã biết xe cộ máy bay ra làm sao nhưng học vận tốc thì cứ phải tưởng tượng, nói tóm lại thời mình quả là thời bình, học hành êm ả, vừa học vừa chơi, ngày học một buổi, con trai học buổi sáng, con gái học buổi chiều. Cái vụ con gái sao học buổi chiều thì cũng chả hiểu chắc là trường vẫn còn kỳ thị, con gái phải ở nhà cơm nước cho con trai đi học trước hay sao đó, hay là cho con gái đi học muộn để chúng còn ngủ, dậy còn chải đầu chải tóc? Đó là nói đại thế thôi, chứ tớ cũng không có biết nấu cơm cho ai thời ấy. Thời ấy đi học, được thưởng cuối năm, mình còn được chú tài xế vào tận trường vác phần thưởng về nhà hộ nữa cơ mà, ôi sao cái thời con nít ấy, sao oai đến thế.
Có điều bây giờ đọc bài Cải cách của blog Cua Rận, thì ngơ ngác uả sử VN có thời Lí hồi nào sao mình không biết, Lí Bí là ai thì mình không nhớ có học hay không? Nhưng Lý Công Uẩn thì có, nhưng hồi đó viết là Lý, bây giờ bao nhiêu người họ Lý bây giờ bỗng dưng thì Lí cả, như thế họ có phải đi chỉnh lại giấy khai sinh không nhỉ? Chữ với nghĩa. Cứ cải cách mãi có ngày không còn Lý.
Có điều bây giờ đọc bài Cải cách của blog Cua Rận, thì ngơ ngác uả sử VN có thời Lí hồi nào sao mình không biết, Lí Bí là ai thì mình không nhớ có học hay không? Nhưng Lý Công Uẩn thì có, nhưng hồi đó viết là Lý, bây giờ bao nhiêu người họ Lý bây giờ bỗng dưng thì Lí cả, như thế họ có phải đi chỉnh lại giấy khai sinh không nhỉ? Chữ với nghĩa. Cứ cải cách mãi có ngày không còn Lý.
Cua Rận - Lại cải cách giáo dục... Kính cụ, liệu còn bao nhiêu lần nữa
Cua Rận
Mình đã vinh dự được qua hai lần cải cách giáo dục. Và có khả năng được tham dự lần cải cách thứ ba, vì nghe đâu đang có cái dự án giáo dục 70 nghìn tỷ. Xấp xỉ bằng vụ VINASIN.
Bé được xem cải cách ruông đất, nhớn đi bộ đội đánh nhau được xem cải tạo tư bản miền Nam, vào nghề dạy học được tham dự ba lần cải cách giáo dục. Đời người mà được tham dự những năm lần cải cách lớn quy mô toàn quốc (chưa kể những cái cải cách lặt vặt)… vậy cũng đáng tự hào… ta lớn lên cùng đất nước.
Kể về cải cách giáo dục một tí tị cho vui. Chỉ dám kể ở bậc phổ thông thôi chứ bậc nhớn hơn mình không biết nên không dám nói.
Cải cách giáo dục lần thứ nhất đầu thập kỉ tám mươi: Bọn mình lúc bấy giờ là giáo viên gầy giơ xương, có cô giáo ngất xỉu khi nghe giảng viên trình bày nội dung cải cách. Ngất vì hai nhẽ; nhẽ thứ nhất: nghe mà sợ đến ngất đi bởi nhiệm vụ nặng nề vì cải cách đặt ra mục đích cao vòi vọi, nhà trường phải đào tạo ra các… Thánh. Con người được đào tạo ra phải giỏi hết mọi nhẽ mà lại còn có lí tưởng Cộng sản chủ nghĩa. Nhẽ thứ hai: ngất vì đói. Thời bao cấp giáo viên là tầng lớp hạ đẳng trong xã hội, cửa hàng mậu dịch ghi rõ rành rành “phân phối từ giáo viên trở lên mỗi người… nửa mét vải màn.”
Hạ đẳng nhất trong giới công chức viên chức mà lại làm nhiệm vụ đào tạo các Thánh. Vậy ra chức năng của giáo viên tự dưng được nâng ngang hàng Chúa Giê su và Đức Phật Thích ca(!) Kể cũng hay. Đấy là suy diễn về mặt chức năng thôi chứ mình không có ý dám xúc phạm đến các bậc tối linh.
Kết quả là nước ta đã đào tạo được một lớp người viết thư pháp đông đảo nhất trong lịch sử. Khả năng này bộc lộ ngay từ trong nhà trường. “Thầy giáo” biến thành “Thần Gió”. Bọn trẻ viết “lòi phi củi thần gió”, phải có nghề mới dịch được sau khi đã suy luận chán chê. Thì ra nó viết “Lời phê của thầy giáo”. Nếu ai không tin hãy thử xem các văn bản viết tay.
Và học phép cộng ở lớp một phải theo quan điểm tập hợp. Một bé giai tính "năm cộng năm bằng mười một". Tìm hiểu ra thằng bé không sao nhận ra được Phép Cộng là Tập Hợp là Hợp của hai Tập Hợp không Giao nhau mà mỗi Tập Hợp có năm phần tử. (Chắc các bạn cũng mụ mị vì mớ lí thuyết phức tạp này mà mãi bậc Đại học mới sờ đến. Bây giờ phải nhét vào đầu thằng trẻ con sáu tuổi ngủ còn đái dầm, nửa đêm mở mắt ra thấy bố với mẹ mất đoàn kết cởi hết quần áo vật nhau chí tử, mà không dám nói, không giải thích được tại sao lại thế? trong khi người lớn thì bảo đó là...Giao Hợp. Mình phải giải thích theo quan điểm tập hợp của Toán học hiện đại bởi chương trình cũng quy định phải dạy như thế)... Nhưng nó lại sợ cô giáo nên đành phải cho tay vào túi quần, tay nọ đếm số ngón tay của tay kia theo phép đếm thông thường. Và... đếm luôn cái của quý, nên năm cộng năm bằng mười một.
Kết quả thứ hai là có thêm một cái tên: Phổ thông Cơ sở. (Dĩ nhiên phải có hệ thống kéo theo cái tên ấy) nhập cấp một vào cấp hai, thòi ra một lớp gọi là “lớp tám nhô” sau đó vào lớp mười. Bởi cấp hai cũ là lớp 5, 6, 7 bây giờ lại là 6, 7, 8… mất một năm sau nữa mới có lớp 9. Bắt đầu trường lớp bỗng khắc nhập khắc xuất y như các tỉnh cũng khắc nhập khắc xuất…
Về nội dung kiến thức cũng bắt đầu phức tạp. Môn Toán cấp hai thì một số định lí biến thành định nghĩa và ngược lại, các kiến thức đã học của giáo viên buộc phải bỏ ra sắp xếp biện giải lại nhưng vẫn mắc phải tình trạng cầm đèn chạy trước ô tô ví như hình vuông có phải là hình thoi không vân vân… Môn văn thì ngoài thơ Tố Hữu ra chẳng có mấy bài thơ khác. Dạy văn mà chọn cóc nhảy từng đoạn của tác phẩm. Giáo viên chả biết lối nào mà lần. Mình đã từng hỏi hàng trăm giáo viên: Tên bố thằng thiếu tá Xăm trong Hòn Đất (của Anh Đức) là gì. Nhất loạt không biết… tất cả đều bảo đọc lâu quên rồi. Nhưng có người táo tợn hơn bảo bố thằng Xăm tên là Lốp. Điên hết cả người! Vì có đoạn bà Cà Xợi là mẹ đẻ Xăm đã vung dao định chém đầu con mình lúc đang ngủ, rồi nghĩ thế nào lại gọi du kích vào chém. Một hành động phi nhân tính như vậy mà học sinh phải học để minh họa cho ý chí cách mạng trên hết. Mình không dám trách nhà văn nhưng cũng cố tìm nguyên cớ để thanh minh cho hành động ấy. Nhưng giáo viên văn có mấy người đọc hết tác phẩm mà lí giải.
Còn thi cử mới khốn khổ khốn nạn. Trước khi vào thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở, Hiệu trưởng phải cắn rơm cắn cỏ lạy ông Hợp tác xã cho tạ lợn, lạy ông Ủy ban cho mấy trăm. Có Hội đồng coi thi thì có Hội đồng bảo thi. Coi thi mà tiệc tùng ê hề. Thi bốn môn mà kéo dài ba bốn ngày. Hai ngày đầu học quy chế và kiểm tra hồ sơ. Khi giám thị có mặt đầy đủ thì tiếng lợn bị chọc tiết vang lên hòa cùng tiếng chủ tịch Hội đồng sang sảng đọc quy chế. Các lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Đoàn thể, Hội phụ huynh nô nức kéo đến chúc mừng…Sau những bài phát biểu chào mừng… mà chả ai biết chào mừng vì cái gì, tiếp theo là đại biểu và hội đồng hoan hỉ tiết canh lòng lợn. Đến ngày thi chính thức thì tập trung khai mạc chào cờ. Tiếng lợn bị chọc tiết một lần nữa lại hòa cùng tiếng hát Quốc ca vang lên hoành tráng… hứa hẹn trưa lại chào cờ… lòng lợn tiết canh.
Năm tám hai mình làm thư ký hội đồng ở ngay cái trường mà mình hiện giờ mới chuyển đến (vì lí do luân chuyển và ghét của nào trời trao của ấy. Cho chết!). Sau buổi thi đầu tiên, mười tám trong tổng số hai bốn giám thị cùng với bốn thanh tra cấp tỉnh bị Tào Tháo đuổi. Thanh tra cấp tỉnh được mười hai ông dân quân khênh đi cấp cứu tại Bệnh viện huyện. Còn mười tám giám thị cắt cử nhau vừa coi thi vừa lần lượt chạy ra nhà vệ sinh. Rồi kì thi ấy cũng qua. Vẫn đỗ trăm phần trăm. Vừa rồi gặp lại ông chủ tịch hội đồng coi thi ngày ấy (đã nghỉ hưu được mười năm) nhắc lại kỉ niệm ông bảo hú hồn. May không thằng nào chết chứ không thì hai thằng mình đi tù. Mà sao chú không việc gì? Ông hỏi. Mình mới bảo em phải thủ trước một ít Bê một và Suyn- pha Ga- ni- đăng rồi, với lại trước khi đi coi thi phải nhịn ăn gần một ngày chứ không có cũng toi. Ông lại hỏi: Nó cho ăn cái đếch gì mà nên nông nỗi ấy? Mình bảo: họ lấy tóp mỡ ngày hôm trước đem làm nhân tiết canh, em vừa đưa vào mồm thấy kinh quá nên không ăn. Vậy mới thoát!
Rôi vào cái năm tám sáu, tám bảy gì đó, trên hô hào phải thi nghiêm túc và giao cho các nhà trường tự coi, chấm thi tốt nghiệp. Mình sướng quá! Phải thế chứ! Bởi vì ở giáo dục bệnh thành tích nặng lắm. Chính quyền cũng vậy: người ta bắt bằng mọi giá phải phổ cập nên thành thử chẳng có trẻ lưu ban bao giờ. Bọn ra trường bảo bọn đang học: “Học làm đếch gì, chả ai dám bắt mày học lại đâu, thế nào mà chả lên lớp, chả tốt nghiệp…” Phụ huynh tự hào con mình mỗi năm lên một lớp, năm nào cũng có giấy khen…
Năm ấy mình tổ chức một kỳ thi nghiêm túc thật sự. Kết quả: bốn tám phần trăm học sinh trượt tốt nghiệp.
Dân tình ngao ngán. Có người đến tận nhà chửi mình… Lãnh đạo xã cho gọi lên làm kiểm điểm để xử lý kỷ luật. Trong hội nghị, mình cãi: “Kỳ thi vừa rồi không có học sinh nào trượt oan”. Ông bí thư chỉ tay vào mặt mình: “Thầy là loại người vô nhân đạo. Các xã khác con em người ta đỗ trăm phần trăm. Tại sao xã ta lại chỉ có năm hai… Khẩu hiệu tất cả vì tương lai con em chúng ta thầy không nhớ à. Thầy… thầy… giết tương lai con em xã ta…”.
Mình lục được bài diễn văn mình đã viết cho Bí thư phát biểu hôm 26-3 trước toàn thể đoàn viên học sinh nhà trường (Chả là mình còn có thêm nghề viết diễn văn thuê cho lãnh đạo xã. Mỗi mùa cũng được trả hơn trăm cân thóc) đại thể bài diễn văn yêu cầu phải học thật thi thật để có chất lượng thật. May sao đài truyền thanh còn giữ cuốn băng ghi lại ý kiến quý báu của đồng chí bí thư. Mình mở cuốn băng. Tất cả đều cười… rồi giải tán… sau khi lĩnh tiêu chuẩn hội nghị!
Vụ ấy mình không việc gì, nhưng cái nghiệp viết thuê diễn văn thì mất đứt. Người ta ngại, bảo là mình xỏ lá... Sau vụ ấy mình thành ra người nổi tiếng, trở thành một hung thần “giết tương lai con em xã ta”. Đến nỗi vài năm sau người ta định cho mình về làm Hiệu trưởng ở thị trấn quê hương yêu dấu của mình thì lãnh đạo thị trấn chối đây đẩy: Họ không muốn có một hung thần “giết tương lai con em thị trấn ta”.
(Kể dài rồi, cho mình tạm dừng. Kì sau kể tiếp )
Kỳ 2
Cải cách Giáo dục lần hai từ năm 2001-2002 có vẻ quy mô hơn hoành tráng hơn nhưng khủng khiếp hơn. Khủng khiếp trước hết là nghe các cụ cấp cao tít trên giời cãi nhau ỏm tỏi. Chả biết cãi nhau về cái gì mà một cụ Giáo sư Vụ trưởng tức quá đã xin từ chức. Một sự lạ trong giới quan chức Việt Nam ta vốn chỉ có lên mà không có xuống. Nhưng cải cách Giáo dục vẫn được tiến hành mở đầu bằng việc lớp một bắt đầu bằng chữ E chứ không phải O,A như ngày xưa. Thành phố thì chả sao vì ở đấy trẻ con mẫu giáo đã thuộc lòng chữ cái, ghép vần, đọc báo rau ráu. Chả vậy mà có cả những lò luyện thi vào... lớp một(!). Còn ở nông thôn thì mọi sự vất vả đổ lên đầu giáo viên. Kết quả nhiều giáo viên bị phụ huynh chửi cho là ngu mà chả biết than thở cùng ai.
Nghe các cụ trình bày nội dung thấy khoa học lắm. Giáo viên phấn khởi lắm nhưng thực tế lại không phải như vậy. Vì để theo kịp khoa học thế giới và để đào tạo con người phát triển toàn diện thì chương trình phải nâng cao nhưng... thời lượng không được nâng lên. Thằng học sinh Trung học cơ sở phải gánh 13 bộ môn chưa kể tự chọn và học nghề. Thập toàn đại bổ! Và như vậy thì các bộ môn cơ bản từ năm, sáu tiết trên tuần nay chỉ còn bốn tiết. Cũng mừng vì đã bớt hàn lâm một chút nhưng kiến thức nặng nề lên, kiến thức cấp ba ngày xưa được đưa về cho cấp 2, thời gian ít đi thành thử vắt chân cổ mà theo chương trình nên cái gì cũng chàng màng. Vậy nên học trò lo, phụ huynh lo, nên phải học thêm, học ngoài trường. Dư luận gào lên tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan. Các cấp hoảng hốt trước dư luận đến nỗi có nơi cử cả công an nội chính vào cuộc theo dõi giáo viên có dạy thêm hay không cứ như theo dõi tội phạm hình sự. Kết quả ở nông thôn việc này tạm yên vì nhà trường và giáo viên bảo mình bỏ sức ra dạy thu vài đồng bạc bọt bèo cốt là đẩy chất lượng lên chứ có ăn cắp ăn trộm tham nhũng gì đâu mà bắt bớ theo dõi. Hiện nay vùng mình có phân công dạy thêm, dạy phụ đạo cũng chẳng có giáo viên nào chịu làm vì người ta bảo vắt kiệt hơi sức, phát ho hen cả buổi mà thù lao không bằng người phu hồ, lại còn bị săm soi đe nẹt. Làm việc khác khỏe người mà lại đàng hoàng thu nhập cao hơn. Đấy là nói ở nông thôn chứ còn ở thành phố có giời mà cấm được!
Chương trình Hình học THCS hệ tiên đề cũ không được sử dụng mà thay bằng hệ tiên đề mới kéo theo những phức tạp mới. Giáo viên lẫn lộn linh tinh…việc cầm đèn chạy trước ô tô xảy ra thường xuyên. Đã thế việc soạn bài lại rất vớ vẩn. Vớ vẩn bởi vì cái anh internet. Tự dưng lòi ra cái anh thư viện giáo án. Thế là lấy ra thoải mái hoặc coppy của bạn. Nếu bảo kiểm tra giáo án chỉ việc đút cái USB vào máy là tuôn ra hàng tệp giáo án rất chỉn chu. Không hiếm trường hợp người có giáo án vi tính lại chưa bao giờ sờ đến máy tính. Nực cười như vậy nhưng cũng rất khó bắt bẻ. Chương trình vừa mới vừa nặng lại không soạn thì làm sao dậy tốt được.
Bây giờ mình mới nói đến bộ môn văn. Nghe nói nội dung thì hay lắm. Nhưng một truyện ngắn dài dằng dặc chỉ dạy trong một tiết. Giáo viên gọi học sinh đứng lên đọc văn bản, nó ngắc ngứ một tý thì ngay cả việc đọc văn bản cũng không thể đủ thời gian. Vậy là giáo án cháy đùng đùng. Bù lại vào lúc nào khi chương trình là pháp lệnh? Chuyện dạy đọc chép là khó tránh khỏi. Các cụ ở trên có biết cho cái nỗi khổ ấy đâu. Chỉ mạnh mồm phê phán. Chỉ béo mấy ông thấy tình hình vậy bèn ra sách bài tập, bán sách ôn tập, bán sách các kiến thức cơ bản, học văn như thế nào cho tốt… toàn là đưa các bài mẫu chứ chưa một cuốn sách nào dạy cho học sinh cách học văn cho tốt. Mình dám đảm bảo trăm phần trăm như vậy, ai không tin cứ ra hiệu sách mà thử xem các sách “để học tốt bộ môn văn lớp…”
Chưa hết các cụ bảo dạy văn học phải giữ bản sắc dân tộc nhưng rặt chữ Hán đến nỗi một số cụ Giáo sư nổi tiếng đã đề nghị cần phải đưa chữ Hán vào dạy cho học sinh THCS. Một bài thơ có bốn câu mà thầy trò đánh vật với nhau đến cả một tiết học. Đầu tiên phải biết tác giả là ai tên khai sinh là gì sinh năm nào, ở đâu, đã viết bao nhiêu quyển sách, làm bao nhiêu bài thơ, thơ của cụ có nội dung tư tưởng gì… có nghĩa là phải thẩm tra đầy đủ lí lịch. Sau đó là bài thơ có hoàn cảnh sáng tác vào năm nào đất nước lúc ấy như thế nào, tác dụng gì, tác phẩm ở trong quyển nào… bằng ấy thứ trong dăm phút phải nhét vào được cái đầu thằng trẻ con chưa đầy mười ba tuổi thì không mụ mị mới là sự lạ. Rồi đọc phiên âm: kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên… sau đó giải nghĩa: Kim dạ là gì? Đêm nay ạ! Nguyên tiêu là gì? Rằm tháng giêng ạ! Nguyệt chính viên là gì?... Thực ra là đọc giải nghĩa trong Sách Giáo khoa chứ ngay người dạy cũng chẳng biết là gì, vì có học chữ Hán đâu mà biết. Giải nghĩa một thôi một hồi và tự dưng vọt ra câu: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi”. Nào ai đã thấy “lồng lộng” nó nằm ở chỗ nào mà bảo nó cảm, nó hiểu. Bí quá đành bịa ra thế nào là dịch thơ, thế nào là ý tại ngôn ngoại… rất vớ vẩn. Thơ Đỗ Phủ, Lý Bạch cũng vậy… Mà bắt thằng trẻ con bắt mũi chưa sạch học thơ Đường luật dịch sang… lục bát thì nó bảo: chả hay, thua ca dao. Đỗ Phủ Lí Bạch thua ông bà nông dân nhà ta(!)
Thằng bé mười một mười hai tuổi mới lớp bảy thò lò mũi xanh đã biết gì về cái sự yêu đương và nỗi nhớ nhung chờ đợi trong tình cảm vợ chồng mà đã được được các cụ cho học Chinh phụ ngâm. “Trống Trường thành lung lay bóng nguyệt, khói Cam tuyền mờ mịt thức mây” thì ngớ ra, rồi có đứa còn hỏi “Cô Thiếp là cô nào? Mà làm sao cô ấy phải đi về buôn chuối?” Ấy là vì nó đọc chưa thạo, lại không biết cái từ thiếp nên hỏi thế… sau khi đọc “Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn” thành "Thiếp thì về buôn cả chuối chanh". Có lẽ soạn chương trình để sướng các cụ là được rồi, chả để ý gì đến tâm lí lứa tuổi của đối tượng mà các cụ ban cho.
Các môn học cạnh tranh nhau như chạy đua giành giải thể thao. Mạnh cụ nào cụ ấy chạy, rồi nhét vào chương trình. Vật lí lớp 9 mới dạy Từ trường dòng điện nhưng dạy nghề Điện dân dụng lớp 8 đã học cuốn biến thế(!) Cuối năm lớp 9 mới học hình không gian nhưng Công nghệ đầu năm đã học vẽ kĩ thuật mặt cắt mặt chiếu(!) Lạy cụ! Giáo viên lấy cơ sở nào mà dạy, học sinh nghe giảng như vịt nghe sấm. Nhưng rồi cũng làm được điểm chín điểm mười. Thế mới biết học trò nhà mình nó giỏi. Nhưng đưa cái bảng điện của nó làm cắm vào ổ điện thì cháy khét lẹt. Lạy giời không chết người là vạn phúc!
Vậy cho nên người ta cứ phải chỉnh lí giảm tải liên tục. Năm nào cũng chỉnh lí, cái năm trước bảo là đúng nhưng sang năm sau lại là sai và ngược lại. Giáo viên buộc phải có thói quen nói nước đôi. Còn giảm tải nhiều đến nỗi có ông Sở Giáo dục ra đề thi vào cấp ba vào đúng cái bài bị bỏ đi mặc dù nó có trong SGK. Thí sinh cả một tỉnh ngẩn ngơ cắn bút, về mách với bố mẹ là thi đúng vào cái bài thầy cô không dạy. Kết quả là thầy cô bị phụ huynh cho ăn các thứ bẩn nhất trên đời. Có người còn dọa kiện! Rồi cũng ỉm đi. Cũng mấy ông Chuyên viên Sở ra đề thi khảo sát kì Một chạy quá đà đâm sầm vào nội dung chương trình kì Hai. Học sinh đã học đâu mà thi. Lại một phen thầy trò hoảng tam tinh, phụ huynh lại tiếp tục bêu riếu, tiếp tục tặng thầy cô những của lạ không thể xơi. Kết quả điểm cao chót vót vì phải bỏ bài ấy đi, chia số điểm cho các bài còn lại. Còn nữa, nhiều câu hỏi trắc nghiệm trong sách GK: ví dụ như hãy chọn tên nước ta thời nhà Lí trong các tên sau: Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Việt Nam. Đáp án đưa ra phải chọn Đại Việt. Học sinh nào điền không đúng bị trừ điểm nhưng người ra đề cố tình lờ nước ta có hai triều đại Lí: Lí Bí và Lí Công Uẩn. Thời Lí Bí nước ta tên là Vạn Xuân, Thời Lí Công Uẩn nước ta vẫn là Đại Cồ Việt mãi đến đời vua cháu năm 1054 mới đổi thành Đại Việt. Cái thằng học trò thông minh nhất tự dưng bỗng khóc hu hu điểm kém vì cả gan dám điền tới ba đáp án. Lập lờ như vậy thì tại cụ cải cách, tại người dạy hay tại học sinh?
Hình như cải cách, thay sách là nơi để các cụ tít trên cao phô phang cái sự uyên thâm của mình. Từ trước đến giờ giáo viên vẫn gọi cái bài soạn chuẩn bị cho một tiết học là Giáo án, nay các cụ bắt phải gọi là Thiết kế Giảng dạy, rồi các bước lên lớp thì gọi là Thao tác. Nghe cũng oai thêm một tí nhưng bản chất có khác gì nhau? Rồi tên bài thơ chữ Hán “Tĩnh dạ tư” thành “Tĩnh dạ tứ”, tra từ điển Hán Việt thì Tư với Tứ là hai cách đọc khác nhau nhưng hoàn toàn không khác nghĩa. Truyện Kiều có câu “Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm” tự dưng các cụ đổi thành “Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm” cái từ Vâng nghe ngang phè phè như đấm vào lỗ tai, mà ai Vâng? rồi giải thích làm gì mà có giá cô Kiều cao ngất ngưởng đến bốn trăm lạng vàng, chả nhẽ sau khi nộp quan ba trăm lạng chuộc tội cho cha rồi lại còn vàng gửi tiết kiệm. Mà làm gì có ông quan nào tham đến thế, ăn một phát ba trăm lạng vàng(!)
Thôi mình chả nói đến cái nội dung nữa. Mà có nói thì chả biết bao giờ mới hết!
(Kể cũng hơi dài rồi- kì sau xin kể tiếp)
Kỳ 2
Cải cách Giáo dục lần hai từ năm 2001-2002 có vẻ quy mô hơn hoành tráng hơn nhưng khủng khiếp hơn. Khủng khiếp trước hết là nghe các cụ cấp cao tít trên giời cãi nhau ỏm tỏi. Chả biết cãi nhau về cái gì mà một cụ Giáo sư Vụ trưởng tức quá đã xin từ chức. Một sự lạ trong giới quan chức Việt Nam ta vốn chỉ có lên mà không có xuống. Nhưng cải cách Giáo dục vẫn được tiến hành mở đầu bằng việc lớp một bắt đầu bằng chữ E chứ không phải O,A như ngày xưa. Thành phố thì chả sao vì ở đấy trẻ con mẫu giáo đã thuộc lòng chữ cái, ghép vần, đọc báo rau ráu. Chả vậy mà có cả những lò luyện thi vào... lớp một(!). Còn ở nông thôn thì mọi sự vất vả đổ lên đầu giáo viên. Kết quả nhiều giáo viên bị phụ huynh chửi cho là ngu mà chả biết than thở cùng ai.
Nghe các cụ trình bày nội dung thấy khoa học lắm. Giáo viên phấn khởi lắm nhưng thực tế lại không phải như vậy. Vì để theo kịp khoa học thế giới và để đào tạo con người phát triển toàn diện thì chương trình phải nâng cao nhưng... thời lượng không được nâng lên. Thằng học sinh Trung học cơ sở phải gánh 13 bộ môn chưa kể tự chọn và học nghề. Thập toàn đại bổ! Và như vậy thì các bộ môn cơ bản từ năm, sáu tiết trên tuần nay chỉ còn bốn tiết. Cũng mừng vì đã bớt hàn lâm một chút nhưng kiến thức nặng nề lên, kiến thức cấp ba ngày xưa được đưa về cho cấp 2, thời gian ít đi thành thử vắt chân cổ mà theo chương trình nên cái gì cũng chàng màng. Vậy nên học trò lo, phụ huynh lo, nên phải học thêm, học ngoài trường. Dư luận gào lên tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan. Các cấp hoảng hốt trước dư luận đến nỗi có nơi cử cả công an nội chính vào cuộc theo dõi giáo viên có dạy thêm hay không cứ như theo dõi tội phạm hình sự. Kết quả ở nông thôn việc này tạm yên vì nhà trường và giáo viên bảo mình bỏ sức ra dạy thu vài đồng bạc bọt bèo cốt là đẩy chất lượng lên chứ có ăn cắp ăn trộm tham nhũng gì đâu mà bắt bớ theo dõi. Hiện nay vùng mình có phân công dạy thêm, dạy phụ đạo cũng chẳng có giáo viên nào chịu làm vì người ta bảo vắt kiệt hơi sức, phát ho hen cả buổi mà thù lao không bằng người phu hồ, lại còn bị săm soi đe nẹt. Làm việc khác khỏe người mà lại đàng hoàng thu nhập cao hơn. Đấy là nói ở nông thôn chứ còn ở thành phố có giời mà cấm được!
Chương trình Hình học THCS hệ tiên đề cũ không được sử dụng mà thay bằng hệ tiên đề mới kéo theo những phức tạp mới. Giáo viên lẫn lộn linh tinh…việc cầm đèn chạy trước ô tô xảy ra thường xuyên. Đã thế việc soạn bài lại rất vớ vẩn. Vớ vẩn bởi vì cái anh internet. Tự dưng lòi ra cái anh thư viện giáo án. Thế là lấy ra thoải mái hoặc coppy của bạn. Nếu bảo kiểm tra giáo án chỉ việc đút cái USB vào máy là tuôn ra hàng tệp giáo án rất chỉn chu. Không hiếm trường hợp người có giáo án vi tính lại chưa bao giờ sờ đến máy tính. Nực cười như vậy nhưng cũng rất khó bắt bẻ. Chương trình vừa mới vừa nặng lại không soạn thì làm sao dậy tốt được.
Bây giờ mình mới nói đến bộ môn văn. Nghe nói nội dung thì hay lắm. Nhưng một truyện ngắn dài dằng dặc chỉ dạy trong một tiết. Giáo viên gọi học sinh đứng lên đọc văn bản, nó ngắc ngứ một tý thì ngay cả việc đọc văn bản cũng không thể đủ thời gian. Vậy là giáo án cháy đùng đùng. Bù lại vào lúc nào khi chương trình là pháp lệnh? Chuyện dạy đọc chép là khó tránh khỏi. Các cụ ở trên có biết cho cái nỗi khổ ấy đâu. Chỉ mạnh mồm phê phán. Chỉ béo mấy ông thấy tình hình vậy bèn ra sách bài tập, bán sách ôn tập, bán sách các kiến thức cơ bản, học văn như thế nào cho tốt… toàn là đưa các bài mẫu chứ chưa một cuốn sách nào dạy cho học sinh cách học văn cho tốt. Mình dám đảm bảo trăm phần trăm như vậy, ai không tin cứ ra hiệu sách mà thử xem các sách “để học tốt bộ môn văn lớp…”
Chưa hết các cụ bảo dạy văn học phải giữ bản sắc dân tộc nhưng rặt chữ Hán đến nỗi một số cụ Giáo sư nổi tiếng đã đề nghị cần phải đưa chữ Hán vào dạy cho học sinh THCS. Một bài thơ có bốn câu mà thầy trò đánh vật với nhau đến cả một tiết học. Đầu tiên phải biết tác giả là ai tên khai sinh là gì sinh năm nào, ở đâu, đã viết bao nhiêu quyển sách, làm bao nhiêu bài thơ, thơ của cụ có nội dung tư tưởng gì… có nghĩa là phải thẩm tra đầy đủ lí lịch. Sau đó là bài thơ có hoàn cảnh sáng tác vào năm nào đất nước lúc ấy như thế nào, tác dụng gì, tác phẩm ở trong quyển nào… bằng ấy thứ trong dăm phút phải nhét vào được cái đầu thằng trẻ con chưa đầy mười ba tuổi thì không mụ mị mới là sự lạ. Rồi đọc phiên âm: kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên… sau đó giải nghĩa: Kim dạ là gì? Đêm nay ạ! Nguyên tiêu là gì? Rằm tháng giêng ạ! Nguyệt chính viên là gì?... Thực ra là đọc giải nghĩa trong Sách Giáo khoa chứ ngay người dạy cũng chẳng biết là gì, vì có học chữ Hán đâu mà biết. Giải nghĩa một thôi một hồi và tự dưng vọt ra câu: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi”. Nào ai đã thấy “lồng lộng” nó nằm ở chỗ nào mà bảo nó cảm, nó hiểu. Bí quá đành bịa ra thế nào là dịch thơ, thế nào là ý tại ngôn ngoại… rất vớ vẩn. Thơ Đỗ Phủ, Lý Bạch cũng vậy… Mà bắt thằng trẻ con bắt mũi chưa sạch học thơ Đường luật dịch sang… lục bát thì nó bảo: chả hay, thua ca dao. Đỗ Phủ Lí Bạch thua ông bà nông dân nhà ta(!)
Thằng bé mười một mười hai tuổi mới lớp bảy thò lò mũi xanh đã biết gì về cái sự yêu đương và nỗi nhớ nhung chờ đợi trong tình cảm vợ chồng mà đã được được các cụ cho học Chinh phụ ngâm. “Trống Trường thành lung lay bóng nguyệt, khói Cam tuyền mờ mịt thức mây” thì ngớ ra, rồi có đứa còn hỏi “Cô Thiếp là cô nào? Mà làm sao cô ấy phải đi về buôn chuối?” Ấy là vì nó đọc chưa thạo, lại không biết cái từ thiếp nên hỏi thế… sau khi đọc “Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn” thành "Thiếp thì về buôn cả chuối chanh". Có lẽ soạn chương trình để sướng các cụ là được rồi, chả để ý gì đến tâm lí lứa tuổi của đối tượng mà các cụ ban cho.
Các môn học cạnh tranh nhau như chạy đua giành giải thể thao. Mạnh cụ nào cụ ấy chạy, rồi nhét vào chương trình. Vật lí lớp 9 mới dạy Từ trường dòng điện nhưng dạy nghề Điện dân dụng lớp 8 đã học cuốn biến thế(!) Cuối năm lớp 9 mới học hình không gian nhưng Công nghệ đầu năm đã học vẽ kĩ thuật mặt cắt mặt chiếu(!) Lạy cụ! Giáo viên lấy cơ sở nào mà dạy, học sinh nghe giảng như vịt nghe sấm. Nhưng rồi cũng làm được điểm chín điểm mười. Thế mới biết học trò nhà mình nó giỏi. Nhưng đưa cái bảng điện của nó làm cắm vào ổ điện thì cháy khét lẹt. Lạy giời không chết người là vạn phúc!
Vậy cho nên người ta cứ phải chỉnh lí giảm tải liên tục. Năm nào cũng chỉnh lí, cái năm trước bảo là đúng nhưng sang năm sau lại là sai và ngược lại. Giáo viên buộc phải có thói quen nói nước đôi. Còn giảm tải nhiều đến nỗi có ông Sở Giáo dục ra đề thi vào cấp ba vào đúng cái bài bị bỏ đi mặc dù nó có trong SGK. Thí sinh cả một tỉnh ngẩn ngơ cắn bút, về mách với bố mẹ là thi đúng vào cái bài thầy cô không dạy. Kết quả là thầy cô bị phụ huynh cho ăn các thứ bẩn nhất trên đời. Có người còn dọa kiện! Rồi cũng ỉm đi. Cũng mấy ông Chuyên viên Sở ra đề thi khảo sát kì Một chạy quá đà đâm sầm vào nội dung chương trình kì Hai. Học sinh đã học đâu mà thi. Lại một phen thầy trò hoảng tam tinh, phụ huynh lại tiếp tục bêu riếu, tiếp tục tặng thầy cô những của lạ không thể xơi. Kết quả điểm cao chót vót vì phải bỏ bài ấy đi, chia số điểm cho các bài còn lại. Còn nữa, nhiều câu hỏi trắc nghiệm trong sách GK: ví dụ như hãy chọn tên nước ta thời nhà Lí trong các tên sau: Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Việt Nam. Đáp án đưa ra phải chọn Đại Việt. Học sinh nào điền không đúng bị trừ điểm nhưng người ra đề cố tình lờ nước ta có hai triều đại Lí: Lí Bí và Lí Công Uẩn. Thời Lí Bí nước ta tên là Vạn Xuân, Thời Lí Công Uẩn nước ta vẫn là Đại Cồ Việt mãi đến đời vua cháu năm 1054 mới đổi thành Đại Việt. Cái thằng học trò thông minh nhất tự dưng bỗng khóc hu hu điểm kém vì cả gan dám điền tới ba đáp án. Lập lờ như vậy thì tại cụ cải cách, tại người dạy hay tại học sinh?
Hình như cải cách, thay sách là nơi để các cụ tít trên cao phô phang cái sự uyên thâm của mình. Từ trước đến giờ giáo viên vẫn gọi cái bài soạn chuẩn bị cho một tiết học là Giáo án, nay các cụ bắt phải gọi là Thiết kế Giảng dạy, rồi các bước lên lớp thì gọi là Thao tác. Nghe cũng oai thêm một tí nhưng bản chất có khác gì nhau? Rồi tên bài thơ chữ Hán “Tĩnh dạ tư” thành “Tĩnh dạ tứ”, tra từ điển Hán Việt thì Tư với Tứ là hai cách đọc khác nhau nhưng hoàn toàn không khác nghĩa. Truyện Kiều có câu “Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm” tự dưng các cụ đổi thành “Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm” cái từ Vâng nghe ngang phè phè như đấm vào lỗ tai, mà ai Vâng? rồi giải thích làm gì mà có giá cô Kiều cao ngất ngưởng đến bốn trăm lạng vàng, chả nhẽ sau khi nộp quan ba trăm lạng chuộc tội cho cha rồi lại còn vàng gửi tiết kiệm. Mà làm gì có ông quan nào tham đến thế, ăn một phát ba trăm lạng vàng(!)
Thôi mình chả nói đến cái nội dung nữa. Mà có nói thì chả biết bao giờ mới hết!
(Kể cũng hơi dài rồi- kì sau xin kể tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét